I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1.Kiến thức:
- Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích.
- Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen.
- Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc.
2.Kĩ năng:
- Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự.
- Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích.
3. Thái độ:
-Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự.
II . CHUẨN BỊ.
- Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án
- Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ)
III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp : 8a
2. Kiểm tra bài cũ .
? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai-ma-tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên.
? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong
3.Bài mới.
Ngày tháng năm 2011 Ngày soạn 10/10/2011 Ngày giảng : 18 /10/2011 Tiết 33 HAI CÂY PHONG (Trích ''Người thầy đầu tiên'') (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen. - Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: -Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. II . CHUẨN BỊ. - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án - Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ) III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 8a 2. Kiểm tra bài cũ . ? Giôn-xi khỏi bệnh vì sao. ? vì sao nói bức tranh''Chiếc lá cuối cùng'' là một kiệt tác. ? Phân tích 2 lần đảo ngược tình huống của truyện? Tác dụng của nghệ thuật đó. 3.Bài mới. - Giới thiệu bài (1'): Đối với chúng ta, kí ức tuổi thơ thường gắn với cây đa, bến nước, sân đình, cây đa cũ bến đò xưa. Đối với nhân vật hoạ sĩ trong truyện ''Người thầy đầu tiên'' của Ai-ma-tốp là nhớ tới làng quê với hai cây phong trên đỉnh đồi đầu làng. Giáo viên giới thiệu quê hương của tác giả - đất nước Cư-rơ-gư-xtan. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NÔI DUNG Hoạt động 1 : - Trình bày hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm? ® GV chốt lại mở rộng về tác giả (SGK) Hoạt động 2 : - Yêu cầu đọc : Chậm, hơi buồn, gợi nhớ nhung và suy nghĩ của người kể chuyện, thay đổi giọng đọc tôi – chúng tôi. - Tìm hiểu chú thích chú thích 3, 5, 6, 7, 11, 14, 15. ? Tìm hiểu bố cục đoạn trích. Hoạt động 3: HS trao đổi nhóm câu hỏi 1 (SGK)? -Trong mạch kể chuyện “ Người kể xưng tôi ”, có mấy đoạn ? ý chính mỗi đoạn? Theo em, đoạn nào thú vị hơn? Tại sao? + 2 đoạn : Đoạn trên liên quan đến hai cây phong vào trước kỳ nghỉ hè, bọn trẻ lên phá tổ chim. + Đoạn dưới liên quan đến “ thế giới đẹp vô ngần của không gian bao la và ánh sáng ” mở ra trước mắt bọn trẻ khi ngồi trên những cành cao. + Đoạn 2 thú vị hơn : Vì làm cho bọn trẻ và người kể ngây ngất. - HS trao đổi nhóm câu hỏi 2 (SGK)? +Thu hút người kể và bọn trẻ làm cho chúng ngây ngất là hai cây phong : “ Khổng lồ với các mắt mấu, các cành cao ngất cao đến ngang tầm cánh chim bay ” với “ bóng râm mát rượi ”, động tác “ nghiêng ngả, đung đưa như muốn chào mời ” và “ hàng ngàn đàn chim chao đi chao lại ”. + Chất hội hoạ thể hiện ở đoạn sau ® bức tranh thiên nhiên : Chân trời xanh thẳm, thảo nguyên hoang vu, dòng sông lấp lánh, làn sương mờ đục lót giữa chuồng ngựa nông trang, được tô màu xa thẳm biêng biếc của thảo nguyên, chân trời, sương mờ đục, dòng sông lấp lánh. -Em cảm nhận được những gì qua đoạn văn trên? + ở trên cao nhìn xuống, tầm mắt trẻ thơ được mở rộng thu vào một không gian bao la bát ngát của thế giới vừa quen vừa lạ làm cho chúng sửng sốt, nên thơ quên đi phá tổ chim. Ngắm nhìn toàn cảnh ấy, ước mơ khát vọng lần đầu tiên thức tỉnh trong tâm hồn những đứa tre làng Ku – ku – rêu I. Giới thiệu tác giả - tác phẩm 1.Tác giả: Ông sinh năm 1928 tại Cư-rơ-gư-xtan ở Trung á (trước thuộc liên bang Xô viết). Ông tốt nghiệp đại học nông nghiệp trở thành cán bộ chăn nuôi rồi học tiếp văn học chuyển sang hoạt động báo chí, viết văn. - Tác phẩm nổi tiếng của ông:SGK 2. Tác phẩm - Nằm ở phần đầu truyện ''Người thày...'' II. Đọc hiểu văn bản 1. Đọc: 2. Bố cục: 4 phần - Phần 1: từ đầu phía tây: giới thiệu chung về vị trí của làng quê - Phần 2: phía bên làng thần xanh: Nhớ về hình ảnh 2 cây phong - Phần 3: vào năm học biêng biếc kia: Nhớ về tuổi thơ - Phần 4: còn lại: Nhớ về người trồng 2 cây phong gắn liền với trường. - Hình ảnh con người: nhân vật ''tôi'' và ''chúng tôi'' - Hình ảnh thiên nhiên: 2 cây phong và thảo nguyên. III. Phân tích văn bản 1. Hai cây phong và ký ức tuổi thơ - Hai cây phong như một người bạn lớn, vô cùng thân thiết bao dung, độ lượng gắn bó với lũ trẻ trong làng. - Đoạn văn được kể xen tả đậm chất hội hoạ nên bức tranh TN bí ẩn đầy sức quyến rũ. 4 Củng cố: ? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai- ma - tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên. ? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích? 5.Hướng dẫn học ở nhà: - Học lại bài cũ. - Tóm tắt lại văn bản :Hai cây phong. - Đọc và soạn tiếp phần bài còn lại. 6.Rút kinh nghiệm Ngày tháng năm 2011 Ngày soạn 10/10/2011 Ngày giảng : 19 /10/2011 Tiết 34 Văn bản: HAI CÂY PHONG ( Tiếp) (Trích ''Người thầy đầu tiên'') (Ai-ma-tốp) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Vẻ đẹp và ý nghĩa hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích. - Sợ gắn bó của người hoạ sĩ với quê hương, với thiên nhiên và lòng biết ơn thầy Đuy- Sen. - Cách xây dựng mạch kể: cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. 2.Kĩ năng: - Đọc - hiểu một văn bản có giá trị văn chương, phát hiện, phân tích những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả, biểu cảm trong một đoạn trích tự sự. - Cảm thụ vẻ đẹp sinh động, giàu sức biểu cảm của các hình ảnh trong đoạn trích. 3. Thái độ: -Thấy được vai trò nổi bật của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn bản tự sự. II . CHUẨN BỊ. - Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án - Học sinh: Tìm đọc đoạn trích ''Người thày đầu tiên'' trong SGK Văn 9II (cũ) III.TIẾN TRÌNH DAY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 8a 2. Kiểm tra bài cũ . ? Em hãy nêu một vài nét về tác giả Ai-ma-tốp và tác phẩm Người thầy đầu tiên. ? Em hãy phân tích hình ảnh hai cây phong trong đoạn trích Hai cây phong 3.Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1 HS thảo luận nhóm câu hỏi 3 (SGK) + Nguyên nhân cây phong chiếm được vị trí : · Chiếm vị trí cao trên làng, trên đỉnh đồi · Như ngọn hải đăng đặt trên núi + Gắn với kỷ niệm tuổi thơ + Liên quan đến nghề hoạ sĩ của tác giả + Gắn với tình yêu quê hương tha thiết + Nhân chứng của câu chuyện hết xúc động về Đuy – sen * Cây phong được miêu tả qua cái nhìn của hoạ sĩ nhưng động hơn : Nghiêng ngả thân cây, lay động cành lá, khi mây đen kéo đến thì xô gãy cành, trụi lá + Âm thanh : Tiếng lá reo, tiếng rì rào theo nhiều cung bậc, reo vù vù. ® Miêu tả bằng trí tưởng tượng và tâm hồn nghệ sĩ : Chúng có tiếng nói riêng, tâm hồn riêng : Khi thì thầm tha thiết nồng thắm – bỗng im bặt một thoáng – cất tiếng thở dìa như thương tiếc người nào. Hoạt động 2 - Qua đoạn văn này, giúp em hiểu thêm điều gì về hai cây phong và NT của tác giả? + Kể và tả đậm chất hội hoạ - Đọc VB em cảm nhận được vẻ đẹp nào về thiên nhiên và con người được phản ánh? * HS đọc ghi nhớ (SGK) 2. Hai cây phong và thầy Đuy – sen - Hai cây phong gắn bó thân thuộc, gần gũi với con người. - Có sự sống riêng - Nơi khắc ghi biến cố của làng, trường Đuy – sen - Kể xen tả, hai cây phong được nhân hoá cao độ sinh động. IV. Tổng kết 1. NT : + Lựa chon ngôi kể ,người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo + Miêu tả bằng ngòi bút đậm chất hội hoạ, truyền sự dung cảm đén người đọc. + Có nhiều liên tưởng, tưởng tượng hết sức phong phú.. 2. Ý nghĩa : Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người hoạ sĩ làng ku-ku-rêu. 4. Củng cố: ? Nhắc lại nghệ thuật và nội dung chính của toàn bài. ? Nhận xét về bức tranh minh hoạ trong SGK, minh hoạ cho đoạn văn nào trong văn bản. 5. Hướng dẫn học ở nhà: - Học thuộc ghi nhớ. - Tìm và phân tích 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm trong đoạn văn của văn bản - Chọn 1 đoạn khoảng mươi dòng liên quan đến 2 cây phong để học thuộc lòng. - Soạn bài: ''Ôn tập truyện kí Việt Nam'' SGK - tr104 và văn bản nhật dụng ''Thông tin về trái đất năm 2000''. 6 Rút kinh nghiệm. . Ngày tháng năm 2011 Ngày soạn 10/10/2011 Ngày giảng : 25 /10/2011 Tiết 35,36 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức: - Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học, để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm 2.Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày. 3.Thái độ : Nghiêm túc làm bài II. CHUẨN BỊ. - Giáo viên: Tham khảo các đề trong sách ''Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn lớp 8''; ''Nâng cao ngữ văn 8'' - Học sinh: Xem trước các đề trong SGK ngữ văn 8 III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC. 1. Ổn định lớp : 8a 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh : 3. Bài mới: 1. Đề bài: Em hãy kể lại một lần mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn. 2. Dàn ý: a. Mở bài: ( 2 đ) Có thể kể theo thứ tự kể ngược- kết quả trước, diễn biến sau như bản thân mình đang ân hận khi nghĩ lại những lỗi mình gây ra khiến thầy cô buồn. b. Thân bài: (6 đ) Đan xen, kết hợp kể, tả, biểu cảm * Yếu tố kể: - Kể lại suy nghĩ của mình khi làm những sự việc mà sau này mình thấy đó là lỗi lầm. - Kể lại quá trình sự việc mắc lỗi. - Kể lại những khó khăn, dằn vặt khi mắc khuyết điểm mà mình đã trải qua. * Yếu tố tả: - Tả cụ thể hoạt động mắc lỗi của mình. - Tả nét mặt, cử chỉ không hài lòng của thầy cô khi mình mắc khuyết điểm. * Yếu tố biểu cảm: - Lo lắng khi nhận ra lỗi lầm của mình. Ân hận và tự nhủ sẽ không bao giờ làm như vậy nữa. c. Kết bài ( 2 đ) - Nhận lỗi với thầy cô giáo và tự hứa với thầy cô không bao giừo tái phạm ( Có thể đó chỉ là sự việc diễn ra trong đầu.) 3. Biểu điểm: - Điểm giỏi: Diễn đạt tốt, đủ ý, kết hợp 3 yếu tố kể, tả, biểu cảm tốt. - Điểm khá: Tương đối đủ ý; diến đạt lưu loát, sai một số lỗi chính tả. - Điểm TB; Đảm bảo 1/2 ý , diễn đạt khá lưu loát; có chỗ còn lủng củng,.. - Điểm yếu: Bài viết kém sinh động, không kết hợp kể với tả và biểu cảm, dựa nhiều vào sách, sai nhiều lỗi chính tả. 4. Thu bài, rút kinh nghiệm về ý thức làm bài: 5. Hướng dẫn về nhà: - Ôn tập kiểu bài kể kết hợp tả và biểu cảm - Chuẩn bị cho bài luyện nói: kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm . 6 Rút kinh nghiệm. . Ngày tháng năm 2011 Ngày soạn: 10/10/2011 Ngày giảng : 22 /10/2011 Tiết 37 ÔN TẬP TRUYỆN KÍ VIỆT NAM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Sự giống nhau và khácc nhau cơ bản của truyện kí đã học về các phương diện thể loại, phương thức biểu đạt, nội dung, nghệ thuật. - Những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật của từng văn bản . - Đặc điểm của nhân vật trong các tác phẩm tryuện. 2 . Kĩ năng: - Khái quát, hệ thống hoá và nhận xét về tác phẩm văn học trên một số phương diện cụ thể . - Cảm thụ nét riêng, độc đáo của tác phẩm đã học. 3. Thái độ: - Nghiêm túc và ... GV yêu cầu hs vận dụng kiến thức lý thuyết làm BT SGK. 1.Tính thống nhất của văn bản. - Tính thống nhất của văn bản thể hiện trước hết trong chủ đề, trong tính thống nhất về chủ đề của văn bản. - Chủ đề của văn bản là vấn đề chủ chốt, là đối tượng chính yếu mà văn bản biểu đạt. - Chủ đề được thể hiện trong câu chủ đề, trong nhan đề văn bản, trong các đề mục - Tính thống nhất về chủ đề khi biểu đạt chủ đề xác đinh, thể hiện ở sự mạch lạc trong liên kết giữa các phần, đoạn trong văn bản => tập trung làm sáng tỏ và nổi bật chủ đề của văn bản. 2/ Tóm tắt văn bản tự sự: - Văn bản tự sự : Là văn bản kể chuyện, trong đó bằng lời kể tái hiện lại câu chuyện, nhân vật, sự việc - Tóm tắt văn bản tự sự giúp cho người đọc dễ dàng nắm bắt được nội dung chủ yếu hoặc để tạo cơ sở cho việc tìm hiểu phân tích - Tóm tắt văn bản tự sự có hiệu quả: + Đọc kỹ tác phẩm, nắm nội dung chính. + Đan xen yếu tố miêu tả, biểu cảm làm cho câu chuyện, sự việc và nhân vật thêm cụ thể, sinh động. 3/ Văn bản thuyết minh: - Kiểu văn bản thuyết minh: +Thuyết minh về người. + Thuyết minh về vật. + Thuyết minh về đồ vật. + Thuyết minh về phương pháp cách thức. + Thuyết minh về danh lam thắng cảnh - Bố cục bài thuyết minh: 4/ Văn bản nghị luận: - Luận điểm: Là ý kiến, quan điểm của người viết để làm rõ, làm sáng tỏ vấn đề cần bàn luận. - Vai trò của các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm => Những yếu tố trên đóng vai trò hỗ trợ tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận. 5/ Văn bản điều hành. - Văn bản tường trình. - Văn bản thông báo. II. Luyện tập: - Bài tập (SGK) 3. Củng cố: GV củng cố những kiến thức phần TLV. 4.Hướng dân về nhà: Ôn tập các kiến thức phần TLV. Ngày soạn /5 /2010 Tiết 135 + 136 : KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM ( đề và đáp án của phòng) 1. Đọc đề. 2. Phát đề 3.Củng cố: Thu bài: - GV thu bài, nhận xét ý thức trong giờ kiểm tra. 4. Hướng dẫn về nhà: Chuẩn bị nội dung chương trình địa phương (Phần tiếng việt). Ngày soạn 9/5 /2010 TIẾT: 137: VĂN BẢN THÔNG BÁO. I. Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: - Giúp hs những tình huống cần viết văn bản thông báo, đặc điểm của văn bản thông báo và biết cách làm văn bản thông báo đúng quy cách. 2.Tư tưởng. - Tích hợp: Các tình huống trong thực tế, các văn bản đã học. 3. Kĩ năng. - Rèn hs kỹ năng nhận diện và phân biệt văn bản thông báo so với các văn bản đã biết khác, biết viết văn bản thông báo đơn giản đúng quy cách II. Chuẩn bị GV: Giáo án, máy chiếu. HS: Sưu tầm một số thông báo. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1. Kiểm tra. - Thế nào là văn bản tường trình? - Nêu cách làm văn bản tường trình? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: - HS đọc 2 văn bản thông báo 1 - 2 SGK (tr 140-141) trên máy chiếu. H: Ai là người viết các thông báo trên? (Cơ quan, đoàn thể, người tổ chức). H: Thông báo gửi đến cho những ai? (Người dưới quyền, thành viên đoàn thể, những người quan tâm) H: Những văn bản này viết ra nhằm mục đích gì? H: Nhận xét về thể thức trình bày 2 văn bản trên. => GV bổ sung. - HS ghi nhớ 1 (SGK tr 143) - HS đọc 3 tình huống a, b, c. trong SGK. H: Cho biết trong 3 tình huống đó tình huống nào cần viết văn bản thông báo? vì sao? (Thảo luận nhóm) H: Quan sát 2 văn bản thông báo trên, những mục cần có trong văn bản thông báo? H: Vậy văn bản thông báo có thể chia làm mấy phần? H: Nội dung của từng phần là gì? H: Trong 3 phần đó phần nào là quan trọng nhất? vì sao? H: Có thể đảo vị trí của các phần đó được không? vì sao? - Một học sinh đọc phần lưu ý (SGK). H: Tại sao có phần lưu ý để làm gì? - HS thực hiện phần luyện tập. I- Đặc điểm của văn bản thông báo: 1. Ví dụ: SGK (tr 140-1410 - Người viết 2 văn bản trên là người tổ chức, đại diện các tổ chức các cơ quan, đoàn thể. - Người nhận 2văn bản trên là người dưới quyền, thành viên của các cơ quan đoàn thể. - Mục đích: Truyền đạt thông tin đến những người có liên quan. - 2 VD trên được trình bày theo mẫu quy định. c) Kết luận Ghi nhớ 1 (SGK - t 143) 2- Cách làm văn bản thống báo: a) Tình huống cần làm văn bản thông báo: - a: Văn bản tường trình. -b: Văn bản thông báo. - c: Văn bản thông báo. b) Cách làm văn bản thông báo: + Phần I: Mở đầu - Tên cơ quan chủ quản, đơn vị trực thuộc. - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Địa điểm, thời gian làm thông báo. - Tên văn bản. + Phần II: Nội dung thông báo. - Trình bày rõ ràng, cụ thể. + Phần III: Kết thúc: - Nơi nhận. - Ký tên, ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo. c) Kết luận: (Lưu ý) * Ghi nhớ: (SGK- t 143) II. Luyện tập: - Kể tên những tình huống phải viết thông báo, chọn 1 tình huống viết văn bản. 3. Củng cố; -Nhắc lại cách làm văn bản thông báo. 4.Hướng dẫn về nhà: -Làm văn bản thông báo. Ngày soạn 9/5 /2010 Tiết 138: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG. (phần tiếng việt) A. Mục tiêu bài học. 1.Kiến thức. Giúp hs ôn tập kiến thức về đại từ xưng hô. 2. Tư tưởng . Tích hợp các văn bản văn học đã học, tích hợp dọc với các bài tiếng việt về hành động nói và hội thoại. 3. Kĩ năng: - Rèn luyện cho hs kỹ năng dùng đại từ xưng hô trong giao tiếp cho đúng "vai" và đúng màu sắc địa phương. B. Chuẩn bị GV: Giáo án, bảng phụ. HS: Ôn tập, chuẩn bị bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1. Kiểm tra: - Kết hợp trong giờ học. 2. Bài mới: Hoạt động của thày trò Nôi dung - GV hướng dẫn hs ôn tập về từ ngữ xưng hô, cách xưng hô. H: Tìm hiểu khái niệm xưng hô? (xưng là gì? hô là gì? H: Những loại từ ngữ nào có thểdùng làm từ ngữ xưng hô? cho ví dụ về các từ ngữ xưng hô thường gặp? H: Trong xưng hô, giao tiếp có thể có những quan hệ nào? GV: Lưu ý trong giải thích phải luôn chú ý đến các "vai" xh trong giao tiếp. - HS đọc đoạn văn; H: Xác định từ ngữ xưng hô địa phương trong đoạn trích? H: Từ ngữ xưng hô nào không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương? Tại sao? - GV xác định tìm những từ ngữ xưng hô ở địa phương BG và mở rộng ở các địa phương khác. H: Cho biết từ ngữ xưng hô địa phương có thể dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp nào? => GV hướng dẫn hs thực hiện yêu cầu mục 4 SGK. - Trong TV có 1 số lượng khá lớn các danh từ chỉ họ hàng thân thuộc và chỉ nghề nghiệp, chức vụ được dùng làm từ ngữ xưng hô. 1. Ôn tập về từ ngữ xưng hô: a) Xưng hô: - Xưng: Người nói tự gọi mình. - Hô: Người nói gọi người đối thoại (người nghe) b) Dùng từ ngữ xưng hô: - Dùng đại từ trỏ người: tôi, chúng tôi, mày, nó , ta, mình - Dùng danh từ chỉ quan hệ thân thuộc và 1 số danh từ chỉ nghề nghiệp chức tước: ông, bà, anh, chị, chủ tịch, nhà giáo c) Quan hệ xưng hô: - Quan hệ quốc tê: Giao tiếp đối ngoại. - Quan hệ quốc gia: Giao tiếp trong cơ quan Nhà nước, trường học - Quan hệ xh: Giao tiếp rộng rãi trong các lĩnh vực đời sống xã hội 2. Bài tập: a) Bài 1: Xác định từ xưng hô đph: - "U": dùng để gọi mẹ. - Từ xưng hô "mợ" không phải là từ ngữ toàn dân, nhưng cũng không phải là từ ngữ địa phương vì nó thuộc lớp từ biệt ngữ xã hội. b) Tìm từ xưng hô ở địa phương em và địa phương khác. - U, bầm, bủ (mẹ), thầy (cha) => BG. - Mi (mày), choa (tôi) => Nghệ tĩnh. - Eng (anh), ả (chị) => Huế. -Tau (tao), mầy (mày) => NTB. - Tui (tôi), ba (cha), ổng (ông ấy) => NB. c) Từ ngữ xưng hô địa phương được dùng trong những phạm vi giao tiếp hẹp như: ở địa phương - Dùng trong tác phẩm văn học ở một mức độ nào đó để tạo không khí địa phương cho tác phẩm. - Không dùng trong các hoạt động giao tiếp quốc tế, quốc gia (nghi thức trang trọng) * Củng cố: Nhận xét cách dùng từ ngữ xưng hô trong Tiếng việt. *Hướng dẫn học ở nhà: Ôn tập chuẩn bị bài thi HKII. Ngày soạn 9/5 /2010 Ngày giảng : 8A....... 5 /2010 Sĩ số/32 8B....... 5/2010 Sĩ số/26 8C....... 5/2010 Sĩ số /31 TIẾT 139: LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Giúp hs củng cố lại những tri thức về văn bản thông báo: Mục đích, yêu cầu, cấu tạo của 1 văn bản thông báo, từ đó nâng cao năng lực viết thông báo cho hs. 2. Tư tưởng - Tích hợp với các kiểu văn bản điều hành đã học: tường trình, báo cáo, đề nghị. 3. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng so sánh, khái quát hoá, lập dàn ý, viết thông báo theo mẫu. II. Chuẩn bị: GV: Giáo án, bảng hệ thống, so sánh 4 loại văn bản điều hành. HS: Ôn tập. III. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ. 2. Bài mới: Hoạt động của thày trò Nội dung HĐ1 H: Những tình huống nào cần làm văn bản thông báo? H: Khi xác định làm văn bản thống báo cần chú ý những vấn đề gì? H: Hãy so sánh văn bản tường trình với văn bản thông báo? HĐ2 - HS đọc - nêu yêu cầu BT1 GV hướng dẫn hs trong 3 tình huống trong SGK. Hãy lựa chọn các văn bản phù hợp với từng tình huống đó. H: Cho biết chủ thể tạo lập văn bản đó là ai? H: Đối tượng mà văn bản đó hướng tới là ai? H: Nội dung chính của văn bản là gì? - Chia nhóm thảo luận. - HS đọc, nêu yêu cầu BT2 Chia nhóm thảo luận, tìm chỗ sai của văn bản, sửa những chỗ sai đó. - HS đọc, nêu yêu cầu BT3 - GV yêu cầu mỗi hs tự tìm cho mình ít nhất 3 tình huống. - GV yêu cầu 1-3 hs trình bày. - HS nhận xét, GV nhận xét, sửa chữa. - HS đọc , nêu yêu cầu BT4 - Yêu cầu mỗi hs tự chọn 1 tình huống tạo lập văn bản thông báo cho phù hợp chính xác. I. Ôn tập lý thuyết: 1.Tình huống làm văn bản thông báo: - Chủ thể thông báo. - Đối tượng thông báo. - Nguyên nhân điều kiện làm thông báo. - Nội dung thông báo. - Hình thức, bố cục của thông báo. 2. So sánh văn bản tường trình - văn bản thông báo. II. Luyện tập: 1. Bài 1: Lựa chọn văn bản thích hợp: a) Văn bản thông báo. - Hiệu trưởng viết thông báo. - Cán bộ, giáo viên học sinh toàn trường nhận đọc thông báo. - Nội dung k/h tính chất lễ kỷ niệm SNBH. b) Văn bản báo cáo. c) Văn bản thông báo 2. Bài 2: Phát hiện lỗi sai trong văn bản thông báo: - Không có số công văn, thông báo, nơi nhận, nơi lưu viết ở góc trái phía trên và phía dưới bản thông báo. - ND thông báo chưa phù hợp với tên thông báo nên thông báo còn thiếu cụ thể các mục: TG kiểm tra, yêu cầu kiểm tra, cách thức kiểm tra. 3. Bài 3: Tìm thêm những tình huống cần viết văn bản thông báo: - Thông báo thu các khoản tiền đầu năm học. - Thông báo về tình hình học tập và rèn luyện của hs cá biệt trong tuần. - Thông báo về kế hoạch tham quan thực tế Hạ Long - Quảng Ninh. 4. Bài 4: Chọn 1 trong các tình huống cụ thể vừa nêu trên để viết văn bản thông báo. 3. Củng cố: Củng có cách làm văn bản thông báo . 4.Hướng dẫn về nhà : Ôn tập cách làm văn bản thông báo, tường trình. TIẾT 140: TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP.
Tài liệu đính kèm: