Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 140 năm 2010

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 140 năm 2010

BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN

 (Tô Hoài)

 I/ Mục tiêu:

Tiết 1:

1/ Kiến thức: giúp hs

- Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.

- Bố cục văn bản, ngôi kể, cách kể.

- Bước đầu tìm hiểu và phân tích nhân vật.

2/ Kỹ năng: giúp hs rèn luyện kỹ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản miêu tả.

3/ Thái độ:bước đầu rút kinh nghiệm từ nhân vật Dế Mèn.

Tiết 2:

1/ Kiến thức: giúp hs

- Phân tích và hiểu nội dung, ý nghãi văn bản

- Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật vật là loài vật.

 2/ Kỹ năng: giúp hs rèn luyện kỹ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản miêu tả cảnh đặc sắc, học tập nghệ thuật miêu tả trong văn miêu tả.

3/ Thái độ: thêm yêu quê hương

II/ Chuẩn bị:

1/ GV: - Đọc và soạn giáo án chi tiết.

 - Tranh minh hoạ, tài liệu giới thiệu về tác giả Tô Hoài.

2/ HS: - Học và nắm chắc kiến thức bài cũ;

 - Đọc và soạn bài mới.

 

doc 224 trang Người đăng thu10 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 73 đến tiết 140 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 20; Tiết 73;74 Ngày soạn:02/01/2010
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 (Tô Hoài)
	 I/ Mục tiêu:
Tiết 1: 
1/ Kiến thức: giúp hs
- Nắm được vài nét về tác giả, tác phẩm và đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên”.
- Bố cục văn bản, ngôi kể, cách kể.
- Bước đầu tìm hiểu và phân tích nhân vật.
2/ Kỹ năng: giúp hs rèn luyện kỹ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản miêu tả.
3/ Thái độ:bước đầu rút kinh nghiệm từ nhân vật Dế Mèn.
Tiết 2: 
1/ Kiến thức: giúp hs
- Phân tích và hiểu nội dung, ý nghãi văn bản
- Nắm được nghệ thuật miêu tả nhân vật vật là loài vật.
 2/ Kỹ năng: giúp hs rèn luyện kỹ năng đọc, cảm nhận và phân tích văn bản miêu tả cảnh đặc sắc, học tập nghệ thuật miêu tả trong văn miêu tả.
3/ Thái độ: thêm yêu quê hương
II/ Chuẩn bị:
1/ GV: - Đọc và soạn giáo án chi tiết.
 - Tranh minh hoạ, tài liệu giới thiệu về tác giả Tô Hoài.
2/ HS: - Học và nắm chắc kiến thức bài cũ;
 - Đọc và soạn bài mới.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổ định tình hình lớp (1’): kiểm tra sĩ số, tác phong hs.
2/ Kiểm tra bài cũ:( 3’ )
Gv kiểm tra việc soạn bài và làm bài tập của hs.
3/ Giảng bài mới:
a/Giới thiệu bài:(2’)
GV Dùng chân dung tác giả và tranh Dế Mèn cho hs quan sát.
Yêu cầu:dựa vào những hiểu biết của mình, em hãy nêu vài nét về tác giả, và tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
HS Nêu vài nét về tác giả và tác phẩm.
b/ Tiến trình bài dạy
TK
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
19’
Hoạt động 1:Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản.
Đọc chú thích sao để tìm hiểu vài nét về tác giả và văn bản.
Bút danh Tô Hoài để kỉ niệm và ghi nhớ quê hương, sông Tô Lịch, huyện Hoài Đức. Ngoài tác phẩm này, Tô Hoài còn viết rất nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc khác: “Võ sĩ Bọ Ngựa”, “Đàn chim gáy”, “ Chú Bồ Nông ở Sa mác can”đồng thời cũng viết nhiều cho người lớn về đề tài miền núi và Hà Nội như: “Vợ chồng A Phu”, “ Miền Tây”, “Người ven thành”,Tô Hoài là một trong những nhà văn hiện đại Việt Nam có số lượng tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn.
Em hãy kể tóm tắt truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Lưu ý giọng đọc:đoạn đầu hào hứng, đoạn hai giọng của Dế mèn là trịch thượng, khó chịu, giọng của Dế Choắt yếu ớt, giọng chị Cốc đáo để.
Đọc mẫu, gọi hs đọc nối tiếp.
Gọi hs nhận xét, gv uốn nắn.
Kiểm tra việc hs đọc chú thích: 1, 3, 6, 8, 12, 15, 18..
H: Văn bản thuộc thể loại nào? Chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể là ai?
H: Ngôi kể trên có tác dụng gì?
H: Văn bản có bố cục mấy phần?
H: Câu văn có tính chất liên kết hai đoạn văn trên là gì?
Đọc chú thích, tìm hiểu về tác giả và .văn bản.
Hs (khá, giỏi) kể tóm tắt truyện dựa vào chú thích.
Trình bày xuất xứ đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” trích từ chương I của truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.
Đọc văn bản.
Dựa vào các từ chú thích nêu nghĩa của các từ.
- Truyện (kí).
- Ngôi thứ nhất- lời kể của nhân vật chính Dế Mèn.
Tạo sự thân mật, gần gũi giữa người kể và người đọc, dễ hiểu tâm trạng, thái độ của nhân vật đối với những gì xảy ra xung quanh và chính mình.
Hia phần:
- Đoạn 1: (từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ”) Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
- Đoạn 2: (còn lại): câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
Câu “Chao ôicủa mình thôi”
I/ Đọc, tìm hiểu chung văn bản:
1/ Tác giả, văn bản:
2/ Đọc văn bản:
3/ Thể loại và bố cục:
50’
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về văn bản.
20’
30’
Gọi một em đọc đoạn 1 và nêu nội dung.
Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Dế Mèn!
Tìm một sốtính từ miêu tả hình dáng và tính cách của Dế Mèn!
H: Việc sử dụng những từ ngữ miêu tả hình dáng vầhnhf động có tác dụng gì?
Em có nhận xét gì về hình dáng của Dế Mèn?
H: Thông qua những từ miêu tả hành động của Dế Mèn, em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này?
Dế Mèn có những nét đẹp gì và hạn chế gì?
H: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả của nhà văn?
Hết tiết 1,chuyển sang tiết 2
Chuyển ý, gọi một em đọc tiếp đoạn tiếp.
Em hãy kể tóm tắt diễn biến câu chuyện Dế Mèn trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết với Dế Choắt.
H: Câu hỏi đầu đoạnvăn này có nội dung nêu lên vấn đề gì?
Em hãy cho biết thái độ của Dế Mèn đối với anh bạn hàng xóm.
Tổ chức cho hs thảo luận nhóm: nêu diễn biến tâm lí của Dế Mèn trong câu chuyện này. (thời gian 5’)
H:Bài học mà Dế Mèn suy nghĩ là gì? Được thể hiện qua lời của nhân vật nào?
Đọc- Miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn
- Đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở kheo cứng dần và nhọn hoắt, cái đầu to, nổi từng tảng, rất bướng, hai cai răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.
- Điệu bộ và hành động: đi đứng oai vệ, nhún nhẩy, run râu; co cẳng lên đạp phanh phách vào ngọn cỏ y như có nhát dao vừa lia qua, lúc đi bách bộ người tôi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi gương được và rất ưa nhìn; chốc chốc lại trịnh trọng đưa hai chân lên vuốt râu
Cường tráng, mẫm bóng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, dài, giòn giã, trịnh trọng, khoan thai,
Góp phần bộc lộ tính cách của nhân vật.
Đẹp, cường tráng, trẻ trung.
Kiêu căng, tự phụ, xốc nổi.
Vẻ đẹp về hình dáng cường tráng nhưng không đẹp về tính nết. 
Miêu tả độc đáo bằng nghệ thuật nhân hoá và sử dụng nhiều tính từ, động từ, từ láy, so sánh có chọn lọc. Tô hoài đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của bản thân mình.
Đọc đoạn tiếp.
Kể tóm tắt câu chuyện này. (Dế Mèn bày trò trêu chọc chị Cốc để khoe khoan trước anh hàng xóm Dế Choắt dẫn đến cái chết đáng thương của người bạn xấu số ấy.)
Điểm chưa tốt của Dế Mèn.
Gọi chú mày, thể hiện thái độ trịch thượng; đặt tên Dế Choắt.coi thường; khi nghe Dế Choắt thỉnh cầu đào giúp ngách thông hang, Dế Mèn “hếch răng lên xì một hơi rõ dài” và lớn tiếng mắn mỏ.
Thảo luận theo nhóm, cử đại diện nhóm trình bày.
Diễn biến: lúc đầu huênh hoang trước Dế Choắt, trêu chọc chị Cốc rồi chui tot vào hang nằm bắt chân chữ ngũ (yên trí ở nơi ẩn nấp của mình). Khi Dế Choắt bị mổ thì nằm im thin thít. Sau khi chị Cốc bay đi rồi mới mon men bò lên. Đứng trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Bài học được nói từ lờicủa Dế Choắt: “ở đời mà có thói hung hăng bậi bại, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy.” Đó là bài học về sự ngu xuẩn của tính kiêu căng ngạo mạng dẫn đến cái tội ác.
II/ Đọc, tìm hiểu chi tiết:
1/ Vẻ đẹp của Dế Mèn:
- Hình dáng: vẻ đẹp cường tráng.
- Tính cách: Kiêu căng, tự phụ, xốc nổi.
2/ Bài học đường đời đầu tiên:
- Diễn biến: lúc đầu huênh hoang trước Dế Choắt... Khi Dế Choắt bị mổ thì nằm im thin thít. Sau khi chị Cốc bay đi rồi mới mon men bò lên. Đứng trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn ân hận và suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
-Bài học: “ở đời mà có thói hung hăng bậi bại, có óc mà không biết nghĩ sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy.”
5’
Hoạt động 3:Hướng dẫn tổng kết.
Gọi một em đọc ghi nhớ và tóm lược nội dung.
Từ bài học của Dế Mèn, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
Đọc ghi nhớ.
Nội dung:qua bài văn, tác giả đã để cho Dế Mèn tự hoạ bức chân dung của mình: với vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ, tính nết còn kiêu căng hóng hách, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên gây ra cái chết thảm thương của Choắt. dế Mèn hối hận rút ra bài học cho bản thân.
Nghệ thuật:
- miêu tả sinh động;
- cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, sinh động,
tự nêu bài học cho bản thân;
III/ Tổng kết:
- Nội dung:
- Nghệ thuật:
6’
Hoạt động 4: Luyện tập
Hướng dẫn hs làm bài tập 1 sgk.
Yêu cầu hs đọc phân vai.
làm bài tập 1: viết đoạn văn nói về tâm trạng của Dế Mèn.
Đọc theo vai.
IV/ Luyện tập:
3’
Hoạt động 5: Củng cố
?Tóm tắt VB “Bài học đường đời đầu tiên”
?Nêu nội dung và nghệ thuật của VB?
HS tóm tắt
HS trả lời
4/ Dặn dò:( 1’) 
- Bài tập về nhàø: học năm lại bài và tự rút kinh nghiệm tf bài học trên.
 - Bài mới: đọc và soạn bài “Sông nước Cà Mau”
 IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 20: Tiết 75 Ngày soạn :02/1/ 2010;
PHÓ TỪ
I/ Mục tiêu :
1/ Kiến thức: giúp cho hs
 -Nắm được khái niệm phó từ;
 -Hiểu và nhớ các loại ý nghĩa chính của phó từ;
2/ Kỹ năng:
 -Phân biệt các loại phó từ;
 - Biết đặt câu có sử dụng phó từ;
3/ Thái độ: Có ý thức sử dụng đúng phó từ trong khi nói và viết.
 II/ Chuẩn bị:
1/ GV: -Đọc và soạn giao án chi tiết.
- Bảng phụ
2/ HS: -Đọc, tìm hiểu, soạn bài trước khi đến lớp.
 III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp (1’): Kiểm tra sĩ số, tác phong HS.
2/ Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra việc soạn bài ở nhà của HS. 
3 / Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài:(2’)
Hỏi: Ở hk1, các em đã học những từ loại nào?
Các từ loại đã học:danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ tư.ø
Lưu ý: ngoài các từ loại đó, hôm nay các em tiếp tục tìm hiểu một loại từ nữa, đó là phó từ.
b/ Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
7’
Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm phó từ;
Gọi HS đọc ví dụ a,b ở bài tập 1,chú ý từ ngữ in đậm.
Hỏi: Các từ in đậm trên bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
Hỏi: Từ ngữ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
Những từ:đã, cũng, vẫn chưa, thật , rất, ra người ta gọi là phó từ.V ... từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ; các loại: câu đơn, câu ghép,và các biện pháp tu từ đã học.
2/ Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học ở ba phân môn để vận dụng vào việc viết bài kiểm tra cuối năm.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức tự giác học tập tổng hợp kiến thức đã học có ý chí vươn lên.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV: - Soạn giáo án chi tiết.
	- Bảng phụ để vẽ sơ đồ hoá.
 - Hướng dẫn học sinh ôn tập.
2/ Hs : - Ôn tập và soạn tiết ôn tập phần văn
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp (1’): Kiểm tra sĩ số và tác phong hs.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs)
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài (1’)
Tiết trước các em đã ôn tập tổng hợp phần văn bản, phần tập làm văn, tiết này, các em tiếp tục tổng kết phần tiếng Việt đã học và đã biết ở trong năm học.
b/ Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
8’
Hoạt động 1: ôn tập về các từ loại đã học.
Hỏi: Em hãy kể tên các từ loại đã học bằng cách điền vào bảng sau.
Yêu cầu một số hs lấy ví dụ cụ thể về các từ loại nêu trên.
Nhận xét, uốn nắn.
1/ Điền vào bảng từ loại theo sơ đồ sau:
Từ loại
Danh từ
Động từ
Tính từ
Số từ
Lượng từ
Chỉ từ
Phó từ
Danh từ: nhà, cửa, cây cối
Động từ: đi, nhảy, chạy,..
12’
Hoạt động 2: ôn tập về các phép tu từ đã học.
Hỏi: Em hãy nêu tên các phép tu từ đã học đã học bằng cách điền vào bảng sau.
Yêu cầu một số hs lấy ví dụ cụ thể về các phép tu từ nêu trên.
Nhận xét, uốn nắn.
2/ Điền vào bảng các phép tu từ về từ theo sơ đồ sau:
Các phép tu từ về từ
Phép so sánh
Phép nhân hoá
Phép ẩn dụ
Phép hoán dụ
Lấy ví dụ:
 - So sánh: Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.
- Nhân hoá: 
- Hoán dụ: 
- Aån dụ:
10’
Hoạt động 3: các kiểu cấu tạo câu đã học.
Hỏi: Em hãy nêu tên các kiểu cấu tạo câu đã học đã học bằng cách điền vào bảng sau.
Yêu cầu một số hs lấy ví dụ cụ thể về các kiểu cấu tạo câu đã nêu trên.
Nhận xét, uốn nắn.
3/ Điền vào bảng cáckiểu cấu tạo câu theo sơ đồ sau:
Các kiểu cấu tạo câu
Câu ghép
Câu đơn
Câu có từ là
Câu không có từ là
Lấy ví dụ:
- Câu có từ là: Lang liêu là nhân vật chính trong truyện Bánh chưng, bánh giầy.
- Câu không có từ là: (tự đặt)
8’
Hoạt động 4: ôn tập về các dấu câu đã học.
Hỏi: Em hãy nêu tên các dấu câu đã học đã học bằng cách điền vào bảng sau.
Yêu cầu một số hs lấy ví dụ cụ thể về các dấu câu tiếng Việt đã nêu trên.
Nhận xét, uốn nắn.
4/ Điền vào bảng cáckiểu cấu tạo câu theo sơ đồ sau:
Các dấu câu tiếng Việt
Dấu phân cách các bộ phận câu.
Dấu kết thúc câu
Dấu 
chấm
Dấu 
chấm
hỏi
Dấu 
chấm
than
Dấu 
phẩy
Lấy ví dụ cụ thể.
4/ Dặn dò: ( 5’)	
 - Bài tập về nhà: ôn tập và soạn tiết ôn tập tổng hợp.
 - Hướng dẫn các ôn tập tổng hợp.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 36: Tiết 136; Ngày soạn: 01/4/2010. 
 ÔN TẬP TỔNG HỢP
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: nhằm giúp hs:
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức và kĩ năng đã học môn Ngữ văn trong năm.
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của bộ môn.
2/ Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học ở ba phân môn để vận dụng vào việc viết bài kiểm tra cuối năm.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức tự giác học tập tổng hợp kiến thức đã học có ý chí vươn lên.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV: - Soạn giáo án chi tiết.
	- Hướng dẫn học sinh ôn tập.
2/ Hs : - Ôn tập và soạn tiết ôn tập phần văn
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp (1’): Kiểm tra sĩ số và tác phong hs.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs)
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài (1’)
Nêu mục đích của tiết học: tiết trước các em đã ôn tập tổng hợp phần văn bản, phần tập làm văn,và phần tiếng Việt. Tiết này, các em tiếp tục ôn tập tổng hợp chuẩn bị làm bài kiểm tra hk .
b/ Tiến trình bài dạy:
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
19’
Hoạt động 1: Tìm hiểu những nội dung kiến thức cần lưu ý.
Lưu ý: bài kiểm tra cuối năm nhằm tập trung đánh giá mộ cách toàn diện những kiến thức và kĩ năng của môn Ngữ văn theo tinh thần tích hợp của ba phân môn: Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn trong một bài viết. Cần chú ý hơn kiến thức ở hk2 nhưng cũng cần liên hệ và vận dụng kiến thức ở hk1.
Gọi một em đọc các phần nội dung kiến thức trong sách giáo khoa.
Chú ý yêu cầu hs nhắc lại một số kiến thức cụ thể ở chương trình hk 2.
Đọc các nội dung trong sách.
Các phần gồm:
- Phần đọc – hiểu văn bản:
- Phần tiếng Việt;
- Phần Tập làm văn;
Nhắc lại các kiến thức hk2:
Các thành phần chính của câu;
Câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
I/ Những nội dung cơ bản cần lưu ý:
Các phần gồm:
- Phần đọc – hiểu văn bản:
- Phần tiếng Việt;
- Phần Tập làm văn;
19’
Hoạt động 2: Tìm hiểu những đề có sẵn trong sách.
Yêu cầu hs đọc và nêu cách giải.
Nhận xét và hướng dẫn nêu đáp án cụ thể.
Lưu ý phần văn miêu tả.
Cách làm bài, hình thức, dạng đề: tả người, tả cảnh vật thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, hay tả sáng tạo.
Đọc các đề nêu cách giải.
Đáp án đề kiểm tra trong sách:
Phần trắc nghiệm:
Câu số
Đáp án
Câu số
Đáp án
Câu số
Đáp án
1
2
3
B
D
C
4
5
6
D
C
A
7
8
9
C
C
B
Phần tự luận: (hs lắng nghe)
Lưu ý và nắm được định hướng chung để có cách ôn bài tốt.
II/ Cách ôn tập và hướng dẫn kiểm tra:
Có hai phần:
Trắc nghiệm và tự luận.
4/ Dặn dò: ( 5’)	
 - Bài tập về nhà: ôn tập và soạn tiết ôn tập tổng hợp.
 - Hướng dẫn các ôn tập tổng hợp.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
Tuần 37: Tiết 137;138. Ngày soạn: 05 /4/2010. 
 KIỂM TRA CUỐI NĂM
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: nhằm giúp hs:
- Củng cố và hệ thống hoá được kiến thức và kĩ năng đã học môn Ngữ văn trong năm.
- Vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của bộ môn.
2/ Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học ở ba phân môn để vận dụng vào việc viết bài kiểm tra cuối năm.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức tự giác học tập tổng hợp kiến thức đã học, tính trung thực có ý chí vươn lên.
II/ Đề:	 ( Thi đề chung của PGD- có đáp án kèm theo).
III/ Kết quả đạt được:
Lớp
Sĩ số
Đ.Giỏi
(SL)
Đ.Khá
(SL)
ĐTB
(SL)
Đ.Yếu
(SL)
Đ.Kém
(SL)
TB trở lên
Ghi chú
(SL)
(%)
6A1
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:
.
Tuần 37: Tiết 139;140. Ngày soạn: 05/4/2010. 
 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( Phần Văn và Tập làm văn)
I/ Mục tiêu:
Tiết 1:
1/ Kiến thức: nhằm giúp hs:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
2/ Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học việc liên hệ thực tế ở địa phương.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức tự giác học tập, tình yêu quê hương, đất nước.
Tiết 2: tiếp tục thực hiện những muc tiêu ở tiết 1
1/ Kiến thức: nhằm giúp hs:
- Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
2/ Kỹ năng: vận dụng các kiến thức đã học việc liên hệ thực tế ở địa phương.
3/ Thái độ: giáo dục ý thức tự giác học tập, tình yêu quê hương, đất nước.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
1/ GV: - Soạn giáo án chi tiết.
	- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực tế ở địa phương.
2/ Hs : - Chuẩn bị trước ở nhà theo yêu cầu.
 - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về các di tích.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Ổn định tình hình lớp (1’): Kiểm tra sĩ số và tác phong hs.
2/ Kiểm tra bài cũ: ( kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của hs)
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài (4’)
-Yêu cầu một số em có thể kể tên một danh lam thắng cảnh hay một di tách lịch sử ở địa phương mình mà em biết.
- Tự nêu tên một danh lam thắng cảnh hay di tích lịch sử mà em biết ở địa phương.
- Ghi nhận và lưu ý cho hs khác cùng suy nghĩ.
TL
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
70’
Hoạt động 1: Thực hành trên lớp.
40’
30’
Giới thiệu thêm một số danh lam như: Hồ A (Thuỷ điện Vĩnh Sơn), suối Tà Má (M4- Làng Hà Ri),đây là những danh lam có tiềm năng du lịch nhưng chưa được chú trọng khai thác.
Di tích lịch sử: vườn cam của Nguyễn Huệ ở Vĩnh Sơn. Nơi khởi nghĩa Vĩnh Thạnh là TàLốt- Tà Lét thuộc làng Hà Ri(xã Vĩnh Hiệp).
Hết tiết 1, chuyển sang tiết 2
Yêu cầu từng em xem laiï bài viết của mình về việc giới thiệu một danh lam thắng cảnh hay di tích đã chuẩn bị, sau đó sẽ trình bày trước tập thể lớp.
Gọi lần lượt từng em trình bày bài viết của mình.
Gọi em khác nhận xét.
Lắng nghe.
Xem lại bài viết đã chuẩn bị.
Lần lượt từng em trình bày bài viết của mình.
Nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến riêng đối với từng bài.
II/ Thực hành trên lớp:
10’
Hoạt động 2: Củng cố
Dùng tranh giới thiệu về cảnh đẹp ở Hồ A (Thuỷ điện Vĩnh Sơn). Và sơ lượt về di tích vườn cam Nguyễn Huệ.
Lắng nghe và nêu suy nghĩ cá nhân.
4/ Dặn dò: ( 5’)	
 Bài tập về nhà: ôn tập toàn bộ chương trình trong thời gian hè.
IV/ Rút kinh nghiệm, bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 HKII(2).doc