- Kiến thức:
- Mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm lá mầm và chồi mầm. Phôi có một lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây hai lá mầm).
2- Kỹ năng:
- Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt. Kĩ năng ứng xử trong thảo luận.
3 - Thái độ:
Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả, hạt cây Hình thành cho HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản.
II. TRỌNG TÂM: các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm lá mầm và chồi mầm.
Bài: 33 Tiết PPCT : 40 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 20 HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT (TÍCH HỢP) I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Mô tả được các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm lá mầm và chồi mầm. Phôi có một lá mầm (ở cây 1 lá mầm) hay 2 lá mầm (ở cây hai lá mầm). 2- Kỹ năng: - Kĩ năng hợp tác trong nhóm để tìm hiểu và phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cấu tạo của hạt. Kĩ năng ứng xử trong thảo luận. 3 - Thái độ: Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả, hạt cây à Hình thành cho HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. II. TRỌNG TÂM: các bộ phận của hạt: hạt gồm vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ. Phôi gồm rễ mầm, thân mầm lá mầm và chồi mầm. III. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: Hạt đỗ đen ngâm trong nước 1 ngày. Hạt ngô đặt trên bông ẩm trước 3-4 ngày. - Tranh câm về các bộ phận của hạt đỗ đen và hạt ngô. Kim mũi mác, lúp cầm tay. 2- Học sinh: Đọc trước bài : Hạt và các bộ phận của hạt. Chuẩn bị hạt đã dặn theo nhóm. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh. 2. Kiểm tra miệng : - Câu 1: Phân biệt quả khô và quả thịt? + Quả khô khi chín thì vỏ khô, cứng mỏng. Ví dụ: Quả đậu xanh. (5đ) + Quả thịt khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Ví dụ: Quả cà chua. (5đ) - Câu 2: Phân biệt quả mọng và quả hạch? (10đ). + Quả mọng: phần thịt quả dày, mọng nước. (5đ) + Quả hạch: có hạch cứng, chứa hạt ở bên trong. (5đ) 3. Bài mới : Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ phận của hạt. - GV hướng dẫn HS bóc vỏ hai loại hạt: ngô và đỗ đen. + Mỗi HS tự bóc tách 2 loại hạt. + Dùng lúp quan sát đối chiếu với hình 33.1 và hình 33.2, tìm đủ các bộ phận của hạt. + Tìm đủ các bộ phận của mỗi hạt như hình vẽ SGK (thân, rễ, lá, chồi mầm). - Sau khi quan sát các nhóm ghi kết quả vào bảng SGK (trang 108). ( GV lưu ý hướng dẫn các nhóm chưa bóc tách được) " cho HS điền vào tranh câm. + HS làm vào bảng (trang 108). + HS lên bảng điền trên tranh câm các bộ phận của mỗi hạt. - Hạt gồm những bộ phận nào? + HS phát biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức về các bộ phận của hạt. * GDLGMT: (liên hệ) - Con người và sinh vật sống được nhờ vào nguồn dinh dưỡng. Nguồn dinh dưỡng này được thu nhận phần lớn từ các loại quả, hạt cây à Hình thành cho HS ý thức và trách nhiệm đối với việc bảo vệ cây xanh, đặc biệt là cơ quan sinh sản. Hoạt động 2: - Căn cứ vào bảng trang 108 đã làm ở mục 1, yêu cầu HS tìm những điểm giống và khác nhau của hạt ngô và hạt đỗ. + Mỗi HS so sánh, phát hiện điểm giống và khác nhau giữa hai loại hạt " ghi vào vở bài tập. - Yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 " tìm ra điểm khác nhau chủ yếu giữa hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm để trả lời câu hỏi: + Đọc thông tin " tìm điểm khác nhau chủ yếu giữa hai loại đó là số lá mầm, vị trí chất dự trữ. - Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào? + HS báo cáo kết quả, lớp góp ý bổ sung. - GV chốt lại đặc điểm cơ bản phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm. - HS tự rút ra kiến thức. 1) Các bộ phận của hạt: - Hạt gồm: Vỏ. Phôi.Chất dinh dưỡng dự trữ. a. Vỏ: bao bọc bên ngoài. Bảo vệ các bộ phận bên trong. b. Phôi: gồm lá mầm (hai lá mầm hoặc một lá mầm), chồi mầm, thân mầm và rễ mầm. Có chức năng phát triển thành cây mới. c. Chất dinh dưỡng dự trữ: chứa trong lá mầm hoặc phôi nhũ. 2) Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm. - Hạt hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm.(ở cây hai lá mầm) - Hạt một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm. (ở cây một lá mầm) - Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Trình bày cấu tạo của hạt? - Đáp án câu 1:. Vỏ. Phôi gồm: lá mầm, thân mầm, chồi mầm và rễ mầm. Chất dinh dưỡng (lá mầm, phôi nhũ). - Câu 2: Phân biệt hạt một lá mầm và hai lá mầm? - Đáp án câu 2: Cây hai lá mầm phôi của hạt có hai lá mầm. Cây một lá mầm phôi của hạt chỉ có một lá mầm. 5. Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối với bài học ở tiết học này:Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập trang 109. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị các loại quả: quả chò, quả ké, quả trinh nữ Hạt cây lòng mức. V. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: