Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 19 - Trường THCS Mỹ Thọ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 19 - Trường THCS Mỹ Thọ

I. Mục tiêu cần đạt:

1) Kiến thức:

+ Khái niệm tục ngữ

+ Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết hợp giai điệu, cách lập luận) của câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

2) Kỹ năng:

Cảm thụ và phân tích cái hay của tục ngữ

3) Thái độ:

Yêu thích và tự hào về VHDG

II. Đồ dùng dạy – học:

+ Giáo viên: giáo viên,SGK, SGV.

+ Học sinh: chuẩn bị bài, SGK.

III. Các hoạt động trên lớp:

1) On định lớp

2) Kiểm tra bài cũ:

3) Bài mới:

 

doc 12 trang Người đăng thu10 Lượt xem 747Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 19 - Trường THCS Mỹ Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 19
Bài 18: 
Tiết : 73: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG, SẢN XUẤT
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
+ Khái niệm tục ngữ
+ Nội dung, ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật (kết hợp giai điệu, cách lập luận) của câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
Kỹ năng:
Cảm thụ và phân tích cái hay của tục ngữ
Thái độ:
Yêu thích và tự hào về VHDG
Đồ dùng dạy – học:
+ Giáo viên: giáo viên,SGK, SGV.
+ Học sinh: chuẩn bị bài, SGK.
Các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Gv đọc trước một lần sau đó yêu cầu Hs đọc lại
Thế nào là tục ngữ?
Hs đọc bài
Là những câu nói dân gian ngắn gọn
Diễn đạt những kinh nghiệm, cách nhìn nhận về thiên nhiên và lao động sản xuất.
I/ Tìm hiểu chung
1/ Đọc văn bản
- Về hình thức: Tục ngữ là câu nói dân gian rất ngắn gọn, có kết cấu bền vững, có hình ảnh và nhịp điệu.
- Về nội dung: tục ngữ diễn đạt cách nhìn nhận của nội dung về thiên nhiên, con người và lao động sản xuất.
- Về sử dụng: tục ngữ được sử dụng vào mọi hoạt động của đời sống để nhìn nhận, ứng xử, thực hành và làm cho lời nói thêm sâu sắc và sinh động.
Họat động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
30
Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ
Câu tục ngữ này được vận dụng trong trường hợp nào?
Ý nghĩa của câu tục ngữ?
Cho biết ý nghĩa của câu tục ngữ?
Yù nghĩa của câu tục ngữ trên?
Yù nghĩa của câu tục ngữ?
Yù nghĩa của câu tục ngữ?
Yù nghĩa của câu tục ngữ?
Tháng 5 âm lịch đêm ngắn hơn ngày
 vận dụng vào việc tính toán, sắp xếp công việc và giữ gìn sức khỏe
Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết
Hs: kinh nghiệm dự đoán bão và ý thức chủ động trong việc giữ gìn nhà cửa
Kinh nghiệm dự đoán lũ lụt để chủ động phòng chống.
 đất đai quý như vàng
 kinh nghiệm khai thác tốt điều kiện tự nhiên tạo ra CSVC
 khi làm ruộng người nông dân phải thấy được tầm quan trọng của các yếu tố trên
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ đối với trồng trọt
I/ Tìm hiểu văn bản
1/ Những câu tục ngữ về thiên nhiên
Câu 1:
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
- Tháng 5 âm lịch đêm ngắn ngày dài, tháng 10 âm lịch đêm dài, ngày ngắn
- Vận dụng kinh nghiệm này vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe
- Biện pháp tu từ: đối xứng
Câu 2:
Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
- Câu tục ngữ này giúp con người có ý thức biết nhìn sao dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.
- Biện pháp tu từ: đối xứng
Câu 3: 
Ráng mỡ gà có nhà thì giữ
- Kinh nghiệm về dự đoán bão sẽ chủ động trong việc giữ gìn nhà cửa, hoa màu
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ
Câu 4:
Tháng bảy kiến bò chỉ lo lại lụt
- Nạn lũ lụt thường xảy ra ở nước ta vì vậy nội dung có ý thức dự đoán lũ lụt từ rất nhiều hiện tượng tự nhiên để chủ động phòng chống.
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ.
2/ Những câu tục ngữ về lao động sản xuất:
Câu 5:
Tấc đất tấc vàng
- Đất quý như vàng
- Biện pháp tu từ: so sánh
Câu 6: 
Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
- Câu tục ngữ giúp con người trong việc khai thác tốt điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất
Câu 7: 
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
Đây là tầm quan trọng của từng yếu tố khi làm ruộng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
Câu 8:
Nhất thì nhì thục
Khẳng định tầm quan trọng của thời vụ, của đất đai đã được khai phá, chăm bón đối với nghề trồng trọt
2’
Hoạt động 3: tổng kết
III/ Tổng kết
Ghi nhớ SGK 
4/ Củng cố (2’)
Ý nghĩa các câu tục ngữ về thiên nhiên?
Yù nghĩa các câu tục ngữ về lao động sản xuất?
5/ Dặn dò: (1’)
Về nhà học bài
Chuẩn bị bài: “Chương trình địa phương”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 
Tiết : 74: CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
(VĂN – TẬP LÀM VĂN)
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
+ Biết cách sử dụng, sưu tầm ca dao, tục ngữ theo chủ đề
+ Bước đầu biết cách chọn lọc, sắp xếp, tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Kỹ năng:
Sưu tầm, nhận biết
Thái độ:
Lòng tự hào về địa phương.
Đồ dùng dạy – học:
+ Giáo viên: giáo án, SGK, SGV.
+ Học sinh: chuẩn bị bài mới
Các hoạt động trên lớp: 
Oån định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới: 
Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh:
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
10
Mỗi tổ sưu tầm từ 10 – 15 câu ca dao, tục ngữ, dân ca ở địa phương mình?
+ Cách sưu tầm
+ Nguồn sưu tầm?
 cách sưu tầm:
+ Tìm người địa phương
+ Chép lại từ sách báo ở địa phương
+ Tìm các sách ca dao, tục ngữ viết về địa phương.
Hỏi ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi ở địa phương.
Tìm trong sách báo
I/ Chuẩn bị ở nhà
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hành
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
30
Gv yêu cầu Hs từng tổ đọc sự chuẩn bị của mình
Gv: yêu cầu Hs nhận xét, bổ sung
Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà
Ngồi mát ăn bát vàng
Aên cháo đá bát
Đờn gãi tai trâu
Nước đổ đầu vịt
Khách đến nhà không gà thì vịt
Chén sành không đụng chén kiểu
“Gió đưa bụi chuối sau hè
Anh mê vợ bé bỏ bè con thơ
Con thơ ay ẳm tay bồng
Tay bưng, tay bợ, tay cà muối tiêu”
“Ví dầu cậu giận mợ hờn
Đi theo cùng cậu kéo đờn mợ nghe”
“Chiếc tàu Nam Giang đậu ngang Cồn Cát
Chiếc xuồng câu tôm đậu sát mé Ngang
Thấy em còn chút mẹ già
Muốn vô hoạn dưỡng biết mà được chăng”
“Con cò nó mổ con lươn
Bớ chị ghe lường muốn tía tôi không?
Tía tôi lịch sự quá chừng
Cái lưng mốc thít, cái đầu chôm bôm”
Hs: bổ sung
II/ Thực hành:
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tuần 
Tiết : 75, 76: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
+ Nhu cầu nghị luận
+ Văn bản nghị luận là gì? Tác dụng của văn bản nghị luận trong đời sống
Kỹ năng:
Nhận diện được đặc điểm chung về văn nghị luận
Thái độ:
Sử dụng có hiệu quả văn nghị luận trong đời sống
Đồ dùng dạy – học:
+ Giáo viên: giáo án, SGK, SGV.
+ Học sinh: chuẩn bị bài mới, SGK.
Các hoạt động trên lớp:
Oån định lớp (1)
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
15
Gv: yêu cầu Hs đọc bài
+ Trong đời sống, em có thường gặp các vấn đề và câu hỏi kiểu dưới đây không?
+ Hãy nêu thêm các câu hỏi về các vấn đề tương tự?
+ Khi gặp những vấn đề như thế, các em có thể trả lời bằng các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm?
+ Để trả lời những câu hỏi đó, hằng ngày trên báo chí, đài phát thanh em thường gặp những kiểu văn bản nào?
Gv: yêu cầu Hs đọc bài
+ Cho biết bài viết hướng tới ai?
+ Mục đích của bài viết này là gì?
+ Để thực hiện mục đích ấy, bài viết đã đưa ra những ý kiến nào?
+ Để bài viết có sức thuyết phục, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng và lí lẽ nào?
+ Công việc chống mù chữ có thực hiện được không?
+ Tác giả có thể thực hiện được mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả không?
 Vậy văn nghị luận là gì?
Hs đọc bài
- Vì sao em đi học? Em học để làm gì?
- Vì sao con người cần phải có bạn bè?
 Trong đời sống, em thường gặp các vấn đề và câu hỏi như vậy?
- Vì sao phải lao động?
- Vì sao nên tập thể dục?
 Không. Vì những câu hỏi ấy đòi hỏi phải trình bày ý kiến của mình
 ý kiến nêu ra trong cuộc họp, các bài xã luận, bình luận, bài phát biểu ý kiến trên báo chí
Hs đọc bài
Hs: Quốc dân Việt Nam 
Hs: kêu gọi nhân dân hãy cùng nhau chống nạn thất học
Những ý kiến (luận điểm)
Khi Pháp cai trị nước ta, chúng thực hiện chính sách ngu dân
Ngày nay, chúng ta giành được độc lập nên ta phải nâng cao dân trí
 Pháp cai trị thực hiện chính sách ngu dân
- Hạn chế mở trường học
- Dân không biết chữ dễ lừa dối và bóc lột
- 95% số người bị thất học, hầu hết người Việt Nam đều mù chữ nên không tiến bộ được.
Ngày nay, chúng ta giành được độc lập
- Nâng cao dân trí là việc làm cần thiết
- Muốn hiểu biết quyền lợi, bổn phận xây dựng đất nước thì phải biết chữ
- Chỉ ra cách thức học tập phù hợp và động viên mọi người tham gia (đặc biệt là phụ nữ)
 Công việc này thực hiện được mong các anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức
 Không thể sử dụng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm vì như thế sẽ không thuyết phục được người dân làm theo
Hs trả lời
I/ Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1/ Nhu cầu nghị luận
2/ Ghi nhớ
SGK.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
Tg
Hoạt động Gv 
Hoạt động Hs 
Nội dung
40
Gv: yêu cầu Hs đọc
+ Đây có phải là văn nghị luận không? Vì sao?
+ Tác giả đã đề xuất ý kiến gì?
+ Để thuyết phục người đọc, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng và lí lẽ nào?
+ Bài bày có giải thích được những vấn đề trong thực tế không? Vì sao?
Gv: yêu cầu Hs đọc
+ Chia bố cục của bài văn trên?
Gv: yêu cầu Hs đọc bài
+ Cho biết bài văn sau là văn nghị luận hay tự sự?
Gv: yêu cầu Hs sưu tầm 2 đoạn văn nghị luận
Hs đọc bài
a) Đây là văn nghị luận vì nó đã giải quyết 1 vấn đề có ý nghĩa của xã hội
b) Tác giả đã đề xuất ý: tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
 Thói quen tốt: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách 
 Thói quen xấu: 
+ Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự khó bỏ, khó sửa
+ Hút thuốc lá gạt tàn bừa bãi
+ Vứt rác bừa bãi.
+ Aên chuối xong vứt vỏ ra đường
+ Vứt rác xuống sông
+ Vứt cốc vỡ, chai vỡ ra đường.
 đây là vấn đề có thật trong thực tế. Em tán thành ý kiến ấy vì:
+ Thực tế chúng ta có mắc những lỗi ấy
+ Phải khắc phục
Hs đọc bài
Chia 3 đoạn
Đoạn 1: từ đầu  thói quen tốt thói quen tốt và thói quen xấu
Đoạn 2: tiếp theo  nguy hiểm các thói quen xấu và tác hại của nó
Đoạn 3: còn lại kiến nghị, đề xuất.
Hs đọc
Là văn bản tự sự
II/ Luyện tập
Bài 1
Bài 2: 
Bài 4
Bài 3:
Về nhà làm
4/ Củng cố (3’)
Nhu cầu nghị luận trong đời sống?
Văn bản nghị luận là gì?
5/ Dặn dò: (2’)
Về nhà học bài?
Chuẩn bị bài: “Tục ngữ về con người và xã hội”
Rút kinh nghiệm tiết dạy:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------- -------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
---------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an nv6(1).doc