Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Phi Hổ

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Phi Hổ

I) Mức độ cần đạt : Giúp học sinh:

- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.

- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.

- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn / từ phức; từ ghép / từ láy). Tích hợp với văn bản Bánh chưng, bánh giầy,

II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:

1. Kiến thức :

- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.

- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.

2. Kỹ năng :

- Nhận diện , phân biệt được :

 + Từ và tiếng .

 + Từ đơn và từ phức .

 + Từ ghép và từ láy .

III) Hướng dẫn – Thực hiện:

* Hoạt động 1 :

 1) Ổn định lớp:

 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

* Hoạt động 2 :

 3 ) Bài mới:

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 3: Từ và cấu tạo của từ Tiếng Việt - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Phi Hổ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :.//20	- Ngày dạy : //20.
Tuần 1-Tiết 3 Tiếng Việt
I) Mức độ cần đạt : Giúp học sinh:
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ.
- Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ.
- Các kiểu cấu tạo từ (từ đơn / từ phức; từ ghép / từ láy). Tích hợp với văn bản Bánh chưng, bánh giầy,
II) TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG:
1. Kiến thức :
- Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức.
- Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kỹ năng :
- Nhận diện , phân biệt được :
	+ Từ và tiếng .
	+ Từ đơn và từ phức .
	+ Từ ghép và từ láy .
III) Hướng dẫn – Thực hiện:
* Hoạt động 1 :
 1) Ổn định lớp:
 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2 :
 3 ) Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung bài học
- Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau? (biết rằng mỗi từ đã được phân cách với từ khác bằng dấu gạch chéo)
 Thần / dạy / dân / cách / trồng trọt, / chăn nuôi / và / cách / ăn ở.
Câu trên gồm có 9 từ, trong đó có 6 từ có một tiếng và 3 từ cóhai tiếng.
Các đơn vị gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
Khi nào một tiếng được coi là một từ?
Vậy từ là gì ?
 HS đọc ghi nhớ SGK
-Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các từ trong câu dưới đây vào bảng phân loại?
Từ /đấy,/ nước/ ta / chăm /nghề /trồng trọt,/ chăn nuôi / và/ có/ tục / ngày /Tết /làm /bánh chưng,/ bánh giầy.
Thế nào là từ đơn, từ phức? Cho ví dụ?
- Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
 HS thảo luận
 HS đọc ghi nhớ SGK
* Danh sách các tiếng:
Một tiếng
Hai tiếng
Thần, dạy, dân, cách, và, cách.
Trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở.
-Tiếng là âm thanh được phát ra, mỗi tiếng là một âm tiết.
-Từ là tiếng, là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa. Nó là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
- Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy trở thành từ .
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
-Từ, đấy, nước, ta, chăm, nghề, và, có, tục, ngày, Tết, làm.
Từ
Từghép
-Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy .
phức
Từ láy
Trồng trọt.
 * Giống: Gồm 2 tiếng trở lên .
 * Khác:
- Từ ghép: Ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa .
- Từ láy: Có quan hệ láy âm giữa các tiếng với nhau .
I) Từ là gì?
-Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
* Ghi nhớ 1 : Từ là đơn vị nhỏ nhất dùng để đặt câu.
II) Từ đơn và từ phức 
1) Từ đơn : Là từ chỉ có một tiếng.
2) Từ phức : Là từ gồm có hai hoặc nhiều tiếng trở lên .
 * Ghi nhớ 2 : * Tiềng là đơn vị cấu tạo nên từ.
* Từ chỉ gồm một tiếng là từ đơn. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng là từ phức.
* Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép. Còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng được gọi là từ láy .
*Hoạt động 3 : Củng cố - Dặn dò- Hướng dẫn tự học :
1. Củng cố :
- Vậy từ là gì ?
- Thế nào là từ đơn, từ phức?
III) Luyện tập :
Bài 1 :
a) Từ ghép: Nguồn gốc, con cháu .
b) Từ đồng nghĩa với “nguồn gốc”: cội nguồn, tổ tiên .
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc: Cậu mù, cô dì .
 Bài 2 : Qui tắc sắp xếp các tiếng trong từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc :
-Theo giới tính ( nam, nữ) : anh chị, ông bà, cha mẹ, cậu mợ ..
- Theo bậc (trênt, dưới) : bác cháu, chị em, dì cháu 
 Bài 3 : Điền từ thích hợp:
- Cách chế biến: (bánh b) rán, hấp, nướng, nhúng ..
- Chất liệu làm bánh:( bánh) nếp, tẻ, khoai, đậu xanh ..
- Tính chất của bánh:( bánh) dẻo, phồng 
-Hình dáng của bánh:( bánh) gối, tai yến ..
 Bài 4 :
-Miêu tả tiếng khóc của người: Thút thít.
-Những từ có cùng tác dụng: nức nở, sụt sùi .
* Chọn ý đúng :
1) Đơn vị cấu tạo từ của tiếng Việt là gì?
- A. Tiếng . - B. Từ -C. Ngữ - D. Câu
2) Từ phức gồm bao nhiêu tiếng:
A. Một tiếng . B Hai tiếng .
C Nhiều hơn hai .
D. Hai hoặc nhiều hơn hai .
2. Dặn dò – Hướng dẫn tự học :
 -Học bài cũ - -Soạn bài tiết 4- Tập làm văn: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt 
+ Thế nào là văn bản và nêu mục đích giao tiếp của văn bản.
+ Có những kiểu văn bản nào và phương thức biểu đạt của các văn bản đó?
- Soạn bài tuần sau : Từ mượn. Xem trước và trả lời các câu hỏi của SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6Tuan 1Tiet 3.doc