I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương.
- Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến.
- Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp của loại truyện truyền kỳ.
3. Thái độ:
Giáo dục thái độ chân trọng đối với người phụ nữ.
2. Kĩ năng:
-Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm.
II. Chuẩn bị:
HS: soạn bài.
GV: tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp,
III. Hoạt động dạy- học
1.Tổ chức:
9A 9B .
2. Kiểm tra:
Kết hợp trong giờ.
3. Bài mới:
Ngày giảng: 9A 9B Tiết 16 - CHUYệN NGƯờI CON GáI NAM XƯƠNG (Trích Truyền kỳ mạn lục- Nguyễn Dữ) I. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương. - Thấy rõ thân phận nhỏ nhoi, bi thảm của người phụ nữ dưới chế độ phụ quyền phong kiến. - Tìm hiểu những thành công về nghệ thuật của tác phẩm: nghệ thuật dựng truyện, dựng nhân vật, sự sáng tạo trong việc kết hợp những yếu tố kỳ ảo với những tình tiết có thực, tạo nên vẻ đẹp của loại truyện truyền kỳ. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ chân trọng đối với người phụ nữ. 2. Kĩ năng: -Rèn kỹ năng đọc, phân tích tác phẩm. II. Chuẩn bị: HS: soạn bài. GV: tìm hiểu thêm hoàn cảnh sáng tác tác phẩm. 2. Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, III. Hoạt động dạy- học 1.Tổ chức: 9A9B. 2. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. GV: tóm tắt vài nét về tác giả, tác phẩm? HS: trình bày. GV: hướng dẫn HS đọc, đọc mẫu. HS: chọn đọc một đoạn mình yêu thích. GV: hãy tóm tắt truyện. HS: Vũ Nương đẹp người đẹp nết được chàng Trương Sinh cưới làm vợ. Gia đình đang yên ấm thì chàng phải đi lính. Khi trở về Trương Sinh ngờ vợ phản bội, Vũ Nương không tự mình giải oan được đã tự vẫn. Trương Sinh nhận ra sự thật lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương tha thứ nhưng nàng không thể trở về cuộc sống trần thế. HS: đọc chú thích. HĐ2: GV: văn bản thuộc thể loại nào? sử dụng phương thức biểu đạt nào? HS trả lời GV: giải thích thêm về thể loại. GV: văn bản có thể chia làm mấy phần,? Nội dung chính của từng phần? HS: P1: từ đầucha mẹ đẻ mình (phẩm hạnh của Vũ Nương) P2: tiếpqua rồi (nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của Vũ Nương) P3: còn lại (Vũ Nương được giải oan) GV: nhân vật Vũ Nương được giới thiệu ntn? HS: GV: trong cuộc sống vợ chồng nàng đã cư xử ntn trước tính hay ghen của Trương Sinh? HS: GV: trong buổi chia tay tiễn chồng đi lính,Vũ Nương đã nói những câu gì? Qua đó em hiểu gì về ước nguyện của nàng? HS: GV: em có nhận xét gì về câu văn, hình ảnh trong đoạn này? HS: câu văn biền ngẫu, hình ảnh ước lệ, sử dụng điển tích. GV: trong hơn một năm xa chồng nàng đã sống c/s ntn HS: thuỷ chung, yêu chồng tha thiết, nỗi buồn cứ dài theo năm tháng. Những hình ảnh ước lệ bướm lượn chỉ cảnh mùa xuân vui tươi, mây che.- cảnh mùa đông ảm đạm àdiễn tả sự trôi chảy của thời gian, diễn tả tâm trạng của người chinh phụ. GV: nàng cư xử với mẹ chồng ntn? HS: Hoạt động nhóm: GV: Lời trăng trối của bà mẹ chồng giúp ta hiểu rõ thêm điều gì về người con dâu của bà? Đó là cách đánh giá ntn? HS: thảo luận, trình bày, nhận xét. GV: định hướng ( Vũ Nương là người vợ hiền, dâu thảo, tình nghĩa vẹn cả đôi bề. Lời trăng trối của bà mẹ chồng T/h sự ghi nhận nhân cách, đánh giá công lao của nàng đối với gia đình nhầ chồng. Đó là cách đánh giá khách quan, chính xác. I. Đọc, kể tóm tắt, tìm hiểu chú thích: 1. Đọc. 2. Kể tóm tắt. 3. Chú thích. II. Tìm hiểu văn bản: A. Cấu trúc văn bản: 1. Thể loại: truyện truyền kì 2. Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm. 3. Bố cục: 3 phần B. Tìm hiểu nội dung: 1. Phẩm hạnh của Vũ Nương: - Là người xinh đẹp, thuỳ mị , nết na. * Đối với chồng: - Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng phải thất hoà. - Khi tiễn chồng đi lính: Không trông mong vinh hiển mà chỉ cầu cho chồng bình an Cảm thông trước những nỗi vất vả gian lao mà chồng sẽ phải chịu đựng. Nói lên những khắc khoải, nhớ nhung của mình. - Khi xa chồng Vũ Nương buồn nhớ, yêu chồng tha thiết. * Đối với mẹ chồng: - Chăm sóc mẹ chồng ân cần, tận tình.( nàng hết sức thuốc thang, lễ bái thần phật...) - Khi mẹ chồng qua đời: lo ma chay tế lễ chu đáo. 4. Củng cố: GV hệ thống KT tiết 1. 5. Hướng dẫn: Chuẩn bị phần còn lại.
Tài liệu đính kèm: