Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 78: So sánh

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 78: So sánh

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

- Cấu tạo của phép tu từ so sánh .

- Các kiểu so sánh thường gặp .

2. Kĩ năng:

- Nhận diện được phép so sánh .

- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó .

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Giáo viên: bảng phụ.

2. Học sinh: bài soạn.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Kiểm tra bài cũ (4’):

? Phó từ là gì? Nêu các loại phó từ đã học, cho VD và chỉ ra phó từ ấy có ý nghĩa gì?

? Câu văn nào có sử dụng phó từ ?

A. Chân cô ấy dài nghêu. B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.

C. Da chị ấy mịn màng. D. Cô Hai cũng có răng khểnh.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 869Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết số 78: So sánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4/01/2011	
Ngày dạy: 6/01/2011
Tiết PPCT: 78 / tuần 20
Tiếng Việt
SO SÁNH
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức:
- Cấu tạo của phép tu từ so sánh .
- Các kiểu so sánh thường gặp .
2. Kĩ năng:
- Nhận diện được phép so sánh .
- Nhận biết và phân tích được các kiểu so sánh đã dùng trong văn bản, chỉ ra được tác dụng của các kiểu so sánh đó .
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: bảng phụ.
Học sinh: bài soạn.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
Kiểm tra bài cũ (4’):
? Phó từ là gì? Nêu các loại phó từ đã học, cho VD và chỉ ra phó từ ấy có ý nghĩa gì? 
? Câu văn nào có sử dụng phó từ ?
A. Chân cô ấy dài nghêu.	B. Mặt em bé tròn như trăng rằm.
C. Da chị ấy mịn màng.	D. Cô Hai cũng có răng khểnh. 
* Giới thiệu bài mới (1’): Trong khi nói, viết người ta hay dùng những hình ảnh bóng bẩy, gợi cảm, sinh động để diễn đạt ý mình muốn thể hiện. Đó là biện pháp tu từ so sánh. Bài hôm nay chúng ta học là bài so sánh.
Nội dung bài mới
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung ghi bảng
HĐ 1: HDHS tìm hiểu so sánh là gì? (5’)
Gọi HS đọc phần 1.
? Tìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh?
? Trong mỗi phép so sánh trên, những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
? Vì sao có thể so sánh như vậy?
? So sánh như vậy để làm gì?
? Vậy so sánh là gì? Cho VD?
HĐ 2: HDHS tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh (10’)
? Điền những tập hợp từ chừa hình ảnh so sánh trong các câu đã tìm ở trên vào mô hình phép so sánh SGK?
? Trong phép so sánh có mấy yếu tố?
? Hãy nêu thêm một số từ so sánh mà em biết.
- Cho HS đọc bài tập II.3 bảng phụ.
? Hãy nhận xét cấu tạo phép so sánh trên có gì đặc biệt?
HĐ 3: HDHS luyện tập (20’)
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 SGK.
-Gọi HS lên trình bày à nhận xét.
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 SGK
- Gọi HS tìm vế còn lại của phép so sánh.
- Gọi HS nhận xét.
 - GV đánh giá, sửa sai.
- Cho HS tìm phép so sánh trong văn bản Sông nước Cà Mau.
- GV đánh giá, sửa sai.
- HS đọc
- Trẻ em như búp trên cành.
- Rừng đướcnhưvô tận.
- Trẻ em so sánh búp trên cành; Rừng đước so sánh 2 dãy tường thành vô tận.
- Vì giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định.
- Làm nổi bật sự vật được nói đến.
- Theo ghi nhớ SGK/24.
- HS lên bảng thực hiện.

- 4 yếu tố
- Là, như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là; bao nhiêubấy nhiêu
- Tính không đầy đủ, thay đổi trật tự các yếu tồ so sánh.
- So sánh người với người:
 Thầy thuốc như mẹ hiền.
- So sánh vật với vật:
 Trên trời, mây trắng như bông.
- So sánh người với vật :
 Mẹ già như chuối chín cây.
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :
 Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên đầy nhựa lớn nhanh chóng.
 - Khoẻ như voi.
 - Đen như cột nhà cháy.
 - Trắng như bông.
 - Cao như núi.
 - Sông ngòi  như mạng nhện.
 - Ngôi nhà  như khu phố nổi .
I. So sánh là gì?
1a. Trẻ em như búp trên cành.
b. Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
ð So sánh được vì giữa các sự vật này có nét tương đồng. So sánh để làm nổi bật đặc điểm của sự vật.
* Ghi nhớ 1 SGK/24.
II. Cấu tạo của phép so sánh:
Mô hình:
Vế A (SV được SS)
Phương diện SS 
Từ so sánh 
Vế B (SV dùng để SS)
Trẻ em 
như
búp trên cành 
Rừng đước 
dựng lên cao ngất 
như 
hai dãy trường thành vô tận 
2. Nhận xét :
a. Trường Sơn: chí lớn ông cha. Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào.
à Vắng mặt từ chỉ phương diện so sánh + từ so sánh.
b. Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
à Từ so sánh và vế B được đảo lên phía trước vế A.
III. Luyện tập:
1.a. So sánh đồng loại :
 - So sánh người với người:
 Thầy thuốc như mẹ hiền.
 - So sánh vật với vật :
 Trên trời, mây trắng như bông.
 b. So sánh khác loại :
 - So sánh người với vật :
 Mẹ già như chuối chín cây.
 - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng :
 Sự nghiệp của chúng ta như rừng cây đang lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn nhanh chóng.
2. Tìm vế còn lại của phép so sánh :
 - Khoẻ như voi.
 - Đen như cột nhà cháy.
 - Trắng như bông.
 - Cao như núi.
3. Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài “Sông nước Cà Mau” :
 Sông ngòi  như mạng nhện.
 Ngôi nhà  như khu phố nổi .
Củng cố (4’):
? Dòng nào thể hiện cấu trúc của phép so sánh đúng trình tự và đầy đủ nhất?
Sự vật được so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
Từ so sánh, vật so sánh, phương diện so sánh.
Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, từ so sánh, sự vật so sánh.
Sự vật được so sánh, phương diện so sánh, sự vật so sánh.
? Cho các từ, cụm từ sau: hai chiếc máy xén lúa, cú mèo, một gã nghiện thuốc phiện, mọi khi, cái dùi sắt, hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện những so sánh sau:
Cái chàng Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như . à một gã nghiện thuốc phiện.
Chú mày hôi như 	à cú mèo.
Tôi ra đứng ở cửa hang như 	à mọi khi.
Mỏ Cốc như 	à cái dùi sắt.
Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như à hai chiếc máy xén lúa.
Hướng dẫn tự học (1’):
- Nhận diện được phép so sánh, các kiểu so sánh trong các văn bản đã học.
- Soạn bài “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả”:
	+ Đọc các đoạn văn mục 1 à Trả lời các câu hỏi mục 2.
	+ Mối quan hệ giữa quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ntn?
	+ Vai trò, tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả ntn?
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • doc78-T20 So sanh.doc