Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2011-2012 -

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2011-2012 -

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Kiến thức:

- Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giávề lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm văn học dân gian gồm truyện truyền thuyết, cổ tích

2.Kĩ năng:

- Rènkĩ năng phân tích đề bài và cách làm bài hiệu quả.

-Rèn luyện kĩ năng sống phê và tự phê trong những trường hợp cần thiết.

3.Thái độ:

- ýthức tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học

B. CHUẨN BỊ :

Gv: giáo án ,thống kê lỗi

Hs: Xem lại đề bài

C. TIẾN TRÌNH DẠY –HỌC:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra:

3. Bài mới:

I. Đề bài: (tiết 28)

- GV nêu yêu cầu bài làm theo yêu cầu tiết kiểm tra.

- Kiến thức (theo biểu điểm)

- Kĩ năng: + Làm bài trắc nghiệm đúng, đủ, khoa học.

 + Tự luận: diễn đạt lưu loát, đủ ý đi đúng trọng tâm.

 

doc 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 454Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41 đến 44 - Năm học 2011-2012 -", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11: Ngày soạn: 24 - 10 - 2011.
 Ngày dạy: 31 - 10 - 2011. 
Tiết 41:	
Danh Từ ( Tiếp)
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
- Ôn lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng .Cách viết hoa danh từ riêng 
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết và sử dụng thành thạo danh từ ,đặc biệt là danh từ riêng (viết hoa đúng quy tắc).
3.Thái độ: 
- Giáo dục HS giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
-Sử dụng các kiểu từ trên đúng ,hiệu quả.
B. Chuẩn bị :
Gv : Giáo án ,tài liệu ,bảng phụ.
Hs : Đọc trước bài 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,động não,thực hành,thảo luận.
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ ;đan xen trong bài mới. 
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: D chung và D riêng
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích...
GV cho HS đọc ví dụ SGK - 108 
? Xác định các danh từ trong VD đó?
? Đó là các danh từ chỉ SV hay danh từ chỉ đ/v?
? Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân loại các danh từ chung và danh từ riêng trong số các danh từ trên?
Danh từ chung
Danh từ riêng
- Vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện, công ơn à chỉ chung người, sự vật
- Phù Đồng Thiên Vương
- Gióng
- Phù đồng
- Gia Lâm, Hà Nội
àtênriêngngười,địaphương.
GV treo bảng phụ: phân loại danh từ chung - danh từ riêng
? Danh từ chung và danh từ riêng có đặc điểm gì khác nhau?(thảo luận)
? Cho VD các danh từ riêng?
Quan sát bảng phân loại danh từ, em có nhận xét gì về cách viết danh từ riêng ?
- Em hãy lấy VD: danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí Việt Nam ?
VD: Nguyễn Tất Thành
- Nguyễn Thị An, Hải Dương.
- Mao Trạch Đông, Bắc Kinh.
Quan sát VD, em nhận xét cách viết các danh từ riêng chỉ tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm Hán Việt được viết như thế nào ?
GV đưa ra VD sau khi HS nhận xét.
- Pi-tơ, Mat- xcơ-va.
Alếch-xây/Mác ximovích
 Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp (không qua âm Hán Việt) cách viết có gì khác ?
GV ra VD sau - HS nhận xét.
VD: - Sở/ Điện/ Lực
 - Đội/ thiếu niên tiền phong/ Hồ Chí Minh
 - Giải thưởng Sao đỏ
?Các danh từ trên có ý nghĩa gì ? Cách viết ra sao ? (Hồ Chí Minh) 
?Vậy khi viết danh từ ta cần lưu ý những điều gì?
- HS thảo luận; rút ra 3 ý ghi nhớ.
HS đọc to phần này.
- Em hãy lấy ví dụ về danh từ chung ở xung quanh lớp học của em ?
Bàn, ghế, bảng, quạt
Tìm danh từ riêng chỉ tên các cơ quan tổ chức, các danh hiệu giải thưởng, huân huy chương và nhận xét ?
VD: Đảng công sản Việt Nam 
 Liên hợp quốc.
 Huy chương vì sự nghiệp giáo dục Bộ giáo dục và Đào tạo.
*Hoạt động 2: Luyện tập 
-(động não,thực hành)...
Bài tập 3:
- Học sinh phát hiện lỗi:
+ Không viết hoa DT riêng.
+ Viết hoa tuỳ tiện DT chung.
- Sửa theo nhóm.
- GV gọi đại diện trả lời miệng.
nội dung cần đạt
I. Danh từ chung và danh từ riêng:
1. Ví dụ: 
- DT chỉ SV: Vua, công ơn, tráng sỹ, Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, 
2. Nhận xét:
- DT chung: làm tên gọi chung cho sự vật..
- DT riêng: làm tên gọi riêng cho sự vật.
- DT riêng: viết hoa.
* Cách viết hoa danh từ riêng:
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
+ Đối với tên người, tên địa lí Việt Nam và tên người, tên địa lí nước ngoài phiên âm qua Hán Việt.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng
- Đối với tên người nước ngoài, tên đại lí nước ngoài phiên âm trực tiếp:
+ Viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó.
+ Nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
- Tên riêng của các cơ quan, tổ chức các giảithưởng,danhhiệu,huânchươngthường là cụm từ.
à Chữ cái đầu của mỗi cụm từ này đều được viết hoa.
* Ghi nhớ: SGK - 109.
II. Luyện tập:
Bài tập 1: 
- HS đọc yêu cầu của bài - lên bảng làm.
- Cả lớp làm ra giấy.
Bài tập 2: 
Các từ được in đậm dưới đây có phải là danh từ riêng không ? Vì sao ?
Giải:	a) Là danh từ riêng à được viết hoa à nhà văn nhân hoá như người, như tên riêng của mỗi nhân vật.
b) út: tên riêng của nhân vật.
c) Cháy: tên riêng của một làng.
4. Củng cố :
? Danh từ chỉ sự vật gồm mấy loại ?
? Cách viết danh từ riêng?
5. Hướng dẫn :
 - Nắm nội dung bài.
- Vẽ sơ đồ phân loại danh từ.
- Chuẩn bị kiểm tra Tiếng Việt 1 tiết.
****************************************************************
Tiết 42: Ngày soạn: 26- 10 - 2011
 Ngày dạy: 02-11 - 2011
trả bài kiểm tra văn
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
- Qua tiết trả bài GV cho HS tự đánh giávề lực học của mình qua phân môn văn học, về khả năng tiếp nhận các tác phẩm văn học dân gian gồm truyện truyền thuyết, cổ tích
2.Kĩ năng: 
- Rènkĩ năng phân tích đề bài và cách làm bài hiệu quả.
-Rèn luyện kĩ năng sống phê và tự phê trong những trường hợp cần thiết.
3.Thái độ: 
- ýthức tự sửa chữa, chỉnh lý và ý thức vươn lên, yêu thích môn học 
B. Chuẩn bị :
Gv: giáo án ,thống kê lỗi 
Hs: Xem lại đề bài 
C. Tiến trình Dạy –học: 
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 
3. Bài mới:
I. Đề bài: (tiết 28)
- GV nêu yêu cầu bài làm theo yêu cầu tiết kiểm tra.
- Kiến thức (theo biểu điểm)
- Kĩ năng: + Làm bài trắc nghiệm đúng, đủ, khoa học.
 + Tự luận: diễn đạt lưu loát, đủ ý đi đúng trọng tâm.
II - Đáp án và biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm:( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
D
D
A
B
D
 II.Tự luận: ( 7 điểm).
Bài làm của học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Về hình thức:
+ Viết thành bài văn ngắn có bố cục rõ ràng.
+ Chữ viết sạch sẽ, trình bày khoa học.
+ Không sai lỗi chính tả.
- Về nội dung: Nêu được cảm nghĩ của em về Thạch Sanh với các ý chính sau: 
+Yêu mến sự thật thà, chất phác.
+ Khâm phục tài năng của Thạch Sanh. 
+Trân trọng tấm lòng nhân hậu của chàng dũng sĩ vừa có tài vừa có đức.
III. Nhận xét bài làm của HS 
a.Ưu điểm: 
- Đa số học sinh biết làm bài trắc nghiệm, kể được tóm tắt, biết phát biểu suy nghĩ của bản thân 
b.Nhược điểm:
Còn một vài em chưa biết làm trắc nghiệm 
Chưa biết nêu cảm nghĩ mà dừng lại nội dung truyện.
àChữa lỗi cụ thể:
- Lỗi diễn đạt: Lủng củng, chưa gãy gọn
- Lỗi dựng từ: thiếu chính xác, lời văn -> một số em diễn đạt còn lủng củng, ý rời rạc :Hà,Hùng,Khoẻ.
- Lỗi viết câu: Chưa xác định đúng các thành phần câu:..Vũ Lan,Thanh,Doanh,Dũng.
 - Sai nhiều lỗi chính tả - Viết số, viết tắt đặc biệt là viết số trong bài làm: Hương,lan Anh,Hậu.
 - Nhiều bài chưa viết được, làm đối phó: Tuấn,Thuyên,Thường.
 - Một số em viết quá xấu, gạch xoá tuỳ tiện danh từ riêng không viết hoa:Đào Loan,Gấm,Hoà.
4. Củng cố:
- GV trả bài, Hs xem lại bài có thắc mắc GV giải quyết.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Lưu ý những lỗi sai.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện nói Kể chuyện 
.....................................................................................................................................................
Tiết 43: Ngày soạn: 26-10- 2011
 Ngày dạy: 02- 11 - 2011 
luyện nói kể chuyện
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: 
- Biết lập dàn bài cho bài kể chuyện theo một đề tài. HS biết kể theo dàn bài , không kể theo bài viết sẵn hay học thuộc .
-Yêu cầu của việc kể 1 câu chuyện của bản thân.
2.Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng kể chuyện theo dàn bài .
 -Trình bày rõ ràng, mạch lạcmôtỵ câu chuyện của bản thân.
3.Thái độ: - Giáo dục HS ý thức cố gắng, nghiêm túc bình tĩnh, tự tin khi trình bày trước lớp
B.Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Bảng phụ.Soát cho h/s trước khi trình bày bài nói.
 - Học sinh: Chuẩn bị theo tổ bài luyện nói để trình bày trước lớp 
c. phương pháp và kĩ thuật dạy học:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của HS .
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
GV nêu yêu cầu và các bước tập nói trong tiết học:
- HS1 xem lại dàn bài.
- HS2 chép dàn bài lên bảng
- HS nhận xét, đánh giá, bổ sung.
GV gợi ý hoàn chỉnh dàn bài 
- Tổ thảo luận - kể cho nhau nghe.
HS lên bảng kể trước lớp.
- Yêu cầu ?
- HS lên bảng trình bày dàn bài đề 1.
*Mở bài:
- Lí do: + Nghỉ hè - tết
 + gia đình - chú - bác
*Thân bài:
+ Tâm trạng: xôn xao, háo hức
+ Quang cảnh chung: 
- làng xóm, rặng tre xanh
- cánh đồng, dòng sông
+ Cuộc gặp gỡ người thân: tay bắt mặt mừng, hỏi thăm
+ Thăm mộ, nhà thờ, di tích lịch sử ở quê
+ Cảnh gia đình sum họp, hỏi thăm lẫn nhau
*Kết bài: - Chia tay - tâm trạng ?
 - Hiểu quê hương
+ HS nhận xét dàn bài.
+ GV gợi ý à bổ sung hoàn chỉnh.
* G/v nhắc lại sự khác nhau giữa văn nói và văn viết.
+ HS các tổ thảo luận- Trình bày bằng lời văn của mình cho các bạn nghe - tổ trưởng nhận xét.
+ GV chọn 1 HS khá lên bảng trình bày cả bài theo dàn ý đã lập.
- HS góp ý, nhận xét:
+ Nội dung
+ Cách kể
+ Giọng kể
GV nhận xét chung - cho điểm
* HS đọc bài thamkhảo SGK - 112
- HS trình bày - so sánh với các bài HS kể tại lớp.
nội dung cần đạt
1. Đề bài: Kể về một chuyến thăm quê
2. Yêu cầu kể:
- Phát âm rõ ràng dễ nghe.
- Sửa câu sai ngữ pháp, dùng từ sai.
- Sửa cách diễn đạt
- Biểu dương những diễn đạt hay, gọn.
3. Lập dàn bài:
* Mở bài:
- Lí do về thăm quê
- Về với ai ?
* Thân bài:
- Tâm trạng khi được về quê: xôn xao.
- Quang cảnh chung của quê hương
- Gặp họ hàng ruột thịt
- Thăm phần mộ tổ tiên, gặp bạn bè cùng lứa.
- Dưới mái nhà người thân.
* Kết bài:
Chia tay - cảm xúc về quê hương.
4. Luyện nói.
- HS trình bày mở bài
- HS trình bày thân bài
4. Củng cố:
- GV nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà :
- Tiếp tục tập nói theo nhóm sau khi hoàn thành bài viết với đề trên.
- Lập dàn ý và tập kể cho các đề còn lại trong bài.
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Cụm Danh từ.
.........................................................................................
.............................................................
Ap dụng dạy thực nghiệm chuyên đề vào bài cụ thể.
Tiết 44: .
 Ngày dạy: 02 - 11 - 2011
cụm danh từ
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
- Nắm được đặc điểm của cụm từ , nắm cấu tạo của phần trung tâm , phần trước , phần sau 
2.Kĩ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng nhận biết và vận dụng thành thạo cụm danh từ trong khi nói hoặc khi viết.
3.Thái độ:
 - Giáo dục học sinh ý thức tôn trọng và bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
-Say mê,yêu thích môn học. 
B. Chuẩn bị : 
- Gv : Soạn giáo án ,bảng phụ,phiếu học tập.
- Hs : Đọc ví dụ 
C.Phương pháp dạy Học:thảo luận nhóm.động não,phân tích,thực hành,phát hiện.
D.Tiến trình lên lớp:
1.ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm của danh từ riêng, danh từ chung ?
- Cách viết danh từ riêng ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
GV cho HS Đọc VD1 SGK.
? Các từ ngữ "xưa, hai " bổ sung ý nghĩa cho các từ nào ?
? Các từ ngữ được bổ sung ý nghĩa và bổ sung ý nghĩa cho từ đó kết hợp với nhau tạo thành đơn vị ngôn ngữ nào ?
? Trong các cụm từ đó, những từ ngữ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào ?
? Những danh từ đó giữ vai trò gì trong cụm từ ấy ?
(Phát hiện và phân tích)
? Vậy em hiểu thế nào là cụm danh từ ? Đọc ghi nhớ SGK tr 117.
 (vấn đáp)
+ VD 2: So sánh các cách nói rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ.
 (thảo luận cặp)
-Giáo viên phát phiếu học tập (Thảo luận nhóm)
? Xác định chức vụ cú pháp của cụm DT trong các câu sau:
? Qua đó, em có thể nhận xét về hoạt động của cụm danh từ trong câu ?
-Giáo viên đưa bảng phụ.Học sinh làm việc theo góc
*Góc 1:
- HS đọc ví dụ, xác định các cụm danh từ trong ví dụ đó.
+ làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con, năm sau, cả làng.
*Góc 2:
- Xác định các danh từ giữ vai trò trung tâm trong các cụm danh từ đó.
- Các từ ngữ đứng trước trong cụm danh từ thường có ý nghĩa gì?
- Các từ ngữ phần sau của danh từ trong các cụm danh từ trên thường có ý nghĩa gì?
GV hướng dẫn HS kẻ mô hình cụm danh từ.
*Góc 3:
- Cho các ví dụ sau và hãy điền cụm danh từ vào mô hình cho sẵn
GV cho HS đọc ghi nhớ SGK - 118
nội dung cần đạt
I. cụm danh từ là gì ?
1. Ví dụ:
- Ngày xưa 
 DT
- hai vợ chồng ông lão đánh cá 
 DT
- một túp lều nát trên bờ biển.
 DT
=> DT. có từ ngữ đi kèm bổ sung ý nghĩa về mặt nào đó gọi là cụm DT.
- Túp lều - Danh từ 
 Một túp lều à cụm danh từ.
 Một túp lều à cụm danh từ.
 Một túp lều nát à cụm danh từ phức tạp.
 Một túp lều nát 
 Một túp lều nát trên bờ biển à phức tạp hơn.
=> Cụm DT có cấu tạo phức tạp hơn và ý nghĩa đầy đủ hơn DT.
- Một cơn giông tố kinh khủng / kéo đến.
- Một chàng / là chúa miền non cao.
=> Chức vụ trong câu của cụm DT
 giống DT.
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ1: sgk.
II. cấu tạo của cụm danh từ :
- Gồm 3 bộ phận:
1. Phần trước:
- t2: Từ chỉ tổng thể: Cả, tất cả,.....
- t1: từ chỉ lượng: 1,2,3, vài, mấy.....
2. Phần trung tâm:
- T1: D chỉ đơn vị.
- T2: D chỉ sự vật.
3. Phần sau:
- s1: Từ chỉ đặc điểm của sự vật.
- s2: Từ chỉ vị trí của sự vật.
* Ghi nhớ 2: SGK- 118.
 III Luyện tập .
Bài 1, 2(118) H/S lên bảng điền vào mô hình cụm danh từ.
t1
t2
T1
T2
s1
s2
Một 
người 
chồng
thật xứng đáng
Một 
lưỡi
búa
Một 
con
yêu tinh
ở trên núi.
Bài 3: Tìm phụ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống trong phần trích sau: (SGK - 118)
	- kì lạ; 	- ấy;	- hôm trước( cũ)
	+ Viết đoạn văn có sử dụng cụm danh từ.
4. Củng cố:
? Cấu tạo của cụm danh từ gồm mấy phần.Nêu cách phát hiện của riêng em về cụm danh từ.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại toàn bộ danh từ.
 - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tiếng Việt 1 tiết 
- Soạn : Chân ,Tay,Tai,Mắt ,Miệng 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc