Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 19 - Tiết 21 - Tuần 11: Đặc điểm bên ngoài của lá

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 19 - Tiết 21 - Tuần 11: Đặc điểm bên ngoài của lá

Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.

 - Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.

 1.2. Kỹ năng:

 - Thu thập các dạng lá và kiểu phân bố lá.

 - Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiều xếp lá trên thân và cành. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi thảo luận nhóm.

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.

 1.3. Thái độ:

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 19 - Tiết 21 - Tuần 11: Đặc điểm bên ngoài của lá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chương IV: LÁ
Mục tiêu chương:
	- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.
	- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
	- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
	- Giải thích việc trồng cây cần chú ý mật độ và thời vụ.
	- Giải thích được ở cây, hô hấp diễn ra suốt ngày đêm, dùng ôxi để phân hủy chất hữu cơ thành khí cacbonic, nước và sản sinh năng lượng.
	- Giải thích được khi đất thoáng, rễ cây hô hấp mạnh tạo điều kiện cho rễ hút nước và muối khoáng mạnh mẽ.
	- Trình bày được hơi nước thoát ra khỏi lá qua các lỗ khí.
	- Nêu được các loại lá biến dạng (thành gai, tua cuốn, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi) theo chức năng và do môi trường.
Bài: 19 Tiết PPCT : 21 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 11
 ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
1. MỤC TIÊU:
 1.1. Kiến thức:
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá.
	- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
 1.2. Kỹ năng:
 	- Thu thập các dạng lá và kiểu phân bố lá.
	- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi quan sát đặc điểm bên ngoài của lá, các kiều xếp lá trên thân và cành. Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi thảo luận nhóm.
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh nhận biết.
 1.3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
2. TRỌNG TÂM: Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: cuống, bẹ lá, phiến lá. Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Sưu tầm lá, cành có đủ chồi nách, cành có kiểu mọc lá.
 3.2. Học sinh: Chú ý nếu có điều kiện trong nhóm nên có đủ loại lá, cành như yêu cầu bài trước.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
4.2. Kiểm tra miệng: Kết hợp trong dạy bài mới.
4.3. Bài mới:
	HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
VB: Cho biết tên các bộ phận của lá? Chức năng của lá?
Hoạt động 1: đặc điểm bên ngoài của lá.
a. Phiến lá:
- GV cho HS quan sát phiến lá, thảo luận 3 vấn đề SGK trang 61, 62.
- HS đặt tất cả lá lên bàn quan sát thảo luận theo 3 câu hỏi SGK, ghi chép ý kiến thống nhất của nhóm.
- GV quan sát các nhóm hoạt động, giúp đỡ nhóm yếu.
- GV cho HS trả lời, bổ sung cho nhau.
+ Yêu cầu: 
+ Cuống lá: cuống lá nhỏ hơn rất nhiều so với phiến lá. Một thực vật có bẹ lá như: cau, chuối.
+ Phiến lá có nhiều hình dạng, bản dẹt... thu nhận ánh sáng.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV đưa đáp án (như SGV), nhóm nào còn sai sót tự sửa chữa.
- Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
- Những điểm giống nhau của các loại phiến lá: dạng bản dẹt, màu lục và là phần to nhất của lá.
- Những đặc điểm đó giúp phiến lá nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
b. Gân lá
- GV cho HS quan sát lá, nghiên cứu SGK.
- HS đọc mục £ SGK, quan sát mặt dưới của lá, phân biệt đủ 3 loại gân lá.
- GV kiểm tra từng nhóm theo mục bài tập của phần b.
- Đại diện 1-3 nhóm mang lá có đủ 3 loại gân lá lên trình bày trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- GV hỏi thêm: Ngoài những lá mang đi còn những lá nào có kiểu gân như thế? (nếu HS không trả lời được cũng không sao)
c. Phân biệt lá đơn, lá kép
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, nghiên cứu SGK và phân biệt được lá đơn, lá kép.
- HS quan sát cành mồng tơi, cành hoa hồng kết hợp với đọc mục £ SGK để hoàn thành yêu cầu của GV.
Chú ý vào vị trí của trồi nách.
- GV đưa câu hỏi, HS trao đổi nhóm. 
- Vì sao lá mồng tơi thuộc loại lá đơn, lá hoa hồng thuộc loại hoa kép? 
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung của 1-2 nhóm mang cành mồng tơi và cành hoa hồng trả lời trước lớp, nhóm khác nhận xét.
- GV cho các nhóm chọn những lá đơn và lá kép trong những lá đã chuẩn bị.
- Các nhóm chọn lá đơn lá kép, trao đổi nhau giữa các nhóm ở gần.
- GV gọi 1 HS lên chọn ra lá đơn và lá kép trong số những lá của GV trên bàn, cho cả lớp quan sát.
- GV cho HS rút ra kết luận.
- HS rút ra kết luận.
Hoạt động 2: các kiểu xếp lá trên thân và cành.
* Quan sát cách mọc lá: (hoạt động nhóm)
- GV cho HS quan sát 3 cành mang đến lớp, xác định cách xếp lá.
- HS trong nhóm quan sát 3 cành của nhóm mình đối chiếu hình 19.5 SGK trang 63, xác định 3 cách xếp lá là: mọc cách, mọc đối, mọc vòng.
* Làm bài tập tại lớp: (hoạt động cá nhân)
+ Mỗi HS hoàn thành vào vở bài tập.
+ HS tự chữa cho nhau kết quả điền bảng.
* Tìm hiểu ý nghĩa sinh học của cách xếp lá:
- GV cho HS nghiên cứu SGK tự quan sát hoặc là GV hướng dẫn như trong SGV.
- HS quan sát 3 cành kết hợp với hướng dẫn ở SGK trang 63.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo 2 câu hỏi SGK trang 64.
- HS thảo luận đưa ra ý kiến: kiểu xếp lá sẽ giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
- HS trình bày kết quả trước lớp.
- GV nhận xét và đưa ra đáp án đúng, HS rút ra kết luận.
1) Đặc điểm bên ngoài của lá:
a. Phiến lá:
- Cuống lá: thường có hình tròn, kích thước nhỏ (diện tích) so với phiến lá. Một số thực vật có bẹ lá: cau, chuối.
- Phiến lá có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước khác nhau, diện tích bề mặt phiến lá lớn hơn so với phần cuống.
- Những điểm giống nhau của các loại phiến lá: dạng bản dẹt, màu lục và là phần to nhất của lá.
- Những đặc điểm đó giúp phiến lá nhận được nhiều ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
b. Gân lá
- Có ba loại gân lá:
+ Gân hình mạng: Lá mít, lá cây dâm bụt ..
+ Gân song song: Lá lúa, lá cây xả, cây chuối
+ Gân hình cung: lá địa liền 
c. Phân biệt lá đơn, lá kép
- Lá đơn: có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang 1 phiến, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
+ Ví dụ: lá mồng tơi
- Lá kép: Có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến (gọi là lá chét), chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có ở cuống con, thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
+ Ví dụ: Lá cây hoa hồng.
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành:
- Lá xếp trên cây theo 3 kiểu:
+ Mọc cách: (cây mai, cây mồng tơi.)
+ Mọc đối: (cây hoa dừa, cây ổi )
+ Mọc vòng: (lá cây dây huỳnh )
- Lá cây trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1:Trình bày đặc điểm ngoài của lá?
Đáp án câu 1: Phiến lá, Gân lá,Lá đơn, Lá kép
- Câu 2: Bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào câu trả lời đúng
Câu 1. Trong các lá sau đây nhóm những lá nào có gân song song
a. Lá hành, lá nhãn, lá bưởi	b. Lá rau muống, lá cải
c. Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ	d. Lá tre, lá lúa, lá cỏ.
Đáp án: d.
Câu 2. Trong các lá sau đây, những nhóm lá nào thuộc lá đơn
a. Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu
b. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt
c. Lá ổi, lá dâu, lá trúc nhật
d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế.
Đáp án: c.
4.5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị: quan sát và tìm hiểu các thông tin ở các hình 20.1 20.4 SGK. (Lỗ khí, cấu tạo của phiến lá).
5. RÚT KINH NGHIỆM:	
	- Nội dung: 	
	- Phương pháp: 	
	- Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 21.doc