I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói
** Kỹ năng sống :
- Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu theo mục đích giao tiếp cụ thể .
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu.
3.Thái độ: Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa.
II. Các phương pháp kỹ thuật tích cục có thể dùng :
*Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu.
*Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu.
*Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu theo tình huống giao tiếp.
*Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu theo tình huống cụ thể .
III. Tiến trình tổ chức dạy - học:
Hoạt động 1(5’) khởi động:
1. Kiểm tra bài cũ: - Các câu sau viết sai như thế nào, em hãy viết lại cho đúng:
- Cười đùa vui vẻ.
- Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS.
2. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng
HĐ2(10’): HD HS tìm hiểu và chữa những câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ
- HS đọc ví dụ
? Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu cách chữa ?
- HS: Câu a chưa thành câu, chưa có chủ ngữ, vị ngữ, mới chỉ có phần trạng ngữ- cách chữa: thêm chủ ngữ, vị ngữ cho câu
VD b sai giống ví dụ a, nhưng ở ví dụ b có 2 trạng ngữ. Chữa bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ.
HĐ3(20’): HD HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu.
- GV treo bảng phụ ví dụ
- HS đọc ví dụ
? Mỗi bộ phận được gạch chân trong câu trên nói về ai ?
? Câu trên sai như thế nào ?
- Nêu cách chữa lỗi
- GV: Cách sắp xếp như câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần gạch chân trước dấu phẩy ( nẩy lửa) miêu tả hoạt động của chủ ngữ trong câu là "ta". Như vậy câu sai về mặt nghĩa.
HĐ3(10’): Hướng dẫn học sinh luyện tập
- HS đọc yêu cầu bài tập
- GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét bài làm của bạn
- GV nhận xét, kết luận (cho điểm)
- GV nêu yêu cầu bài tập
- GV cho học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm trong 3'
- Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, kết luận
- HS đọc yêu cầu bài tập 3
- GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận. I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ
* Ví dụ:
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên.
-> Câu thiếu CN, VN
Cách chữa:
Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước.
b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng.
-> Câu thiếu cả CN, VN
Cách chữa:
- Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao.
II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét
- Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các thành phần câu làm cho câu sai nghĩa.
- Cách chữa:
Ta thấy Dượng Hương Thư ghì chặt trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ.
III. LUYỆN TẬP:
1. Bài tập 1: Xác định CN,VN:
a. CN: Cầu; VN: đổi tên .
b. CN: Lòng tôi; VN: lại nhớ .
c. CN: Tôi; VN: cảm thấy chiếc cầu.
2. Bài tập 2: Viết thêm CN,VN:
a. Mỗi khi tan trường, HS xếp hàng đi ra cổng.
b. Ngoài cánh đồng, lúa đã bắt đầu chín.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa.
d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người chạy ùa ra đón.
3. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau:
- Các câu sai: Thiếu CN,VN
- Chữa lại: Thêm CN,VN
a - . , hai chiếc thuyền đang bơi.
b -., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.
c - ., ta nên XD bảo tàng cầu Long Biên.
Lớp 6a1(24.4.2012) 6a2(19.4.2012) Tuần 32 tiết 125-126 Văn bản I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường. - Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi - át - tơn. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng. - Cảm nhận đượctình cảm tha thiết với mảnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi - át - tơn. - Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. ** Kỹ năng sống : - Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc của nhân vật với những vùng đất của cha ông ta.. - Xác định giá trị bản thân: trân trọng thiên nhiên, sống có trách nhiệm với môi trường . - Giao tiếp: trao đổi, trình bày suy nghĩ / ý tưởng cảm nhận của bản thân về giá trị thiên nhiên và môi trường sống . 3. Thái độ: - Giáo dục học sinh biết giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường quanh ta. II. Các phương p[háp và kỹ thuật tích cực có thể dùng trên lớp: Tích hợp kỹ năng sống : *Động não: tìm hiểu những chi tiết thể hiện cảm xúc của nhân vật chính trong những cảm xúc của nhân vật về môi trường. *Thảo luận nhóm, trình bày trong 1 phút về giá trị môi trường trong văn bản . *Viết sáng tạo: cảm nghĩvề môi trường sống xung quanh chúng ta.. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Hoạt động 1( 5’)khởi động 1. Kiểm tra bài cũ: - Kết hợp trong giờ. 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Lưu bảng HĐ2(10’): HD tìm hiểu chung - GV hướng dẫn đọc: Lời lẽ trong bức thư có tính chất như một tuyên ngôn, vì vậy cần đọc bằng một chất giọng mạnh mẽ, khúc triết. - GV đọc mẫu đoạn 1- HS đọc tiếp - Lớp nhận xét ? Hoàn cảnh ra đời bức thư ? -GV: Lưu ý các chú thích 1,3,4, 8, 10,11 HĐ3(30’): HD tìm hiểu văn bản ? Bức thư có mấy phần ? ( 3 phần) - HS đọc đoạn đầu. ? Tác giả đã nêu mối quan hệ giữa người và đất của người da đỏ như thế nào? - HS: Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ là một phần của chúng tôi: Đất là bà mẹ, hoa là chị, là em, tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nõi cha ông ? Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? ? Tác giả còn sử dụng biện pháp nghệ thuật nào nữa ? Em hãy tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn? - HS: Trả lời ? Sử dụng các biện pháp nghệ thuật trên có tác dụng gì? - HS: Thiên nhiên gần gũi, gắn bó và cần thiết với con người GV bình: Thiên nhiên với người da đỏ gắn bó rất thân thiết, như những người con trong một gia đình: cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy. Đó là quê hương đã gắn bó giống nòi bao đời nên nó là máu thịt của họ. Thiên nhiên và môi trường của người da đỏ là những điều hết sức thiêng liêng. ? Trong đoạn đầu bức thư có những từ nào lặp lại? - Dùng từ lặp như vậy có ý nghĩa gì ? - HS: Từ "Mỗi" lặp lại nhấn mạnh ý nghĩa của đất đai thấm đượm trong từng đơn vị nhỏ bé và đơn lẻ- Sự gắn bó vô cùng bền chặt, sâu sắc. * Luyện tập: Viết một đoạn văn ngắn nói về môi trường ở địa phương em. - HS: Viết đoạn văn I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đọc văn bản: 2. Chú thích: II. TÌM HIỂU VĂN BẢN 1. Phần đầu bức thư : - Đất là mẹ của người da đỏ - Hoa là chị, em - Người, mỏm đá, chú ngựa ... cùng chung một gia đình. -> Nghệ thuật nhân hoá - Nước óng ánh ... là máu - Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông. -> So sánh Þ Mối quan hệ của đất với người da đỏ là sự gắn bó như những người thân trong gia đình. Đó là điều hết sức thiêng liêng. Tiết 2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1(5’): Học sinh nhắc lại nội dung học giờ trước - Phần đầu lá thư tác giả nêu mối quan hệ giữ thiên nhiên với con người của người da đỏ như thế nào ? (Thiên nhiên là quê hương, máu thịt của người da đỏ, là những điều thiêng liêng của họ) HĐ2(30’): HD tìm hiểu phần giữa lá thư. - HS đọc phần giữa lá thư ? Đoạn văn nêu vấn đề gì? - GV cho học sinh thảo luận (nhóm bàn)( 5') - GV phát phiếu học tập - GV giao nhiệm vụ: Chỉ ra sự đối lập trong cách sống, thái độ đối với thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ về đất đai, cảnh vật, không khí và muông thú ? - Đại diện nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận (Trình chiếu) ? Tác giả sử dụng những nghệ thuật gì? tác dụng của các biện pháp nghệ thuật này ? - HS: So sánh, nhân hoá, lặp , phép đối: * Sự khác biệt trong cách sống của người da trắng và người da đỏ. * Thái độ bảo vệ thiên nhiên, đất đai, môi trường. * Bộc lộ những lo âu của người da đỏ khi đất đai, thiên nhiên, môi trường thuộc về người da trắng. ? Qua đó, những lo âu về đất đai, môi trường tự nhiên bị xâm hại cho em hiểu gì về cách sống của người da đỏ ? Trình chiếu trang tàn phá thiên nhiên ? Bức tranh có nội dung gì ? - HS: Cảnh bắn giết động vật của người da trắng, cảnh tác hại của phá hoại thiên nhiên dẫn đến đất đai nứt nẻ, cảnh động vật bị bắn giết trái phép, cảnh tàn phá rừng để xây dựng ? Em có suy nghĩ gì qua quan sát những cảnh trên ? - HS: Không giết hại động vật trái phép, phải bảo vệ thiên nhiên, môi trường để có được không khí trong lành - GV: Người da đỏ yêu mảnh đất quê hương như máu thịt nên thủ lĩnh Xi-át- tơn đã kiến nghị với người da trắng trong phần cuối bức thư. HĐ3: HD tìm hiểu phần cuối lá thư. ? Thủ lĩnh Xi- át- tơn đã kiến nghị những gì với người da trắng ? ? Về đất đai ? ? Về không khí ? ? Về loài vật ? ? Em hiểu thế nào về câu nói " Đất là mẹ"? Trình chiếu Đáp án: Đất là mẹ. ? Cách hành văn, giọng điệu của đoạn này có gì khác với các đoạn trên? - HS: + Chứa đựng tình cảm, triết lí, khoa học. Giọng vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn + Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài, cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình.. GV bình: Tư tưởng nổi bật trong đoạn văn là luận điểm: Đất là mẹ. Quan niệm xuyên suốt ấy giúp đề cập đến hàng loạt hệ quả. Điều gì sảy ra với đất là sảy ra với những đứa con của đất. HĐ4: HD tổng kết văn bản ? Văn bản đã thể hiện sự quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người ? ? Văn bản thành công nhờ những biện pháp nghệ thuật nào ? Trình chiếu ghi nhớ ? Vì sao bức thư ra đời cách đây hơn 1 thế kỉ nay vẫn được coi là văn bản hay nhất về thiên nhiên, môi trường ? Trình chiếu lời giải thích HĐ5: Hướng dẫn học sinh luyện tập - GV trình chiếu bài tập - HS lựa chọn phương án trả lời - GV trình chiếu đáp án. II.TÌM HIỂU VĂN BẢN: 1. Phần đầu lá thư: 2. Phần giữa lá thư: - Sự khác biệt trong cách sống, trong thái độ đối với đất đai, thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ Nội dung Người da đỏ Người da trắng Đất đai Là những người anh em Là bà mẹ Cư xử như vật mua được, tước đoạt được, bán đi Thiên nhiên cảnh vật Say sưa với: Tiếng lá cây lay động âm thanh êm ái của cơn gió thoảng Chẳng có nơi nào yên tĩnh Chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ Không khí Quý giá, là của chung Chẳng để ý gì Muông thú Chỉ giết để duy trì sự sống Bắn chết cả ngàn con -> Nghệ thuật so sánh, đối lập, nhân hóa, điệp ngữ: -> Tôn trọng sự hoà hợp với thiên nhiên, yêu quý và đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình. 3. Phần cuối thư: Kiến nghị: + Đất đai: - Phải biết kính trọng đất đai - Hãy khuyên bảo: Đất là mẹ. + Không khí: - Vô cùng quý giá. - Phải giữ gìn và làm cho nó trở thành một nơi thiêng liêng. + Với loài vật: Phải đối xử với muông thú như anh em. III. TỔNG KẾT: * Ghi nhớ: SGK IV. LUYỆN TẬP: Đọc kĩ và đánh dấu vào ý trả lời đúng của những câu hỏi sau: 1. Bức thư đã phê phán gay gắt những hành động và thái độ gì của người da trắng thời đó? A.Tàn sát những người da đỏ; B. Hủy hoại nền văn hóa của người da đỏ; C.Thờ ơ, tàn nhẫn đối với thiên nhiên và môi trường sống; D.Xâm lược các dân tộc khác. 2. Việc sử dụng yếu tố trùng điệp trong bài văn có ý nghĩa gì? A. Nhấn mạnh ý cần diễn tả; B. Thể hiện rõ thái độ, tình cảm của người viết; C. Tạo cho câu văn giàu nhịp điệu, giàu sức thuyết phục; D. Gồm cả 3 ý (A, B, C). 3. Vấn đề nổi bật nhất có ý nghĩa nhân loại đặt ra trong bức thư này là gì? A. Bảo vệ thiên nhiên môi trường; B. Bảo vệ di sản văn hóa; C. Phát triển dân số; D. Chống chiến tranh. 3. Củng cố - GV trình chiếu hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, trong lành và hình ảnh thiên nhiên bị tàn phá. - Qua học văn bản và quan sát tranh, Theo em, bức thư trên có ý nghĩa ntn đối với tình trạng ô nhiễm môi trường ngày nay? Trách nhiệm của mỗi người trong việc này ? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kĩ bài, nhớ những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc của văn bản. - Sưu tầm một số bài viết về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. - Hiện nay, thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam cũng đang bị tàn phá, hủy hoại nghiêm trọng. Em hãy viết một bức thư gửi cho ông bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường để kiến nghị về tình trạng trên. Rút kinh nghiệm : ********************************************************************************** Lớp 6a1(22.4.2012) 6a4( 22.4.2012) Tuần 32 Tiết 127 Tiếng Việt ( Tiếp theo) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. 2. Kĩ năng: - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ. - Sửa được lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói ** Kỹ năng sống : - Ra quyết định: nhận ra và biết sử dụng câu theo mục đích giao tiếp cụ thể . - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, trao đổi về đặc điểm, cách sử dụng câu. 3.Thái độ: Giúp học sinh nhận thức đúng về tác dụng của việc sử dụng câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ, đúng với ngữ nghĩa. II. Các phương pháp kỹ thuật tích cục có thể dùng : *Phân tích các tình huống mẫu để hiểu cách dùng câu. *Động não: suy nghĩ phân tích các ví dụ để rút ra những bài học thiết thực về giữ gìn sự trong sáng trong sử dụng câu. *Thực hành có hướng dẫn: tạo lập câu theo tình huống giao tiếp. *Học theo nhóm: thảo luận, trao đổi, phân tích về những đặc điểm, cách tạo lập câu theo tình huống cụ thể . III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Hoạt động 1(5’) khởi động: 1. Kiểm tra bài cũ: - Các câu sau viết sai như thế nào, em hãy viết lại cho đúng: - Cười đùa vui vẻ. - Kết quả năm học đầu tiên ở trường THCS. 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng HĐ2(10’): HD HS tìm hiểu và chữa những câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ. - GV treo bảng phụ ghi ví dụ - HS đọc ví dụ ? Chỉ ra những chỗ sai ở câu trên và nêu cách chữa ? - HS: Câu a chưa thành câu, chưa có chủ ngữ, vị ngữ, mới chỉ có phần trạng ngữ- cách chữa: thêm chủ ngữ, vị ngữ cho câu VD b sai giống ví dụ a, nhưng ở ví dụ b có 2 trạng ngữ. Chữa bằng cách thêm chủ ngữ và vị ngữ. HĐ3(20’): HD HS tìm hiểu câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu. - GV treo bảng phụ ví dụ - HS đọc ví dụ ? Mỗi bộ phận được gạch chân trong câu trên nói về ai ? ? Câu trên sai như thế nào ? - Nêu cách chữa lỗi - GV: Cách sắp xếp như câu đã cho làm cho người đọc hiểu phần gạch chân trước dấu phẩy ( nẩy lửa) miêu tả hoạt động của chủ ngữ trong câu là "ta". Như vậy câu sai về mặt nghĩa. HĐ3(10’): Hướng dẫn học sinh luyện tập - HS đọc yêu cầu bài tập - GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài - HS khác nhận xét bài làm của bạn - GV nhận xét, kết luận (cho điểm) - GV nêu yêu cầu bài tập - GV cho học sinh thảo luận nhóm: 4 nhóm trong 3' - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, kết luận - HS đọc yêu cầu bài tập 3 - GV gọi 3 học sinh lên bảng làm bài tập - HS khác nhận xét - GV nhận xét, kết luận. I. CÂU THIẾU CẢ CHỦ NGỮ, VỊ NGỮ * Ví dụ: a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên. -> Câu thiếu CN, VN Cách chữa: Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi lại nhớ đến ngày tháng chống Mĩ cứu nước. b. Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng. -> Câu thiếu cả CN, VN Cách chữa: - Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, chúng tôi đã hoàn thành công việc được giao. II. CÂU SAI VỀ QUAN HỆ NGỮ NGHĨA GIỮA CÁC THÀNH PHẦN CÂU: 1. Ví dụ: 2. Nhận xét - Câu trên sai ở chỗ nhầm lẫn giữa các thành phần câu làm cho câu sai nghĩa. - Cách chữa: Ta thấy Dượng Hương Thư ghì chặt trên ngọn sào, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. III. LUYỆN TẬP: 1. Bài tập 1: Xác định CN,VN: a. CN: Cầu; VN: đổi tên ... b. CN: Lòng tôi; VN: lại nhớ ... c. CN: Tôi; VN: cảm thấy chiếc cầu... 2. Bài tập 2: Viết thêm CN,VN: a. Mỗi khi tan trường, HS xếp hàng đi ra cổng. b. Ngoài cánh đồng, lúa đã bắt đầu chín. c. Giữa cánh đồng lúa chín, các bác nông dân đang gặt lúa. d. Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, mọi người chạy ùa ra đón. 3. Bài tập 3: Chỉ ra chỗ sai và nêu cách chữa các câu sau: - Các câu sai: Thiếu CN,VN - Chữa lại: Thêm CN,VN a - ... , hai chiếc thuyền đang bơi. b -..., chúng ta đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc. c - ..., ta nên XD bảo tàng cầu Long Biên. Hoạt động 4(5’): củng cố và dặn dò : 3. Củng cố: - Khi viết văn, HS thường mắc những lỗi gì? - Em cần chú ý điều gì khi viết văn? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các bài đã chữa. Tìm các VD có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng. - Làm bài tập 4. - Xem lại cách viết đơn, giờ sau học Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi. Rút kinh nghiệm : *************************************************************************** Lớp 6a1(22.4.2012) 6a4( 22.4.2012) Tuần 32 Tiết 128 Tập làm văn I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Các tình huống viết đơn. - Các loại đơn thường gặp và nội dung không thể thiếu trong đơn. 2. Kĩ năng: - Viết đơn đúng quy cách. - Nhận ra và sửa được những sai sót thường gặp khi viết đơn. ** Kỹ năng sống : - Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng phản hồi / lắng nghe tích cực về cách tóm tắt văn bản tự sự . - Suy nghĩ sáng tạo, tìm kiếm và xử lý thông tin để tóm tắt văn bản tự sự theo các yêu cầu khác nhau, - Ra quyết định: lựa chọn cách tóm tắt văn bản tự sự phù hợp với mục đích giao tiếp . 3. Thái độ: - Học sinh có ý thức vận dụng các thao tác viết đơn vào những tình huống cần thiết. II. Các phương pháp/kĩ thuật tích cực có thể dùng trên lớp: *Phân tích tình huống giáo tiếp để lựa chọn cách viết đơn. *Thực hành viết tích cực: tạo lập viết đơn theo các yêu cầu cụ thể . *Thảo luận, trao đổi để xác định nội dung cầnviết. III. Tiến trình tổ chức dạy - học: Hoạt động 1(5’) khởi động : 1. Kiểm tra bài cũ: - Nêu sự giống nhau và khác nhau của văn tả cảnh với văn tả người? 2. Các hoạt động dạy - học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức HĐ1(5’): HD HS tìm hiểu các lỗi thường mắc khi viết đơn. - HS đọc các đơn ghi trong SGK ? Đơn 1 mắc lỗi gì? - HS: Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ Thiếu địa điểm, ngày, tháng Thiếu mục ai gửi đơn Đơn gửi ai ghi chưa rõ Chưa kí tên - GV hướng dẫn HS sửa lại ? Đơn 2 mắc lỗi gì? ? Cách sửa lỗi như thế nào ? ? Đơn 3 mắc lỗi gì ? - HS: Trình bày sự việc chưa thành thực: Cách trình bày chưa rõ; Sắp xếp lộn xộn; Nguyện vọng không chính đáng, bởi lẽ: Sốt cao li bì không thể ngồi dậy được thì không thể viết đơn được, như vậy là dối trá, đơn phải do phụ huynh viết mới hợp lí ? Em hãy chữa lại cho đúng ? - HS: Thay tên học sinh bằng tên phụ huynh HĐ2(20’): HD HS luyện tập viết đơn. - HS đọc yêu cầu bài tập 1,2 - HS làm bài theo 2 nhóm + Nhóm 1: Viết đơn theo yêu cầu bài 1 + Nhóm 2: viết đơn theo yêu cầu bài 2 - GV hướng dẫn học sinh cách viết đơn, yêu cầu đối với từng lá đơn: Đề 1: Nhất thiết phải có lời cam kết tuân theo quy chế dùng điện, yêu cầu về đường dây, công tơ điện. Đề 2: Có thể gửi người đội trưởng hay hiệu trưởng nhà trường, có sự đồng ý của giáo viên chủ nhiệm lớp. - HS trình bày -> Nhận xét chéo - GV nhận xét có thể ghi điểm I. CÁC LỖI THƯỜNG MẮC KHI VIẾT ĐƠN * Đơn 1 : - Thiếu quốc hiệu, tiêu ngữ - Thiếu địa điểm, ngày, tháng - Thiếu mục ai gửi đơn - Đơn gửi ai ghi chưa rõ - Chưa kí tên * Đơn 2: - Cách trình bày chưa rõ - Sắp xếp lộn xộn - Nguyện vọng không chính đáng * Đơn 3: Trình bày sự việc chưa thành thực II. LUYỆN TẬP: Bài tập 1 Bài tập 2 Hoạt động 4(5’) củng cố - dặn dò : 3. Củng cố: - Nhắc lại lỗi thường mắc trong khi viết đơn? 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại các đơn trong bài, tránh những lỗi dễ mắc khi viết đơn. - Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập. - Đọc và soạn bài: Động Phong Nha.Tìm thêm các tư liệu liên quan đến động Phong Nha và trả lời kỹ phần tìm hiểu văn bản câu 1 và 3 SGK Rút kinh nghiệm
Tài liệu đính kèm: