Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 10

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phân biệt vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng: Thực vật, động vật, vật vô sinh.

- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng

- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của thực vật

2. Kỹ năng

- Rèn cho hs kỹ năng quan sát, so sánh

3. Thái độ

- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật

 

doc 25 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1192Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/ 8/ 2010
 Ngày giảng: 6A:./ 8/ 2010
 6B:./ 8/ 2010
TUẦN 1
MỞ ĐẦU SINH HỌC
 Tiết 1 – Bài 1 + 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CƠ THỂ SỐNG
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Phân biệt vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng: Thực vật, động vật, vật vô sinh.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: Trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng
- Nêu được các đặc điểm chung của thực vật và sự đa dạng phong phú của thực vật
2. Kỹ năng
- Rèn cho hs kỹ năng quan sát, so sánh
3. Thái độ
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh H3.1; 3.2; 3.3; 3.4 sgk tr 10
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc và nghiên cứu trước bài
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức
6A:/.Vắng: ...............................	6B:/.Vắng: ...................................
2. Kiểm tra (Không kiểm tra)
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Nhận dạng vật sống và vật không sống. Đặc điểm chung của cơ thể sống
GV: Y/c hs kể tên 1 số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát
HS: Kể tên những sinh vật, đồ vật gần gũi với đời sống: Cây đậu, cây nhãn, con gà, cái bàn
GV: Chọn đại diện con gà, cây đậu, cái bàn để so sánh
? Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống
? Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà, cây đậu để tồn tại không
? Sau 1 thời gian chăm sóc, đối tượng nào tăng 
kích thước, đối tượng nào không 
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: NHận xét, bổ sung
GV: Cho hs tìm thêm ví dụ về vật sống và vật không sống
HS: Lấy ví dụ
GV: Y/c hs rút ra kết luận về vật sống và vật không sống
GV: Y/c hs quan sát bảng sgk tr 6, giải thích cột 6, 7. Y/c hs làm bài tập chọn kí hiệu thích hợp điền vào bảng
HS: Làm bài tập
GV: gọi hs chữa bài
HS: Đại diện chữa bài, lớp nhận xét
GV: Nhân xét, bổ sung
? Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống? Cho ví dụ.
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phong phú và đa 
dạng của thực vật. Đặc điểm chung của thực vật
GV: Y/c hs quan sát các H3.1 3.4 sgk tr 10 và dựa vào kiến thức thực tế cho biết:
? Xác định những nơi trên trái đất có TV
sống?
? Nơi nào phong phú, nơi nào ít phong phú?
? Kể tên một vài loại cây sống ở vùng đó?
? Kể tên những cây gỗ to, thân cứng rắn và cây nhỏ, thân mềm yếu?
? Kể tên một số cây sống trên mặt nước, theo em chúng có đặc điểm gì khác cây sống trên cạn?
? Nhận xét về số loài TV?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, bổ sung
? Sự đa dạng, phong phú của thực vật được biểu hiện ở những đặc trưng nào?
HS: - Đa dạng về môi trường sống: Khí hậu, địa hình, môi trường sống khác nhau.
 - Số lượng các loài
 - Số lượng cá thể trong loài
GV: Cho hs đọc thông tin mục 1 sgk tr 11 về số lượng loài thực vật trên Trái Đất và ở Việt Nam
HS: Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức
GV: Cho hs liên hệ
? Thực vật có nhiều nhưng tại sao con người cần phải bảo vệ chúng
HS: Vì TV đang trên đà cạn kiệt trong những năm qua.
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: Y/c hs làm bài tập mục 6sgk tr 11 
HS: Làm bài tập
GV: Gọi hs chữa bài
HS: Đại diện chữa bài,lớp nhận xét
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: Y/c hs nhận xét hiện tượng:
+ Nếu ta đánh 1 con chó nó sẽ phản ứng như thế nào?
+ Nếu đánh vào cây thì cây phản ứng như thế nào?
+ Nếu đặt 1 cây ở cửa sổ thời gian sau thấy có hiện tượng gì? Hiện tượng đó diễn ra nhanh hay chậm?
HS: Trả lời
+ Chó bị đánh ® sủa, chạy đi
+ Cây bị đánh không biểu hiện
+ Đặt cây ở cửa sổ sau một thời gian cong về phía ánh sáng ® cây có tính hướng sáng do có khả năng quang hợp.
GV: Nhận xét, đánh giá ý kiến của hs
? Hãy nêu đặc diểm chung của thực vật?
HS: Rút ra kết luận
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: Cho hs đọc mục “ Em có biết” về thực vật phản ứng chậm với kích thích bên ngoài
HS: Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức.
I. Nhận dạng vật sống và vật không sống. Đặc điểm chung của cơ thể sống
1. Nhận dạng vật sống và vật không sống
- Vật sống: Lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản
VD: Cây hoa sữa, cây mít, con gà, 
- Vật không sống: Không lấy thức ăn, không lớn lên, không sinh sản
VD: Cái bút, hòn đá, viên gạch, 
2. Đặc điểm của cơ thể sống
- Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài)
- Lớn lên 
- Sinh sản
- Cảm ứng
II. Sự phong phú và đa dạng của thực vật. Đặc điểm chung của thực vật
1. Sự phong phú và đa dạng của
 thực vật
- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất, chúng rất đa dạng và thích nghi với môi trường sống
2. Đặc điểm chung của thực vật
- Có khả năng tự tổng hợp được chất hữu cơ
- Phần lớn không có khả năng di chuyển
- Phản ứng chậm với kích thích từ bên ngoài
4. Củng cố
GV: Cho hs củng cố, hệ thống lại kiến thức
? Phân biệt vật sống và vật không sống? cho ví dụ. Đặc điểm chung của cơ thể sống?
? Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất? Đặc điểm chung của thực vật là gì?
HS: Củng cố kiến thức
5. Hướng dẫn
- Nhắc hs học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập sgk tr 12 vào vở bài tập
- Chuẩn bị cho giờ sau: Đọc trước bài 2. 
Ngày soạn: 19/ 8/ 2010
 Ngày giảng: 6A:./ 8/ 2010
 6B:./ 8/ 2010
 Tiết 2 – Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nêu được nhiệm vụ của sinh học nói chung: Nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống: Hình thái, cấu tạo, Hoạt động sống, mối quan hệ giữa các sinh vật với môi trường, ứng dụng trong thực tiễn đời sống.
 - Nêu được nhiệm vụ của thực vật học nói riêng: Nghiên cứu các vấn đề: Hình thái, cấu tạo, hoạt động sống, đa dạng của thực vật, vai trò, ứng dụng trong thực tiễn đời sống.
2. Kỹ năng
- Rèn cho hs kỹ năng quan sát, so sánh
3. Thái độ
- Giáo dục hs lòng yêu thiên nhiên và yêu thích môn học
II. Chuẩn bị
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh H2.1 sgk tr 8
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc và nghiên cứu trước bài 2 "Nhiệm vụ của Sinh học"
- Kẻ bảng tr 7 sgk vào vở bài tập
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức
6A:/.Vắng: ................................	6B:/.Vắng: ...............................
2. Kiểm tra
? Phân biệt giữa vật sống và vật không sống? Cho ví dụ. Đặc điểm chung của cơ thể sống?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự đa dạng của sinh vật trong tự nhiên
GV: Y/c hs làm bài tập mục 6 sgk tr 7
HS: Hoàn thành bài tập
GV: Gọi hs chữa bài
HS: Chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung
GV: Nhận xét, chốt kiến thức đúng
 Y/c hs điền tiếp ví dụ về 1 số cây và con vật khác.
HS: Thực hiện
? Qua bảng vừa hoàn thành em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? 
HS: Trả lời
GV: Cho hs liên hệ
? Thực vật có những vai trò chủ yếu nào? Bản thân em cần làm gì để bảo vệ thực vật?
HS: Liên hệ, trả lời
- Vai trò đối với tự nhiên: Làm giảm ô nhiễm môi trường
- Đối với động vật: cung cấp thức ăn, chỗ ở....
- Đối với con người: cung cấp lương thực.... 
? Trình bày sự đa dạng, phong phú của thực vật?
HS: Sự đa dạng phong phú về: thành phần loài, số lượng loài, môi trường sống.
GV: Kết luận
GV: Y/c hs quan sát lại bảng cho biết: Có thể chia giới sinh vật thành mấy nhóm?
HS: Trả lời theo ý hiểu
GV: Y/c hs quan sát H2.1, thông tin 1 sgk tr 18
? Thông tin trên cho em biết điều gì?
? Khi phân chia sinh vật thành các nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?
HS: Trả lời
GV: Nhận xét, kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học 
GV: Y/c hs đọc thông tin mục 2 sgk tr 8
HS: Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức
? Nhiệm vụ của sinh học là gì?
? Chương trình Sinh học ở cấp THCS gồm những phần nội dung nào?
? Thực vật học có nhiệm vụ gì?
HS: trả lời
GV: Kết luận
1. Sinh vật trong tự nhiên
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng
b. Các nhóm sinh vật
Sinh vật trong tự nhiên gồm 4 nhóm:
+ Vi khuẩn
+ Nấm
+ Thực vật
+ Động vật
2. Nhiệm vụ của sinh học
 (Sgk tr 8)
4. Củng cố
GV: Cho hs củng cố, hệ thống lại kiến thức
? Sự phong phú và đa dạng của sinh vật trong tự nhiên được thể hiện như thế nào
? Hãy kể tên 1 vài sinh vật và sắp xếp chúng vào các nhóm cho phù hợp
? Cho biết nhiệm vụ của sinh học và thực vật học là gì
HS: Củng cố kiến thức
5. Hướng dẫn
- Nhắc hs học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. Làm bài tập 3 vào vở bài tập
- Chuẩn bị bài cho giờ sau: + Đọc trước bài. 
 + Kẻ bảng tr 13 vào vở bài tập 
Ngày soạn: 25/ 8/ 2010
 Ngày giảng: 6A:./..../2010
 6B:././2010
TUẦN 2 
 Tiết 3 – Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào cơ quan sinh sản
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. Nêu được các ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa.
- Phân biệt được cây 1 năm và cây lâu năm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức chăm sóc, bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV 
- Tranh H4.1, 4.2 sgk
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc và nghiên cứu trước bài. Kẻ bảng tr 13 vào vở bài tập
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức
6A: Vắng:...............	6B: Vắng:...............
2. Kiểm tra
? Sự phong phú và đa dạng của sinh vật trong tự nhiên được thể hiện như thế nào?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu thực vật có hoa và thực vật không có hoa
GV: Cho hs quan sát H4.1, giới thệu cho hs ghi nhớ: cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng ở thực vật
HS: Quan sát, ghi nhớ kiến thức
? Rễ, thân, lá có chức năng gì?
? Hoa, quả, hạt có chức năng gì?
HS: trả lời 
GV: Y/c hs quan sát HS:4.2 sgk làm bài tập bảng tr 13 vào vở bài tập
HS: Hoàn thành bài tập
GV: Gọi hs chữa bài
HS: Chữa bài, lớp nhận xét, bổ sung
GV: Chốt kiến thức
? Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật có thể chia thành mấy nhóm?
HS: Trả lời
GV: Cho hs đọc thông tin 1 sgk tr 13
? Thế nào là thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
HS: trả lời câu hỏi. Kết luận 
GV: Y/c hs quan sát lại H4.2 làm bài tập tr 14
HS: Làm bài tập
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
GV: lưu ý cho hs: cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt là bào tử
 Hoạt động 2: Tìm hiểu cây một năm, cây lâu năm 
GV: ? Em hiểu thế nào là cây một năm và cây lâu năm?
HS: Trả lời 
? Lấy ví dụ cây một năm và cây lâu năm? Cho biết số lần ra hoa kết quả trong đời của mỗi loại cây đó?
HS: Lấy ví dụ trả lời
GV: Nhận xét, đánh giá kiến thức đúng
? Cho ví dụ khác về cây 1 năm và cây lâu năm
HS: Trả lời
GVBS: Có cây sống nhiều năm: cây chò nghìn năm ở vườn quốc gia Cúc Phương, cây bao báp Châu Phi có tuổi thọ 4000- 5000 năm, cây lá quạt được trồng cách đây 1100 ... g: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
CHƯƠNG II: RỄ
Tiết 8 – Bài 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
 I. Mục tiêu 
1.Kiến thức
- Biết được cơ quan rễ và vai trò của rễ đối với cây.
- Phân biệt được hai loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm.
- Trình bày được các miền của rễ và chức năng của từng miền.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV 
- Tranh phóng to H9.1 ® H9.3 tr 29 sgk
- Mô hình rễ cây
- Một số cây có rễ: Cây rau cải, cây nhãn, ổi ...
2. Chuẩn bị của HS
- Chuẩn bị 1 số cây có rễ: Rau cải, cây cam, cây nhãn, lúa, ngô ...
III. Tiến trình dạy và học
1. Ổn định tổ chức: 
6A:/.... Vắng:	 6B:/.... Vắng:
2. Kiểm tra 
? Sự phân chia tế bào diễn ra như thế nào? Có ý nghĩa gì đối với thực vật ?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ
GV: ?Cho hs nhắc lại kiến thức
? Rễ thuộc loại cơ quan nào? Cho biết vai trò của rễ đối với cây?
HS: Nêu được:
- Rễ thuộc cơ quan sinh dưỡng
- Vai trò của rễ: Giữ cho cây mọc trên đất, hút nước và muối khoáng hòa tan.
GV: Chia lớp thành 4 nhóm. Y/c các nhóm đặt các loại cây lại cùng nhau, quan sát, ghi lại thông tin về những loại rễ
HS: Quan sát, thảo luận ® phân loại chúng thành 2 nhóm, nêu đặc điểm của từng nhóm rễ cây đã được phân loại
GV: Hướng dẫn các nhóm, giúp nhận biết tên cây, giải đáp thắc mắc cho từng nhóm 
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác bổ sung
GV: Treo tranh H9.1 sgk. Y/c hs đối chiếu phân loại cây đã đúng chưa nếu chưa đúng thì chuyển cây về đúng nhóm
HS: Đối chiếu xếp nhóm rễ cây của nhóm mình với tranh H9.1 
GV: Y/c hs tiếp tục làm bài tập điền từ sgk tr 29 và rút ra đặc điểm của từng loại rễ
HS: Làm bài tập và rút ra kết luận
GV: Y/c hs quan sát H9.2 sgk tr 30 ® trả lời câu hỏi dưới hình
HS: Trả lời
GV: Đưa mẫu vật đã chuẩn bị gọi vài hs lên xác định những cây có rễ cọc và cây có rễ chùm
HS: Xác định, lớp nhận xét
GV: Nhận xét, cho điểm hs
Hoạt động 2: Tìm hiểu các miền của rễ
GV: Y/c hs quan sát H9.3, đọc chú thích đối chiếu bảng, ghi nhớ kiến thức
? Rễ gồm mấy miền? Chức năng của mỗi miền là gì?
HS: Quan sát hình, đối chiếu với bảng kiến thức ® Trả lời
GV: Đưa mô hình giới thiệu các miền của rễ và chức năng của mỗi miền
HS: Quan sát, ghi nhớ kiến thức
? Theo em trong các miềm của rễ, miền nào là quan trọng nhất?
HS: Trả lời
GV: Gọi vài hs lên xác định trên mô hình các miền và chức năng mỗi miền của rễ
HS: Lên xác định, lớp nhận xét 
GV: Nhận xét, chốt kiến thức
1. Các loại rễ
- Có hai loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con
VD: Rễ cây bưởi, nhãn, ổi...
+ Rễ chùm: gồm các rễ con mọc từ gốc thân
VD: Rễ cây tỏi, lúa, ngô...
2. Các miền của rễ
Rễ gồm 4 miền:
+ Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền
+ Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan
+ Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
+ Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
4.Củng cố
GV : Cho hs củng cố, chốt kiến thức  
? Xác định trên mẫu vật cây có rễ cọc và cây có rễ chùm? Nêu đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm?
? Xác định trên mô hình các miền của rễ? Chức năng của mỗi miền?
HS: Củng cố kiến thức
GV: Củng cố, chốt kiến thức
5. Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi sgk
- Làm bài tập 1 vào vở bài tập
- Đọc mục “ Em có biết ”
- Đọc, tìm hiểu trước bài 10 “Cấu tạo Miền hút của rễ”
Ngày soạn: 16/ 9/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
TUẦN 5
Tiết 9 – Bài 10: CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được các miền của rễ (giới hạn ở miền hút)
- Qua quan sát thấy được đặc điểm cấu tạo của các bộ phận phù hợp với chức năng của chúng
2. Kỹ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh
- Biết ứng dụng kiến thức đã học giải thích hiện tượng thực tế có liên quan đến rễ cây
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh phóng to H10.1, 10.2 sgk
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu bài trước khi đến lớp
III. Tiến trình dạy và học
1. Sĩ số:
6A: 24/. Vắng: ..............	 6B: 24/. Vắng: .........
2. Kiểm tra: (Kiểm tra 15 phút)
A. Câu hỏi:
Câu 1: Có mấy loại rễ chính, nêu đặc điểm của mỗi loại rễ? Cho ví dụ.
Câu 2: Rễ gồm có mấy miền? Chức năng của mỗi miền?
B. Đáp án 	
Câu 1: 
Có hai loại rễ chính: Rễ cọc và rễ chùm
+ Rễ cọc: gồm rễ cái to, khỏe, đâm sâu xuống đất và các rễ con mọc xiên
VD: Rễ cây bưởi, nhãn, ổi...
+ Rễ chùm: gồm các rễ to,dài gần bằng nhau mọc từ gốc thân thành một chùm.
VD: Rễ cây tỏi, lúa, ngô...
Câu 2: 
Rễ gồm có 4 miền:
 + Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền
 + Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng
 + Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra
 + Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ
GV: Treo tranh H10.1; 10.2, hướng dẫn hs quan sát tranh 
HS: Quan sát, ghi nhớ kiến thức
GV: Y/c hs xem chú thích H10.1 sgk
GV: gọi 1-2 hs lên xác định trên tranh các bộ phận của miền hút
HS: Đại diện lên xác định, lớp nhận xét bổ sung 
GV: ghi sơ đồ lên bảng ® gọi hs điền tiếp các bộ phận của miền hút
HS: đại diện lên điền vào sơ đồ trên bảng, hs khác nhận xét bổ sung.
GV: Chốt kiến thức đúng
Các bộ phận của miền hút
 biểu bì
 vỏ 
 thịt vỏ
 mạch rây 
 bó mạch 
 mạch gỗ
 trụ giữa 
 ruột
GV ghi
HS ghi
GV: Y/c hs nghiên cứu sgk, quan sát lại 
H10.2 trả lời câu hỏi: 
? Nêu cấu tạo tế bào lông hút?
? Vì sao mỗi lông hút là một tế bào? Nó có tồn tại mãi không?
? So sánh cấu tạo tế bào lông hút với tế bào thực vật đã học?
HS: Dựa vào cấu tạo lông hút, cấu tạo tế bào thực vật để trả lời
GV: Nhận xét, y/c hs rút ra kết luận 
HS: Kết luận
Hoạt động 2: Tìm hiểu chức năng miền hút của rễ
GV: y/c hs nghiên cứu bảng “cấu tạo và chức năng của miền hút” sgk tr 32
? Nêu chức năng mỗi phần của miền hút
? Tại sao các tế bào biểu bì xếp sát nhau?
? Tế bào lông hút kéo dài ra làm gì?
? Thịt vỏ tại sao lại có nhiều lớp tế bào
HS: Dựa vào bảng “cấu tạo và chức năng của miền hút” ® trả lời 
GV hỏi thêm: 
? Trên thực tế bộ rễ thường ăn sâu, lan rộng, nhiều rễ con, hãy giải thích tại sao?
? Nhận xét về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng các bộ phận của miền hút?
HS: Trả lời
GV: Y/c hs tự rút ra kết luận về chức năng của miền hút
HS: Kết luận
1. Cấu tạo miền hút của rễ
Bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”
 tr 32 sgk
2. Chức năng miền hút của rễ
Bảng “Cấu tạo và chức năng của miền hút”
 tr 32 sgk
4. Củng cố 
- GV: Cho hs củng cố, chốt kiến thức
? Nêu cấu tạo miền hút của rễ? 
? Nêu chức năng miền hút của rễ?
- HS: Củng cố kiến thức
GV: Củng cố, chốt kiến thức
5. Dặn dò: 
- Học bài, trả lời câu hỏi 2, 3 sgk vào vở bài tập
- Đọc mục “Em có biết ”
- Làm bài tập tr.33
- Đọc, tìm hiểu trước bài 11 “Sự hút nước và muối khoáng của rễ”
Ngày soạn: 16/ 9/ 2010
Ngày giảng: 6A: / / 2010
6B: / / 2010
Tiết 10 – Bài 11: SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức
- HS trình bày được vai trò của lông hút, cơ chế hút nước và muối khoáng
2.Kĩ năng
- Rèn thao tác tiến hành thí nghiệm 
- Biết vận dụng kiến thức đã học giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên
 3.Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thích môn học, có ý thức bảo vệ thực vật
 II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
- Tranh H11.1 sgk
2. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu bài trước khi đến lớp
III. Tiến trình dạy và học
1. Sĩ số:
6A: 24/. Vắng: ..............	 6B: 24/. Vắng: .........
2. Kiểm tra 
? Miền hút của rễ gồm mấy phần chính? Nêu cấu tạo và chức năng phần trụ giữa?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây
GV: Y/c hs nghiên cứu thí nghiệm sgk tr 34 ® trao đổi nhóm trả lời câu hỏi mục Ñ 
HS: trao đổi, thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi –
GV: Quan sát, gợi ý các nhóm chú ý tới điều kiện TN, tiến hành TN
GV: Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả
HS: Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV: nhận xét, đánh giá
GV: Cho hs báo cáo kết quả cân rau ở nhà, rút ra nhận xét
HS: Các nhóm báo cáo kết quả cân rau quả đã làm ở nhà ® Nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm
GV: cho hs đọc phần cung cấp kiến thức sgk, trả lời câu hỏi cuối thí nghiệm 2
? Em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây
? Hãy kể tên những cây cần nhiều nước và những cây cần ít nước
HS: Trả lời, lớp bổ sung
? Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc, cây sẽ sinh trưởng tốt, cho năng suất cao?
HS: Trả lời
GV: nhận xét, yêu cầu hs rút ra kết luận 
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây
GV: Y/c hs nghiên cứu thí nghiệm 3 trả lời câu hỏi sau thí nghiệm 3; bảng số liệu tr 36 sgk
HS: Đọc sgk, quan sát tranh và bảng số liệu ® ghi nhớ kiến thức
GV: Chia lớp làm 4 nhóm. Hướng dẫn hs thiết kế thí nghiệm theo nhóm: Thí nghiệm gồm các bước:
 + Mục đích thí nghiệm
 + Đối tượng thí nghiệm 
 + Tiến hành: Điều kiện và kết quả
HS: Các nhóm thảo luận, thiết kế thí nghiệm
GV: Gọi các nhóm trình bày
HS: Các nhóm trình bày thiết kế thí nghiệm,nhóm khác bổ sung
GV: Y/c hs đọc thông tin 1, trả lời câu hỏi mục Ñ sgk tr 36
HS: Đọc thông tin, trả lời 
GV: gọi 1-2 hs trả lời, lớp nhận xét, bổ sung® rút ra kết luận 
GV: nhận xét ý kiến hs ® kết luận
GV: Cho hs đọc kết luận chung sgk
I. Cây cần nước và các loại muối khoáng
1. Nhu cầu nước của cây
* Thí nghiệm 1: 
- Nội dung: sgk tr 34
- Mục đích : Chứng minh nhu cầu nước của cây
- Kết quả :
+ Cây ở chậu A : Phát triển bình thường
+ Cây ở chậu B : Héo dần ® chết
* Thí nghiệm 2: (Bài tập tr 33)
* Kết luận:
Nước rất cần cho cây, không có nước cây sẽ chết. Nhu cầu nước của cây phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
2. Nhu cầu muối khoáng của cây
* Thí nghiệm 3:
- Nội dung: sgk tr 35, 36
- Mục đích: Chứng minh nhu cầu muối khoáng của cây
- Kết quả: 
+ Cây ở chậu A: phát triển bình thường
+ Cây ở chậu B: Còi cọc, chậm lớn
* Kết luận:
- Rễ cây chỉ hấp thụ được các muối khoáng hoà tan. Cây cần 3 loại mối khoáng chính là: Đạm, Lân, Kali
Kết luận chung: sgk tr 36
4. Củng cố
GV: Cho hs củng cố kiến thức bài học 
? Nêu vai trò của nước và muối khoáng đối với cây?
? Theo em những giai đoạn nào cây cần nhiều nước và muối khoáng?
HS: Củng cố
GV: Chốt kiến thức
5. Hướng dẫn
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
- Đọc mục “Em có biết ?”
- Chuẩn bị cho giờ sau: + Đọc trước bài Mục II
 + Ôn lại kiến thức bài “Cấu tạo miền hút của rễ”

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan SH 6(1-5).doc