Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 25 - Tiết 29 - Tuần 15: Bài tập: Sửa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 6

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 25 - Tiết 29 - Tuần 15: Bài tập: Sửa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 6

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Học sinh trình xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.

- Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột.

- Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá.

2. Kỹ năng: thiết kế các thí nghiệm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II. TRỌNG TÂM: xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.

III. CHUẨN BỊ:

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1271Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 25 - Tiết 29 - Tuần 15: Bài tập: Sửa một số bài tập trong vở bài tập sinh học 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài: 25 Tiết PPCT : 29 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 15
 BÀI TẬP: (SỬA MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG VỞ BT 
 SINH HỌC 6 – NXBGD – 2006)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Học sinh trình xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột.
- Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột.
- Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá.
2. Kỹ năng: thiết kế các thí nghiệm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. TRỌNG TÂM: xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Chất khí thải ra trong quá trình chế tạo tinh bột. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột. Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp ở cây.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: một số bài tập về quang hợp, hô hấp ở vở BT Sinh học 6.
 2. Học sinh: vở bài tập. Xem lại các thí nghiệm chứng minh về quang hợp và hô hấp ở cây.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
2. Kiểm tra miệng : kiểm tra trong lúc làm bài tập.
3. Bài mới :
	Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: bài tập về quang hợp. 
1. Xác định chất mà lá cây chế tạo đực khi có ánh sáng:
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm: trả lời các câu hỏi:
- Mục đích của việc bịt lá thí nghiệm bằng băng giấy đen?
- Thành phần nào của lá thí nghiệm đã chế tạo được tinh bột?
- Kết luận qua thí nghiệm?
- HS hoạt động nhóm trả lời các nội dung câu hỏi?
+ Để phần lá bịt bị không nhận được ánh sáng.
+ Phần lá không bị bịt băng giấy đen.
+ Lá cây chế tạo được tinh bột.
2. Xác định chất khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột: 
- GV cho HS trả lời các câu hỏi:
+ Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột? Vì sao?
- Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí? Đó là khí gì?
- Kết luận qua thí nghiệm?
- HS trả lời các câu hỏi:
+ Cành rong trong cốc được đặt ở chỗ có nắng.
+ Vì khi có ánh sáng lá cây chế tạo được tinh bột.
+ Những hiện tượng: Bọt khí thoát ra từ cành rong, rồi nổi lên chiếm một khoảng dưới đáy ống nghiệm. + Khi nước bị đẩy ra khỏi ống nghiệm, lấy ống nghiệm ra khỏi cốc đưa nhanh que đóm vào miệng ống nghiệm ta thấy que đóm lại bùng cháy.
 + Trong quá trình chế tạo tinh bột lá cây thải ra khí ôxi. 
- GV hỏi thêm: Tại sao nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?
- HS: tăng lượng khí ôxi trong nước.
- GV: Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?
- HS: tạo điều kiện thuận lợi cho lá chế tạo tinh bột.
3. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột:
- GV: Cho HS nhắc lại thí nghiệm.
- Điều kiện thí nghiệm của cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào?
- Lá cây trong chuông nào không chế tạo được tinh bột? Giải thích vì sao?
- Kết luận qua thí nghiệm?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời:
+ Điều kiện: chuông A có đặt cốc nước vôi trong.
+ Lá cây trong chuông A không chế tạo được tinh bột. Vì không có khí cacbonic.
+ Cây cần chất khí cacbonic để chế tạo tinh bột.
4. Khái niệm về quang hợp:
- GV: Em hãy viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp và phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp?
- HS viết sơ đồ và phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp.
Hoạt động 2: Phần lớn nước vào cây đi đâu.
1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu?
- GV cho HS nhắc lại các thí nghiệm của các nhóm HS.
- HS nhắc lại các thí nghiệm.
- GV: cho biết kết quả thí nghiệm?
- GV cho HS trả lời câu hỏi: vì sao trong các thí nghiệm các bạn đều phải sử dụng hai cây tươi: một cây có đủ rễ, thân, lá và một cây chỉ có rễ, thân mà không có lá?
- HS vận dụng kiến thức đã học trả lời.(nước được rễ hút lên thân và qua lá. Mặt dưới của lá có nhiều lỗ khí để thoát hơi nước).
- GV:Theo em thí nghiệm của nhóm nào đã kiểm tra được dự đoán ban đầu?
- HS: thí nghiệm của nhóm Tuấn và Hải.
- GV: Có thể rút ra kết luận gì?
- HS: phần lớn nước vào cây được lá thải ra ngoài qua lỗ khí.
1) Quang hợp:
- Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng.
- Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá thải khí oxi ra môi trường ngoài.
- Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
- Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường ngoài bằng hiện tượng thoát hơi nước qua các lỗ khí ở lá.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: làm thêm một số bài tập.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị mẫu vật thật cây rau má, củ gừng, khoai lang để ở nơi ẩm. Lá cây thuốc bỏng rơi xuống nơi đất ẩm.
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	 Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 29.doc