Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33 đến 35 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33 đến 35 - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả cảnh vật, con người.

II. Chuẩn bị:

HS: vở viết văn.

III. Hoạt động dạy- học

1.Tổ chức:

9A 9B .

2. Bài mới:

A/ Đề bài

Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học cùng lớp hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

B/ Yêu cầu

- Kiểu bài: tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

C/ Dàn ý

ã Mở bài:

- Giới thiệu tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội của mình.

- Lí do trở lại thăm trường.

ã Thân bài: Diễn biến buổi trở lại thăm trường.

* Cảnh sắc:

- Cách đây 20 năm trường ntn?

- Nay trường có thay đổi ra sao? ( VD trường được xây dựng khang trang, nhà cao tầng, lớp học, bàn ghế, máy vi tính, phòng bộ môn với đồ dùng, thiết bị hiện đại).

- Sân trường với cây cối, cảnh quan ntn?

* Con người:

- Về thăm trường cũ: được gặp ai, không gặp ai?

Thầy cô giáo: những người đã về hưu hoặc chuyển công tác; những người vẫn dạy ở trường; giáo viên mới chuyển về trường.

Cuộc sống của các thầy cô so cới 20 năm trước.

Bạn bè cùng lớp, cùng khoá( c/s gia đình, công việc.)

Học sinh đang học tại trường.

Kỉ niệm xưa cùng bạn bè, thầy cô giáo ùa về bản thân xúc động.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 33 đến 35 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 33 - MIÊU Tả TRONG VĂN BảN Tự Sự
9B.	 
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
 Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong văn bản.
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng yếu tố miêu tả trong bài văn.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm, phiếu học tập.
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Vai trò của miêu tả trong văn bản tự sự
HS: đọc ví dụ.
GV: Đoạn trích kể về trận đánh nào?
HS: Vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh đồn Ngọc Hồi.
GV: Trong trận đánh ấy vua Quang Trung làm gì, xuất hiên ntn?
HS: QT xuất hiện trong vai trò chỉ huy nghĩa quân oai phong lẫm liệt.
GV: trận đánh diễn ra ntn trước mắt em?
HS: ...rõ ràng, cụ thể vì được t/g miêu tả hấp dẫn, sinh động.
GV: em hãy tìm yếu tố miêu tả trong đoạn trích?
HS: Nhân có gió bắc quân Thanh dùng ống phun khói lửa ra, khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam...quân Thanh đại bại ề quân Thanh tự hại mình ề tài chỉ huy của QT...
GV: yêu cầu HS so sánh các sự việc chính mà bạn HS nêu với đoạn trích trong sgk, rút ra nhận xét.
HS: các sự việc bạn HS nêu không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc chứ chưa làm cho người đọc thấy được sự việc đó diễn ra như thế nào?
Đoạn trích sinh động và hấp dẫn hơn vì ở đoạn trích, trận đánh của vua Quang Trung được tái hiện lại hết sức cụ thể, sinh động.
GV: Vì sao ở đoạn trích, sự việc lại được tái hiện cụ thể sinh động?
HS: Nhờ có các yếu tố miêu tả: bằng các chi tiết làm hiện lên cảnh vật con người, hành động của con người trong trận chiến đấu nên ta thấy câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
GV: Từ việc phân tích VD hãy cho biết: yếu tố miêu tả có vai trò ntn đối với văn bản tự sự?
HS: trả lời.
Hoạt động 2: Luyện tập.
Hoạt động nhóm
GV: giao n.vụ, nêu yêu cầu:
N1,2: tìm yếu tố tả người trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
N3,4: Tìm yếu tố tả cảnh trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”
HS: thảo luận 7’, ghi kết quả trên bảng nhóm.
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
GV: sửa.
HS: hoạt động cá nhân, viết trên phiếu học tập, trình bày.
HS: nhận xét.
GV: sửa
I. Vai trò của miêu tả trong văn tự sự
1. Ví dụ(SGK, tr.91)
2. Nhận xét:
Yếu tố miêu tả có tác dụng làm cho văn bản tự sự trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.
* Ghi nhớ(sgk)
II. Luyện tập:
Bài 1:
a. Đoạn trích : Chị em Thuý Kiều :
*yếu tố tả người:
- Thuý Vân: 
Vân xem trang trọng khác vời
.......................tuyết nhường màu da.
- Thuý Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
ề Tả chân dung Thuý Kiều, Thuý Vân với vẻ đẹp nhan sắc toàn thiện toàn mĩ với bút pháp ước lệ tượng trưng, nhân hoá, liệt kê ề khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc đã dự báo số phận khác biệt của hai chị em Thuý Kiều.
b. Đoạn trích: Cảnh ngày xuân:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Bức tranh thiên nhiên rực rỡ ánh sáng, sắc màu trong trẻo, tươi sáng, pha hoà màu xanh lá cây, màu xanh của trời, màu cỏ xanh non. Trên nền bức tranh ấy có điểm xuyết một cành lê thanh tú, mảnh mai với những bông hoa trắng muốt.
Bài 2: Viết đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh, có sử dụng yếu tố miêu tả.
3. Củng cố:
GV khái quát KT của bài.
4. Hướng dẫn:
Làm bài 3 ở nhà.
Giờ sau viết bài TLV số 2. Ôn lại KT về văn tự sự.
..................................................................................................................................................
Ngày dạy. 4/ 0/ 10.Lớp..9b..
Ngày dạy. / /10 Lớp..9a..
Tiết 34-35
viết bài tập làm văn số 2
Văn tự sự
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS viết được bài văn tự sự kết hợp miêu tả cảnh vật, con người.
II. Chuẩn bị:
HS: vở viết văn.
III. Hoạt động dạy- học 
1.Tổ chức:
9A9B.
2. Bài mới:
A/ Đề bài
Tưởng tượng hai mươi năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho người bạn học cùng lớp hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.
B/ Yêu cầu
- Kiểu bài: tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả, biểu cảm.
C/ Dàn ý
Mở bài: 
- giới thiệu tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội của mình.
- Lí do trở lại thăm trường.
Thân bài: Diễn biến buổi trở lại thăm trường.
* Cảnh sắc: 
- Cách đây 20 năm trường ntn?
- Nay trường có thay đổi ra sao? ( VD trường được xây dựng khang trang, nhà cao tầng, lớp học, bàn ghế, máy vi tính, phòng bộ môn với đồ dùng, thiết bị hiện đại).
- Sân trường với cây cối, cảnh quan ntn?
* Con người:
- Về thăm trường cũ: được gặp ai, không gặp ai?
Thầy cô giáo: những người đã về hưu hoặc chuyển công tác; những người vẫn dạy ở trường; giáo viên mới chuyển về trường. 
Cuộc sống của các thầy cô so cới 20 năm trước.
Bạn bè cùng lớp, cùng khoá( c/s gia đình, công việc...)
Học sinh đang học tại trường.
Kỉ niệm xưa cùng bạn bè, thầy cô giáo ùa về ề bản thân xúc động.
Kết bài;
Cảm xúc khi chia tay với trường: lưu luyến, nhớ trường với bao kỉ niệm khó phai.
D/ Hướng dẫn chấm.:
Điểm 9-10; bài viết có cảm xúc, bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, không mắc lỗi.
Điểm 7-8: Đủ ý, bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, mắc lỗi nhỏ nhưng không trầm trọng
- 	 Điểm5-6: có nội dung song bài viết chưa sinh động, nội dung chưa phong phú, lập luận đôi chỗ lủng củng.
Điểm 3-4: chưa nắm được phương pháp tự sự, chưa có sự kết hợp yếu tố miêu tả trong bài, mắc nhiều lỗi.
Điểm 1-2: Bài viết lạc đề.
4. Củng cố:
GV chốt lại KT cơ bản của bài tự sự.
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t33-34-35.doc