Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012

1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 a) Kiến thức: Giúp HS:

 - Hiểu quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.

 - Cốt truyện cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.

 - Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.

 b) Kỹ năng:

 - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.

 - Nhận ra và phân tích được các chi tết nghệ thuật kì ảo trong truyện.

 - Kể lại câu truyện.

 c) Thái độ:

 - Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập.

2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.

 b) Học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài theo SGK.

3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)

 Câu hỏi:

 ? Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của truyện Em bé thông minh?

 Đáp án: - Truyện xây dựng được nhiều tình huống giải đố bất ngờ, lí thú. (3đ)

 - Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh- kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm, ), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. (7đ)

 * Đặt vấn đề: (1’)

 Trong truyện cổ tích, con người mơ tới những báu vật và phương tiện thần kì để từ đó sáng tạo ra tất cả. Mơ cây bút thần cũng là giấc mơ ấy. Tiết học hôm nay, cô trò ta sẽ cùng đi tìm hiểu truyện cổ tích cây bút thần để thấy rõ điều này.

 

docx 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 635Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8 
NGỮ VĂN BÀI 8
	Kết quả cần đạt	
* Bước đầu giúp HS luyện kĩ năng nói, viết trước tập thể, phân biệt được lời người kể chuyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
* Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích “cây bút thần” và một số chi tiết nghiệ thuật tiêu biểu và đặc sắc của truyện.
* Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở bậc Tiểu học 
Ngày soạn: 1/10/2012	 Ngày dạy:4/10/2012. Dạy lớp: 6A
 TIẾT 29 TẬP LÀM VĂN:
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 a) Kiến thức: Tạo cơ hội cho HS: 
	- Cách trình bày miệng một bài kể truyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 b) Kỹ năng:
	- Lập dàn bài kể truyện.
	- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể truyện theo một thứ tự hợp lý, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
	- Phân biệt lời người kể truyện và lời nhân vật nói trực tiếp.
	 c) Thái độ:
	- HS có thái độ nghiêm túc trong quá trình luyên nói.
2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Học sinh: SGK, vở ghi, lập dàn bài đề a, luyện nói trước ở nhà.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	 a) Kiểm tra bài cũ: Không.
 * Đặt vấn đề: (1’): 
	Để giúp các em trình bày một vấn đề lô gíc, rành mạch trước đông người tiết học này ta cùng đi luyện nói kể chuyện.
	b) Dạy nội dung bài mới	
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Em hiểu thế nào là sự việc trong văn tự sự?
? Em hiểu gì về nhân vật trong văn tự sự?
? Dàn bài trong bài văn tự sự?
? Xác định yêu cầu của một bài luyện nói kể truyện?
GV: Gọi 1 HS đọc đề bài- GV chép đề lên bảng.
GV: Trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu đề.
? Hãy xác định từ ngữ quan trọng trong đề bài?
? Nêu kiểu bài, yêu cầu nội dung, giới hạn của đề?
? Theo em, nội dung giới thiệu về bản thân mình nên gồm những gì?
GV nhấn mạnh:
Nên gồm những thông tin thiết yếu nhất của bản thân để qua đó người nghe có thể hiểu được bản thân người kể như: tên, tuổi; học lớp trường; nhà ở đâu, gia đình gồm những ai; công việc hằng ngày; sở thích và nguyện vọng.
? Nêu bố cục của bài văn tự sự?
? Phần mở bài đề này em sẽ nêu ý gì?
? Phần TB, em sẽ giới thiệu cụ thể về bản thân như thế nào?
? Em sẽ kết bài bằng ý nào?
GV: Treo bảng phụ chép dàn bài lên bảng và nhắc lại toàn bộ dàn ý.
GV: chia lớp thành 4 nhóm (mỗi tổ là một nhóm), tổ trưỏng là nhóm trưởng. Nhóm trưởng chỉ định người nói, người nhận xét, mỗi nhóm cử 2,3 đại diện nói trước lớp.
GV: Gọi đại diện từng nhóm lên nói, gọi các nhóm khác nhận xét, GV nhận xét, uốn nắn, cho điểm những HS nói tốt.
I. Lý thuyết:
- Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,  sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
- Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,
- Dàn bài bài văn tự sự thường gồm có ba phần: 
- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự việc;
- Phần Thân bài kể diễn biến của sự việc;
- Phần Kết bài kể kết cục của sự việc.
- Sắp xếp các sự việc trong truyện theo một trình tự hợp lý để kể.
- Bám sát nội dung đề yêu cầu.
- Ngữ điệu phù hợp với nhân vật và diễn biến của truyện.
II. Chuẩn bị nội dung luyện nói (9’)
* Đề: Tự giới thiệu về bản thân.
1.Tìm hiểu đề, tìm ý (3’)
- Tự giới thiệu bản thân
- Kiểu bài: văn tự sự (kể chuyện)
- Nội dung giới hạn: giới thiệu về bản thân.
- Bài văn tự sự có bố cục gồm 3 phần: MB, TB, KB.
2. Lập dàn ý (6’)
a. Mở bài:
- Lời chào và lí do tự giới thiệu.
b. Thân bài:
-Tên, tuổi, học sinh lớp, trường
- Nhà ởgia đình gồm
- Công việc hằng ngày
- Sở thích, nguyện vọng
c. Kết bài:
- Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
II. Luyện nói trên lớp (32’)
 1. Luyện nói trước tổ (10’)
- Yêu cầu nói: về nội dung cần bám sát yêu cầu của đề, các nội dung trong dàn ý. 
- Về hình thức: Nói to, rõ ràng; trước khi nói phải có lời mào đầu: Thưa cô giáo và các bạn sau đây, em xin được trình bày bài nói của mình. Trình bày bài nói đảm bảo bố cục ba phần. Cố gắng tìm cách nói sao cho truyền cảm, thu hút sự chú ý của người nghe, không nên đọc thuộc lòng. Đặc biệt chú ý ngữ điệu thích hợp với nội dung có thể kết hợp cả nét mặt, điệu bộ. 
2. Luyện nói trước lớp (22’)
	c) Củng cố, luyện tập: (2’)
- Lập dàn bài đề 2, Bài viết phải có bố cục 3 phần( MB- TB- KB)
- Tập nói ở nhà cho mọi người trong gia đình nghe.
	d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
- Tiết tới soạn: Cây bút Thần trheo câu hỏi SGK
Ngày soạn:3 /10/2012	 Ngày dạy: 5/10/2012. Dạy lớp: 6A
 TIẾT 30 VĂN BẢN
CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
1.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 a) Kiến thức: Giúp HS: 
	- Hiểu quan niệm của nhân dân về công lý xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
	- Cốt truyện cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
	- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
 b) Kỹ năng:
	- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
	- Nhận ra và phân tích được các chi tết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
	- Kể lại câu truyện.	
	 c) Thái độ:
	- Giáo dục tinh thần say mê, kiên trì học tập.
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
 a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
 b) Học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, soạn bài theo SGK.
3 TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	 a) Kiểm tra bài cũ: (5’)
	Câu hỏi: 
	? Nêu nghệ thuật và nội dung cơ bản của truyện Em bé thông minh?
	Đáp án: - Truyện xây dựng được nhiều tình huống giải đố bất ngờ, lí thú. (3đ)
	- Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh- kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày. (7đ)
 * Đặt vấn đề: (1’)
	Trong truyện cổ tích, con người mơ tới những báu vật và phương tiện thần kì để từ đó sáng tạo ra tất cả. Mơ cây bút thần cũng là giấc mơ ấy. Tiết học hôm nay, cô trò ta sẽ cùng đi tìm hiểu truyện cổ tích cây bút thần để thấy rõ điều này.
 b) Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV 
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
? Nêu yêu cầu đọc?
GV nhấn mạnh: 
Đối với truyện này chúng ta cần đọc nhấn giọng ở những chi tiết kì ảo còn lại đọc giọng chậm rãi, chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.	
GV: Đọc mẫu từ đầu đến “lấy làm lạ
? Kể các sự việc chính trong văn bản?
GV nhận xét, bổ xung và kể mẫu.
? Hãy giải nghĩa cácchú thích 1,3,4,7,8?
? Chỉ ra bố cục của văn bản? Nêu rõ nhiệm vụ từng phần?
? Nhan đề của truyện này có gì khác so với nhan đề của những văn bản đã học?
GV chuyển ý: 
Để các em hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện chúng ta cùng sang phần phân tích.
GV: gọi 1 bạn đọc cho cả lớp nghe từ đầu đến “hình vẽ” và nhắc lại nhiệm vụ của phần này.
? Ở phần mở đầu câu chuyện, Mã Lương được giới thiệu như thế nào?
? Đánh giá của em về lời văn giới thiệu nhân vật ở trên?
? Cách giới thiệu như vậy, giúp ta có được hiểu biết như thế nào về Mã Lương?
GV yêu cầu: 
Các em hãy đọc lướt thầm đoạn từ “một đêm” đến “lớp sóng hung dữ”
GV nhấn mạnh: 
Phần này kể chuyện Mã Lương có cây bút thần cậu dùng bút vẽ phục vụ người nghèo và trừng trị bọn vua quan tham lam độc ác. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng sự việc.
GV: gọi 1 bạn đọc từ “một hôm” đến “thích thú vô cùng” và cho biết sự việc được kể trong đoạn này là gì?
? Tìm những chi tiết kể chuyện Mã Lương được thần cho bút vẽ và sự kì diệu của bút ngay từ nét vẽ đầu tiên?
? Em có nhận xét gì về những chi tiết Mã Lương được bút thần và tác dụng của bút thần?
? Theo em, Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến nào trong truyện cổ tích?
? Tại sao cụ già không ban cho Mã Lương cây bút thần ngay từ đầu?
? Em có suy nghĩ gì về hình ảnh cụ già râu tóc bạc phơ trong truyện?
? Việc Mã Lương được cây bút thần có ý nghĩa như thế nào?
I. Tìm hiểu chung (11’)
1. Đọc và kể:
- HS nêu
HS 1 đọc tiếp đến “em vẽ cho thùng”. 
 HS 2 đọc tiếp đến “phóng như bay”. 
HS 3 đọc tiếp đến “lớp sóng hung dữ”. Gọi HS 4 đọc phần còn lại.
*Kể:
Truyện có năm sự việc chính:
 Mã Lương học vẽ và có được cây bút thần; 
Mã Lưong vẽ cho những người nghèo khổ; 
Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ; 
Mã Lương dùng bút thần chống lại tên vua hung ác tham lam; 
Những truyền tụng về Mã Lương.
- HS kể.
2. Tìm hiểu và giải nghĩa từ khó:
- HS dựa vào các chú thích SGK để giải nghĩa.
3. Bố cục:
- Văn bản chia 3 phần: 
Phần 1 từ đầu đến “hình vẽ”: mở đầu câu chuyện. 
Phần 2 tiếp đến “lớp sóng hung dữ”: diễn biến câu chuyện. 
Phần 3 còn lại: kết thúc câu chuyện.
 - Nhan đề của một số văn bản đã học được đặt theo tên của nhân vật trong truyện còn nhan đề của văn bản này là tên một đồ vật trong truyện rất gắn bó với nhân vật chính của truyện.
Cây bút thần là truyện cổ tích Trung Quốc về nhân vật tài năng.
II. Phân tích;
1.Mở đầu câu chuyện : (10’)
 ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽCha mẹ em đều mất sớmEm chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn, học vẽkhông có tiền mua bút []Em dốc lòng học vẽ.
- Lời văn giới thiệu nhân vật khá kĩ càng từ tên họ, tư chất đến sở thích hoàn cảnh, tính tình, tài năng.
- Giúp ta hiểu rõ Mã Lương là một cậu bé rất bất hạnh, cha mẹ em mất sớm, em phải tự mình lao động kiếm ăn, cuộc sống rất nghèo khổ nhưng em lại là một cậu bé thông minh có lòng say mê ham học vẽ.
- Mã Lương là em bé mồ côi nghèo khổ, có lòng say mê ham học vẽ.
2. Diễn biến câu chuyện:
a. Mã Lương được ban cho bút thần (16’)
- Mã Lương không ngừng học vẽ[] em tiến bộ rất mauThế nhưng em vẫn chưa có cây bút vẽ
- Một đêmem nhìn thấy một cụ già râu tóc bạc phơđưa cho em một cây bút Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim. Chim tung cánh bay lên trời
- Đó là những chi tiết tưởng tượng lí thú, đẹp và gợi cảm nhằm thể hiện tài năng của Mã Lương và sự kì diệu của cây bút thần. Cây bút ấy dưới bàn tay của Mã Lương vẽ cái gì cái đó sẽ biến thành vật thật. Như vậy, có thể thấy, bút thần đã cùng với Mã Lương làm nên điều kì diệu.
- Mã Lương thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Kiểu nhân vật này thường có tài năng nổi bật về một lĩnh vực nào đó và thường dùng tài năng để làm việc thiện, chống lại cái ác. Chẳng hạn: chàng bắn  ...  của con người. Trong truyện cổ tích, con người mơ tới những báu vật và phương tiện thần kì để từ đó sáng tạo ra tất cả. Mơ cây bút thần cũng là giấc mơ ấy.
3. Kết thúc câu chuyện (6’)
- Diệt trừ xong kẻ ác, Mã Lương lại tiếp tục cùng cây bút thần đi khắp đất nước vẽ cho nhân dân.
- Hình ảnh cây bút thần và những khả năng kì diệu của nó lí thú, gợi cảm ở chỗ: là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương; có những khả năng kì diệu; chỉ có ở trong tay Mã Lương , bút thần mới tạo ra được những vật như mong muốn, chủ ý của người vẽ; còn ở trong tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại. Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân.
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội; khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. Nghệ thuật ấy có khả năng kì diệu; thể hiện mơ ước và niềm tin về những khả năng kì diệu của con người. Trong truyện cổ tích, con người mơ tới những báu vật và phương tiện thần kì để từ đó sáng tạo ra tất cả. Mơ cây bút thần cũng là giấc mơ ấy.
- Mã Lương lại về sống và vẽ giữa lòng dân
III. Tổng kết- ghi nhớ : (5’)
1.Nghệ thuật: 
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật kì ảo góp phần khắc họa hình tượng nhân vật tài năng trong truyện cổ tích.
- Sáng tạo các chi tiết nghệ thuật tăng tiến phản ánh hiện thực cuộc sống với những mâu thuẫn xã hội không hề dung hòa.
kết thúc có hậu thể hiện niểm tin của nhân dân vào khả năng của những con người chính nghĩa, có tài năng.
2. Nội dung: 
- Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
* Ghi nhớ: ( SGK Trang 85)
V. Luyện tập (4’)
- HS kể.
	c) Củng cố, luyện tập: ( 2’)
	? Nhắc lại nội dung truyện?
- Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Tập kể diễn cảm truyện 
	d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’)
	- Tiết tới học bài Danh từ, các em về đọc trước bài và suy nghĩ trả lời các câu hỏi trong SGK.	
 ..
Ngày soạn:5 /10/2012	 Ngày dạy: 9/10/2012. Dạy lớp: 6A
TIẾT 32 TIẾNG VIỆT
DANH TỪ
1. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 a) Kiến thức:
	Khái niệm về danh từ.
	+ Nghĩa khái quát của danh từ.
	+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp, chức vụ ngữ pháp)
	- Các loại danh từ.
 b) Kỹ năng:
	- Nhận biết danh từ trong văn bản.
	- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
	- Sử dụng danh từ để đặt câu.
 c) Thái độ:
	- Học sinh có thái độ nghiêm túc trong quá trình học tập.
2.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
	a) Giáo viên: SGK, SGV- nghiên cứu soạn giáo án.
	b) Học sinh: SGK, vở ghi- học bài cũ- đọc, tìm hiểu trước bài mới theo SGK.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY;
	 a) Kiểm tra bài cũ: (4’)
	Câu hỏi: 
	? Nêu nguyên nhân của việc dùng từ không đúng nghĩa? Chỉ ra hướng khắc phục? Chữa lỗi dùng từ trong câu sau: Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đá vào bụng ông Hoạt?
	Đáp án: - Có 3 nguyên nhân: không biết nghĩa; hiểu sai nghĩa; hiểu nghĩa không đầy đủ. (3.5 đ)
	- Hướng khắc phục: không hiểu hoặc hiểu chưa rõ nghĩa thì chưa dùng; khi chưa hiểu nghĩa cần tra từ điển. (3.5 đ)
	- Chữa lỗi: Hắn quát lên một tiếng rồi tống một cú đấm vào bụng ông Hoạt. (3 đ)
 * Đặt vấn đề: ( 1’)
	 Danh từ là một từ loại mà các em đã được làm quen ở bậc Tiểu học. Lên cấp II, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về từ loại này ở mức cao hơn như tìm hiểu về đặc điểm của danh từ, các nhóm danh từ
 b) Dạy nội dung bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Ở bậc Tiểu học, các em đã học về danh từ. Hãy nhắc lại những hiểu biết của em về danh từ?
 Danh từ là từ dùng để chỉ người và sự vật. Trong danh từ gồm có danh từ chung và danh từ riêng. 
Danh từ chung chỉ người và sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng giác quan là danh từ cụ thể.
Danh từ chung chỉ sự vật mà ta không cảm nhận được bằng giác quan là danh từ trìu tượng.
GV: Treo bảng phụ chép ví dụ SGK- gọi 1 HS đọc ví dụ.
 Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy xác định danh từ trong cụm danh từ được gạch chân của ví dụ?
con trâu là danh từ.
Xung quanh danh từ con trâu trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
 Trước danh từ con trâu là từ “ba” từ chỉ số lượng. Sau danh từ con trâu là chỉ từ “ấy”. 
GV: Như vậy, có thể thấy khả năng kết hợp của danh từ như sau: danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, kết hợp với chỉ từ và các từ loại khác ở phía sau để tạo thành cụm danh từ.
Tìm thêm các danh từ khác trong câu đã dẫn? Cho biết các danh từ đó biểu thị điều gì?
 Câu trên còn có các danh từ khác như: vua, làng, thúng, gạo, nếp.Các danh từ đó dùng chỉ người, chỉ vật.
 Đặt câu với các danh từ vừa tìm được?
 - Vua Hùng/ chọn người nối ngôi.
- Làng tôi/ là làng Đồng Minh.
- Gạo nếp/ rất thơm.
Hãy xác định nòng cốt câu trong các ví dụ bạn vừa đặt?
 Xác định, GV gạch chân nòng cốt câu trên bảng.
 Xác định từ loại của các từ làm chủ ngữ và làm vị ngữ trong ba câu bạn vừa đặt? Khi vị ngữ làm danh từ trước nó thường có từ nào?
 Cả 3 câu đều có chủ ngữ là danh từ, còn vị ngữ của 3 câu vừa là danh từ, vừa là động từ, tính từ. Ở câu thứ 2 vị ngữ là danh từ trước danh từ làm vị ngữ ta thấy có từ là.
Qua phân tích 3 ví dụ, em có nhận xét gì về chức vụ của danh từ trong câu?
Danh từ làm chủ ngữ trong câu,khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là đứng trước.
Tìm hiểu, phân tích các ví dụ em hãy cho biết danh từ là gì?
 Cho biết khả năng kết hợp của danh từ như thế nào?
Danh từ thường đảm nhiệm những chức vụ gì trong câu?
GV: Như vậy, cô trò ta đã đi tìm hiểu xong đặc điểm của danh từ. Vậy, danh từ gồm những nhóm nào? Ta tiếp tục tìm hiểu.
GV: Treo bảng phụ chép ví dụ SGK, gọi 1 HS đọc.
Xác định danh từ có trong các ví dụ trên? Cho biết nghĩa của danh từ gạch chân có gì khác với nghĩa của danh từ đứng sau nó?
 Mỗi cụm từ đều có 2 danh từ đó là các danh từ: con trâu, viên quan, thúng gạo, tạ thóc. Các danh từ gạch chân (con, viên, thúng, tạ) chỉ đơn vị để tính đếm, người, vật. Còn các danh từ đứng sau (trâu, quan, gạo, thóc) chỉ sự vật.
GV: Danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị nói trên chính là hai loại lớn của danh từ tiếng Việt. Danh từ chỉ đơn vị thường đứng trước danh từ chỉ sự vật.
 Thử thay thế các danh từ gạch chân nói trên bằng những từ khác?
Khi thay các danh từ gạch chân bằng những từ khác em thấy trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi? Trường hợp nào đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi?
Trường hợp thứ nhất, thứ hai đơn vị tính đếm đo lường không thay đổi vì các từ đó không chỉ số đo đếm (đó là những danh từ chỉ đơn vị tự nhiên còn gọi là loại từ). Hai trường hợp còn lại đơn vị tính đếm đo lường thay đổi vì đó là những danh từ chỉ đơn vị ước chừng và danh từ chỉ đơn vị chính xác.
Tìm hiểu ví dụ trên, em thấy danh từ chỉ đơn vị gồm mấy nhóm?
	HS: Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị qui ước. Danh từ chỉ đơn vị qui ước lại gồm danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
 Vì sao có thể nói “nhà có ba thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?
 Có thể nói “ba thúng gạo rất đầy” vì danh từ thúng chỉ số lượng ước chừng, không chính xác nên có thể thêm các từ bổ sung về lượng. Không thể nói “sáu tạ gạo rất nặng” vì các từ sáu, tạ là những từ chỉ số lượng chính xác nên không thể được miêu tả về lượng.
 Qua tìm hiểu các ví dụ em nhận thấy trong tiếng Việt, danh từ được chia thành mấy loại lớn đó là những loại nào? Nêu đặc điểm của mỗi loại?
 Danh từ chỉ đơn vị lại gồm những nhóm nào?
GV: phần bài học các em vừa rút ra cũng chính là phần ghi nhớ mà các em cần khắc sâu. Cô mời 1 bạn đọc to ghi nhớ cho cả lớp cùng nghe.
 Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết? Đặt câu với một trong các danh từ ấy?
 Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ người?
Liệt kê các loại từ chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật?
Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác?
Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng?
GV: đọc cho HS chép từ đầu đến “dày đặc các hình vẽ”
KH: Lập danh sách các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả trên?
I. Đặc điểm của danh từ (12’)
 1. Ví dụ:
- Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con [].
2. Bài học:
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
: - Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó,ở phía sau và một số từ ngữ khác để lập thành cụm danh từ.
- Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật (13’)
 1. Ví dụ
 - ba con trâu
 - một viên quan
 - ba thúng gạo
	- sáu tạ thóc
 - ba chú trâu
- một ông quan.
- ba rá gạo.
- sáu cân thóc.
2. Bài học
 - Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị nêu tên đơn vị dùng để tính đếm, đo lường sự vật. Danh từ chỉ sự vật nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm,
- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
 + Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.	
* Ghi nhớ:(SGK)
III. Luyện tập (12’)
	1. Bài 1 (87)
- Bàn, ghế, nhà,dầu, mỡ, lợn, gà
- Nhà này xây đẹp thật.
2. Bài 2 (87)
- Ông, vị, cô, chú, ngài, viên, em, anh, người, ông, bà,
- Cái, bức, tấm, mảnh, quyển, quả, pho, tờ, chiếc, tờ, cuốn
3. Bài 3 (87)
- Mét, lít, ki-lô-gam, yến, tấn, tạ, ki-lô-mét, cân, lạng, gam,..
- Nắm, mớ, đàn, hũ, bó, vốc, gang, đoạn, vác,
4. Bài 4(87) Chính tả (nghe-viết): Cây bút thần 
5. Bài 5 (87)
 - Danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức,
- Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, củi, cỏ, chim, sông, tôm cá, tường, nhà, bút, đá.
c) Củng cố, luyện tập:(2’):
	-Danh từ chỉ đơn vị lại gồm những nhóm nào?
-Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm là:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên (còn gọi là loại từ);
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước. Cụ thể là:
 	 + Danh từ chỉ đơn vị chính xác;
 	 + Danh từ chỉ đơn vị ước chừng	
	- Xem lại nội dung các bài tập
d) Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:(1’)
- Tiết tới chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuan 8.docx