Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá

1. Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá.

2. Kĩ năng:

- Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá

- Nhận biết, phân biệt các loại: loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá.

- Kĩ năng làm việc theo nhóm

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn

 

docx 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1735Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 21 - Bài 19: Đặc điểm bên ngoài của lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG IV: LÁ
Tiết 21: Ngày soạn:02/11/2011.
Bài 19: ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ	
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.
- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá.
2. Kĩ năng: 
- Thu thập các dạng và kiểu phân bố lá
- Nhận biết, phân biệt các loại: loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân lá trên phiến lá.
- Kĩ năng làm việc theo nhóm
3. Thái độ: 
- Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn
- Giáo dục hành vi bảo vệ thực vật
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiểu xếp lá trên thân và cành.
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận nhóm.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Dạy học nhóm nhỏ.
- Trực quan.
- Vấn đáp - tìm tòi.
- Đóng vai
- Trình bày 1 phút
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Sưu tầm cành của một hoặc hai cây có lá mọc vòng;
- Sưu tầm một cành có lá đơn và một cành có lá kép
- Bảng phụ, phiếu học tập
- Máy tính cá nhân và Projecter
2. HS: 
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ Lá đơn(rau cải, bàng, lội...), lá kép(hoa hồng, me, xấu hổ)
+ Lá mọc cách(mồng tơi, dâm bụt...), lá mọc đối(cỏ lào, rau dệu,...), lá mọc vòng(hoa sửa, trúc anh đào,...)
+ Lá có gân song song hay hình cung (tre, nứa, trúc nhật,...),
+ 1 lá đơn và một lá kép
+ 3 kiểu xếp lá trên cành
- Nghiên cứu bài mới, kẻ phiếu học tập.
- Các nhóm phân công chuẩn bị mẫu vật, tranh vẽ
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)
II. Kiểm tra bài cũ:(0’)
III. Nội dung bài mới:(35’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Lá là một cơ quan sinh dưỡng của cây. Vậy lá có những đặc điểm gì? Trước hết ta cùng nhắc lại kiến thức ở Tiểu học đã được biết về lá.
2. Triển khai bài dạy: Để hiểu rỏ thân gồm các bộ phận nào ta nghiên cứu mục 1
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: ( 05’)
GV: Trình chiếu H 19.1
GV: Yêu cầu HS xác định các bộ phận của lá
HS: cuống lá, gân lá và phiến lá
GV: Sử dụng một lá đủ lớn vừa chỉ vừa chốt kiến thức.
- Chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
HS: thực hiện chức năng quang hợp
GV: Lá có nhận được as mới thực hiện được chức năng này. Vậy những đặc điểm nào giúp lá nhận được nhiều ánh sáng? Ta cùng n/c mục 1
* Ôn tập kiến thức về lá
Lá gồm cuống lá, gân lá và phiến lá.
Hoạt động 2: (16’)
GV: Chiếu H 19.2 cho HS quan sát
GV: Yêu cầu HS quan sát H 19.2 và kết hợp với mẫu vật mang tới lớp. Thảo luận: (03’)
- Tìm những điểm giống nhau và khác nhau của phần phiến lá các loại lá
- Những điểm giống nhau đó có tác dụng gì đối với việc thu nhận được ánh sáng của lá
HS: Thảo luận trình bày, nhận xét, bổ sung lẫn nhau
GV: Chốt kiến thức.
1. Đặc điểm bên ngoài của lá
a. Phiến lá
- Phiến lá có mùa lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá.
- Những điển giống nhau của phiến các loại lá: dạng bản dẹt, màu lục và là phần to nhất của lá.
- Những đặc điểm đó giúp phiến lá có thể thu nhận được nhiều as để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
GV: Yêu cầu HS lật mặt dưới của lá để nhìn rõ gân lá
GV: Chiếu các kiểu gân lá
HS: Quan sát H 19.3 để xác định được 3 loại gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung
GV: Chốt kiến thức
HS: Thực hiện phần lệnh cuối mục b
b. Gân lá
- Gân hình mạng, ví dụ: lá gai, lá bàng...
- Gân song song, ví dụ: lá rẻ quạt, tre...
- Gân hình cung, ví dụ: lá địa liên,...
GV: Yêu cầu HS quan sát H 19.4 để phân biệt được lá đơn và lá kép
HS: Quan sát hình để phân biệt lá đơn và lá kép
GV: Chốt kiến thức
HS: Thực hiện phần lệnh cuối mục c
Chuyển tiếp: Các lá cùng xếp trên cành có nhu cầu as như nhau, vậy nó được sắp xếp thế nào? Ta cùng nghiên cứu tiếp mục 2...
c. Lá đơn và lá kép
- Lá đơn, ví dụ lá mùng tơi: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cả cuống lá và phiến lá rụng cùng một lúc.
- Lá kép, ví dụ lá hoa hồng: có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến(gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở trên cuống chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Hoạt động 2: (13’)
GV: Chiếu hình các cách sắp xếp lá trên thân và cành
GV: Yêu cầu HS quan sát ở màn hình và H 19.5 và kết hợp với mẫu vật mang tới lớp. Thảo luận: (05’)
Hãy điền vào bảng dưới đây những thông tin mà em biết
HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét
GV: Chiếu đáp án bảng:
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành
STT
Tên cây
Kiểu xếp lá trên cây
Có mấy lá mọc từ một mấu thân
Kiểu xếp lá
1
Lá cây dâu
1
Mọc cách
2
Lá cây dừa cạn
2
Mọc đối
3
Lá cây dây huỳnh
4
Mọc vòng
4
Lá cây phù dung
1
Mọc cách
5
Lá cây mò trắng
2
Mọc đối
6
Lá cây trúc đào
4
Mọc vòng
...
...
...
...
HS: Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của các kiểu xếp lá trên cây
GV: Hướng dẫn để HS thấy được vị trí của các lá ở các mấu trên so với các lá ở mấu dưới trong cả 3 kiểu xếp lá.
Tiếp đó, HS thảo luận để trả lời câu hỏi cuối mục 2: (02’)
- Có mấy kiểu xếp lá trên thân, cành? Đó là những kiểu nào?
- Cách bố trí của các lá ở các mấu thân có lợi gì cho việc nhận as của các lá trên cây?
GV: sửa chữa và chốt lại kiến thức
- Có 3 kiểu xếp lá trên cây: mọc cách, mọc đối và mọc vòng
- Lá ở 2 mấu liền nhau mọc so le nhau, đặc điểm này giúp cho tất cả các lá trên cành có thể nhận được nhiều as chiếu vào cây.
IV. Củng cố:(5’)
- Qua bài học này, em biết được những điều gì?
- Trò chơi ô chử:
+ Câu 1: (8 chử cái)Lá tre, nứa thường có dạng gân lá này? Đáp án: SONG SONG
+ Câu 2: (4 chử cái)Phiến lá thường có màu gì? Đáp án: XANH
+ Câu 3: (7 chử cái)Đây là phần lớn nhất của lá? Đáp án: PHIẾN LÁ
+ Từ khóa: OXI
- GV: Trình chiếu các hoạt động sử dụng oxi và nhả khí cacbonic như: sự cháy, sự hô hấp... Và so sánh với 1 quá trình là quang hợp để cung cấp oxi cho mọi hoạt động đó. Từ đó giáo dục ý thức, hành vi bảo vệ cây xanh cho HS.
- Đọc phần kết luận chung và “em có biết”
V. Dặn dò: (1’)
- Hướng dẫn làm mẫu ép lá
- Học bài củ và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docxTIET 21 CAUTAONGOAICUALAGVDG.docx