Tiết 77 Văn bản: SÔNG NƯỚC CÀ MAU
(Đoàn Giỏi)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh:
* Kiến thức.
- Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả.
- Tích hợp với tiếng Việt - phép so sánh, với TLV - quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêun tả.
* Kỹ Năng.
- Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản, học tập được kỹ năng miêu tả thông qua tìm hiểu văn bản.
* Giáo dục.
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước thông qua học văn bản. có ý thức trân trọng và giữ gìn cảnh sắc quê hương.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: + Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Ảnh nhà văn, tác phẩm.
- Học sinh: + Soạn bài
+ Bảng phụ hoạt động nhóm
C. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: 1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Em suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của đế Choắt?
3. Bài mới
* Giới thiệu bài - GV: Chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của Cà mau
Đây là vùng đất tận cùng của TQ. Hôm nay chúng ta sẽ đến với vùng dất đó qua văn bản Sông. nước Cà Mau.
Ngày dạy: 10/01/2011 Tiết 77 Văn bản: Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi) A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: * Kiến thức. - Cảm nhận được sự phong phú và độc đáo của cảnh thiên nhiên sông nước vùng Cà Mau. Nắm được nghệ thuật miêu tả cảnh sông nước trong bài văn của tác giả. - Tích hợp với tiếng Việt - phép so sánh, với TLV - quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêun tả. * Kỹ Năng. - Rèn luyện kỹ năng đọc văn bản, học tập được kỹ năng miêu tả thông qua tìm hiểu văn bản. * Giáo dục. - Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước thông qua học văn bản. có ý thức trân trọng và giữ gìn cảnh sắc quê hương. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + ảnh nhà văn, tác phẩm. - Học sinh: + Soạn bài + Bảng phụ hoạt động nhóm C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: 1. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn là gì? Em suy nghĩ gì về câu nói cuối cùng của đế Choắt? 3. Bài mới * Giới thiệu bài - GV: Chỉ trên bản đồ vị trí địa lí của Cà mau Đây là vùng đất tận cùng của TQ. Hôm nay chúng ta sẽ đến với vùng dất đó qua văn bản Sông. nước Cà Mau. * Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản i. Đọc và tìm hiểu chung: - Nêu những hiểu biết của em về tác giả? tác phẩm? * GV: giới thiệu chân dung nhà văn Đoàn Giỏi và tác phẩm đất rừng phương Nam. - GV giới thiệu cách đọc sau đó đọc mẫu đoạn 1. - GV cho HS tìm hiểu chú thích 3,5,10,11,12,15. - Em hãy nhận xét về ngôi kể và so sánh với ngôi kể của bài trước? - Tác dụng của ngôi kể. - Hãy nhận xét về bố cục miêu tả của từng đoạn trích? - Căn cứ vào văn bản, em hãy chi văn bản thành từng phần và nêu nội dung chính của từng phần - HS trả lời - HSquan sát - HS lắng nghe - HS theo dõi SGK - HS trả lời - HS trả lời, nhận xét 1.Tác giả - tác phẩm: - Tác giả ( 1925 - 1989) quê ở tỉnh Tiền Giang, viết văn từ thời kháng chiến chống Pháp. Ông thường viết về thiên nhiên và cuộc sống con người Nam Bộ. - Tác phẩm Đất rừng phương Nam (1957) là truyện dài nổi tiếng nhất của Đoàn Giỏi - Bài văn Sông nước Cà Mau trích chương 18 truyện này. 2. Đọc và giải nghĩa từ khó: - Yêu cầu đọc: giọng hăm hở, liệt kê, giới thiệu nhấn mạnh các tên riêng. - Ngôi kể thứ nhất: nhân vật bé Anđồng thời là người kể chuyện, kể những điều mắt thấy, tai nghe. ị Tác dụng : thấy được cảnh quan vùng sông nước Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận hồn nhiên, tò mò của một đứa trẻ thông minh ham hiểu biết. 3. Bố cục : Đoạn trích chia làm 4 đoạn + Phần 1: khái quát về cảnh sông nước Cà Mau. + Đoạn 2: Cảnh kênh rạch, sông nước được giới thiệu tỉ mỉ, cụ thể, thấm đậm màu sắc địa phương. + Đoạn3: Đặc tả cảnh dòng sông Năm Căn. + Đoạn 4: Cảnh chợ Năm Căn. Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung văn bản ii. Tìm hiểu nội dung văn bản : - Tả cảnh Cà Mau qua cái nhìn và cảm nhận của bé An, tác giả chú ý đến những ấn tượng gì nổi bật? - Những từ ngữ hình ảnh nào làm nổi bật rõ màu sắc riêng biệt của vùng đất ấy? - Qua những âm thanh nào? - Em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả? - HS đọc đoạn 1 - HS suy nghĩ trả lời 1. Cảnh khái quát: - Một vùng sông ngòi kênh rạch rất nhiều, bủa giăng chằng chịt như mạnh nhện. ị So sánh sát hợp. - Màu sắc riêng biệt: Màu xanh của trời nước, cây, lá rừng tạo thành một thế giới xanh, xanh bát ngá tnhưng chỉ toàn một màu xanh không phong phú, vui mắt. - âm thanh rì rào của gió, rừng, sóng biển đều ru vỗ triền miên. - Cảm giác lặng lẽ, buồn buồn, đơn điệu, mòn mỏi... - Hình dung: cảnh sông nước Cà Mau có rất nhiều kênh rạch, sông ngòi, cây cối, tất cả phủ kín một màu xanh. Một thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. - Hãy tìm những danh từ riêng trong đoạn văn? - Em có nhận xét gì về cách đặt tên? - Những địa danh đó gợi ra đặc điểm gì về thiên nhiên và cuộc sống Cà Mau? - Đoạn văn có phải hoàn toàn thuộc văn miêu tả không? Vì sao? - Dòng sông và rừng đước Năm Căn được tác giả miêu tả bằng những chi tiết nổi bật nào? - Theo em, cách tả cảnh ở đây có gì độc đáo?Tác dụng của cách tả này? - Đoạn văn tả cảnh sông và đước Năm Căn đã tạo nên một thiên nhiên như thế nào trong tâm tưởng của em? - Em có nhận xét gì về cách dùng động từ của tác giả ở câu văn: "Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh bọ mắt, đổ ra con sông cửa lớn, xuôi về Năm Căn". * GV: Cà Mau không chỉ độc đáo ở cảnh thiên nhiên sông nước mà còn hấp dẫn ở cảnh sinh hoạt cộng đồng nơi chợ búa. - Quang cảnh chợ Năm Căn vừa quen thuộc, vừa lạ lùng hiện lên qua các chi tiết điển hình nào? - ở đoạn văn trước tác giả chú ý đến miêu tả. ở đoạn văn này tác giả chú ý đến kể chuyện. ở đây bút pháp kể được tác giả sử dụng như thế nào ? - Qua cách kể của tác giả, em hình dung như thế nào về chợ Năm Căn? - HS đọc đoạn văn - HS trả lời - HS trao đổi cặp - HS trả lời - HS đọc đoạn 3 - HS theo dõi SGK và trả lời - HS suy nghĩ trả lời - HS trao đổi cặp trong 2 phút - HS suy nghĩ trả lời - Đọc đoạn 4 - HS theo dõi SGK trả lời - HS suy nghĩ trả lời 2. Cảnh kênh rạch, sông ngòi: - Tên các địa phương: Chà Là, Cái Keo, Bảy Háp, Mái Giầm, Ba khía... ị Cái tên dân dã mộc mạc theo lối dân gian. Những cái tên rất riêng ấy góp phần tạo nên màu sắc địa phương không thể chộn lẫn với các vùng sông nước khác. - Thiên nhiên ở đây phong phú đa dạng, hoang sơ; thiên nhiên gắn bó với cuộc sống lao động của con người. - Đoạn văn không chỉ tả cảnh mà còn xen kẻ thể loại văn thuyết minh. Giới thiệu cụ thể, chi tiết về cảnh quan, tập quán, phong tục một vùng đất nước. 3. Tả cảnh dòng sông Năm Căn: - Dòng sông: Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá hàng đàn đen trũi như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. - Rừng đước: Dựng cao ngất như hai dãy trường thành vô tận; cây đước ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh.. - Tác giả tả trực tiếp bằng thị giác, thính giác. Dùng nhiều so sánh ịKhiến cảnh hiện lên cụ thể, sinh động, người đọc dễ hình dung. ị Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, trù phú, một vẻ đẹp chỉ có thời xa xưa. - Một câu văn dùng tới 3 động từ (thoát, đổ, xuôi) chỉ các trạng thái hoạt động khác nhau của con thuyền trong những không gian khác nhau. ị Cách dùng từ như vậy vừa tinh tế, vừa chính xác. 4. Tả cảnh chợ Năm Căn: - Quen thuộc: Giống các chợ kề bên vùng Nam Bộ, lều lá nằm cạnh nhà tầng; gỗ chất thành đống, rất nhiều thuyền trên bến. - Lạ lùng: Nhiều bến, nhiều lò than hầm, gỗ đước; nhà bè như những khu phố nổi, như chợ nổi trên sông; bán đủ thứ, nhiều dân tộc - Tác giả chú trọng liệt kê hàng loạt chi tiết về chợ năm Căn: Những nhà, những lều, những bến, những lò, những ngôi nhà bè, nhữn người con gái, nhữn bà cụ... ị Cảnh tượng đông vui tấp nập, hấp dẫn. Hoạt động 3 Tổng kết iii. Tổng kết: (SGK - tr23) - Qua đoạn trích Sông nước Cà Mau, Em cảm nhận được gì về vùng đất? - Em có nhận xét gì về tác gỉa qua văn bản này? - Em học tập được gì từ nghệ thuật tả cảnh của tác giả - HS trao đổi nhóm trong 3 phút 3 câu hỏi phần tổng kết - Thiên nhiên phong phú hoang sơ mà tươi đẹp; Sinh hoạt độc đáo mà hấp dẫn. - Tình yêu đất nước sâu sắc và vốn hiểu biết rất phong phú đã giúp tác giả miêu tả, giới thiệu sông nước Cà Mau tường tận, hấp dẫn đến như vậy. - Biết quan sát, so sánh, nhận xét về đối tượng miêu tả, vó tính cmả say mê với đối tượng được tả. Hoạt động 4: Củng cố luyện tập iv: Luyện tập: - GV yêu cầu học sinh làm bài tập Hướng dẫn học sinh -HS viết đoạn trong 5 phút - Đọc và nhận xét Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vùng Cà Mau qua bài Sông nước Cà Mau (Khoảng 5 câu). 4. Củng cố. - GV nhắc lại nội dung chính của bài học 5. Hướng dẫn học tập: - Học bài, Soạn bài: So sánh - Hoàn thiện bài tập. ----------------------------------*****---------------------------------- Ngày dạy: 10/01/2011 Tiết 78 So sánh A. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: * Kiến thức. - Nắm được khái niệm và cấu tạo của so sánh. - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đén tạo ra những so sánh hay. * Kỹ năng. - Biết vận dụng những cách so sánh vào bài viết. * Giáo dục. - Có ý thức nghiêm túc khi sử dụng so sánh, đúng lúc, đúng chỗ để làm tăng hiệu quả của biện pháp tu từ. B. Chuẩn bị: - Giáo viên: +.Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD - Học sinh: + Soạn bài + Tìm các câu văn có chứa so sánh. C. Các bước lên lớp: 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: Phó từ là gì? Đặt 3 câu có dùng phó từ: đã, đang, thật? 3. Bài mới * Giới thiệu bài * Bài mới Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Hình thành khái niệm so sánh i. So sánh là gì? * GV treo bảng phụ đã chuẩn bị - Những tập hợp từ nào chứa hình ảnh so sánh? - Những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau? ? Dựa vào cơ sở nào để có thể so sánh như vậy? - So sánh như thế nhằm mục đích gì? (Hãy so sánh với câu không dùng phép so sánh) - Câu hỏi 3 SGK: Con mèo được so sánh với con gì? - Hai con vật này có gì giống và khác nhau? - So sánh này khác so sánh trên ở chỗ nào? - Em hiểu thế nào là so sánh? - HS đọc -HS trả lời - HS trao đổi cặp trong 1 phút - HS trả lời -HS rút ra kết luận - Trả lời, nhận xét - Trả lời theo ghi nhớ trong SGK. 1. Tìm hiểu VD: (SGK - tr24) - Tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh: Búp trên cành, hai dãy trường thành vô tận. - Các sự vật, sự việc được so sánh: Trẻ em, rừng đước dụng lên cao ngất. - Cơ sở để so sánh: Dựa vào sự tương đồng, giống nhau về hình thức, tính chất, vị trí, giữa các sự vật, sự việc khác. + Trẻ em là mầm non của đất nước tương đồng với búp trên cành, mầm non của cây cối. Đây là sự tương đồng cả hình thức và tính chất, đó là sự tươi non, đầy sức sống, chan chứa hi vọng. - Mục đích: Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc gợi cảm giác cụ thể, khả năng diễn đạt phong phú, sing động của tiếng Việt - Con mèo được so sánh với con hổ - Hai con vật này: + Giống nhau về hình thức lông vằn + Khác nhauvề tính cách: mèo hiền đối lập với hổ dữ - Chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất và tác dụng cụ thể của sự vật là con mèo. 2. Ghi nhớ (SGK- tr24) Hoạt động 2: Mô hình hoá cấu tạo của phép so sánh ii. Cấu tạo của phép so sánh: GV: treo bảng phụ đã viết VD - Gọi HS đọc VD * GV kẻ bảng (đã chuẩn bị trước trên bảng phụ) - HS đọc - HS trao đổi nhóm trong 3 phút 1. Tìm hiểu VD: Cho các câu sau: a. Thân em như ớt trên cây Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng. b. Trường Sơn: chí lớn ông cha Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào. c. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ. d. Lòng ta vui như hội, Như cờ bay, gió reo! - Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh vào mô hình phép so sánh? Vế A (Sự vật được so sánh) Phương diện so sánh Từ so sánh Vế B (Sự vật dùng để so sánh) Thân em ẩn (số phận trớ trêu) như ớt trên cây Chí lớn cha ông; Lòng mẹ bao la Thay bằng dấu hai chấm Trường Sơn ; Cửu Long (đảo vế B) Đường vô xứ Nghệ, non xanh, nước biếc. như Tranh hoạ đồ Lòng ta như hội, cờ bay, gió reo. - Em có nhận xét gì về mô hình cấu tạo của phép so sánh? - Gọi HS đọc ghi nhớ - HS đọc * Nhận xét: - Phương diện so sánh có thể lộ rõ nhưng có thể ẩn. - Có thể có từ so sánh hoặc không (dấu hai chấm). - Vế B có thể được đảo lên trước vế A. - Vế A và B có thể có nhiều vế. 2. Ghi nhớ: (SGK - TR25) Hoạt động 3: Củng cố luyện tập iii. Luyện tập: - GV nêu yêu cầu của bài tập - GV gọi mỗi em làm 1 câu - Các tổ thi trò chơi tiếp sức trong 5 phút - HS đứng tại chỗ trả lời Bài 1: a. So sánh đồng loại: Người là Cha, là Bác, là Anh Quả tim lớn lọc trăm ngàn máu nhỏ (Tố Hữu) Bao bà cụ từ tâm như mẹ Yêu quý con như đẻ con ra (Tố Hữu) Đêm nằm vút bụng thở dài Thở ngắn bằng trạch, thở dài bằng lươn (Ca dao) b. So sánh khác loại: - So sánh vật với người: Đoạn năn viết về Dế Choắt - So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng: Chí ta như núi Thiên Thai ấy Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng. (Tố Hữu) Đây ta như cây giữa rừng Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳngr rời (Ca dao) Bài 2: - Khoẻ như voi - Đen như cột nhà cháy - Trắng như ngó cần - Cao như cây sào 4. Củng cố. - Thế nào là so sánh? Hãy nêu câu tạo của biện pháp so sánh? 5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập. Làm bài tập 3, 4 Soạn bài: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. ----------------------------------*****---------------------------------- Ngày dạy: 12/01/2011 Tiết 79+80 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả A. Mục tiêu bài học. Giúp học sinh: * Kiến thức. Hiểu được vai trò của quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. * Kỹ năng. Hình thành các kĩ năng trên khi nhận diện các đoạn, bài văn miêu tả và khi viết kiểu bài này. Tích hợp với bài bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau. B. Chuẩn bị. - Giáo viên: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. - Học sinh: + Soạn bài + Bảng phụ C. Các bước lên lớp. 1. ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ: - Để viết được bài văn miêu tả hay, người viết cần phải có một số năng lực gì? Trả lời: Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Em có hiểu các khái niệm này không? 3. Bài mới * Giới thiệu bài Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ, GV dẫn vào bài * Bài mới. Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: Vai trò và tác dụng của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. i. Quan sát tưởmg tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả - Gọi HS đọc đoạn văn - Ba đoạn văn trên người viết tả gì? - Điểm nổi bật của đối tượng miêu tả là gì và được thể qua những từ ngữ hình ảnh nào? - Để tả được như trên người viết cần có được những năng lực gì? - Tìm những câu văn có sự liên tưởng so sánh trong mỗi đoạn? - Sự liên tưởng và so sánh ấy có gì đặc sắc? * GV cho HS đọc bài 3 - Em hãy so sánh với đoạn nguyên văn ở trên để chỉ ra đoạn này đã bỏ đi những chữ gì? Những chữ bị bỏ đi đã làm ảnh hưởng đến đoạn văn miêu tả này như thế nào? - Quan sát, tưởng tượng , so sánh và nhận xét có vai trò tác dụng gì trong văn miêu tả? - HS đọc - HS trao đổi nhóm trong 3 phút - HS suy nghĩ trả lời - HS theo dõi SGK và trả lời - Hs trao đổi cặp trong 1 phút - HS rút ra kết luận - Đọc ghi nhớ 1. Tìm hiểu ví dụ: (SGK - 27 -28) * Đoạn 1: -Tả chàng Dế Choắt gầy ốm, đáng thương. - Thể hiện qua các từ ngữ:, hình ảnh: Gầy gò, lêu nghêu, bè bè, nặng nề, ngẩn ngẩn ngơ ngơ... * Đoạn 2: - Tả cảnh đẹp thơ mộng và hùng vĩ của sông nước Cà Mau - Năm Căn. - Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: giăng chi chít như mạng nhện, trời xanh, nước xanh, rừng xanh,rì rào bất tận, mênh mông, ầm ầm như thác... * Đoạn 3: - Tả cảnh mùa xuân đẹp, vui, náo nức như ngày hội. - Các từ ngữ, hình ảnh thể hiện: Chim ríu rít, cây gạo, táp đèn khổng lồ, ngàn hoa lửa, ngàn búp nõn, nến trong xanh... - Các năng lực cần thiết: quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét ..cần sâu sắc, dồi dào, tinh tế. - Các câu văn có sự liên tưởng, tưởng tượng so sánh và nhận xét: + Như gã nghiện thuốc phiện + Như mạng nhện, như thác, như người ếch, như dãy trường thành vô tận... - Như tháp đèn, như ngọn lửa, như nến xanh. - các hình ảnh so sánh, tưởng tượng, liên tưởng trên nhìn chung đều rất đặc sắc vì nó thể hiện đúng, rõ hơn, cụ thể hơnvề đối tượng và gây bất ngờ, lí thú cho người đọc. * Tất cả những chữ bị bỏ đi đều là những động từ, tính từ, những so sánh, liên tưởng và tưởng tượng làm cho đoạn văn trở nên chung chung và khô khan. 2. Ghi nhớ : (SGK - tr280 * Tiết 2: Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập ii. Luyện tập: - GV hướng dẫn HS làm bài tập. - Gọi từng em lên trình bày bài làm của mình trên bảng. - Tổ chức cho học sinh nhận xét, đánh giá và bổ sung. - Sau khi học sinh làm bài, giáo viên nhận xét và kết luận. - HS điền - HS trả lời - HS trả lời HS nêu các hình ảnh so sánh 1 Bài 1: a. Những chữ cần điền: + Gương bầu dục + Uốn, cong cong + Cổ kính + xám xịt + Xanh um b. Tác giả lựa chọn những hình ảnh đặc sắc: Cầu son bắc từ bờ ra đền, tháp giữa hồ... Bài 2: Những hình ảnh tiêunbiểu và đặc sắc: - Rung rinh, bóng mỡ - Đầu to, nổi từng tảng - Răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp, - Trịnh trọng, khoan thai vút râu và lấy làm hãnh diện lắm. - Râu dài, rất hùng dũng. Bài 4: Tả quang cảnh buổi sáng trên quê hương em, em sẽ liên tưởng và so sánh: - Mặt trời ( mâm lửa, mâm vàng, quạ đen, khách lạ...) -Bầu trời (Lồng bàn khổng lồ, nửa quả cầu xanh...) - hàng cây (hàng quân, tường thành) - Núi đồi (bát úp, cua kềnh) -Những ngôi nhà (Viên gạch, bao diêm, trạm gác...) - Giáo viên yêu cầu học sinh vết ra giấy. Nếu còn thời gian cho các em trình bày trước lớp. - HS viết ra giấy nháp sau đó đọc 5. Tả dòng sông hay hồ nước quê hương em bằng một đoạn văn ngắn. 4. Củng cố - Nhắc lại khái niệm về bài văn miêu tả? Muốn có bài văn miêu tả hay, người viết cần có những năng lực gì? 5. Hướng dẫn học tập: Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện bài tập trong SGK - Soạn bài: Bức tranh của em gái tôi ----------------------------------*****----------------------------------
Tài liệu đính kèm: