Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42 đến 50 - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42 đến 50 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu :

 1. Kiến thức:

- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần văn học dân gian: Truyện truyền thuyết và cổ tích.

 2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức.

 3. Thái độ:

 - HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn.

II. Chuẩn bị :

 - Chấm, chữa bài .

III. Tiến trình tổ chức dạy - học:

 1.Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong bài )

 3.Bài mới

 

doc 22 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 517Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 42 đến 50 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14-11-2011
 Tiết 42 Tiếng Việt CỤM DANH TỪ 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: 
- Nghĩa của cụm danh từ.
- Chức năng ngữ pháp của cụm danh từ. 
- Cấu tạo đầy đủ của cụm danh từ.
- Ý nghĩa của phụ ngữ trước và phụ ngữ sau trong cụm danh từ.
 2. Kĩ năng:
- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ.
 3. Thái độ: 
 	- Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị : 
 - Bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Danh từ là gì? Danh từ được chia làm mấy loại?
 3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
HĐ1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cụm danh từ: 
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ SGK
- HS đọc ví dụ 
? Các từ ngữ được in đậm này bổ sung ý nghĩa cho những từ nào ?
- HS xác định – nhận xét – GV chốt:
( Danh từ trung tâm : ngày, túp lều, vợ chồng ) 
? Các tổ hợp từ trên được gọi là gì ? 
- HS: Cụm danh từ 
? Cụm danh từ là gì ? 
- HS: Trả lời
- GV:So sánh các cách nói sau : 
+ túp lều / một túp lều 
+ một túp lều / một túp lều nát 
+ một túp lều nát / một túp lều nát trên bờ biển . 
? Em có nhận xét gì về nghĩa của một cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? 
- HS: Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của một danh từ 
? Cụm danh từ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
? Tìm một danh từ phát triển thành một cụm danh từ và đặt câu với cụm danh từ ấy ? 
+ Mẫu: DT: sông à dòng, Cửu Long 
Câu: Dòng sông Cửu Long đổ ra biển bằng chín cửa . 
? Em có nhận xét gì về cụm danh từ ? 
- HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm cấu tạo của cụm danh từ: 
? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? 
- HS: Cụm danh từ đầy đủ: phần trước, phần trung tâm và phần sau 
- GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần II SGK
- HS đọc ví dụ 
? Tìm các cụm danh từ trong câu văn trên ? 
- HS: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, năm sau, cả làng, chín con 
? Liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau danh từ trong các cụm danh từ trên và Sắp xếp chúng thành loại ? 
- HS kẻ - điền vào mô hình sgk – nêu ý kiến – nhận xét
- GV chốt trên bảng phụ 
? Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào ? 
 -HS: + Phần trước: ba, chín, cả .
 + Phần trung tâm: làng,thúng gạo, con trâu, con năm, làng.
 + Phần sau: ấy, nếp, đực, sau.
 GV giảng: Phần trung tâm của cụm danh từ không phải là 1 từ là 1 bộ phận ghép gồm 2 từ – tạo thành TT1 và TT2 - T1: chỉ chủng loại khái quát ; T2: chỉ đối tượng cụ thể 
HĐ3(15') : HD HS luyện tập :
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV chia lớp làm 4 nhóm thảo luận trong 3'
- GV giao nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 4: Tìm cụm danh từ trong ý a
+ Nhóm 2: Tìm cụm danh từ trong ý b
+ Nhóm 3:Tìm cụm danh từ trong ý c 
- Chép, điền cụm DT vào mô hình
- HS: Đại diện các nhóm trình bày -> Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận.
- HS đọc yêu cầu bài tập 3 -> suy nghĩ làm bài
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận?
I.CỤM DANH TỪ LÀ GÌ? 
 1. VD ( SGK)
 2. Nhận xét
 Ngày < xưa 
 DT trung tâm
hai > vợ chồng < ông lão đánh cá 
 DT trung tâm
một > túp lều < nát trên bờ biển 
 DT trung tâm
- Cụm DT là 1 tổ hợp do danh từ và 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
- Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghĩa của một danh từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ: Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng đầy đủ hơn, cụ thể hơn, làm chủ ngữ trong câu . 
* Ghi nhớ : sgk . 
II. CẤU TẠO CỦA CỤM DANH TỪ . 
* Ví dụ : sgk .
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
 T1 
T2 
T1
 T2
 s1
 s2 
ba 
ba
ba
chín 
cả 
làng 
thúng 
con 
con 
con 
năm 
làng 
gạo 
trâu
trâu 
nếp 
đực 
sau 
ấy 
ấy 
III. LUYỆN TẬP .
 Bài tập 1: 
a. một người chồng thật xứng đáng 
b. một lưỡi búa của cha để lại 
c. một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ . 
Bài 2
Phụ trước
TT
Phụ sau
T1
T2
Một
Một
T1
Người
Lưỡi
Con
T2
Chồng 
búa
Yêu tinh
S1
Thật
Của cha
ở trên
 núi
S2
Xứng đáng
Bài tập 3:
 Điền vào chỗ trống : 
thanh sắt ấy 
vừa rồi ,cũ 
4. Củng cố 
	- Cụm danh từ có đặc điểm gì về cấu tạo?
	- So sánh vai trò của cụm danh từ với danh từ
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Nhớ các đơn vị kiến thức về danh từ và cụm danh từ.
	- Tìm cụm danh từ trong một truyện ngụ ngôn đã học.
	- Đặt câu có sử dụng cụm danh từ, xác định cấu tạo cụm danh từ.
***********************************************
Ngày soạn: 17-11-2011
Tiết: 43 TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: 
- Giúp HS tự đánh giá được khả năng nhận thức của mình về phần văn học dân gian: Truyện truyền thuyết và cổ tích. 
 2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức. 
 3. Thái độ: 
 	- HS có ý thức tự đánh giá, rút kinh nghiệm để học tập tốt hơn. 
II. Chuẩn bị : 
 - Chấm, chữa bài .
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: ( kết hợp trong bài )
 3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
HĐ1 (10'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề và xây dựng đáp án:
- GV đọc từng câu hỏi trong phần trắc nghiệm khách quan.
- HS trả lời phương án lựa chọn
- GV nhận xét sau mỗi câu trả lời và công bố đáp án từng câu
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Có những câu nào em xác định sai ? 
? Em rút ra kinh nghiệm gì qua phần bài làm này ?
- HS đọc đề bài phần trắc nghiệm tự luận
- GV ghi lại câu hỏi 1,2,3 
- GV nêu đáp án câu 1,2,3( Ở tiết 28)
? Bài làm của em đạt ở mức độ nào ?
? Bài làm của em đã nêu được các ý như đáp án chưa ?
HĐ2 (9' ): GV nhận xét bài làm của học sinh:
* Ưu điểm:
- Một số bài làm nắm chắc kiến thức văn học dân gian, trình bày đủ ý, diễn đạt lưu loát.
- Nhiều bài chữ viết đẹp, trình bày khoa học( Tùng, Hè, Chi, Nguyệt...)
* Nhược điểm:
- Một số bài làm sơ sài, trả lời còn chung chung, chưa đúng vào yêu cầu câu hỏi.
- Nhiều bài phần tự luận sơ sài, thiếu ý, diễn đạt lủng củng.
- Một số bài chữ viết sấu, chưa hoàn thành bài viết.
( Quang, Võ, Nguyên, Trang...)
HĐ3 ( 20'): GV hướng dẫn học sinh chữa lỗi trong bài viết
GV trả bài
HS chữa lỗi trong bài viết của mình
HS trao đổi bài viết, tự kiểm tra theo cặp
GV kiểm tra một số bài viết đã chữa lỗi của học sinh.
- GV: Cho đọc một số bài làm khá.
I. ĐỀ BÀI, TÌM HIỂU ĐỀ, XÂY DỰNG ĐÁP ÁN:
1. Trắc nghiệm khách quan:
Đáp án:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan ( 3điểm)
 Mỗi ý đúng được 0,25 điểm.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
b
c
b
d
a
b
Câu 7: ( 1) Nguồn gốc, ( 2) Đoàn kết
Câu 8: 1 - c, 2 - e, 3 - d, 4 - a.
Phần II: Tự luận ( 7 điểm) 
II/ NHẬN XÉT:
III.TRẢ BÀI- CHỮA LỖI:
Sai
Sửa lại
Lỗi diễn đạT
Thể hiện sự ao ước hoà bình cho đất nước ta.
Thể hiện ý nguyện đoàn kết của dân tộc ta.
Lỗi chính tả
ý, nghuyện,
thánh gióng,làm song,chuyện dân dan...
ý nguyện,Thánh Gióng,làm xong,truyện dân gian.
Lỗi dùng từ
Truyền thuyết là một câu chuyện dân gian.
Cổ tích nói về một sự kiện xa xưa cổ hủ.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian.
Cổ tích kể về các kiểu nhân vật quen thuộc...
Lỗi viết số,viết tắt
1,2, ko,nc..
một, hai,không,
nước..
 4. Củng cố 
 - GV khắc sâu cách trình bày một nội dung kiến thức trong bài kiểm tra.
 - Truyền thuyết là gì ?
 - Thế nào là truyện cổ tích ?
5. Hướng dẫn về nhà :
 - Đọc lại các văn bản truyện đã học
 - Xem lại toàn bộ nội dung ý nghĩa của các văn bản truyện truyền thuyết và cổ tích đã học.
 - Chuẩn bị bài " Luyện nói kể chuyện " theo yêu cầu phần I SGK (Tr 111)
**********************************************
Ngày soạn: 18-11-2011
Tiết 44 	 LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: 
- Chủ đề, dàn bài, đoạn văn, lời kể và ngôi kể trong văn tự sự. 
- Yêu cầu của việc kể một câu chuyện của bản thân. 
 2. Kĩ năng:
- Lập dàn ý và trình bày rõ ràng, mạch lạc một câu chuyện của bản thân trước lớp. 
 3. Thái độ: 
 	- Mạnh dạn, tự tin khi trình bày trước đông người. 
II. Chuẩn bị : 
 - Bảng phụ ghi dàn bài mẫu.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 3.Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
HĐ1: Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài nói
- GV yêu cầu học sinh tự kiểm tra việc chuẩn bị bài ( theo cặp )
- GV kiểm tra việc chuẩn bị dàn bài ở nhà của học sinh cho đề 2 SGK và yêu cầu HS chuẩn bị kĩ cho đề bài này để luyện nói.
? Đề bài 2 SGK nêu yêu cầu gì ?
? Phần mở bài cần nêu những vấn đề gì? 
? Phần thân bài cần nêu những vấn đề gì ? 
? Cuộc thăm hỏi diễn ra như thế nào ? ( lời nói việc làm , quà tặng 
? Phần kết bài cần nêu những vấn đề gì?
- GV gọi 1 học sinh trình bày dàn bài của mình.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, kết luận ( bằng bảng phụ dàn bài mẫu)
- HS đối chiếu phần chuẩn bị bài ở nhà với dàn bài mẫu và tự chỉnh sửa.
 HĐ2: HS luyện nói trước nhóm
- GV chia lớp thành 4 nhóm
- HS: Nhóm trưởng cử một số thành viên trong nhóm trình bày bài nói.
- GV theo rõi, sửa chữa lỗi cho học sinh.
HĐ3: Học sinh kể trước lớp
- gv gọi 2 HS trình bày bài nói của mình - HS khác nhận xét, bổ sung
- GV theo rõi, uốn nắn, lưu ý HS các mặt sau:
 + Cách phát âm 
 + Cách diễn đạt 
 + Nội dung của từng phần . 
 + Biểu dương bài nói tốt . 
 + Uốn nắn những bài chưa đạt yêu cầu 
HĐ 4: Đọc bài tham khảo
- 2 HS đọc truyện
? Em hãy nhận xét về ngôi kể, thứ tự kể cũng như tình cảm của người kể và nội dung biểu đạt?
I. CHUẨN BỊ 
* Đề bài:
Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sỹ neo đơn .
* Dàn bài :
1. Mở bài : 
 Giới thiệu lí do đến thăm gia đình liệt sĩ, địa chỉ đến, thành phần cùng tham gia 
2. Thân bài :
- Tâm trạng của mọi người trên đường đi (chuyện trò ríu rít )
- Khi đến gia đình niềm nở đón tiếp 
- Những lời thăm hỏi, việc làm của các thành viên trong đoàn đến thăm.
3. Kết bài : 
- Ấn tượng của em về cuộc thăm hỏi 
- Ra về em nghĩ phải cố gắng học giỏi để đền đáp công lao của các anh hùng liệt sỹ . 
II.LUYỆN NÓI TRƯỚC NHÓM.
III. KỂ TRƯỚC LỚP:
IV. ĐỌC BÀI THAM KHẢO 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Thứ tự kể: thời gian. Tình cảm, cảm xúc chân thành.
- Miêu tả được quê hương có những mong muốn cho quê hương.
4. Củng cố 
	- Giáo viên nhận xét giờ luyện nói.
	- Nhấn mạnh yêu cầu : + Luyện nói phải có sự chuẩn bị tốt.
	 + Nói trước tập thể phải bình tĩnh, tự tin.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Dựa vào các bài tham khảo để điều chỉnh bài nói của mình.
- Đọc và nghiên cứu bài: Chân,Tay....
*******************************************
Ngày soạn: 23-11-2011
	 Tiết 45: 	Hướng dẫn đọc thêm 
 CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: 
- Đặc điểm thể loại của ngụ ngôn trong văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Nét đặc sắc của truyện: Cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đú ...  khác.
d. Bài tham khảo
- Bài viết sát đề - các ý trong dàn bài đều được phát triển thành đoạn văn.
- Ông hiểu từ yêu hoa, yêu cháu
- Chi tiết: + ông ngủ ít
 + người ta nói người già thường như vậy
- Chăm sóc góc học tập
- Cười hiền từ bảo
- Kể cho cháu nghe
- Các sự việc trên đều xoay quanh chủ đề người ông yêu hoa, yêu cháu.
4. Làm dàn bài sơ lược cho một đề văn tự sự trong số các đề bài nêu trên.
4. Củng cố 
	- Em hiểu như thế nào là kể chuyện đời thường
	- Trình bày phương hướng làm bài văn tự sự
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Viết thành bài văn hoàn chỉnh theo dàn bài đã lập trên lớp.
	- Chuẩn bị Tiết sau
*************************************
 Ngày soạn: 29-11-2011
 Tiết 49	Văn bản
TREO BIỂN
 Hướng dẫn đọc thêm: LỢN CƯỚI, ÁO MỚI
I. Mục tiêu:	Giúp HS.
 1. Kiến thức: - Khái niệm truyện cười.
- Đặc điểm thể loại truyện cười với nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm Treo biển, Lợn cưới áo mới.
- Cách kể hài hước về người hành động không suy xét, không có chủ kiến trước những chủ kiến của người khác. Chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang, hợm hĩnh.
- Những chi tiết miêu tả điệu bộ, hành động, ngôn ngữ của nhân vật lố bịch, trái với tự nhiên.
 2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu văn bản truyện cười.
	- Phân tích, hiểu ngụ ý gây cười của truyện.
	- Kể lại được truyện.
 3. Thái độ: - Biết tránh những thói hư tật xấu.Có lý tưởng sống tốt đẹp.
II. Chuẩn bị:
 - Bảng phụ,sưu tầm bài tập.
 III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: - Hãy nêu định nghĩa truyện ngụ ngôn?
 - Kể một số truyện ngụ ngôn mà em biết?
 3.Bài mới: 
	Hoạt động của GV-HS	
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm truyện cười
- HS đọc chú thích dấu *
? Nêu những ý chính của định nghĩa truyện cười
? Em hiểu thế nào là hiện tượng đáng cười.
- HS: Trả lời
HĐ2: Tìm hiểu văn bản
- GV: Lưu ý HS giọng đọc hài hước dí dỏm - >GV đọc mẫu
- HS đọc
- GV: Đọc kĩ để hiểu nghĩa của từ cá ươn, bắt bẻ.
- GV: Hãy tìm bố cục truyện theo 2 cách:
 + Chia 2 phần
 + Chia 3 phần
? Theo em truyện có những sự việc chính nào?
- HS: Sự việc chính
 + Treo biển
 + ý kiến đóng góp
 + Sự tiếp thu
? Nhà hàng treo biển nhằm mục đích gì? ( Quảng cáo)
? Tấm biển có mấy nội dung, hãy nhận xét?
? Theo em nội dung tấm biển đã đầy đủ cho việc quảng cáo chưa?
GV chốt: MĐ treo biển để quảng cáo. Nội dung biển rất đầy đủ.
? Em có nhận xét gì về thái độ giọng điệu của các ý kiến góp ý này?
? Qua những lời góp ý em thấy họ có sự hiểu biết ntn?
- GV giảng người góp ý đánh giá một cách phiến diện, không thấy được chức năng thông báo gián tiếp của ngôn ngữ.
? Trong 3 sự việc treo biển ý kiến góp ý, sự tiếp thu, sự việc nào gây cười.
- GV treo bảng phụ có ghi nội dung biển “ở đây có bán cá tươi” - sau đó gạch dần các chữ.
? Vì sao sự tiếp thu lại gây cười?
- HS: Sự tiếp thu vội vàng 3 lần đều bỏ ngay lần cuối cùng cất nốt biển.
? Hành động “cất nốt biển” gây cười nhiều nhất , vì sao? Em đánh giá như thế nào về sự tiếp thu này?
- HS: Mục Đích treo biển là để quảng cáo, giới thiệu vậy cất biển đi ý nghĩa quảng cáo không còn. Mức độ tiếp thu thụ động quá mức, sự hiểu biết kém đến mức ngớ ngẩn.
? Qua đây tác giả dân gian thể hiện thái độ gì với người tiếp thu? Em hãy nêu ý nghĩa truyện?
GV chốt: sự tiếp thu vội vàng và thụ động không có chủ kiến, không có suy nghĩ.
 - HS đọc ghi nhớ ( SGK)
GV nhấn mạnh ghi nhớ
HĐ2: Tìm hiểu văn bản Lợn cưới áo mới
- HS đọc truyện
?Em thấy truyện có phần kết không?
?Truyện có mấy nhân vật, mấy sự việc?
- HS: - Nhân vật : 2
 - Sự việc 2 : + khoe lợn cưới
 + khoe áo mới
? Truyện cười điều gì?
GV giảng: Khoe - phô ra, bày ra cho người ta biết mình giàu có.
Lưu ý khoe này khác với khoe là sự chia vui với bạn bè người thân.
? Nhận xét về tình huống khoe của hai nhân vật.
- HS: Trả lời
? Bình thường người hỏi và trả lời phải nói ntn?
- HS: Trả lời
? Thông tin nào là thừa, HĐ nào là thừa trong lời hỏi và trả lời?
- GV giảng: thông tin và HĐ thừa chính là yếu tố gây cười của truyện.
? Nhân vật nào đáng cười hơn.
- HS: Anh có áo mới đáng cười hơn vì phải dồn tâm sức, thời gian vào một việc không cần thiết, hành động chìa vạt áo ấy lố bịch.
? Qua truyện tác giả dân gian thể hiện thái độ gì?
? Truyện có ý nghĩa gì?
- HS đọc ghi nhớ SGK
- HS: Đọc lại truyện
GV hướng dẫn HS luyện tập
I. KHÁI NIỆM TRUYỆN CƯỜI:
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Có ý nghĩa mua vui, hoặc phê phán
- Hiện tượng cười là những điều trái với lẽ thường, trái với lẽ tự nhiên.
A. TÌM HIỂU VĂN BẢN TREO BIỂN
 1. Đọc - tìm hiểu chú thích.
2. Bố cục
* Hai phần: + Phần 1 câu mở đầu
 + phần 2 còn lại
* Ba phần: + Mở truyện câu đầu
 + Thân truyện
 + Kết chuyện câu cuối cùng
3. Phân tích 
a. Nội dung
* Mục đích treo biển: để quảng cáo giới thiệu
* Nội dung biển rất đầy đủ: 4 nội dung
 - ở đây: địa điểm
 - có bán: hoạt động
 - Cá: hàng
 - Tươi: tính chất
* Nội dung góp ý của khách hàng.
- Có 4 ý kiến -> 4 ý khác nhau được lập luận chặt chẽ
* Tiếp thu của nhà hàng:
- Nghe theo răm rắp -> Bỏ đi từng từ, từng nội dung, rỡ tấm biển xuống -> Buồn cười vì sự tiếp thu không suy nghĩ, không xem xét của chủ nhà hàng.
b. Bài học: Phải biết tiếp thu có chọn lọc ý kiến của người khác và phải có chủ kiến khi làm việc.
* Ghi nhớ: SGK/Tr125
B. ĐỌC THÊM VĂN BẢN LỢN CƯỚI ÁO MỚI
1. Đọc - tìm hiểu chú thích
2. Bố cục: 2 phần 
Truyện ngắn gọn có 2 phần, không có phần kết, phần kết nằm ngay trong lời đối thoại của nhân vật.
3. Phân tích
a. Nội dung
- Cười tính khoe của
+ Một người khoe trong lúc vội vã, tất tưởi, đi tìm lợn.
+ Một người đứng từ sáng đến tối để khoe cho bằng được cái áo mới.
- Thông tin thừa: + Cưới
 + Từ lúc tôi mặc cái áo mới này.
- Hành động thừa: chìa vạt áo ra.
b. Ý nghĩa
- Chế giễu, phê phán tính khoe của.
* Ghi nhớ
II. LUYỆN TẬP
4. Củng cố 
	- Qua 2 câu chuyện em rút ra bài học gì?
	- Đóng vai 2 nhân vật diễn lại truyện “Lợn cưới, áo mới”.
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học thuộc định nghĩa truyện cười.
	- Kể diễn cảm câu chuyện.
	- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình sau khi học xong truyện.
	- Đọc và nghiên cứu bài: Số từ và lượng từ.
**************************************************
Ngày soạn: 30-11-2011
 Tiết 50 Tiếng Việt SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ 
I. Mục tiêu : 
 1. Kiến thức: - Khái niệm số và lượng từ.
- Nghĩa khái quát của số từ và lượng từ. 
- Đặc điểm ngữ pháp của số từ và lượng từ.
 + Khả năng kết hợp của số từ và lượng từ.
 + Chức vụ ngữ pháp của số từ và lượng từ.
 2. Kĩ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ.
- Phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị.
- Vận dụng số từ và lượng từ khi nói, viết.
 3. Thái độ: - Yêu Tiếng Việt và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. 
II. Chuẩn bị : 
 - Bảng phụ.
III. Tiến trình tổ chức dạy - học: 
 1.Ổn định lớp
 2. Kiểm tra bài cũ: - Cho cụm danh từ và yêu cầu HS điền vào mô hình cụm DT.
 + Tất cả những HS giỏi khối 6
 + Những con gà mái hoa mơ.
 3. Bài mới
Hoạt động của GV-HS
Nội dung chính
HĐ1: Tìm hiểu số từ
- GV: Treo bảng phụ ghi VD.
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
- HS: Trả lời.
? Các từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- HS: Thuộc từ loại danh từ
? Em nhận xét về vị trí của các từ in đậm so với DT.
? Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa gì cho DT?
- HS: Trả lời
? Em hiểu thế nào là số từ?
- GV: Lưu ý có trường hợp
+ Đi hàng ba ->số lượng đứng sau danh từ
+ Một mâm bánh -> Số lượng đứng trước DT 
? Em hiểu từ đôi nghĩa là gì? So sánh một đôi với một trăm, một nghìn?
- HS: Từ đôi không phải là số từ.
- GV: Lưu ý HS phân biệt số từ với DT chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa về số lượng( tá, cặp, chục...)
? Tìm các từ là DT chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng?
GV chốt: số từ là những từ chỉ số lượng và số thứ tự.
Số từ chỉ số lượng đứng trước danh từ.
Số từ chỉ thứ tự đứng sau danh từ
- HS đọc ghi nhớ
HĐ2: Tìm hiểu lượng từ
- HS đọc ví dụ
? Các từ in đậm trong đoạn trích có gì giống và khác số từ về ý nghĩa và vị trí?
- HS: Trả lời
? Những từ in đậm được gọi là lượng từ vậy hiểu ntn là lượng từ?
- HS: Trả lời
? Điền các từ trong cụm DT vào mô hình?
? Nghĩa của từ “cả” khác nghĩa của các từ ( các, những, mấy) ntn?
- HS: Trả lời
? Tìm các từ chỉ ý nghĩa tổng lượng?
GV chốt: Lượng từ là những từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật . Có 2 loại: 
+ Lượng từ chỉ tổng lượng và toàn thể: Tất cả, toàn thể, tất thảy...
+ Lượng từ chỉ ý nghĩa và tập hợp hay phân phối: những, mọi, mỗi, từng, nơi, vài...
- HS đọc phần ghi nhớ ( SGK)
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập
- HS: Đọc và nêu yêu cầu bài tập
- GV: Chép bài tập ra bảng phụ -> Yêu cầu HS xác định số từ, lượng từ.
? Tìm một số từ và xác định ý nghĩa.
? Từ in đậm : Trăm, ngàn, muôn dùng với ý nghĩa gì?
GV lưu ý HS: Trong văn cảnh này trăm, ngàn là lượng từ còn bình thường là số từ.
? Phân biệt nghĩa của từ từng, mỗi.
- HS: Trả lời.
I. SỐ TỪ 
 1. VD ( SGK)
 2. Nhận xét
a: từ in đậm đứng trước DT.
 b: từ in đậm đứng sau DT
- Bổ sung ý nghĩa về mặt số lượng số thứ tự cho DT.
- Là từ chỉ số lượng và số thứ tự
- Khi biểu thị số lượng của sự vật, số từ đứng trước danh từ.
Ví dụ: Hai chàng, một trăm ván cơm nếp, ba học sinh, năm cái bàn
- Khi biểu thị số thứ tự, số từ thường đứng sau danh từ.
Ví dụ: Bác Hai, Hùng Vương thứ sáu
* Lưu ý: cần phân biệt số từ với danh từ chỉ đơn vị
Ví dụ: các từ: đôi, tá, chục, cặp...là danh từ chỉ đơn vị
* Ghi nhớ ( SGK)
II. LƯỢNG TỪ 
 1. VD ( SGK)
 2. Nhận xét
- Các từ in đậm:
+ Giống số từ có ý nghĩa về lượng, đứng trước danh từ.
+ Khác số từ: ý nghĩa số lượng không cụ thể chỉ là nhiều hoặc ít.
- Là từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật đứng trước danh từ.
Phụ trước
TT
Phụ sau
T2
T1
T1
T2
S1
S2
Cả
Các
Mấy vạn
Những
Kẻ
Hoàng tử
Tướng lĩnh
Thua đậm
- Cả - từ mang ý nghĩa tổng lượng. những, các , mấy... mang ý nghĩa tập hợp phân phối.
* Ghi nhớ ( SGK)
III. LUYỆN TẬP 
Bài 1
- Số từ : Một, hai, ba ( số lượng)
 bốn, năm ( số thứ tự)
 năm ( số lượng)
Bài 2
Trăm, ngàn, muôn trong bài này là những lượng từ chỉ số nhiều, rất nhiều không cụ thể.
Bài 3
- Từng: mang ý nghĩa trình tự hết cá thể này đến cá thể khác.
- Mỗi: mang ý nghĩa nhấn mạnh tách riêng không mang ý nghĩa lần lượt.
4. Củng cố 
	- Nhắc lại khái niệm số từ và lượng từ
	- Phân nhóm số từ và lượng từ
5. Hướng dẫn học ở nhà 
	- Học thuộc ghi nhớ, nhớ các đơn vị kiến thức về số từ và lượng từ.
	- Xác định số từ, lượng từ trong một tác phẩm truyện đã học.
	- Làm BT trong sách BT.

Tài liệu đính kèm:

  • docVĂN 6_1.doc