Tuần 23 - Tiết 91
Tiếng Việt: NHÂN HÓA
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh
-Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
-Nắm được tác dụng chính của nhân hóa.
-Biết cách dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Giáo án + Bảng phụ.
HS: Bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1) Ổn định lớp:(1)
2) Kiểm tra bài cũ:(5)
-Nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào ?
-Kể tóm tắt lại truyện?
3) Giới thiệu bài mới:(1) Trong khi nói hoặc trong khi viết văn người viết hay biến những sự vật có những tư tưởng, tình cảm, việc làm giống như con người để cho lời văn, lời thơ có sự sinh động và diễn cảm hơn thì cách nói đó ta gọi là cách nói nhân hóa
Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 23 - Tiết 91 Tiếng Việt: NHÂN HÓA I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Nắm được khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa. -Nắm được tác dụng chính của nhân hóa. -Biết cách dùng các kiểu nhân hóa trong bài viết. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án + Bảng phụ. HS: Bài soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp:(1’) 2) Kiểm tra bài cũ:(5’) -Nhân vật thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được miêu tả như thế nào ? -Kể tóm tắt lại truyện? 3) Giới thiệu bài mới:(1’) Trong khi nói hoặc trong khi viết văn người viết hay biến những sự vật có những tư tưởng, tình cảm, việc làm giống như con người để cho lời văn, lời thơ có sự sinh động và diễn cảm hơn thì cách nói đó ta gọi là cách nói nhân hóa HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: (15’) HDHS tìm hiểu khái niệm về nhân hóa -Gọi học sinh đọc đoạn trích đoạn trích trong bài mưa của Trần Đăng Khoa. H.Em hãy kể tên các sự vật được nói đến ? H.Các sự vật ấy được gán cho những hành động gì ? Của ai ? H.Bầu trời được gọi là gì? H.Các hoạt động: Mặc áo, ra trận là hoạt động của ai ? -> Ông được dùng để gọi người nay được dùng để gọi trời, các hoạt động mặc áo, ra trận là hoạt động của người nay đem dùng cho sự vật làm cho quang cảnh sống động hơn. => Những cách dùng như vậy được gọi là nhân hóa. -Yêu cầu học sinh đọc mục 2. H.Hãy so sánh bài tập 2 với bài tập 1 ? H.Trong 2 khổ thơ khổ nào hay hơn ? H.Vì sao khổ 1 hay hơn ? Bài tập nhanh: Núi cao bởi có đất bồi Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu ? (Ca dao) H.Xác định sự vật đã được gán cho những hành động của con người ? -> Những sự vật, con vật được gán cho những thuộc tính, hành động, cảm nghĩ.của con người để biểu thị những suy nghĩ, tình cảm, tâm trạng của con người ta gọi là phép nhân hóa. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ . Hoạt động 2: (8’) HDHS tìm hiểu các kiểu nhân hóa. -Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 H.Các từ: Lão, cô, bác, cậu dùng để gọi ai ? Giờ gọi cái gì ? H.Chống giữ, xung phong thường chỉ hành động của ai ? Giờ chỉ hành động của cái gì ? H.Các từ: Ơi, hỡi, nhỉ, nhé thường để xưng hô với ai ? giờ xưng hô với cái gì ? H.Cho biết sự vật nào được nhân hóa ? H.Nhân hóa bằng cách nào ? H.Như vậy ta có mấy kiểu nhân hóa ? Kể ra ? -Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ. Hoạt động 3: (14’) HDHS làm bài tập. -Yêu cầu học sinh đọc bài tập. -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. -Đại diện nhóm trình bày kết quả. -Nhận xét - sửa sai. -Đọc đoạn trích. -Được gọi là ông. -Đó là các hoạt động của người . -Đọc mục 2. -So sánh bài tập 2 với bài tập 1. -Khổ 1 hay hơn vì có sử dụng phép nhân hóa. - Núi chê, núi ngồi - Đọc ghi nhớ SGK . -Đọc bài tập 1. - Gọi người giờ gọi các sự vật. - Chỉ hành động của người giờ chỉ hành động của sự vật. - Xưng hô với người giờ xưng hô với con trâu . -Chân,Tay,Tai, Mắt, Miệng, tre, trâu. -Gọi bằng tên sự vật. - 3 kiểu nhân hóa. -Đọc ghi nhớ SGK. -Đọc các bài tập. -Thảo luận nhóm. -Trình bày kết quả. -Nhận xét - bổ sung. I. NHÂN HÓA LÀ GÌ ? 1) Tìm phép so sánh trong khổ thơ: -Ông, mặc áo, ra trận. -Múa gươm. -Hành quân. -> Nhân hóa. 2) So sánh cách diễn đạt: -Khổ thơ 1 hay hơnvì có sử dụng phép nhân hóa làm cho sự vật có hình ảnh và gần gũi hơn với con người. * Ghi nhớ : SGK II.CÁC KIỂU NHÂN HÓA 1) Sự vật được nhân hóa: a) Miệng, Tai, Chân, Tay, Mắt. b) Tre. c) Trâu. 2) Sự vật nhân hóa bằng cách nào: a) Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật. b) Dùng từ ngữ chỉ tính chất, hoạt động của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. c) Trò chuyện xưng hô với vật như với người. * Ghi nhớ : SGK III. LUYỆN TẬP: Bài 1: Chỉ ra và nêu tác dụng phép nhân hóa. -Đông vui, tấp nập, mẹ, con, anh, em, tíu tít, bận rộn. *Tác dụng: Làm cho quang cảnh được tả sống động hơn. Bài 2: So sánh với bài tập 2 -Bài tập 1 sử dụng nhiều phép nhân hóa nhờ vậy mà sinh động và gợi cảm hơn. Bài 3: Ta thấy cách 1 tác giả dùng nhiều phép nhân hóa ngay cả từ chổi rơm cũng được viết hoa làm cho sự vật, sự việc gần gũi hơn với con người. Như vậy cách 1 có tính biểu cảm hơn, nên chọn cách 1. IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1’) -Xem lại bài. -Chuẩn bị bài: "Phương pháp tả người". .Xem trước bài. .Đọc các đoạn văn. Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 23 - Tiết 92 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ NGƯỜI I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Nắm được cách tả người và bố cục hình thức của một đoạn, một bài văn tả người. -Cho học sinh luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn kĩ năng trình bày những điều quan sát theo một thứ tự hợp lí. -Học sinh nắm được cách tả người và bố cục một bài văn tả người. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án + Bài mẫu. HS: Bài soạn. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp:(1’) 2) Kiểm tra bài cũ:(5’) -Thế nào là nhân hóa ? Cho ví dụ? -Có mấy kiểu nhân hóa ? 3) Giới thiệu bài mới:(1) Chúng ta đã tìm hiểu về phương pháp tả cảnh còn phương pháp tả người như thế nào ? Hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: (22’) HDHS tìm hiểu phương pháp viết 1 đoạn văn tả người. -Yêu cầu học sinh đọc các đoạn văn. H.Mỗi đoạn văn trên tả ai ? H.Người đó có đặc điểm gì nổi bật ? H.Đặc điểm đó được thể hiện ở những từ ngữ và hình ảnh nào ? -Nhận xét - sửa sai. H.Trong các đoạn văn đoạn nào tả chân dung nhân vật, đoạn nào tả người gắn với công việc ? H.Em hãy chỉ ra 3 phần của bài văn và nêu ý chính của từng phần ? -Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ . Hoạt động 2: (15’) HDHS làm bài tập. -Yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 -Yêu cầu học sinh viết ra giấy. -Nhận xét –sửa sai. -Đọc các đoạn văn. -Thảo luận nhóm . -Trình bày kết quả . -Nhận xét - bổ sung. -Đoạn 2 tả chân dung nhân vật. -Đoạn 1, 3 tả người gắn với công việc. -Chia bố cục bài văn và nêu ý chính của từng đoạn. -Đọc ghi nhớ SGK. -Đọc bài tập. -Viết chi tiết ra giấy. -Đọc cho cả lớp cùng nghe. -Nhận xét - bổ sung. I. PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT ĐOẠN VĂN, BÀI VĂN TẢ NGƯỜI: 1) Đọc các đoạn văn: 2) Trả lời câu hỏi: a) Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư có đặc điểm đầy sức mạnh và vẽ hùng dũng dược thể hiện : .Như 1 pho tượng .Bắp thịt cuồn cuộn .. * Đoạn 2: Tả Cai Tứ có đặc điểm xấu về ngoại hình lẫn tính tình -Ngoại hình: Gầy, mặt vuông, hai má hóp lại .. -Tính tình: Lấp lánh đôi mắt gian hùng * Đoạn 3: Tả về cuộc đấu vật của hai nhân vật Quắm đen và Cản Ngũ. -Quắm đen: Lăn xả đánh ráo riết có thể đánh lắt léo Không sao nhấc nổi chân Cản Ngũ. -Cản Ngũ: Lờ đờ, chậm chạp thò tay nhấc bổng Quắm đen lên. b) Đoạn tả chân dung nhân vật là đoạn 2, đoạn tả người gắn với công việc là đoạn 1, 3. c) Bố cục: 3 đoạn -Phần mở đầu: Từ đầu ...ầm ầm-> Giới thiệu chung về quang cảnh nơi diễn ra keo vật. -Phần tiếp theo: Tiếp theo.ngang bụng vậy-> Miêu tả về keo vật. -Phần còn lại: Nêu cảm nghĩ và nhận xét về keo vật. * Ghi nhớ : SGK II. LUYỆN TẬP: Bài 1: Lựa chọn chi tiết để miêu tả đối tượng em bé từ 4-> 5 tuổi. .Khuôn mặt, nước da, đôi mắt, tóc. * Em bé: - Khuôn mặt: Tròn hay dài - Cái miệng: Rộng, hẹp, hay khóc nhè, môi cong, - Tóc: dài, ngắn, mềm tơ, óng mượt. - Hai bàn tay: mũm mĩm, xinh xinh, ngón tay trắng hồng. - Nước da: Trắng nõn, da ngăm ngăm * Cụ già cao tuổi: Khuôn măt da nhăn nheo, lưng còng, tóc bạc, đi đứng chậm chạp, tóc bạc như mây trắng lơ thơ.tiếng nói thều thào, yếu ớt . Bài 2: Điền vào chỗ trống: -Đồng tu.ï -Tượng 2 ông đá rãi. IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1’) -Xem lại bài. -Học ghi nhớ . -Làm tiếp bài tập 2. -Chuẩn bị bài: "Đêm nay Bác không ngủ". .Đọc kĩ bài thơ. .Soạn bài theo phần đọc hiểu văn bản. .Sưu tầm thêm những bài văn, bài thơ viết về Bác Hồ. Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 24 - Tiết 93, 94 BÀI 23 Văn bản: ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ Minh Huệ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào. Thấy được tình cảm yêu quí, kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác. -Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc tâm trạng, những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức truyền cảm. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án + Tranh về Bác. HS: Bài soạn ở nhà. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: (1’) 2) Kiểm tra bài cũ:(5’) -Muốn miêu tả người cần phải làm gì ? -Dàn bài của bài văn tả người gồm mấy phần ? 3) Giới thiệu bài mới:(1’) Bác không những là vị lãnh tụ kính yêu mà còn là người cha chăm sóc cho những đứa con của mình từng miếng ăn giấc ngủ, bài: "Đêm nay Bác không ngủ" sẽ cho chúng ta thấy được điều đó . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: (10’) HDHS tìm hiểu phần đọc hiểu chú thích. -Yêu cầu học sinh đọc chú thích * H.Em hãy nêu đôi nét về tác giả ? H.Tác phẩm này có xuất xứ từ đâu ? -Yêu cầu đọc các từ khó của bài ? Hoạt động 2: (15’) Hướng dẫn học sinh cách đọc: Đọc nhịp chậm, nhịp thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn, giọng cao hơn một chút ở đoạn sau, khổ cuối cùng cần đọc chậm và mạnh để khẳng định một ch ... ạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. VD: nhà cửa, ăn ở, câu lạc bộ,.. + Từ láy: Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng. VD: Đẹp đẽ, lảo đảo, sạch sành sanh, Hoạt động 2: (10') 2) Từ loại và cụm từ: -Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, sự vật, hiện tượng, khái niệm VD: sinh viên, người, gà, vịt, văn học, hòa bình,.. -Động từ: Là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. VD: đi, thấy, chạy, nhảy, ăn, ngủ, -Tính từ: Là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. VD: tốt, xấu, dài, ngắn, to, nhỏ,. -Số từ: Là những từ chỉ số lượng và số thứ tự. VD: chỉ số lượng: 3 con trâu, 2 cái tủ, 5 quyển sách. Chỉ số thứ tự: tầng 7, trang 9, cây số 125 -Lượng từ: Là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật. VD: tất cả, mỗi, cái, từng.. -Phó từ: Là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ hoặc tính từ đó. VD: Vẫn, sẽ, cứ, ra, rất, .. -Chỉ từ: Là những từ dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định vị trí của sự vật trong không gian hoặc thời gian. VD: Kia, nọ, đấy, này, ấy, -Cụm danh từ: Là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc tạo thành. VD: Tất cả những/ cái bàn/ ấy. PT TT PS -Cụm động từ: Là tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: Đang/ chạy/ trên đường. PT TT PS -Cụm tính từ: Là tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. VD: Đang/ đẹp/ như trăng mới mọc. PT TT PS Hoạt động 3: (5') 3) Nghĩa của từ: -Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác VD: Chân: Bộ phận của cơ thể người, nơi tiếp xúc với đất. -Nghĩa chuyển: Được hình thành từ nghĩa gốc. VD: Chân: Nơi tiếp xúc với đất của sự vật nói chung: chân bàn, chân núi,. Hoạt động 4: (5') 4) Phân loại từ theo nguồn gốc: -Từ thuần Việt: Những từ do nhân dân sáng tạo ra. VD: Lúa, sông, cỏ, nhà, cây, -Từ mượn: +Từ mượn tiếng Hán: Nhân, mã, tượng, hải cẩu, phu nhân, nhi đồng. +Từ mượn của những ngôn ngữ khác: Anh, Pháp, Nga: Ti-vi, xà phòng, ra-đi-ô, in ter net. Hoạt động 5: (8') 5) Các phép tu từ: -So sánh: Đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Trẻ em như búp trên cành. -Nhân hóa: Gọi tên con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật.trở nên gần gũi với con người .. VD: Trăng đang cười với chúng em. -Ẩn dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt VD: Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. -Hoán dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của mộtt sự vật, hiện tượng khác có nét gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. VD: Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. Hoạt động 6: (5') 6) Các kiểu cấu tạo câu: -Câu trần thuật đơn: Câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. VD: Mẹ /đi làm. C V -Câu trần thuật đơn có từ là: VN thường do từ là kết hợp với danh từ (cụm danh từ) tạo thành. VD: Dế Mèn trêu chị Cốc là dại. -Câu trần thuật đơn không có từ là : VN thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ tạo thành. VD: Phú ông /mừng lắm. Hoạt động 7: (4') 7) Các dấu câu: -Dấu chấm: Kết thúc câu trần thuật. VD: Giời chớm hè. -Dấu chấm hỏi: Kết thúc câu nghi vấn. VD: Con có nhận ra ta không ? -Dấu chấm than: Kết thúc câu cầu khiến hoặc câu cảm thán. VD: Cá ơi, giúp tôi với ! -Dấu phẩy: Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận câu. VD: Từ hôm đó, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay không làm gì nữa. IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1') -Xem lại bài. -Chuẩn bị bài: "Ôn tập tổng hợp". .Xem lại các bài văn bản, tiếng Việt, tập làm văn. Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 34 - Tiết 136 ÔN TẬP TỔNG HỢP I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực hóa các kiến thức và kĩ năng của môn học ngữ văn -Năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án + bảng hệ thống. HS: Xem bài trước. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: (5') -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3) Giới thiệu bài mới: (1')Hôm nay, chúng ta sẽ tổng hợp lại các kiến thức về tiếng Việt, Tập làm văn, Văn bản. A. TIẾNG VIỆT: * Các thành phần chính của câu: -Chữa lỗi CN, VN . -Câu trần thuật đơn. * Các biện pháp tu từ: -So Sánh. -Nhân hóa. -Ẩn dụ. -Hoán dụ. B. TẬP LÀM VĂN: * Ôn lại một số kiến thức về văn tự sự: -Dàn bài. -Ngôi kể. -Thứ tự kể. -Biết cách làm bài văn tự sự. * Nắm được một số vấn đề chung về văn miêu tả: -Thế nào là miêu tả, mục đích và tác dụng của văn miêu tả. -Các thao tác cơ bản của văn miêu tả: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. -Cách làm bài miêu tả. -Phương pháp tả người. -Phương pháp tả cảnh. * Biết cách viết đơn từ và nắm được các lỗi khi viết đơn từ: C. VĂN BẢN: -Nắm chắc các thể loại văn bản đã học. -Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản. -Nắm được sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại. -Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng. IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1') - Xem lại bài. -Chuẩn bị: "Kiểm tra tổng hợp cuối năm". .Học bài chuẩn bị kiểm tra HK II. Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 35 - Tiết 137, 138 BÀI 33, 34 KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI NĂM I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: -Bài kiểm tra cuối năm, nhằm đánh giá học sinh ở cuối năm học. -Kiểm tra nhận thức của học sinh về các vấn đề cơ bản của 3 phần môn văn học-tiếng Việt- Tập làm văn đã được học trong cả năm học. Kiểm tra các kĩ năng làm bài trắc nghiệm và tự luận tổng hợp trong thời gian.( 90'). II. CHUẨN BỊ: GV: Đề kiểm tra. HS: Học bài kĩ. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3) Giới thiệu bài mới: IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1') - Xem lại bài làm của mình. - Chuẩn bị bài: "Chương trình ngữ văn địa phương". .Sưu tầm tranh ảnh, sách báo, về danh lam thắng cảnh ở địa phương (nếu có). * Ma trận đề: Nội dung chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vd thấp Vd cao Tổng số câu hỏi Tổng số điểm Tỉ lệ Ngày soạn: Ngày thực hiện: Tuần 35 - Tiết 139, 140 CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh -Biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử hay chương trình bảo vệ kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sống. -Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong Ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học. II. CHUẨN BỊ: GV: Giáo án + Tranh ảnh có liên quan. HS: Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1) Ổn định lớp: (1') 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3) Giới thiệu bài mới: (1') Các em đã biết được đất nước mình có những danh lam thắng cảnh nào ? Chúng ta sẽ làm gì để bảo vệ những danh lam thắng cảnh đó cũng như những di tích lịch sử . HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG GHI BẢNG Hoạt động 1: (7') HDHS chuẩn bị ở nhà. H.Em hãy kể tên tác phẩm, tác giả, nội dung chính của 3 văn bản nhật dụng đã học ở chương trình Ngữ văn 6 ? H.Tìm hiểu danh lam thắng cảnh ở địa phương theo mẫu ? H.Môi trường xung quanh em có xanh, sạch, đẹp hay không? H.Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm ? H.Địa phương em có những chủ trương, chính sách gì nhằm bảo vệ và gìn giữ môi trường xanh, sạch, đẹp? Hoạt động 2: (30') -Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. -Trình bày trước lớp . -Tổng kết, rút ra bài học kinh nghiệm tìm hiểu, sưu tầm, trình bày kết quả của học sinh. Hoạt động 3: (5') Nhận xét đánh giá. -Đọc yêu cầu thứ nhất. -Kể tên văn bản nhật dụng đã học: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử, Động Phong Nha, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. -Đọc yêu cầu 2. -Trả lời. -Nhận xét. -Thảo luận nhóm. -Trình bày, giới thiệu bài chuẩn bị và hiện vật, tranh, ảnh sưu tầm. -Trao đổi nhận xét của các bạn . I. CHUẨN BỊ Ở NHÀ: -Văn bản nhật dụng đã học: +Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử . +Động Phong Nha. +Bức thư của thủ lĩnh da đỏ. -Tên di tích hay danh lam thắng cảnh. -Vị trí địa lí . -Có tự bao giờ. -Vẻ đẹp và sức hấp dẫn của nó. -Ý nghĩa lịch sử. -Giá trị văn hóa. -Tình hình tôn tạo hiện nay. -Những ưu điểm, những việc làm của nhân dân và chính quyền địa phương nhằm bảo vệ môi trường. -Những vấn đề còn tồn tại khiến môi trường ở địa phương em bị ô nhiễm . II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: -Trình bày, giới thiệu bài chuẩn bị và hiện vật, tranh, ảnh sưu tầm được hoặc giới thiệu qua băng hình, băng tiếng. * Di tích nhà truyền thống Đồng Khởi ở xã Định Thủy. * Chùa Tuyên Linh ở Minh Đức. * Khu căn cứ Y 4 (Khu ủy Sài Gòn Gia Định) ở Tân Phú Tây. * Mộ Nguyễn Đình Chiểu ở An Đức Ba Tri . - Giới thiệu bằng miệng hoặc đọc những bài viết về các di tích ấy. III. NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ: - Bảo vệ môi trường. - Bảo vệ di tích lịch sử. IV. CÔNG VIỆC VỀ NHÀ: (1') -Xem lại bài, sưu tầm tiếp.
Tài liệu đính kèm: