Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường: THCS Đinh Bộ Lĩnh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường: THCS Đinh Bộ Lĩnh

I. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:

- HS nắm được khái niệm về từ, từ đơn, từ phức.

- HS nắm được đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt.

 Trọng tâm: HS nhận biết và đếm được chính xác số lượng từ ở trong câu.

Hiểu được nghĩa của từ ghép trong tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ:

- GV: SGK+SGV+bảng phụ

 - HS: SGK+ Tập soạn

III. TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra bài tập chuẩn bị của HS

 

doc 57 trang Người đăng thu10 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Trường: THCS Đinh Bộ Lĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 	: 
Tiết 	: 
Ngày soạn	: ././2009
Ngày dạy	: ././2009	
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
HS nắm được khái niệm về từ, từ đơn, từ phức.
HS nắm được đặc điểm cấu tạo từ tiếng Việt.
Trọng tâm: 	HS nhận biết và đếm được chính xác số lượng từ ở trong câu.
Hiểu được nghĩa của từ ghép trong tiếng Việt.
CHUẨN BỊ:
GV: SGK+SGV+bảng phụ
 	- HS: SGK+ Tập soạn
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra bài tập chuẩn bị của HS
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Hình thành khái niệm về từ:
GV mời HS đọc câu tìm hiểu bài trang 13
Gv treo bảng phụ.
[?] Câu này có bao nhiêu tiếng? Từ?
- HS lên bảng xác định .
[?] Hãy phân loại các từ trong câu này theo yêu cầu sau: 
	+ Từ có 1 tiếng?
	+ Từ có 2 hoặc nhiều tiếng?
- HS xác định, gv ghi bảng.
à GV chốt lại: Từ có 1 tiếng: thần, dạy, vua-->từ đơn.Từ 2 hoặc nhiều tiếng, trồng trọt ... con trưởng-->từ phức. Như vậy, tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ. Từ bao gồm: từ đơn và từ phức.
[?] Vậy từ đơn là gì? Từ phức là gì?
- HS phát biểu .
- GV ghi bảng.
[?] Trong những từ phức này, hãy phân loại: Từ nào được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau; Từ nào được tạo bằng những tiếng có sự hòa phối âm thanh?
à GV chốt lại: Từ phức có 2 loại: từ ghép và từ láy.
[?] Trong những từ ghép trên, từ nào có nghĩa khái quát (cụ thể) hơn so với nghĩa của từng tiếng tạo ra chúng?
GV mời HS đọc phần ghi nhớ SGK trang 13 và 14 
Bài học:
Đơn vị cấu tạo từ: tiếng
VD:Người/con trưởng/được/tôn/lên/làm vua
à 7 từ, 8 tiếng
Phân loại từ: 2 loại
- Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng.
VD : thần , dạy , dân...
 - Từ phức : là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng
VD: trồng trọt, chăn nuôi, hợp tác xã...
Các loại từ phức:
Từ ghép : được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa với nhau. VD: ăn ở, con trưởng....
Nghĩa của từ ghép:
Khái quát hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo thành chúng. VD: ăn, ở, con cháu...
Cụ thể hơn nghĩa của mỗi đơn vị tạo thành chúng. VD: ăn cơm, con trưởng...
Từ láy: được tạo ra bằng những tiếng có âm thanh hòa phối với nhau. VD: trồng trọt, hồng hào...
Ghi nhớ :
 * Từ là đơn vị nhỏ nhất để đặt câu .
 * Tiếng là đơn vị cấu tạo nên từ .
 * Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức .
 * Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy .
Bài tập:
Bài 1/14 :
Từ “nguồn gốc” là kiểu từ ghép.
Tìm từ: nguồn cội, gốc rễ, xuất xứ, căn do, gốc tích, gốc gác...
c. Tìm từ ghép: con cháu, cha mẹ, anh chị, cô chú...
Bài 2/14 :	Tìm quy tắc sắp xếp:
Theo giới tính (nam, nữ)	: ông bà, cha mẹ, anh chị...
Theo bậc (trên, dưới)	: cha anh, ông cháu, mẹ con...
Theo quan hệ (gần, xa)	: cô chú, dì duợng...
Bài 3/14: 	Điền tiếng
Nêu cách chế biến của bánh	: (bánh) rán, chiên, hấp...
Nêu tên chất liệu của bánh	: (bánh) nếp, đậu xanh, kem...
Nêu tính chất của bánh	: (bánh) dẻo, bộc lọc, phồng, lạt...
Nêu hình dáng của bánh	: (bánh) gối, ú, chữ...
Bài 4/15:	Tìm từ láy tả tiếng khóc: thút thít, sụt sịt, sụt sùi, tỉ tê...
Bài 5/15:	Tìm từ láy
Tả tiếng cười	: lanh lảnh, sang sảng, hô hố...
Tả tiếng nói	: Thánh thót, dịu dàng...
Tả dáng điệu	: co ro, cúm núm, lừng lững...
Dặn dò:	Học bài
Chuẩn bị bài tập 2 trang 18.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
Trường : THCS Đinh Bợ Lĩnh GV: Mai Hoàng Anh
Tuần : 	 Ngày soạn: /../../2008
 Ngày dạy: /.././2008
Tiết :	 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
 Giúp HS
Hiểu được thế nào là tự mượn.
Nhận biết được những từ mượn đang được sử dụng trong Tiếng Việt.
Có thái độ đúng với từ mượn
Trọng tâm: HS cần nhận biết được trong từ mượn, từ mượn của tiếng Hán là quan trọng (từ Hán Việt) ; bước đầu biết lựa chọn để sử dụng từ mượn cho thích hợp.
CHUẨN BỊ:
GV: SGK + SGV + bảng phụ
 HS: SGK + Tập soạn
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra bài tập.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
Từ thuần Việt
Từ mượn
Thần Núi
Thần Nước
Sông núi
Nước nhà
Máy phát thanh
Máy truyền hình
Điện thoại
Người say mê
Sơn Tinh
Thủy Tinh
Giang sơn
Quốc gia
à từ mượn tiếng Hán 
(Hán Việt)
xà lách
ra-đi-ô
à từ mượn tiếng Pháp
tivi
phôn
fan
in-tơ-nét
GV ghi bảng các từ sau: Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần Núi, thần Nước, giang sơn, nước nhà, sông núi, quốc gia, xà lách, máy phát thanh, ra-đi-ô, phôn, máy truyền hình, máy phát thanh, ti vi, fan, điện thoại, người say mê.
Hãy phân loại các từ sau:
[?] Chỉ ra các từ thuần Việt?
[?] Tìm những từ đồng nghĩa với những từ thuần Việt trên?
[?] Theo em những từ đó có nguồn gốc từ đâu?
à đó là từ mượn
[?] Em có nhận xét gì về số lượng từ mượn tiếng Hán?
[?] Theo em, khi sử dụng từ mượn ta cần lưu ý điều gì?
II.	Ghi nhớ:
 Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mưuợn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,  mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn .
 Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng hán ( gồm từ gốc Hán và từ Hán Việt ) .
 Bên cạnh đó, tiếng Việt còn mượn từ của một số ngôn ngữ khác như : tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, 
 Các từ mượn đã được Việt hoá thì viết như từ thuần Việt. Đối với những từ mượn chưa được Việt hoá hoàn toàn, nhất là những từ gồm trên hai tiếng, ta nên dùng gạch nối để nối các tiếng với nhau .
 Mượn từ là cách làm giàu tiếng Việt Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tuỳ tiện .
Luyện tập:
Ở lớp: Thực hiện các bài luyện tập 1, 2, 3 SGK trang 26
Về nhà: Làm bài tập 4 SGK trang 26
Dặn dò:
Làm lại các bài tập vào vở.
Tìm một số từ mượn khác mà em biết.
Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK trang 64.
Soạn bài mới: “Nghĩa của từ” SGK trang 35.
Trường : THCS Đinh Bợ Lĩnh GV: Mai Hoàng Anh
Tuần : 	 Ngày soạn: /../../2008
 Ngày dạy: /.././2008
Tiết :	 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT:
Cho HS nắm bắt được mục đích giao tiếp của tự sự.
Khái niệm sơ bộ về phương thức tự sự.
Biết cách tóm tắt truyện kể ngắn.
CHUẨN BỊ:
GV: SGK + SGV + bảng phụ
HS: SGK + Tập soạn
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Văn bản là gì?
Các kiểu văn bản với phương thức biểu đạt tương ứng.
Giới thiệu bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu bài
Mời HS đọc ví dụ trong SGK
Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe.
Vì sao Lan lại thôi học?
Tại sao Thơm nhà nghèo mà lại học giỏi?
[?] Theo em, người trả lời những câu hỏi này phải trả lời như thế nào?
- HS trả lời:
Kể lại một câu chuyện.
Kể một câu chuyện để cho biết vì sao bạn Lan lại thôi học...
[?] Qua các trường hợp này, em hiểu tự sự đáp ứng yêu cầu gì cho con người?
- HS:
Mong muốn được nghe kể chuyện
Biết rõ lí do vì sao Lan thôi học.
Hiểu rõ về con người.
[?] Vậy khi các em yêu cầu người khác kể lại một câu chuyện nào đó cho mình nghe thì các em mong muốn điều gì?
- HS:
Thông báo một sự việc, được nghe giới thiệu, giải thích về một sự việc.
[?] Trong văn bản Thánh Gióng đã đọc, em hãy liệt kê các chi tiết chính?
Sự ra đời kì lạ.
Giặc Ân xâm lược 
Gióng trưởng thành
Gióng ra trận, đánh tan giặc
Bay về trời
HS trình bày, gv ghi bảng.
Ä Các em đang kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này tiếp diễn sự việc khác.
[?] Vậy mở đầu là sự việc nào?
- Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng
[?] Kết thúc là sự việc nào?
- Đánh giặc xong, Gióng cởi bỏ áo giáp sắt bay thẳng về trời.
[?] Theo em, tự sự giúp em tìm hiệu sự việc bằng phương thức nào?
Kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác rồi kết thúc.
[?] Sau khi tìm hiểu các chi tiết trong truyện Thánh Gióng, em hãy cho biết truyện đã thể hiện những nội dung gì? (HS thảo luận)
GV gợi ý: Truyện muốn nói về ai? Giải thích sự việc gì? Khi lựa chọn những chi tiết đó người kể đã bày tỏ thái độ tình cảm như thế nào?
HS trao đổi theo nhóm và phát biểu ý kiến của mình.
Các nhóm khác nhận xét, có ý kiến.
[?] Qua văn bản Thánh Gióng, em hiểu được vì sao có tre đằng ngà, làng Cháy... Vì sao dân tộc ta tự hào về truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm?
- HS trả lời.
[?] Vậy mục đích giao tiếp của tự sự là gì?
- HS: 
Giải thích sự việc.
Tìm hiểu về con người, bày tỏ thái độ khen chê.
	Ä Bài tập nhanh:
Trong lớp em, bạn An hay đi học trễ, hãy kể lại một câu chuyện để cho biết vì sao bạn ấy hay đi học muộn?
Kể lại diễn biến buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em.
- HS làm bài tập .
	Ä Như vậy, kể lại một câu chuyện, trần thuật hay tường thuật lại một sự việc cũng là một phương pháp tự sự.
[?] Vậy thế nào là tự sự?
HS đọc phần ghi nhớ.
HOẠT ĐỘNG 2: Luyện tập
GV cho HS luyện tập.
	Đọc bài tập 1: Xác định yêu cầu bài tập: truyện giải thích sự việc gì?
	Đọc bài tập 2: Xác định yêu cầu:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 3, 4 ở nhà.
Bài tập 3: kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế ( cả hai đoạn trong lịch sử 6 nhưng đều là văn tự sự ).
Bài tập 4: gợi ý cách kể ngắn gọn:
Ví dụ : Tổ tiên người Việt xưa là các vua Hùng. Vua Hùng đầu tiên là do LLQ và Âu Cơ sinh ra. LLQ nòi Rồng, Âu Cơ nòi Tiên. Do vậy người Việt tự xưng là con Rồng cháu Tiên ... ong đó nhân vật là một con vật (đồ vật) thì em sử dụng cách kể như thế nào? (nhân cách hóa)
[?] Khi đã xác định được chủ đề, nhân vật, cách kể; bây giờ em hãy tự lập dàn ý theo đề bài trong SGK.
à GV mời 1 HS lên bảng làm, cả lớp cùng làm vào nháp.
(HS có thể có những dàn ý với những sự việc, diễn biến.. khác hơn, GV tùy theo bài làm của HS mà sửa chữa, hướng dẫn).
GV mời HS đọc đề b trang 140.
Tương tự, GV sẽ gợi ý, hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài. (GV cần định hướng cho HS rõ: nhân vật trong truyện cổ tích hay truyền thuyết có rất nhiều loại: thiện có, ác có, thông minh có... Do đó HS cần phải lựa chọn nhân vật nào mà mình yêu thích để kể thì mới đúng theo yêu cầu của đề bài).
[?] Chủ đề của truyện? (cuộc gặp gỡ, trò truyện thú vị với nhân vật cổ tích)
[?] Nhân vật được chọn là ai? (nhân vật được yêu thích trong truyện cổ tích hay truyền thống)
[?] Nhân vật kể lại truyện sẽ là ai? (em)
[?] Đó là ngôi thứ mấy? (ngôi thứ nhất)
Đề bài luyện tập:
Đề: Kể chuyện 10năm sau em về thăm trường.
Tìm hiểu bài:
Chủ đề: Chuyến thăm trường sau 10 năm xa cách.
Kiểu bài: kể chuyện tưởng tượng.
Nhân vật kể: em (ngôi thứ nhất)
Dàn ý:
Mở bài: Lí do về thăm trường sau 10 năm xa cách (nhân dịp nào: lễ khai giảng? Lễ 20/11...)
Thân bài:
Chuẩn bị đến thăm trường (miêu tả tâm trạng: bồn chồn, náo nức...)
Đến thăm trường:
+ Quang cảnh chung của trường (có gì thay đổi? Những gì còn lưu lại).
+ Gặp lại thầy cô, bạn bè cũ (nếu có)
à Trò chuyện, hỏi han, tâm sự, nhắc lại những kỉ niệm cũ...
Kết bài: Chia tay với trường, với thầy cô... à cảm xúc.
Đề bài bổ sung:
	Đề a: SGK trang 140
Dàn ý:
Mở bài:
Đồ vật (con vật) tự giới thiệu mình.
Đồ vật (con vật) giới thiệu về tình cảm giữa mình và người chủ.
Thân bài:
Lí do đồ vật (con vật) trở thành vật sở hữu của người chủ.
Tình cảm ban đầu giữa đồ vật (con vật) và người chủ.
Những kỉ niệm vui, buồn khó quên của hai người.
Tình cảm lúc sau (nếu có sự thay đổi trong tình cảm người chủ) à lí do sự thay đổi.
Kết bài: Suy nghĩ, cảm xúc của đồ vật (con vật) đó.
Đề b: SGK trang 140
Dàn ý:
Mở bài:
Giới thiệu không gian, thời gian của buổi gặp gỡ.
Xây dựng tình huống gặp nhân vật trong truyện(nằm mơ? Tưởng tượng?...)
Thân bài:
Hỏi han.
Trao đổi suy nghĩ, thắc mắc (nếu có)... của mình.
Kết bài:
Bày tỏ tình cảm đối với nhân vật đó
Luyện tập:
Dựa vào các dàn bài, vừa được lập, HS lên kể chuyện.
Dặn dò:
Làm các bài tập còn lại: c, d trang 140.
Tập kể lại chuyện theo đề tài đã cho
Trường : THCS Đinh Bợ Lĩnh GV: Mai Hoàng Anh
Tuần : 	 Ngày soạn: /../../2008
 Ngày dạy: /.././2008
Tiết :	
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
Củng cố nâng cao kiến thức về động từ đã học ở bậc tiểu học 
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ: - Số từ là gì ? Cho ví dụ .
 - Thế nào gọi là lượng từ ? Cho ví dụ .
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
GV cho hs đọc phần tìm hiểu bài
Thế nào là động từ ?
Tìm động từ trong 3 câu trên ?
Em hãy nêu ý nghĩa khái quát
Phân loại động từ
GV nêu sự phân loại như SGK
Hs dựa vào đó để sắp xếp các động từ vào bảng
Tìm hiểu bài:
1/ Động từ :
 a/ đi- đến – ra - hỏi
 b/ lấy – làm - lễ
 c/ treo – có – xem – cưới – bảo – bán - phải
động từ chỉ hành động, trạng thái, 
Động từ khác danh từ :
ĐỘNG TỪ
DANH TỪ
Có khả năng kết hợp với các từ : cũng, đã, đang, hãy, đừng, chớ, 
Thường làm vị ngữ
Khi làm chủ ngữ phải kết hợp với các từ : sẽ, đang, vẫn, hãy, 
Không kết hợp với các từ : đã, đang, sẽ, cũng, 
Thường làm chủ ngữ
Khi làm vị ngữ phải có từ : là .
2/ Các loại động từ chính :
BẢNG PHÂN LOẠI
Thường đòi hỏi động từ khác đi kèm
Không đòi hỏi động từ khác đi kèm
Trả lời câu hỏi
Làm gì ?
Đi chạy cười đọc hỏi ngồi đứng
Trả lời câu hỏi 
Làm sao ?
Thế nào ?
Dám toan định
Buồn gãy ghét đau nhức vui yêu
Bài học :
Ghi nhớ 1 : ( trang 146 )
Ghi nhớ 2 : (trang 146 )
Luyện tập:
BT 1 : Tìm động từ trong bài “ Lợn cưới áo mới” ( hs tự tìm )
BT 2 : câu chuyện buồn cười ở chỗ : sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ “đưa” và “cầm”. Từ sự đối lập này -> sự tham lam keo kiệt của anh nhà giàu
BT 3 : Viết chính tả bài “Con hổ có nghĩa” từ “Hổ đực  tiễn biệt”
Chú ý : viết đúng các chữ s / x và các vần ăn – ăng .
Dặn dò:
Học bài phần ghi nhớ .
Tìm thêm một số động từ. Đặt câu
Soạn bài: Cụm động từ
Trường : THCS Đinh Bợ Lĩnh GV: Mai Hoàng Anh
Tuần : 	 Ngày soạn: /../../2008
 Ngày dạy: /.././2008
Tiết :	
I . KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
 Giúp hs hiểu được cấu tạo của cụm động từ .
II . TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY :
 1/ Ổn định lớp :
 2/ Kiểm tra bài cũ :
 3/ Bài mới :
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
GV cho hs đọc phần THB
Các từ in đậm bổ nghĩa cho từ nào ?
Tìm những động từ ?
Cho hs ghi câu đã bị lược bỏ các phụ ngữ trước và sau lên bảng
Tìm một cụm động từ
VD : đi đến trường .
Đặt câu tôi đi đến trường
Nhận xét về hoạt động trong câu của cụm động từ so với động từ .
rút ra ghi nhớ .
GV hướng dẫn hs vẽ mô hình cấu tạo cụm động từ theo bảng hướng dẫn
Gợi ý : Cụm ĐT gồm mấy bộ phận ? Do là những phần nào
Dựa vào vị trí của các bộ phận, em hãy vẽ mô hình của cụm động từ
I .Tìm hiểu bài :
 1/ Cụm động từ là gì ?
Các động từ : đi, ra, hỏi, 
Các phụ từ : đã, cũng, 
 2/ Cấu tạo của cụm động từ :
Gồm 3 phần :
Phần trước : đã, cũng
Phần trung tâm : đi, ra
Phần sau : nhiều nơi, những câu đố oái oăm
II . Ghi nhớ :
SGK trang 148 .
Luyện tập:
BT 1 : a/ Con đang đùa nghịch ở sau nhà
 b/ Yêu thương Mị nương hết mực
 Muốn kén  xứng đáng
 c/ Đành tìm cách  nọ
 Có thì giờ đi hỏi . nọ
 Đi hỏi  nọ
BT 2 : Hs tự vẽ mô hình và điền vị trí
BT 3 : 
BT 4 : biết tiếp thu chọn lọc ý kiến của người khác
	Trường : THCS Đinh Bợ Lĩnh GV: Mai Hoàng Anh
Tuần : 	 Ngày soạn: /../../2008
 Ngày dạy: /.././2008
Tiết :	
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT :
- Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về tính từ đã học ở bậc tiểu học .
 - Nắm được khái niệm cụm tính từ .
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Cụm động từ là gì ? Cấu tạo của cụm động từ ? cho ví dụ
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
GV ghi bảng các ví dụ:
[?] Tìm các tính từ trong những ví dụ sau:
 SGK trang 153 , 154 
Kể thêm một số tính từ . Nêu ý nghĩa khái quát của chúng.
GV có thể gợi ý để hs tìm thêm .
Em hãy so sánh tính từ với động từ về khả năng kết hợp với : đã, sẽ, cũng, vẫn, hãy, đừng, chớ,  ?
Về khả năng làm CN- VN ?
GV chốt lại cho các em nắm và ghi lại phần ghi nhớ 1 ở phần bài học .
Trong các loại tính từ vừa tìm được từ nào có thể kết hợp với các từ chỉ mức độ :rất , hơi , khá ,  ?
Những từ nào thì không ?
Tìm tính từ trong các cụm tính từ sau :
. vốn đã rất yên tĩnh
. nhớ lại
. Sáng vằng vặc ở trên không .
Những từ ngữ nào đứng trước hoặc sau tính từ làm rõ nghĩa cho tính từ đó ?
Vốn , đã , rất , lại 
đó là phụ ngữ của tính từ .
Dựa vào những điều đã biết ở bài trước như cụm danh từ, cụm động từ, em hãy vẽ mô hình cụm tính từ ?
Tìm hiểu bài:
1/ Đặc điểm của tính từ :
VD: 
a/ bé , oai 
b/ vàng hoe , vàng lịm , vàng tươi 
2/ Tìm thêm các tính từ :
Xanh , đỏ , tím , vàng , 
Chua , cay , mặn , 
Ngay thẳng , xiêu vẹo , 
3/ So sánh tính từ và động từ :
Tinh từ có thể kết hợp các từ : đã, sẽ , đang , 
(đ/v hãy , đừng , chớ,  -> hạn chế )
Tính từ có thể làm CN –VN ( hạn chế)
 Ghi nhớ :
 Tính từ là những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái .
 Tính từ có thể kết hợp với các từ : đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, để tạo thành cụm tính từ . Khả năng kết hợp với các từ : hãy, chờ, dừng của tính từ rất hạn chế.
 Tính từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu . Tuy vậy khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn động từ .
II . Các loại tính từ :
VD : rất bé , oai lắm ,  -> tưong đối .
 Vàng hoe , vàng lịm , vàng ối , vàng tươi 
-> tuyệt đối .
 Ghi nhớ :
 Có hai loại tính từ đáng chú ý là :
 - Tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( có thể kết hợp với từ chỉ mức độ )
 - Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối ( không thể kết hợp với từ chỉ mức độ ) .
III . Cụm tính từ :
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
Vốn, đã, rất
yên tĩnh
nhớ 
sáng
lại
vằng vặc ở trên không
Ghi nhớ :
MÔ HÌNH CỤM TÍNH TỪ
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
vẫn/còn/đang
trẻ
như một thanh niên
Trong cụm tính từ :
Các phụ ngữ ở phần trước có thể biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất, sự khẳng định hay phủ định , 
Các phụ ngữ ở phần sau có thể biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất .
Luyện tập:
Bài 1 /155 :	
... sun sụn như con đỉa	à cụm tính từ
chần chẩn như cái đòn càn	à cụm tính từ à Cụm từ
bè bè như cái quạt thoi
sừng sững như cái cột đình
tun tủn như cái chổi se
BT 2 : gợi ý : - Cấu tạo từ láy.
Hình ảnh gợi ra quá tầm thường không có sức khái quát
Đặc điểm chung : nhận thức hạn hẹp , chủ quan
BT 3 : cách dùng những động từ tính từ trong 5 lần -> lần sau dữ dội hơn lần trước -> mức độ tăng tiến .
Êm ả -> nổi sóng -> dữ dội -> mù mịt -> ầm ầm .
BT 4 : Các tính từ tương phản nhau .
Sứt mẻ / mới ; nát / nguy nga . Từ không -> có -> không .
-> thể hiện ý nghĩa tham thì thâm .
Dặn dò:
Học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docvan(2).doc