Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36 đến 38 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36 đến 38 - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

 Những định hướng chính để trau rồi vốn từ.

2. Kĩ năng:

 Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.

3. Thái độ:

Có ý thức trau rồi vốn từ.

II/ Chuẩn bị:

Thầy: Bảng nhóm

Trò: Soạn bài theo câu hỏi trong từng ví dụ.

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Ổn định. 9a. 9b.

2. Kiểm tra: Thuật ngữ là gì? Cho VD.

3. Bài mới:

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 631Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 36 đến 38 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 
9B.	 
 Tiết 36 
KIềU ở LầU NGƯNG BíCH
 (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Nỗi bẽ bàng, buồn tủi, cô đơn của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của nàng.
- Ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc của Nguyễn Du.
2. Kĩ năng:
- Bổ sung kiến thức đọc - hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận ra và thấy được tác dụng của ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
- Phân tích tâm trạng nhân vật qua đoạn trích trong tác phẩm Truyện Kiều.
- Cảm nhận được sự cảm thông sâu sắc của Nguyễn Du đối với nhân vật trong truyện.
 3. Thái độ:
Biết cảm thông chia xẻ với những số phận bất hạnh.
II/ Chuẩn bị:
Thầy:
Trũ: Soạn bài theo yờu cầu phần đọc hiểu văn bản.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định : 
9A..........9B	
2. Kiểm tra bài cũ: 
 Đọc thuộc lũng bài thơ Mó Giỏm Sinh mua Kiều và nờu nội dung chớnh của văn bản?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Đọc, tìm hiểu chú thích
GV đọc mẫu, hướng dẫn HS đọc, chú ý nhấn giọng ở những điệp từ (8 câu cuối).
HS: đọc, nhận xét.
GV: giải thích một số từ khó.
GV xác định vị trí đoạn trích.
Hoạt động 2: tìm hiểu văn bản
GV: cho biết vị trí đoạn trích. Nêu PTBĐ, bố cục của văn bản.
HS: trình bày.
... 6 câu thơ đầu: khung nơi giam giữ Kiều.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chi tiết
HS: Quan sát kênh hình sgk.
GV: em cảm nhận được điều gì từ bức tranh ấy?
HS: Vẽ cảnh kiều bị giam ở lầu Ngưng Bích.
GV: Khung cảnh thiên nhiên nơi giam giữ Kiều được t/g miêu tả ntn?
HS: Trả lời.
GV: Trong khung cảnh ấy Kiều hiện lên ntn?
HS: trả lời.
GV: Cảnh buồn đời buồn hoà nhập làm thành nỗi buồn chất ngất trong lòng bởi lẽ “ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” 
HS: Đọc thầm 8 câu tiếp
GV: Tám dòng thơ vừa đọc là tiếng lòng của 
Kiều hướng về ai?
HS: cha mẹ, Kim Trọng.
GV: Nhớ Kim Trọng trước có hợp lý không? Vì sao?
HS: Tranh luận.
GV: Nàng nhớ về những điều gì?
GV(dẫn): Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã nói lên tấm lòng nhớ thương, lo lắng, xót xa day dứt của người con gái hiếu thảo luôn cảm thấy chưa làm tròn bổn phận với cha mẹ. 
- GV: Nỗi nhớ cha mẹ biểu hiện qua những hình ảnh thơ nào?
HS: trả lời.
GV: để diễn tả nỗi nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo của Kiều, t/g sử dụng nghệ thuật gì?
HS: sử dụng thành ngữ, điển tích đều nói lên tâm trạng nhớ thươngnàng tưởng tượng cảnh quê nhà 
đã đổi thay, cha mẹ già yếu. Lần nào nghĩ về cha mẹ Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dạy của cha mẹ .
GV: trong cảnh ngộ ở lầu Ngưng Bích, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ của mình để nghĩ tới Kim Trọng và cha mẹ. Qua đó em thấy Kiều là người ntn?
HS: trả lời
GV: 8 câu cuối diễn tả nỗi buồn của lòng người trước mênh mông trời biển. Đoạn này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển. Theo em có những cảnh nào được tả ở đây?
HS: cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển ; những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước; bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới tận chân trời; sóng và gió biển ầm ầm vang quanh lầu Ngưng Bích.
Hoạt động nhóm
GV: nêu yêu cầu: dụng ý của t/g trong việc thể hiện những cảnh này là gì?
N1: cảnh 1 N2: cảnh 2
N3: cảnh 3 N4: cảnh 4
HS: thảo luận 4'
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: sửa.
GV: t/g đã sử dụng nghệ thuật gì trong 8 câu cuối?
Em cảm nhận được nỗi đau nào trong tâm hồn và số phận nàng Kiều? 
HS: Trả lời
Hoạt động 4: tổng kết
GV: Hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản.
HS: trả lời
GV: qua văn bản em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong xã hội PK qua nhân vật Kiều?
HS: trả lời
GV: chốt KT
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản:
* Vị trí đoạn trích (sgk)
* PTBĐ: biểu cảm, miêu tả.
* Bố cục: 3 phần.
III. Tìm hiểu chi tiết
1. Khung cảnh nơi giam giữ Kiều
- Thiên nhiên cao rộng, hoang sơ, thiếu vắng sự sống của con người. 
- Thuý Kiều nhỏ bé, đơn độc, bơ vơ giữa một thế giới lạnh lẽo hoang vắng.
2. Lòng thương nhớ của Kiều.
a) Nỗi nhớ Kim Trọng
- Nhớ cảnh thề nguyền.
- Thương nhớ Kim Trọng đang mong đợi.
- Nỗi nhớ không gì có thể làm phai nhạt.
b) Nỗi nhớ cha mẹ
- Kiều thương xót cha mẹ.
Nàng thương cha mẹ đang ngóng tin con.
Nàng xót thương cha mẹ già yếu mà nàng không được tự tay chăm sóc 
à Kiều là người thuỷ chung, là đứa con người con hiếu thảo, người có tấm lòng vị tha đáng trọng.
3. Nỗi buồn của Kiều.
- Buồn trôngcánh buồm xa xa
à tăng nỗi buồn đau của kiếp người cô đơn, lưu lạc.
- Buồn trông.... biết là về đâu
à gợi thân phận nhỏ nhoi chìm nổi, vô định.
- Buồn trông....một màu xanh xanh
à gợi cuộc sống nhạt nhẽo vô vị lòng người trống vắng, buồn tẻ.
- Buồn trông... kêu quanh ghế ngồi.
à báo trước dông bão của số phận sẽ nổi lên xô đẩy, vùi dập Kiều.
* T/g sử dụng câu hỏi tu từ, điệp ngữ bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc à một tâm hồn bị hành hạ, một số phận trớ trêu, bơ vơ, lạc lõng, bị đe doạ.
III. Tổng kết
1. Về nghệ thuật.
Bút phát miêu tả tài tình (tả cảnh ngụ tình), khắc hoạ tâm lý nhân vật, ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ, điển tích.
2. Về nội dung (ghi nhớ sgk).
4. Củng cố:
Em cảm nhận được nét đẹp nào trong tâm hồn người phụ nữ như Thuý Kiều? Từ đó em hiểu thêm điều đáng quý nào trong chủ nghĩa nhân đạo của Nguyễn Du?
5. Hướng dẫn:
Học thuộc đoạn trích. nội dung phân tích. Tự tìm hiểu và phân tích thêm về nội dung và nghệ thuật đoạn trích.
Chuẩn bị bài: Trau dồi vốn từ. (Đọc kỹ ví dụ và trả lời câu hỏi sau từng VD) 
Ngày giảng:	
9A:
9B.................	 Tiết 37: TRAU DồI VốN Từ
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 Những định hướng chính để trau rồi vốn từ.
2. Kĩ năng:
 Giải nghĩa từ và sử dụng từ đúng nghĩa, phù hợp với ngữ cảnh.
3. Thái độ:
Có ý thức trau rồi vốn từ.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Bảng nhóm
Trò: Soạn bài theo câu hỏi trong từng ví dụ.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định. 9a.............. 9b.....................
2. Kiểm tra : Thuật ngữ là gì ? Cho VD.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
HS: đọc VD sgk.
GV: Em hiểu ý kiến của Phạm Văn Đồng như thế nào qua đoạn trích đó?
HS: trả lời.
GV: XĐ lỗi diễn đạt trong VD2, cho biết nguyên nhân của các lỗi đó. 
HS: a. Thừa từ “đẹp”...
b. sai từ dự đoán ...
c. sai từ đẩy mạnh...
...người viết không biết dùng tiếng ta.
GV: vậy để biết dùng tiếng ta cần phải làm gì?
HS: trả lời, đọc ghi nhớ.
GV yêu cầu HS chọn cách giải thích đúng ở bài tập 1 SGK tr- 101
HS: Giải thích.
GV: Nhận xét, kết luận. 
Hoạt động 2. Rèn luyện để làm tăng vốn từ .
HS: đọc VD.
GV: Em hiểu như thế nào về ý kiến của tác giả?
HS: trả lời.
GV: Qua VD cho biết:làm thế nào để tăng vốn từ?
HS: trả lời, đọc Ghi nhớ.
Hoạt động nhóm
GV: giao nhiệm vụ,yêu cầu:
N1: tìm 5 từ ghép.
N2: tìm 5 từ láy.
N3: tìm từ ghép với mỗi yếu tố Hán Việt: bất, bí, đa, đề, gia.
N4: tìm từ ghép với mỗi yếu tố Hán Việt: giáo, hồi, khai, quảng, suy.
HS: thảo luận 5'. Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: chữa.
GV: Hướng dẫn học sinh làm BT 9 
 ( 104)
HS: Thực hiện theo mẫu.
 Trình bày. nhận xét
GV: Nhậ xét kết luận.
Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập
GV: Em hãy chọn các từ cần điền vào chỗ ... ở bài tập 6 ( 103).
HS: Thực hiện, trình bày
GV: Nhận xét, kết luận 
HS: 2 HS làm bài 7
HS khác nhận xét
GV: chữa.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* VD 1: a) Tiếng Việt rất giàu đẹp. Muốn phát huy tốt khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ
VD 2: Sửa lỗi
a. Thừa từ “đẹp”
b. sửa: dùng từ: phỏng đoán, ước tính.
c. dùng từ: mở rộng.
3. Ghi nhớ.
*Bài tập 1 (101)
- Hậu quả:Kết quả xấu
- Đoạt: Chiếm được phần thắng
- Tinh tú:Sao trên trời (nói khái quát)
II. Rèn luyện để làm tăng vốn từ.
1. Ví dụ (sgk):
2. Nhận xét:
Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
3. Ghi nhớ:
* Bài tập 8
Tìm từ ghép, từ láy tương tự (5 từ) trong SGK.
Ví dụ:
Năm từ láy:
Mênh mông - mông mênh
Dạt dào - dào dạt
Bề bộn - bộn bề
Mịt mờ - mờ mịt
Hắt hiu - hiu hắt
Năm từ ghép:
Bàn luận - luận bàn
Đấu tranh - tranh đấu.
Cầu khẩn - khẩn cầu
Đơn giản - giản đơn
Yêu thương - thương yêu.
* Bài tập 9 (104):
Tìm 2 từ ghép với mỗi yếu tố Hán Việt
Ví dụ:
- Bất (chẳng - không): bất công, bất kính
- Bí (kín): bí mật, bí quyết
- Đa (nhiều): đa nghĩa, đa dạng
- Đề (nâng, nêu ra): đề cao, đề xuất
- Gia (thêm vào): gia tăng, gia vị
- Giáo (dạy, bảo): giáo dục, giáo huấn
- Hồi (về, trở lại): hồi hương, hồi phục
- Khai (mở, khơi): khai phá, khai giảng
- Quảng (rộng, rộng rãi): quảng bá, quảng cáo
- Suy (sút kém): suy thoái, suy sụp
III. Luyện tập
* Bài tập 6
Từ cần điền:
a) điểm yếu.
b) mục đích cuối cùng.
c) đề đạt
d) láu táu e) hoảng loạn
* Bài 7: 
a. Nhuận bút: tiền trả cho người viết 1 TP
Thù lao: khoản tiền trả công để bù vào LĐ đã bỏ ra.
Đặt câu: Anh ấy vừa lĩnh tiền nhuận bút của cuốn sách mới in.
Anh ấy vừa được trả một khoản thù lao khá hậu.
4. Củng cố: 
 Nêu cách thực hiện để làm tăng vốn từ?
(+ Chú ý quan sát, lắng nghe ý kiến hàng ngày của những người xung quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng: phát thanh, truyền hình
+ Đọc sách báo; xem sách vở, các tác phẩm văn học nổi tiếng.
+ Ghi chép những từ ngữ mới nghe được, đọc được, gặp những từ ngữ khó không giải thích được thì tra cứu từ điển hoặc hỏi thầy cô và bạn bè.
+ Tập sử dụng những từ ngữ mới ở trong hoàn cảnh giao tiếp thích hợp).
5. Hướng dẫn:
Làm bài 2,3,4 ở nhà theo hướng dẫn.
Chuẩn bị văn bản: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Tìm hiểu t/g, trả lời câu hỏi sgk phần đọc hiểu văn bản.
..............................................................................................................................................................................................
Ngày giảng:	
9A:..............
9B: ................	 
Tiết 38 -Văn bản:
LụC VÂN TIÊN CứU KIềU NGUYệT NGA
(Trích truyện Lục Vân Tiên)
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết bước đầu về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và tác phẩm truyện Lục Văn Tiên.
- Thể loại thơ lục bát truyền thống của dân tộc qua tác phẩm Truyện Lục Văn Tiên.
- Những hiểu biết bước đầu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Truyện Lục Văn Tiên
- Khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật Lục Văn Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một đoạn trích truyện thơ.
- Nhận diện và hiểu được tác dụng của các từ địa phương Nam Bộ được sử dụng trong đoạn trích.
3. Thái độ:
Biết yêu mến, trân trọng cái đẹp, căm ghét cái xấu.
II/ Chuẩn bị:
Thầy: Đọc tìm hiểu về cuộc đời sự nghiệp của NĐC.
Trò
III/ Các hoạt động dạy học:
1. ổn định: 9a................ 9b....................
2. Kiểm tra : Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình trong 8 câu cuối đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.	
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: tìm hiểu tác giả- tác phẩm.
HS: quan sát tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu.
Nêu hiểu biết của em về t/g?
HS: trả lời.
GV: bổ sung: 12 tuổi theo cha (Nguyễn Đình Huy) chạy loạn về quê nội(Huế). Tại đây ông tiếp tục học hành, đỗ tú tài ở Gia Định (1843). Năm 1849, ông ra Huế dự thi Hội, đang chờ thi thì mẹ mất ở trong Nam, ông bỏ thi về chịu tang, khóc mẹ mù cả hai mắt.
- Học giỏi, đỗ tú tài (năm 26 tuổi)
- Bị mù, từ đó mở trường dạy học và làm thuốc tại quê nhà.
- 1858, Pháp đánh vào Gia Định, Nguyễn Đình Chiểu chạy về Cần Giuộc.
- Pháp mua chuộc ông không được.
- Ông mất năm 1888 tại Ba Tri (Bến tre).
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sống đầy nghị lực, sống bằng khí phách luôn vượt lên bất hạnh và đau khổ để làm những việc có ích cho dân, cho nước, sống có đạo đức cao cả, yêu thương nhân dân, chống lại kẻ xâm lược.
GV: hãy kể tên những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu.
HS: 
GV: hãy tóm tắt truyện.
HS: Trả lời
GV: giảng: tác phẩm có tính chất tự thuật, nhân vật Lục Vân Tiên chính là hình ảnh và ước mơ của tác giả: ca ngợi, đề cao đạo đức, nhân nghĩa (Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh).
 Xem trọng tình nghĩa con người với con người trong xã hội, tình cha con, nghĩa vợ chồng, bè bạn, yêu thương cưu mang, giúp đỡ bạn bè lúc hoạn nạn
Phê phán, lên án những kẻ bất nhân. (Võ Công, Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm).
I. Tác giả- Tác phẩm.
1. Tác giả:
Nguyễn Đình Chiểu (Đồ Chiểu)-(1822-1888)
- Quê: Gia Định
- Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc.
2. Tác phẩm:
Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp.
3. Truyện Lục Vân Tiên.
Gồm 4 phần:
1) Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khỏi tay bọn cướp.
2) Lục Vân Tiên gặp nạn được thần và dân cứu giúp.
3) Kiều Nguyệt Nga gặp nạn vẫn chung thuỷ với Lục Vân Tiên.
4) Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga gặp lại nhau.
* Giá trị nội dung, nghệ thuật
- Nội dung:
+ Đề cao tư tưởng nhân nghĩa. 
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân, hướng tới công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
 + Phê phán, lên án những kẻ bất nhân.
- Nghệ thuật:
+ Truyện thơ nôm lục bát
+ Ngôn ngữ mộc mạc giản dị.
4. Củng cố: 
Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên.
5. Hướng dẫn: 
Nắm chắc cốt truyện.
Chuẩn bị đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-36-37-38.doc