Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 17: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 17: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối ).

 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.

2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong văn bản.

3. Thái độ: Thấy được sự quan trọng của liên kết các đoạn trong văn bản.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ và câu chủ đề là gì? Các câu trong đoạn có nhiệm vụ gì?

3. Bài mới : Một văn bản gồm nhiều đoạn văn. Khi di chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. Liên kết đoạn tạo sự liền mạch, thông suốt cho văn bản và giúp người đọc dễ theo dõi, thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn, các ý trong văn bản, bài học này các em sẽ rõ.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 764Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 17: Liên kết các đoạn văn trong văn bản - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	 Ngày soạn: 23/09/2012
Tiết PPCT: 17 Ngày dạy : 25/09/2012
Tập làm văn: LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Biết cách sử dụng các phương tiện để liên kết các đoạn văn, làm cho chúng liền ý, liền mạch.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Sự liên kết giữa các đoạn, các phương tiện liên kết đoạn (từ liên kết và câu nối ).
 - Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong quá trình tạo lập văn bản.
2. Kĩ năng: Nhận biết, sử dụng được các câu, các từ có chức năng, tác dụng liên kết các đoạn trong văn bản.
3. Thái độ: Thấy được sự quan trọng của liên kết các đoạn trong văn bản.
C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là đoạn văn? Từ ngữ và câu chủ đề là gì? Các câu trong đoạn có nhiệm vụ gì?
3. Bài mới : Một văn bản gồm nhiều đoạn văn. Khi di chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng các phương tiện liên kết để thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng. Liên kết đoạn tạo sự liền mạch, thông suốt cho văn bản và giúp người đọc dễ theo dõi, thấy được sự mạch lạc, chặt chẽ giữa các đoạn, các ý trong văn bản, bài học này các em sẽ rõ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
* Hs đọc 2 văn bản ở mục I. 1,2 /SGK
GV: Hai đoạn văn ở mục I . 1 có mối liên hệ gì không ? Tại sao ?
HS: Đoạn 1 tả cảnh sân trường làng Mĩ Lí trong ngày tựu trường. Còn đoạn 2 nêu cảm giác của nhân vật “ tôi” một lần ghé qua thăm trường trước đấy. Hai đoạn văn này tuy 
cùng viết về về một ngôi trường nhưng giữa việc tả cảnh hiện tại với cảm giác về ngôi trường ấy không có sự gắn bó với nhau. 
* Nhận xét hai đoạn văn ở mục I.2 ?
GV: Cụm từ “trước đó mấy hôm” được viết thêm vào đầu đo văn có tác dụng gì ?
GV: Cụm từ “trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của nó trong vb ?
 Hs: Trả lời 
* HS đọc mục II .1 sgk 
GV: Xác định các phương tiện liên kết đoạn văn trong 3 vd a, b, d ? 
HS: a . Bắt đầu làSau khâu tìm hiểu là; 
 b. Nhưng, 
 c. Từ “đó” là chỉ từ. Trước đó là ngày mà nhân vật “tôi” đi qua làng Hòa An bẫy quyên. 
 d. Nói tóm lại 
GV: Các từ liên kết đoạn đó thường đứng ở vị trí nào ? 
( được đặt đầu đoạn văn) 
GV: Cho biết mối quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn trong từng vd ? 
HS: a. quan hệ liệt kê ; b. quan hệ tương phản, đối lập ; d. quan hệ tổng kết , khái quát 
GV: Kể thêm các phương tiện liên kết đoạn văn cho mỗi vd ? 
HS: a. Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, mặt khác, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra 
 b. Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, thế mà 
 c. Đại từ: này, nọ, ấy, đó, kia
 d. Tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng, có thể nói ..
GV: Xác định câu nối dùng để liên kết giữa 2 đoạn văn ?
HS: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy! 
GV: Vì sao nói đó là câu có tác dụng liên kết ? 
HS: Khép lại ý ở cụm từ “bố đóng sách cho mà đi học”, chuyển sang ý đoạn dưới 
GV: Chốt ý sử dụng các phương tiện liên kết? 
(HS đọc ghi nhớ) 
LUYỆN TẬP 
BT1
- Gv: Bài tập 2 yêu cầu chúng ta phải làm gì ?
- Hs: Làm việc độc lập
BT2: Hs nêu yêu cầu bài tập 2 ? (HSTLN – 3 phút – 4 nhóm)
Bài 3: Gv làm mẫu đoạn văn
Cái đoạn chị Dậu đánh cai lệ là một đoạn tuyệt khéo. Khéo vì nước đã quá tức ắt phải vỡ bờ, sự đè nén áp bức đã vượt quá sức chịu đựng, vượt quá giới hạn cho phép; khéo vì phần thắng thuộc về người đàn bà lực điền còn hai gã đàn ông lại nằm chỏng quèo dưới đất. Khéo vì nó rất phù hợp với lòng mong đợi của mọi người.
Tóm lại, đó là một sự tuyệt khéo trên nhiều phương diện mà không phải cây bút nào cũng tạo dựng được
-> Từ ngữ liên kết: Tóm lại, đó
GV hướng dẫn, Hs làm, GV sửa
Bài 4: Xác định nội dung của đoạn văn, tìm từ có tác dụng liên kết để nối, làm cho đoạn văn liên mạch:
Hs làm bài tập ở đoạn văn b SGK/35
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Xem lại văn bản Trong lòng mẹ. Tìm các từ ngữ, câu dùng để liên kết và phân tích tác dụng của nó. 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản
* Vd: Hai đoạn văn SGK/50
- Hai đoạn văn ở mục 1: không có sự gắn bó với nhau. 
- Hai đoạn văn ở mục 2: 
+ Cụm từ “trước đó mấy hôm” làm cho hai đoạn
văn liên kết về thời gian: quá khứ - hiện tại
*Tác dụng : 
Thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa chúng với nhau
2. Phương tiện liên kết các đoạn văn 
a. Dùng từ ngữ : 
- Từ liệt kê: Trước hết, đầu tiên, cuối cùng, sau nữa, một là, hai là, thêm vào đó, ngoài ra 
- Từ đối lập: Nhưng, trái lại, tuy vậy, ngược lại, song, thế mà 
- Từ khái quát: Tóm lại, nhìn chung, tổng kết lại, nói một cách tổng quát thì, nói cho cùng
- Quan hệ từ, đại từ, chỉ từ: và, đó, này, kia...
b. Dùng câu :
- Câu liên kết: Ái dà, lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!
-> Khép lại ý ở cụm từ “bố đóng sách cho mà đi học” , chuyển sang ý đoạn dưới 
* Ghi nhớ : SGK/ 53
II. LUYỆN TẬP: 
Bài 1 : Từ ngữ có tác dụng liên kết 
Câu a: Nói như vậy: mang ý nghĩa tổng kết.
Câu b: Thế mà: tương phản;
Câu c: cũng (nối đoạn 2 với đoạn 1): nối tiếp, liệt kê.
Tuy nhiên: nối đoạn 3 với đoạn 2: tương phản.
Bài 2 : Điền vào chổ trống 
Đoạn a: Từ đó;
Đoạn b: Nói tóm lại;
Đoạn b: Tuy nhiên;
Đoạn d: Thật khó trả lời
Bài 3: Viết đoạn văn chứng minh ý kiến của Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Bài 4: 
- Nội dung đoạn văn: Chất diệp lục tạo nên màu xanh của lá cây 
- Từ liên kết: sở dĩ, như vậy
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ: Tìm và chỉ ra tác dụng của các từ ngữ và câu dùng để liên kết các đoạn văn trong một văn bản theo yêu cầu. 
* Bài mới: Soạn bài “ Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.
****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 van 8 tiet 17(1).doc