I) Mức độ cần đạt: Giúp học sinh.
- Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật của truyện “ Thánh Gióng “.
- Kể lại được truyện này.GD HS niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta .
II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG :
1. Kiến thức :
- Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thề loại truyền thuyết về đề tài giữ nước .
- Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết.
2. Kỹ năng :
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại .
- Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong văn bản .
- Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian .
* Chuẩn bị :
- Tranh ảnh về Thánh Gióng.
III) HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN:
*Hoạt động 1 :
1) Ổn định lớp :
2) Kiểm tra bài cũ :
- Thế nào là truyện truyền thuyết?
- Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ và nêu nội dung của truyện?
* Hoạt động 2 :
3) Bài mới :Giới thiệu bài :Đầu những năm bảy mươi, thế kỷ 20, giữa lúc cuộc chống Mỹ đang sôi sục khắp hai miền Nam – Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ :
‘ Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng,
Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân,
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa,
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”.
Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa .
- Ngày soạn ://20. - Ngày dạy :/./20.. Tuần 2- Tíêt 5- Văn học Bài 2 ( Truyeàn thuyeát ) I) Mức độ cần đạt: Giúp học sinh. - Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bật của truyện “ Thánh Gióng “. - Kể lại được truyện này.GD HS niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của nhân dân ta . II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KỸ NĂNG : 1. Kiến thức : - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thề loại truyền thuyết về đề tài giữ nước . - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kỹ năng : - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại . - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kỳ ảo trong văn bản . - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sự việc được kể theo trình tự thời gian . * Chuẩn bị : - Tranh ảnh về Thánh Gióng. III) HƯỚNG DẪN – THỰC HIỆN: *Hoạt động 1 : 1) Ổn định lớp : 2) Kiểm tra bài cũ : - Thế nào là truyện truyền thuyết? - Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng, cháu Tiên “ và nêu nội dung của truyện? * Hoạt động 2 : 3) Bài mới :Giới thiệu bài :Đầu những năm bảy mươi, thế kỷ 20, giữa lúc cuộc chống Mỹ đang sôi sục khắp hai miền Nam – Bắc Việt Nam, nhà thơ Tố Hữu đã làm sống lại hình tượng nhân vật Thánh Gióng qua đoạn thơ : ‘ Ôi sức trẻ xưa trai Phù Đổng, Vươn vai lớn bổng dậy ngàn cân, Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa, Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân”. Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những truyện cổ hay, đẹp nhất, bài ca chiến thắng ngoại xâm hào hùng nhất của nhân dân Việt Nam xưa . Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung * GV hướng dẫn HS đọc truyện và phần chú thích SGK . Chú ý chú thích: (1), (2), (4), (6), (10), (11), (17), (18), (19). * Cho 2 HS đọc truyện và nêu chủ đề của truyện? Theo em truyện này chia làm mấy đoạn? Hãy nêu nội dung của từng đoạn Văn bản có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Hãy nêu những chi tiết kỳ lạ về sự ra đời của Gióng? - Vì sao nhân dân muốn sự ra đời của Gióng là như thế nào? -Em nghĩ gì về nguồn gốc của Gióng là con của người mẹ nông dân chăm chỉ? Tiếng nói đầu tiên của Gióng: “Ta sẽ phá tan lũ giặc này “ có ý nghĩa gì? Gióng đòi roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để đánh giặc . Điều đó có nghĩa gì? Ai là người đã nuôi Gióng lớn lên? bằng cách nào và có ý nghĩa như thế nào? ( HS thảo luận & trình bày.) - Gióng trở thành tráng sĩ đánh giặc như thế nào? Theo em chi tiết Gióng nhổ tre quật giặc có ý nghĩa như thế nào? Đánh giặc xong Gióng cởi áo để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào? Hình tượng Gióng cho em những suy nghĩ gì về quan niệm và ước mơ của nhân dân ta? - Theo em chi tiết thần kỳ nào tạo hình tưọng Gióng đẹp nhất? Vì sao ? Theo em truyện ánh sự thật lịch sử nào trong quá khứ của dân tộc ta? - Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng là gì? - Nghệ thuật tiêu của văn bản nầy là gì ? * Hoạt động 3 : - GV cho HS đọc phần ghi nhớ và hướng dẫn HS phân tích các ý trong phần này. - Cho HS đọc phần đọc thêm. * Hoạt động 4 : GV hướng dẫn HS thực hiện phần luyện tập. Vì sao hội thi thể thao trong nhà trường mang tên “ Hội khoẻ Phù Đổng “? * 4 đoạn. - “Từ đầu . nằm đấy”: Sự ra đời của Gióng. - Tiếp .. cứu nước “:Gióng đòi đi đánh giặc. -Tiếp đó .. lên trời”: Gióng ra trận thắng giặc và bay về trời . -Còn lại: Những dấu tích để lại . - Nhân vật: Thánh Gióng, sứ giả, vợ chồng ông lão. - Nhân vật chính: Thánh Gióng. - Mẹ mang thai 12 tháng mới sinh. - Lên 3 vẫn không biết nói, cười, đi, đặt đâu nằm đấy -Để về sau Gióng thành người anh hùng của nhân dân . -Gióng là người nông dân lương thiện. -Gióng là người gần gũi với mọi người. -Gióng là người anh hùng của nhân dân. - Ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của Gióng, cũng là tiếng nói của nhân dân ta về ý thức, về vận mệnh của dân tộc. - Niềm tin chiến thắng và sức mạnh tự cường của dân tộc . -Đánh giặc cần lòng yêu nước và vũ khí là cây cỏ của đất trời để thắng giặc. - Cha mẹ làm lụng nuôi Gióng. - Bà con hàng xóm vui lòng gom góp gạo nuôi Gióng. - Gióng lớn lên bằng cơm gạo của làng. => Anh hùng Gióng thuộc về nhân dân, sức mạnh của Gióng là sức mạnh của cộng đồng . -Vươn vai một cái thành tráng sĩ. -Cầm roisắt, mặc áo giáp sắt ra trận. -Roi sắt gãy, nhổ tre quật giặc. => Gióng đánh giặc bằng cả vũ khí thô sơ. Tre là sản vật của quê hương đã cùng Gióng sát vai đánh giặc Cỏ cây cũng trở thành vũ khí . Đúng như lời Bác nói:” Ai có cuốc dùng cuốc, gậy gộc . “ -Không màng danh lợi. -Dấu tích của chiến công Gióng để lại cho quê hương, xứ sở. -Nhân dân muốp giữ mãi hình ảnh cao đẹp, rực rỡ của người anh hùng cứu nước. - Gióng là hình ảnh cao đẹp của người anh hùng đánh giặc. - ước mơ về sức mạnh tự cường của dân tộc. - Cái vươn vai của gióng. - Gióng nhổ tre quật giặc. Gióng bay về trời. -Thời Hùng Vương thứ 6 giặc Ân sang xâm lược nước ta đã bị đánh đuổi. -Thời đại Hùng Vương cư dân Việt cổ quyết tâm chống mọi đạo quân xâm lược. -Đền thờ của Thánh Gióng hiện còn ở Gia Lâm. - Xây dựng hình tượng người anh hùng. - Lý giải ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà.. Bài 1 /22 SGK HS tự trình bày (có nhận xét c) . Bài 2 /22 SGK - Là muốn biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. - Mục đích là học tập tốt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. I ) Tìm hiểu chung : 1/ Thể loại :Thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương. 2/ Bố cục: 4 đoạn a.Đoạn 1: :- “Từ đầu . nằm đấy”: Sự ra đời của Gióng. b. Đoạn 2 :- Tiếp .. cứu nước “:Gióng đòi đi đánh giặc. c. Đoạn 3: -Tiếp đó .. lên trời”: Gióng ra trận thắng giặc và bay về trời d. Đoạn còn lại: Những dấu tích để lại . II) Phân tích : 1. Nội dung : a, Sự ra đời và tuổi thơ kỳ lạ của Gióng: Mẹ mang thai 12 tháng, lên ba mà không biết nói, cười, không biết đi, đặt đâu nằm đấy . - Lớn nhanh một cách kỳ diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xăm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước, b, Thánh Gióng ra trận thắng giặc : -Gióng chiến thắng vì Gióng là người anh hùng sinh ra và lớn lên trong lòng dân tộc, một dân tộc có truyền thống chiến thắng giặc ngoại xâm. c/Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: - Gióng tiêu biểu cho lòng yêu nước , sống mãi trong lòng dân tộc ta. - Gióng bay về trời → trở về cõi vô biên, bất tử. 2. Nghệ thuật : - Xây dựng hình tượng người anh hùng trong truyện mang màu sắc thần kỳ, phi thường → biểu hiện ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xâm lăng. - Lý giải về ao hồ, núi Sóc, tre đằng ngà. 3. Ý nghĩa văn bản : Thánh Gióng ca ngợi hình tương người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi dậy của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta . III/ Tổng kết: Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kỳ là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm. * Hoạt động 3: Củng cố- Dặn dò- Hướng dẫn tự học : 1) Củng cố : - Cho biết ý nghĩa của truyện? . - Kể lại truyện . Luyện tập: Bài 1 /22 SGK-HS tự trình bày (có nhận xét ) . Bài 2 /22 SGK - Là muốn biểu dương sức mạnh của tuổi trẻ, lứa tuổi của Gióng trong thời đại mới. - Mục đích là học tập tốt góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước. 2) Dặn dò – Hướng dẫn tự học : Sọan bài tuần 3 : SƠN TINH, THUỶ TINH Nhóm 1 : Kể tóm tắt truyện, và nêu chủ đề của truyện ? Nhóm 2 : Vì sao Vua Hùng băn khoăn khi kén rể? Nhóm 3 : Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh diễn ra như thế nào? Nhóm 4 : Nêu ý nghĩa của truyện - Soạn bài cho tiết 6 – tuần 2 : Từ mượn. Đọc kỹ các bài tập trong SGK.
Tài liệu đính kèm: