Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 60: Động từ

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 60: Động từ

Tiết 60 ĐỘNG TỪ

Ngày dạy:

1. Mục tiêu: Giúp HS:

a. Kiến thức:

- Khái niệm đông từ :

+ Ý nghĩa khái quát của động từ .

+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) .

- Các loại động từ .

b. Kĩ năng:

 Nhận biết động từ trong câu .

 - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái .

 - Sử dụng động từ đề đặt câu .

c. Thái độ:

Giáo dục học sinh tính trung thực.

2. Chuẩn bị:

 Giáo viên: Giấy Ao.

 Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.

3. Phương pháp :

Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác.

4. Tiến trình lên lớp:

4.1. Ổn định tổ chức:

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 805Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 60: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 60 ĐỘNG TỪ 
Ngày dạy:
1. Mục tiêu: Giúp HS: 
a. Kiến thức:
	Khái niệm đông từ :
+ Ý nghĩa khái quát của động từ .
+ Đặc điểm ngữ pháp của động từ (khả năng kết hợp của động từ, chức vụ ngữ pháp của động từ) .
Các loại động từ .
b. Kĩ năng:
	Nhận biết động từ trong câu .
 - Phân biệt động từ tình thái và động từ chỉ hoạt động, trạng thái .
 - Sử dụng động từ đề đặt câu .
c. Thái độ:
Giáo dục học sinh tính trung thực.
2. Chuẩn bị: 
 	Giáo viên: Giấy Ao. 
 Học sinh: Đọc, tìm hiểu văn bản, bảng nhóm, bút lông.
3. Phương pháp : 
Nêu vấn đề, vấn đáp gợi tìm, định hướng giao tiếp, thực hành theo mẫu, hợp tác. 
4. Tiến trình lên lớp: 
4.1. Ổn định tổ chức:
4.2. KTBC: 
4.3. Giảng bài mới.
Gv đưa ra môt loạt hành động để hs đoán ra từ cần tìm à Giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Đặc điểm của cụm động từ.
HS đọc ví dụ Sgk
ó Những từ nào dùng để chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật?
ó Vậy, em hãy cho biết thế nào là động từ?
ó Những động từ chúng ta vừa tìm được có khả năng kết hợp được với những từ nào đứng trước nó?
ó Qua VD vừa tìm hiểu, em hãy rút ra kết luận về khả năng kết hợp của động từ?
ó Tìm một động từ, đặt câu với động từ đó? Xác định thành phần câu?
ó Động từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
ó Có khi nào động từ giữ chức vụ CN không? Cho VD?Nhận xét về khả năng kết hợp của động từ khi làm CN?
ó Chỉ ra sự khác biệt giữa động từ và danh từ?
Danh từ không kết hợp: sẽ, đang, cũng,vẫn, hãy, chớ, đừng. Danh từ làm chủ ngữ.
* Lưu ý: Động từ không kết hợp với lượng từ, số từ: Một làm, hai làm...
Hoạt động 2: Các loại động từ.
 ó Xếp các động từ vào bảng? ( GV kẻ bảng, chép động từ vào giấy, học sinh lên bảng dán)
ó Dựa vào bảng phân loại, em hãy cho biết động từ có mấy loại chính?
ó Động từ chỉ hành động trả lời câu hỏi gì?
ó Động từ chỉ trạng thái trả lời câu hỏi gì ?
Hoạt động 3: Luyện tập:
GV cho học sinh thảo luận ( 5 phút)
 Nhóm 1,2: Đọc “ Lợn cưới, áo mới” để tìm động từ ” rồi xác định xem chúng thuộc loại động từ tình thái hay động từ chỉ hành động, trạng thái.
Nhóm 3,4: Tìm 2 động từ chỉ hành động, 2 động từ chỉ trạng thái và đặt câu với các động từ ấy?
Nhóm 5,6: đọc từ "Bà đờ Trần...nhỏ nước mắt" ( Con hổ có nghĩa)
- Tìm động từ trong đoạn trích trên?
- Em có nhận xét gì về cách sử dụng động từ trong đoạn trích (số lượng, tác dụng).
Các nhóm trình bày – Giáo viên nhận xét – Ghi bảng.
I Đặc điểm của động từ
1 Khái niệm:
a. Đi, đến, ra, hỏi
b. Lấy, làm, lễ
c. treo, có, xem, cười, bảo, bán, phải, đề
à Động từ.
à Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật.
2. Khả năng kết hợp:
- Động từ kết hợp với: đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng, để tạo cụm động từ.
3. Chức vụ ngữ pháp:
- Có thể được dùng với chức vụ vị ngữ.
- Khi động từ làm chủ ngữ thì sẽ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng,...
II Các loại động từ chính
Trả lời câu hỏi
đòi hỏi động từ khác kèm phía sau (Tình thái)
Không đòi hỏi động từ khác kèm phía sau (hành động, trạng thái)
Trả lời câu hỏi: Làm gì?
Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng
Trả lời câu hỏi: Làm sao? Thế nào?
dám, toan, định, đừng
Buồn, gãy, ghét, vui, yêu, đau nhức
à Dựa vào vị trí trong cụm động từ và ý nghĩa khái quát của từ, động từ được chia làm hai loại:
+ Động từ tình thái ( thường đòi hỏi động từ khác đi kèm).
+ Động từ chỉ hành động, trạng thái:
­ Động từ chỉ hành động (trả lời câu hỏi Làm gì?)
­ Động từ chỉ trạng thái (trả lời các câu hỏi Lmà sao?, Thế nào?)
III. Luỵên tập: 
Bài tập 1:
a. Các động từ: 
có, khoe, may, đem,ra, mặc, đứng, hóng, đợi, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy, giơ, bảo.
b. Phân loại:
- Động từ chỉ tình thái: có (thấy)
- Động từ chỉ hành động, trạng thái: các ĐT còn lạ.
Bài tập 2:
Chạy à Tôi chạy rất tệ.
Đọc à Tôi đang đọc sách.
Suy nghĩ à Tôi suy nghĩ mãi mà không có cách giải bài toán này.
Trằn trọc à tôi trằn trọc thâu đêm không sao ngủ được.
Bài tập 3:
4.4. Củng cố và luyện tập:
Hãy đánh dấu (X) vào trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nhóm động từ nào đòi hỏi phải có động từ khác đi kèm ở phía sau?
Định, toan, dám, đừng.
Buồn, đau, ghét, nhớ.
Chạy, đi, cười, đọc.
Thêu, may, đan, khâu.
Câu 2: Từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống thích hợp cho câu văn “ Bà cho là hổăn thịt mình, run sợ không.nhúc nhích”?
a. định.	c. dám
b. đừng	d. sắp
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Học bài.
- Xem lại bài tập.
- Đạt câu và xác định chức vụ ngữ pháp của động từ trong câu.
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học.
- Thống kê các động từ tình thái và động từ chỉ hành động, trạng thái trong bài chính tả.
- Chuẩn bị: “Cụm động từ”
5. Rút kinh nghiệm. 

Tài liệu đính kèm:

  • docdong tu.doc