Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 107: Các thành phần chính của câu

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 107: Các thành phần chính của câu

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức

- Giúp học sinh nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.

- Nắm vững khái niêm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ - hai thành phần chính của câu.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng nhận diện và phân tích được hai thanh phần chủ ngữ và vị ngữ.

- Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.

3. Thái độ

- Trân trọng, tự hào và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.

II/ CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Phương tiện

- Giáo viên: Kế hoạch bài học, sách giáo khoa, bảng phụ.

- Học sinh: Chuẩn bị bài học và kiến thức có liên quan.

 

doc 15 trang Người đăng thu10 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết dạy 107: Các thành phần chính của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo viên hướng dẫn: Hoàng Thị Hằng
Giáo sinh thực hiện: Lê Thị Bích Ngọc
Ngày soạn : 01/03/2011
Ngày giảng: 12/03/2011
Tiết 107
Các thành phần chính của câu
Kiến thức liên quan
Kiến thức cần hình thành
- Thành phần của câu
- Phân biệt giữa thành phần chính với thành phần phụ
- Đặc điểm của vị ngữ, chủ ngữ; Cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ.
I/ Mục tiêu cần đạt
Kiến thức
Giúp học sinh nắm được khái niệm về các thành phần chính của câu.
Nắm vững khái niêm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ - hai thành phần chính của câu.
Kỹ năng
Rèn kỹ năng nhận diện và phân tích được hai thanh phần chủ ngữ và vị ngữ.
Có ý thức đặt câu có đầy đủ các thành phần chính.
Thái độ
- Trân trọng, tự hào và giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt.
II/ Chuẩn bị bài học
Phương tiện
Giáo viên: Kế hoạch bài học, sách giáo khoa, bảng phụ.
Học sinh: Chuẩn bị bài học và kiến thức có liên quan.
Phương pháp: Thuyết giảng, đàm thoại, phân tích và thảo luận.
III/ Tiến trình lên lớp
Thời gian
Nội dung chính
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
TBDH
Hoạt động 1: 
ổn định tổ chức
Kiểm tra bài cũ
3. Giới thiệu bài mới
Kiểm tra sĩ số:
Kiểm tra bài cũ: 
? Thế nào là hoán du? Có mấy kiểu hoán dụ?
 3. Giới thiệu bài mới: 
Trong tiếng việt các thành phần câu giữ vai trò quan trọng trong việc tạo lập câu. Và các thành phần chính giữ vai trò tạo thành cốt lõi của câu. Vậy các thành phần chính trong câu là gì? Và các đặc điểm cấu tạo của các thành phần chính như thế nào?Bài học hôm nay sẽ cho chúng ta hiểu điều đó.
- Hs: báo cáo sĩ số
- Hs: suy nghĩ và trả lời.
Gv: hỏi lại kiến thức cũ: Trước khi đi tìm hiểu bài hôm nay, một bạn hãy nhắc lại tên các thành phần câu mà em đã được học ở bậc tiểu học?
Đh: Trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ.
- Gv giảng: Như vậy chúng ta đã được học các thành phần câu là: Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Vậy trong các thành phần câu ấy thành phân nào là thành phần chính? Thành phần nào là thành phần phụ. Chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu phần I
- Hs: Suy nghĩ và trả lời.
- Hs: Lắng nghe
I/ Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu
Ví dụ:
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng.
 ( Tô Hoài)
- Để tìm hiểu về kiến thức này, cô mời cả lớp mình theo dõi vào ví dụ sau đây
Gv: Trình chiếu vd và mời 1 hs đọc vd
- Gv: Để phân tích ví dụ và rút ra nhận xét chúng ta chuyển sang phần 2
- Hs: Lắng nghe
M.chiếu, sgk
Nhận xét:
- Thành phần trạng ngữ trong câu có thể lược bỏ được.
- Thành phần không thể lược bỏ được là chủ ngữ, vị ngữ.
* Ghi nhớ: Sgk t92
? Em hãy tìm các thành phần câu trong ví dụ?
Đh: - Trạng ngữ: chẳng bao lâu
 - Chủ ngữ: Tôi
 - Vị ngữ: Đã trở thành chàng dế thanh niên cường tráng.
- GV: gọi hs khác nhận xét và chốt: Như vậy chúng ta có phát hiện rất đúng.
? Bây giờ chúng ta hãy thử lược bỏ từng thành phần trong câu mà chúng ta vừa tìm được và rút ra nhận xét? 
Đh: 
- Nếu lược bỏ chủ ngữ là “ Tôi”-> câu sẽ không hoàn chỉnh về cấu trúc, không diễn đạt được ý trọn vẹn. Chúng ta sẽ không xác đinh được ai đã trở thành
- Nếu lược bỏ vị ngữ là “ Chẳng bao lâu”-> Câu sẽ không hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp và không diễn đạt được ý trọn vẹn và không biết “ Tôi” làm gì? ra sao?
- Nếu lược bỏ trạng ngữ là “ Chẳng bao lâu” thì câu vẫn hoàn chỉnh về cấu trúc ngữ pháp, vẫn diễn đạt được ý trọn vẹn.
- Gv: Gọi hs khác nhận xét và chốt.
- Gv: Hãy cho biết thành phần nào trong câu có thể lược bỏ được?
Đh: Thành phần trạng ngữ trong câu có thể lược bỏ được.
? Vậy thành phần nào không thể lược bỏ được, vì sao?
Đh: Thành phần không thể lược bỏ được là chủ ngữ, vị ngữ.
Vì : chủ ngữ, vị ngữ không thể vắng mặt. Nếu vắng mặt thì cấu trúc câu sẽ không hoàn chỉnh, ý nghĩa của câu sẽ không được trọn vẹn. Khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp, câu văn sẽ trở nên khó hiểu, vô nghĩa.
- Gv: Chốt: Như vậy, qua việc phân tích và nhận xét ví dụ, chúng ta có thể hiểu được rằng trạng ngữ là thành phần có thể lược bỏ được vì chỉ có ý nghĩa bổ sung. Còn CN và VN không thể lược bỏ được vì nó có ý nghĩa diễn đạt trọn vẹn 1 ý và làm cho câu có kết cấu hoàn chỉnh về ngữ pháp.
? Trong các thành phần của câu, thành phần nào là thành phần chính, thành phần là thành phần phụ? Vì sao?
Đh: - Thành phần chính: CN và VN
Thành phần phụ: Trạng ngữ.
Vì: Trạng ngữ có thể lược bỏ được nên là thành phần phụ; CN và VN không thể lược bỏ được nên đó là thành phần chính.
? 1 Bạn hãy rút ra khái niệm thế nào là thành phần chính và thế nào là thành phần phụ?
ĐH: Thành phần chính của câu bao gồm CN và VN. Khi có mặt các thành phần chính thì câu có cấu tạo đầy đủ ngữ pháp và diễn đạt 1 ý trọn vẹn; và thành phần chính bắt buộc có mặt trong câu.
Thành phần phụ: Chỉ có ý nghĩa bổ sung, không bắt buộc có mặt trong câu.
Gv: đó chính là nội dung cơ bản đầu tiên của bài học hôm nay. Được kết luận trong phần ghi nhớ ( SGK – T92)
Gv: Trình chiếu sơ đồ kiến thức và gọi Hs đọc phần ghi nhớ.
- GV: Như vậy, nếu xét theo hoàn cảnh giao tiếp chúng ta cần chú ý có khi lược bỏ được thành phần chính mà lại không lược bỏ được thành phần phụ được.
- Gv: Trình chiếu ví dụ:
Vd: - Anh về hôm nào?
 - Hôm qua, ( anh về)
- Gv: Các em cần chú ý ở câu này. Câu hỏi: “ Anh về hôm nào” , Câu trả lời ở đây là : “ hôm qua”, ở câu này nếu trả lời đầy đủ là: “ Hôm qua anh về”, nhưng với trường hợp này có thể lược bớt các thành phần chính CN Và VN là : “ Anh về”, còn trạng ngữ là thành phần phụ lại không thể lược bỏ được. Vì ở trong câu này, Trạng ngữ là yếu tố cơ bản, đáp lại câu hỏi đó. Vậy cô muốn lưu ý với các em rằng: chúng ta phải, đặt trong hoàn cảnh giao tiếp và cấu tạo ngữ pháp của câu. Để chúng ta có thể sử dụng các thành phần chính của câu cho phù hợp.
- Gv: Chúng ta vừa tìm hiểu thế nào là thành phần chính của câu. Thành phân chính chính là CN và VN. Vậy để hiểu rõ hơn về đặc điểm, cấu tạo của các thành phần chính này. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp sang phần sau.
Hs: suy nghĩ, trả lời.
- Hs: suy nghĩ và trả lời.
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
- Hs: Lắng nghe.
SGK, GA
II/ Vị ngữ
1. Đặc điểm
a/ Vd: Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.
b/ Nhận xét.
- Gv: Quay trở lại với ví dụ ở phần I, bây giờ mời 1 bạn đọc lại ví dụ ở phần I
- Gv: Gọi hs đọc
- Gv: Để tiếp tục phân tích ví dụ này, rút ra nhận xét.Chúng ta chuyển sang phần 2. nhận xét.
? Thành phần VN ở câu trên kết hợp với từ nào đứng trước nó? Từ đó thuộc loại từ gì?
Đh: Kết hợp với từ “ đã”, là phó từ chỉ quan hệ thời gian ( đã, sẽ, đang, vừa, mới)
? Thành phần VN này có thể trả lời cho những câu hỏi nào?
Đh: Trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Là gì? Như thế nào?
- Gv Chốt và kết luận về đặc điểm của VN: 
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
2. Cấu tạo:
a/ Ví dụ1: Một buổi chiều tôi ra đứng cửa hang như mọi khi xem hoàng hôn xuống.
Ví dụ 2: Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông; ồn ào; đông vui, tấp nập.
Ví dụ 3: Cây tre...
b/ Nhận xét
- VN có thể là động từ, tính từ, danh từ, cụm danh từ, cụm động từ.
- 1 câu có thể có 1 hoặc nhiều VN
- Gv: Trình chiếu vd và gọi hs đọc ví dụ.
- Gv: Giới thiệu
 Ví dụ 1 là 1 câu văn trong tác phẩm DMPLKý của Tô Hoài
Ví dụ 2 là rút ra từ tác phẩm : “ Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi.
Ví dụ 3 là rút ra từ tác phẩm : “ Cây tre Việt Nam” của Thép Mới.
? Hãy xác định VN trong các Ví dụ trên? Vì sao em biết đó là vị ngữ?
Đh: + Ví dụ 1: VN: “ Tôi”
 + Ví dụ 2: VN: “ Nằm sát bên bờ sông,...
 + Ví dụ 3: VN : “ Là người bạn thân..”
 + Xác định được VN vì: Những vị ngữ này chỉ hoạt động, tính chất, trạng thái của Dế mèn; Chợ Năm Căn và Tre Việt Nam.
? Xét mỗi câu có bao nhiêu vị ngữ? Mỗi VN có cấu tạo như thế nào? ( Gợi ý: 1 từ hay cụm từ; thuộc loại từ gì?) 
ĐH: VD1: có 2 VN, là cụm động từ
 VD2: Có 4 VN: 3 tính từ, 1 cụm động từ
 VD3: Câu 1: có 1 VN. 1 cụm danh từ.
 Câu 2: Có 1 Vn. 1 cụm động từ
- Gv trình chiếu và chốt: Như vậy qua tìm hiểu ví dụ: Chúng ta thấy được: +Vn có thể là động từ, tính từ, cụm động từ, cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ. + Mỗi câu có thể có 1 hay nhiều VN.
- Gv: đó cũng chính là nội dung của phần ghi nhớ
- Gv: Mời hs đọc.
- Hs: lắng nghe
- Hs: lắng nghe
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
- Hs: lắng nghe
SGK, GA
III/ Chủ ngữ
1. đặc điểm
a/ Ví dụ:
b/ Nhận xét
e
- Là thành phần chính của câu, nêu lên sự vật, trả lời câu hỏi ai? Cái gì?
- Gv: Nhắc hs đọc thầm 3 ví dụ
? Xác định thành phần chủ ngữ trong các ví du trên?
Đh: Vd1: CN: “ Tôi”
 Vd2: CN: “ Chợ Năm Căn”
 Vd3: CN : “ Cây Tre”; “ Tre, nứa, Mai, Vầu.”
? Mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng nêu ở CN với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở VN là quan hệ gì?
ĐH: Quan hệ Chủ – Vị; Chủ ngữ biểu thị sự vật có hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở VN.
? Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
Đh: CN trả lời cho các câu hỏi: ai? Con gì? Cái gì? Lấy ví dụ?
ĐH: Hoa đang làm bài tập;
 Con chim Đang bay
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Cấu tạo:
- CN thường là danh từ, động từ, cụm danh từ.
- Có 1 hoặc nhiều chủ ngữ.
? Quan sát vào 3 ví dụ trên em có nhận xét gì về cấu tạo của chủ ngữ?
Đh: Vd1: CN là “ Tôi” ( Đại từ)
 Vd2: CN là “ Chợ Năm Căn”( cụm danh từ)
 Vd3: CN là “ Cây tre” ( Cụm danh từ)
 ‘ Tre nứa ( cụm danh từ)
-> Như vậy chúng ta có thể thấy cấu tạo của chủ ngữ thường là danh từ, động từ, cụm danh từ. Ngoài ra trong những trường hợp nhất định còn là động từ, tính tư hoặc cụm động từ, cụm danh từ, cụm tính từ cũng có thể làm CN
- Gv: chúng ta rút ra nhận xét sau
- Gv: Vừa rồi cô trò chúng ta đã đi tìm hiểu thế nào là thành phần chính, phụ; và đặc điểm, cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ. Để khắc sâu kiến thức chúng ta cùng chuyển sang phần luyện tập.
Hs: Suy nghĩ, trả lời
- Hs: lắng nghe
IV/ Luyện tập
1/Bài tập 1
2. Bài tập 2: 
- Gv: trình chiếu, gọi Hs đọc yêu cầu BT1
- Gv: Giới thiệu: Đoạn văn trên rút từ văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” rút từ truyện ngắn Dế mèn phưu lưu ký của Tô Hoài. Nội dung đoạn văn này là miêu tả hình dáng Dế Mèn PLK, có 5 câu.
- GV: đưa bảng phụ và yêu cầu hs thảo luận nhóm.Phân lớp thành 3 nhóm làm việc trong 3 phút.Sau đó báo cao kết quả và nhận xét.
Đh: * “Chẳng bao lâu, tôi//đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng.”
TN: Chẳng bao lâu
CN: tôi( Đại từ)
VN: đã( Cụm động từ)
*“ Đôi càng tôi //mẫm bóng”
CN: đôi càng tôi: Cụm đại từ
VN: mẫm bóng: Tính từ.
*“ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo //cứ cứng dân và nhọn hoắt”
CN: Nhưng cái vuốt ở khoeo, ở chân: Cụm danh từ
VN: cứng dần và nhọn hoắt: Cụm tính từ.
* “ Tôi// co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ”
CN: Tôi
VN: V1: Co cẳng lên: Cụm động từ; V2: Đạp phanh phách: Cụm động từ
* “ Những ngọn cỏ gẫy rạp..”
CN: Những ngọn cỏ: Cụm danh từ
VN: Gẫy rạp,..: Cụm động từ.
- Gv: gọi hs đọc yêu cầu BT2 và làm vào vở.
- Gv: Hướng dẫn hs làm BT3 ở nhà.
Hs: Suy nghĩ, trả lời
Hoạt động 3: Củng cố, hướng dẫn về nhà
Củng cố
 ? Em hãy nhắc lại kiến thức cơ bản trong bài học hôm nay.
Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn chỉnh BT vào vở
- Chuẩn bị bài tiếp: “ Câu Trần thuật đơn có từ là”
Ngày duyệt: 
Người duyệt: Giáo viên hướng dẫn

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 107 cac thanh phan chinh cua cau.doc