Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền

I. Mục tiêu cần đạt :

 - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.

 - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.

 - Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.

 1.Kiến thức :

 - Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.

 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong một bài văn.

 2.Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu bài hồi kí- tự truyện có yếu tố miêu tả.

 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

 3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu mến làng quê, yêu những gì gần gũi và thân thuộc nhất với cuộc sống.

 

doc 16 trang Người đăng thu10 Lượt xem 667Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 30 - Trường THCS Phước Thiền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết
Bài dạy
30
113
114
115
116
- Lao xao
- Lao xao
- Kiểm tra Tiếng Việt
- Trả bài kiểm tra Văn – Làm văn
LAO XAO
-Duy Khán-
 Tiết 113 
Ngày soạn: 22/03/11
I. Mục tiêu cần đạt :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
 - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.
 - Cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
 1.Kiến thức :
 - Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong một bài văn.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu bài hồi kí- tự truyện có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
 3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu mến làng quê, yêu những gì gần gũi và thân thuộc nhất với cuộc sống.
II.Chuẩn bị
 + GV : GA+ SGK+ SGV+ Bảng phụ 
 + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý
 III. Tiến trình hoạt động:
 1.Ổn định lớp : Nắm số hs vắng
 2. Bài cũ:
 Œ Em cho biết lòng yêu nước bắt nguồn từ đâu? Bài ký lòng yêu nước đã chứng minh một chân lý giản dị và đầy sức thuyết phục. Đó là chân lý như thế nào? Cách lập luận và chứng minh của tác giả ra sao? 
3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài : 
 Ca dao cổ truyền Việt Nam có câu: Trên rừng có ba mươi sáu thứ chim.
	Có chim chèo bẻo, có chim ác là
 Thực tế ở các làng quê Việt Nam thì sao? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm mùa hè qua hồi tưởng “ Tuổi thơ im lặng” của Duy Khán.
 b.Bài giảng  
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
*Gv hướng dẫn cách đọc:Cách kể chuyện tự nhiên, lời văn gần với lời nói thường mang tính khẩu ngữ, câu văn thường ngắn. Khi đọc cần thể hiện được những đặc điểm ấy của lời văn.
+ Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn
- Cho 2 học sinh đọc tiếp đến hết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh giải thích một số chú thích khó SGK.
? Văn bản thuộc thể loại nào? 
? văn bản được trích từ đâu ?
? Bài hồi kí viết về điều gì ?
Cuộc sống ở làng quê trong bức tranh thiên nhiên, sinh hoạt
? Hãy nêu bố cục của bài văn
- Đoạn 1: Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua sự hồi tưởng của tác giả.
- Đoạn 2: Thế giới các loài chim.
@ Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản
+ Học sinh đọc đoạn 1
? Đoạn 1 tác giả cho biết cảnh gì?
 Buổi sớm chớm hè ở làng quê
+ HS thảo luận nhóm :
 Tác giả tập trung miêu tả cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê qua những chi tiết nào? Cây cối? hoa? ong? bướm? âm thanh? màu sắc? 
- Cây cối: um tùm
- Cả làng thơm: Hoa lan trắng xoá
- Hoa giẻ mảnh dẻ 
- Hoa móng rồng bụ bẫm thơm như mùi mít chín.
- Ong: ong vàng, ong mật đánh lộn nhau để hút mật
- Bướm: hiền lành, bị đuổi rủ nhau lặng lẽ bay đi xa chỗ lao xao 
-Trẻ em : râm ran
? Âm thanh nào khiến tác giả đáng chú ý nhất?
Lao xao của ong bướm, đất trời, thiên nhiên và con người 
? Kết cấu 3 câu văn đầu? Tác dụng của cách viết ấy ?
 Ngắn, đơn giản
=> Nghệ thuật dựng cảnh khái quát
? Nhận xét chung về phương thức biểu đạt ở đoạn văn này? Các phép tu từ ?
Miêu tả, kể, quan sát tinh tế, nhân hoá, so sánh
? Em có nhận xét gì về khung cảnh thiên nhiên được miêu tả?
I.Tìm hiểu chung
1.Tác giả:
- Duy Khán (1934-1993) quê ở Bắc Ninh, là nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2.Tác phẩm:
- Thể loại: Hồi kí
- Lao xao" được thích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng " của Duy Khán.
+ Bố cục: 2 phần
II.Đọc - hiểu văn bản 
1.Cảnh buổi sớm chớm hè ở làng quê: 
.
- Nhân hoá, so sánh.
- Cảnh chớm hè ở miền quê với những hình ảnh đặc sắc, phong phú về các loài cây, loài hoa và các loài vật.
 4.Cũng cố:
 ? Đoạn văn đã cho em những hiểu biết gì mới về thiên nhiên, làng quê khi chớm hè? Em cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên đó?
 Bức tranh khung cảnh làng quê khi chớm sang hè với những màu sắc, hương thơm, cùng với vẻ rộn rịp, xôn xao của loài vật. Cảnh đẹp, thanh bình, thơ mộng và đầy sức sống.
5.Dặn dò: Hướng dẫn về nhà:
 - Học và nhớ phần 1.
 - Chuẩn bị: Phần 2 Thế giới các loài chim
 Quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em.
IV. Rút kinh nghiệm
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 114
LAO XAO (t.t)
-Duy Khán-
Ngày soạn: 22/03/11
I. Mục tiêu cần đạt :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình ảnh các loài chim trong văn bản.
 - Hiểu được nghệ thuật quan sát và miêu tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê trong văn bản.
 - Cảm nhận được tâm hồn nhậy cảm và lòng yêu thiên nhiên làng quê của tác giả.
 1.Kiến thức :
 - Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc.
 - Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật khi miêu tả các loài chim ở làng quê trong một bài văn.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu bài hồi kí- tự truyện có yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
 3.Thái độ : Giáo dục học sinh lòng yêu mến làng quê, yêu những gì gần gũi và thân thuộc nhất với cuộc sống.
II.Chuẩn bị
 + GV : GA+ SGK+ SGV+ Bảng phụ 
 + HS : học bài – Soạn bài theo câu hỏi gợi ý
 III. Tiến trình hoạt động:
 1.Ổn định lớp : Nắm số hs vắng
 2. Bài cũ:
 Œ Em cảm nhận như thế nào về bức tranh thiên nhiên ở làng quê khi chớm hè?
 3.Bài mới
 a.Giới thiệu bài : 
 Thế giới loài chim đã tạo nên vẻ đẹp đặc trưng của thiên nhiên ở một làng quê miền Bắc khi vào hè như thế nào, tìm hiểu phần 2.
 b.Bài giảng  
Hoạt động Thầy và trò
Nội dung
@ Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
* Khái quát lại tiết 1
+ HS đọc đoạn 2: từ “ cáccácđến chéc chéc.
? Thế giới loài chim qua ngòi bút của tác giả chia làm mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm có những loại nào? 
 ? Các loài chim trong nhóm lành được tác giả miêu tả như thế nào?
 + Bồ các: vừa bay vừa kêu.
 + Sáo: Hót hay.
 + Tu hú: tiếng kêu báo hiệu mùa tu hú.
 + Chim ngói: Bay theo đàn.
 + Chim nhạn: Chim của bầu trời.
? Tác giả bắt đầu giới thiệu chim bồ câu sau đó để chị Điệp đọc bài đồng dao rồi miêu tả các loài chim hiền. Theo em cách miêu tả này có gì thú vị?
 ( Làm cho bài văn sinh động).
? Câu đồng dao đưa vào đây có ý nghĩa gì? gợi điều gì?
phù hợp tâm lý trẻ thơ; quan hệ họ hàng thân thiết của thế giới loài chim
?Tác giả miêu tả các loài chim này trên phương diện nào ( hình dáng, màu sắc hay hoạt động)?
 Miêu tả theo hoạt động: kêu, hót, học nói.
? Âm thanh, tiếng kêu, hót của từng loài chim được tác giả tái hiện bằng những loại từ gì? Từ láy tượng thanh
?Tại sao tác giả lại gọi chúng là “ chim mang niềm vui đến cho giời đất”?
( Vì: Tiếng hót vui của chúng, chúng đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.).
? Em hãy tìm câu thơ nào có nói về hình ảnh các loài chim trên?
 Khi con tu hú gọi bầy.
 Lúa chiêm đương chín trái cây ngọt dần.
* Chuyển ý – Nhóm chim dữ
+ Học sinh đọc 3
? Nhóm chim dữ gồm có những loại nào? Mỗi loại được miêu tả như thế nào?
- Bìm bịp: hoá thân của sư hổ mang, chui rúc bụi rậm
. Diều hâu: bay cao, mũi khoằm đánh hơi tinh. hoạt động: Lao như mũi tên xuống tha àg con, lao vụt lên mây xanh vừa lượn vừa ăn.
.Quạ: quạ đen, quạ khoang: lia lia , lu lu, bắt gà, ăn trộm trứng, ngủ nghiêng ở chuồng lợn.
.Chim cắt: Cánh nhọn như dao bầu chọc tiết lợn, khi đánh nhau thì xỉa bằng cánh, vụt đến vụt biến như quỷ.
? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các loài chim? Qua việc miêu tả làm em liên tưởng đến những kẻ như thế nào? 
 ( Miêu tả qua hành động : Diều hâu bắt gà, chim cắt đánh nhau, quạ ăn trộm.
àKết hợp tả, kể, nhận xét, bình luận.
=> Gợi liên tưởng đến những kẻ xấu, kẻ ác.
? Tại sao tác giả lại gọi chúng là loài chim ác, chim xấu?
 ( Cách gọi có kèm theo thái độ yêu ghét của dân gian, chỉ các loài động vật hung dữ.)
? Tại sao tác giả lại gọi cho bẻo là chim trị ác? Chèo bẻo được miêu tả như thế nào, đã đánh lại các loài chim xấu như thế nào?
- Chèo bẻo: 
+ Hình dáng: Như những mũi tê
+ Hành động: Lao vào đánh diều hâu., vây tứ tung đánh quạ, đánh chim cắt.
? Đang kể chuyện chèo bẻo diệt ác, tác giả lại viết : “ chèo bẻo ơi! Chèo bẻo”, Điều đó có ý nghĩa gì?
( Thể hiện thiện cảm của mình với loài chim này, ca ngợi hành động dũng cảm.)
? Tại sao tác giả miêu tả cảnh chim chèo bẻo và chim căt đánh nhau trước sự chứng kiến của lũ trẻ làng như thế nào?Và có ý nghĩa gì?
+ Dù mạnh giỏi đến đâu mà gây tội ác thì nhất định sẽ bị trừng trị.
+ Nói đến sức mạnh của tinh thần đoàn kết cộng đồng sẽ làm nên sức mạnh gấp bội
=> ở hiền gặp lành
? Em thử đặt tên cho chèo bẻo theo cảm nhận của em?
+ Chim kết đoàn
+ Chim hảo hán
+ Chim dũng sĩ
GV: Đó là qui luật của tự nhiên, của loài chim mà cũng là của chính loài người. Một lần nữa triết lí dân gian lại thấp thoáng hiện lên âm thầm, thấm thía.
+ HS đọc thầm văn bản
? Trong bài có sử dụng nhiều chất văn hoá dân gian như thành ngữ, đồng dao, k/c em hãy tìm dẫn chứng?
 + Đồng dao: Bồ các là bác..
 + Thành ngữ: - Dây mơ rễ má
 - Kẻ cắp gặp bà già.
 - Lia lia, lu lu như quạ vào chuồng lợn.
 + Truyện cổ tích: Sự tích chim bìm bịp, sự tích chim chèo bẻo.
? Giải thích các thành ngữ: “Kẻ cắp gặp bà già”
? Tác dụng của cách sử dụng chất liệu văn hoá dân gian?
GV : Màu sắc văn hóa dân gian thấm đượm trong cái nhìn và cảm xúc của người kể về các loài chim và cuộc sống nơi làng quê .Thể hiện bản sắc dân tộc Việt Nam tạo nên bức tranh sinh động về làng quê Việt Nam
+ GV khái quát – HS ghi bài
@ Hoạt động 3: Tổng kết
? Em học tập được gì từ NT miêu tả và kể chuyện của tác giả trong văn bản?
+ Quan sát tinh tường đối tượng miêu tả
+ Vốn sống rất cần khi miêu tả.
+ Miêu tả, kể chuyện cần được lồng trong cảm xúc.
? Bài văn đã cho em thấy những hiểu biết gì về thiên nhiên và hình ảnh các loài chim ở làng quê?
(- Hiểu biết thêm về một số loài chim ở làng quê nước ta. Qua đó thấy được sự quan tâm của con người với loài vật.)
? Tình cảm nào được khơi dậy trong em khi tiếp xúc với thế giới các loài vật trong văn bản Lao xao? ?Em đã làm gì để tham gia bảo vệ các loài chim?
 ( Yêu quí các loài vật quanh ta, yêu làng quê, yêu DT. )
* GV liên hệ giáo dục môi trường
 GD học sinh lòng yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ  ... cột A với cột B cho phù hợp.
A
Nối
B
1
So sánh
a
Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng, khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2
Nhân hóa
b
Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
3
ẩn dụ
c
Là đối chiếu sự vật , sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
4
Hoán dụ
d
Là gọi tả con vật, cây cối,...bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi, tả con người, làm cho thế giới loài vật, đồ vật,... trở nên gần gũi, biểu thị được suy nghĩ, tình cảm của con người.
Câu 2. Chọn các phó từ sau để điền vào chỗ trống cho phù hợp: đã đang, được, vẫn, chưa.
 “Quả nhiên con kiến càng  xâu sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc hộ cho nhà vua.”
Câu 3: Từ “mồ hôi” trong 2 câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì? 
 “Mồ hôi mà đổ xuống đồng
 Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương.”
 A.Chỉ người lao động
 B.Chỉ công việc lao động
 C.Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả.
 D.Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
Câu 4 : Phép nhân hoá có tác dụng như thế nào ?
 A. Làm cho con vật, loài vật, cây cối trở nên ngộ nghĩnh, đáng yêu . 
 B. Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
 C. Biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người .
 D. Biểu thị được tâm tư, tình cảm của thế giới loài vật, cây cối, đồ vật
Câu 5 : Ý nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất ?
 A. Sự vật được so sánh – từ so sánh – sự vật so sánh . 
 B. Từ so sánh- sự vật so sánh – phương tiện so sánh.
 C. Sự vật được so sánh – phương tiện so sánh – sự vật so sánh .
 D. Sự vật được so sánh – phương tiện so sánh – từ so sánh – sự vật so sánh
Câu 6 : Đọc đoạn thơ :
 ” Chú bé loắt choắt
 Cái sắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
 Ca lô đội lệch
 Mồm huýt sáo vang
 Như con chim chích
 Nhảy trên đường vàng
 Đoạn thơ trên có sử dụng biện pháp tu từ nào?
 A. So sánh . 
 B. Ẩn dụ.
 C. Nhân hoá .
 D. Hoán dụ
Câu 7: Câu “ Bà đỡ Trần là người huyện Đông Triều ” thuộc kiểu câu gì?
 A. Câu trần thuật đơn . 
 B. Câu trần thuật đơn có từ “ là”.
 C. Câu nghi vấn .
 D. Câu cảm thán
Câu 8 : Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ 
 A.Người cha mái tóc bạc.
 B.Bóng Bác cao lồng lộng.
 C.Bác vẫn ngồi đinh ninh
 D.Chú cứ việc ngủ ngon
Câu 9 : Nếu viết : “ Trông lên hai bờ, dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận” thì câu văn mắc phải lỗi gì ?
 A. Thiếu chủ ngữ - vị ngữ . 
 B. Thiếu trạng ngữ.
 C. Thiếu chủ ngữ .
 D. Thiếu vị ngữ
Câu 10 : Câu trần thuật: “Trường học là nơi chúng em trưởng thành”
	Thuộc kiểu:
	 A. Câu định nghĩa.
	 B. Câu giới thiệu.
	 C. Câu miêu tả.
	 D. Câu đánh giá.
II. Tự luận: (7điểm)
 Câu 1: Thế nào là câu trần thuật đơn ? Đặt câu theo cấu trúc : Ai / làm gì ? (2đ)
 Câu 2: (5 đ) Viết đoạn văn khoảng 5 dến 8 câu tả cảnh mọc trời mọc (có sử dụng các biện pháp tu từ đã học).
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 6
I.Trắc nghiệm: (3đ)
 + Từ câu 1 đến câu 2 : Mỗi câu trả lời đúng được 0.5 điểm
Câu 1: Nối cột đúng các khái niệm (0.5 đ)
 1 –c , 2- d, 3 – c, 4 – b
Câu 2: Điền đúng phó từ đã, đang (0.5 đ)
 + Từ câu 3 à câu 9 : Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm – Tổng 2 điểm
Câu
3
4
5
6
7
8
9
10
Đáp án
C
B
D
A
B
A
C
B
II. Tự luận: (7đ)
Câu
Nội dung
Điểm
1
- Viết đúng khái niệm câu trần thuật đơn
- Đặt đúng câu trần thuật đơn theo mẩu: Ai / làm gì?
1
1
2
* Nội dung
a. Mở đoạn : 
 Giới thiệu cảnh mặt trời mọc.
1
b. Thân đoạn:
 - Tả từ khái quát đến cụ thể cảnh mặt trời mọc.
 - Ấn tượng chung về cảnh đẹp
2
c. Kết đoạn
 Suy nghĩ, tình cảm của bản thân trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Từ đó có ý thức bảo vệ môi trường.
1
* Hình thức
- Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả, viết câu, dùng từ.
- Sử dụng phương thức miêu tả có kết hợp biểu cảm.
- Có sử dụng một trong các phép tu từ: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ,..
1
* Biểu điểm :
 - Điểm 4 à 5: Thể hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp.
 - Điểm 3 à 4: Trình bày khá đầy đủ các yêu cầu trên, trình bày rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, ít mắc lỗi dùng từ, ngữ pháp. 
 - Điểm 1 à 2: Đáp ứng không đầy đủ các các yêu cầu trên. Bài viết còn sơ sài . Mắc nhiều lỗi trình bày, dùng từ, ngữ pháp.
* Lưu ý : 
 Giáo viên linh động trong quá trình chấm bài học sinh. Không cứng nhắc, cần khuyến khích các bài viết mang tính sáng tạo.
---- HẾT ----
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
 TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
Tiết 116 
Ngày soạn: 24/03/11
I.Mục tiêu cần đạt 
 - Nhận ra được những ưu, nhược điểm của mình trong hai bài kiểm tra cả về nội dung và hình thức trình bày.
 - Đánh giá được chất lượng vầ bài làm của mình , trình độ tập làm văn của bản thân , nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt các bài sau 
 - Củng cố nhận thức kĩ năng tổng hợp ngữ văn đã học 
 1.Kiến thức :
 - Củng cố lại kiến thức, kĩ năng đã học về văn tả người, về công việc tạo lập văn bản, về cách sử dụng từ ngữ, đặt câu đồng thời củng cố kiến thức kinh nghiệm tổng hợp đã học.
 2.Kĩ năng:
 - Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình nhờ đó có được kinh nghiệm quan tâm cần thiết để làm tốt những bài viết sau.
 3.Thái độ:
 -Giáo dục ý thức biết tìm ra lỗi và sửa lỗi trong bài kiểm tra
 II, Chuẩn bị 
 + GV chấm bài , nhận xét bài kiểm tra 
 + HS : xem lại yêu cầu của đề bài, lập trước dàn ý ở nhà 
III.Tiến trình lên lớp 
 1.Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3.Bài mới :
 a.Giới thiệu bài: Để nhận ra ưu – khuyết điểm của minh trong mỗi bài viết tiết này cô sẽ trả và sửa bài 
 b.Bài giảng:
Hoạt động Thầy và trò
Ghi bảng
* Hoạt động 1: Trả bài văn
? Nhắc lại cơ cấu đề kiểm tra văn ?
- GV đọc từng câu rắc nghiệm 
- Gọi HS trình bày đáp án và lí giải vì sao chọn đáp án đó.
- Phần tự luận câu 1 GV ghi đề lên bảng. 
- Câu 2 gọi HS trình bày. 
- GV bổ sung. 
- GV đọc cho HS nghe đoạn văn hay, đoạn văn kém
- GV nêu hạn chế, ưu điểm của HS 
+ HS sửa bài
* Hoạt động 2 : Phần Tập làm văn
GV chép đề lên bảng 
+Hãy tả lại hình ảnh mẹ. Hai trong hai trường hợp sau:
- Khi em làm được một việc tốt.
- Khi em mắc lỗi
- Lúc em đau ốm.
Định hướng 
+ Hướng dẫn học sinh tự thảo luận để tìm hiểu đề bài. Giáo viên gợi ý bằng câu hỏi.
? Đề bài thuộc kiểu nào? Tả người hay tả cảnh?
? Tả chân dung hay tả người đang hoạt động?
? Em định tả người ở những phương diện nào?
? Khi tả mẹ em có cần bộc lộ cảm xúc suy nghĩ của mình không?
? Khi tả mẹ em em định dùng phép tu từ nào?
* Lập dàn ý 
- Học sinh thảo luận xây dựng đề cương chi tiết cho bài văn?
- Giáo viên gợi ý để học sinh lập được dàn ý?
* Nhận xét chung
* Sửa lỗi
Gv đưa bảng lỗi của hs đã thống kê ở những dạng khác nhau.
* Thẩm định
+ GV nêu kết quả cụ thể 
a.Đọc bài khá-yếu.
b.Đọc bài yếu
+ Thống kê số điểm.
* GV hướng dẫn trao đổi,thảo luận
? Nguyên nhân viết tốt? 
? Nguyên nhân viết chưa tốt?
+ GV trả bài cho HS và nêu yêu cầu:
1. Mỗi HS tự xem bài của mình và sửa lỗi
2. Trao đổi cho nhau để rút kinh nghiệm
A. Phần Văn bản
 I.Trắc nghiệm: (2đ)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đ.án
B
A
A
D
B
D
B
C
Câu 9: ( 1đ) Ghép đúng tên nhân vật ứng với tác phẩm 1- e ; 2 – d; 3 – b; 4 -a
II. Tự luận: (7 đ)
Câu 1: ( 3đ) Yêu cầu 
+ HS viết đúng đoạn thơ. (1 điểm)
+ Nêu cảm nhận về Bác (2 điểm)
Câu 2: ( 4đ)
 Câu 2. Viết đoạn văn
- Hình thức: Chính tả, dùng từ, câu và cách diễn đạt (1đ)
- Nội dung : tôn trọng cảm nhận của hsà không lạc đề (3đ)
* Nhận xét:
+ Ưu điểm: Bài làm điểm khá cao, HS làm bài nghiêm túc
- Bài làm có điểm tối đa
+ Hạn chế: Chưa thuộc thơ và chưa biết trình bày cảm nhận.
- Học bài chưa tốt điểm thấp còn nhiều
- Chưa có kĩ năng viết đoạn văn:
B.Phần Tập Làm văn 
I.Đề: Hãy tả lại hình ảnh mẹ. Hai trong hai trường hợp sau:
 - Khi em làm được một việc tốt.
 - Khi em mắc lỗi
 - Lúc em đau ốm.
II.Định hướng
 1.Kiểu bài: Tả người 
2 .Nội dung tả: Tả mẹ trong 2 tình huống:
+ Khi em ốm.
+ Khi em mắc lỗi hoặc khi em làm được việc tốt.
-Tả khái quát à Tả cụ thể: Cặp mắt, vẻ mặt, tâm trạng, lời nói, hành động của mẹ trong từng tình huống.
- Có những câu, từ thể hiện rõ cảm xúc suy nghĩ của mình về mẹ.
- Phương pháp chọn từ: Chọn từ ngữ, chi tiết phù hợp, sử dụng phép so sánh
III. Dàn ý
1.Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng (người được tả)
(Giới thiệu khái quát hình dáng, độ tuổi, tính tình)
2.Thân bài:
+ Hình ảnh mẹ lúc em ốm.
 - Tả khái quát: Mẹ lo lắng, quan tâm chăm sóc.
 - Tả cụ thể: ánh mắt, nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động, tâm trạng
+ Hình ảnh mẹ lúc em làm được một việc tốt: Mẹ mừng rỡ, nói, cười, vẻ mặt
+ Lúc em phạm lỗi: Mẹ buồn khổ, sự buồn khổ thể hiện ở nét mặt, ánh mặt, hình dáng, lời nói, cử chỉ như thế nào? 
3.Kết bài:
 Nhận xét nêu cảm nghĩ của mình về mẹ.
IV.Nhận xét chung:
1. Ưu điểm:
- Nhiều em trình bày tốt: Chữ đẹp, sạch sẽ- bố cục rõ ràng, có dùng dấu câu thích hợp
-Một số em hiểu đề, phát hiện đối tượng miêu tả gắn với hai tình huống để xoáy sâu miêu tả mẹ gắn với tình huống đó.
-Một số em diễn đạt tốt, có dùng chi tiết đặc sắc miêu tả mẹ phù hợp với từng tình huống, có dùng biện pháp so sánh.
2. Nhược điểm
- Một số em mắc lỗi chính tả nhiều.
- Diễn đạt lủng củng, dài dòng
- Nhiều em lạc đề, sa vào kể về việc tốt em đã làm hoặc nguyên nhân em bị ốm.
- Nhiều em có miêu tả mẹ nhưng sơ sài, qua loa đại khái, hoặc có tả thì cũng không gắn chặt với tình huống.
V.Sửa lỗi chung:
a.Lỗi chính tả:
Nói truyện 
Nói chuyện 
Bện viện
Bệnh viện
Mê mang
Mê man
Bức rứt
Bứt rứt
Khăng ước
Khăn ướt
Xăn xoa
Xanh xao
b.Diễn đạt:
Câu sai
Sửa đúng
-Mẹ đã chăm sóc rất bận tâm đến em
Mẹ đã chăm sóc em rất tận tâm
-Lúc đó tay chân mẹ không minh mẫn nữa
Lúc đó tay chân mẹ rã rời, mẹ ngồi 
-Dáng đi của mẹ rất tháo vát
Dáng đi của mẹ có vẻ nhanh nhẹn hơn cả
-Những lúc em ốm hai con ngươi của mẹ buồn
Những lúc em ốm, ánh mắt của mẹ rất buồn
 VI.Thống kê số điểm:
Lớp
Điểm
3-4
5-6
7-8
9-10
6
6
- Bài điểm cao:
- Bài điểm thấp: . 
4.Củng cố : 
 Nhận xét tiết trả bài kiểm tra 
5. Dặn dò: 
 - Xem lại phương pháp tả người, tả cảnh, để chuẩn bị làm bài viết miêu tả sáng tạo.
 - Đọc lại các đề bài tả cảnh, tả người trong SGK/122.
 - Đọc lại các văn bản để chuẩn bị Ôn tập Truyện và kí
IV.Rút kinh nghiệm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 TUAN 30 KTKN ANH MA TRAN.doc