Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước

A.Mục tiêu bài học:

1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn “Lòng yêu nước” : Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương

2. Về kĩ năng: Giúp học sinh có kĩ năng tìm hiểu một văn bản thuộc thể loại tùy bút.

3. Về thái độ: Bài học cần khơi gợi, phát huy lòng yêu quê hương đất nước cho các em.

B. Các bước chuẩn bị:

*Về phía giáo viên:

1, Phương tiện: SGK, SGV, Sách thiết kế bài giảng, giáo án điện tử

2, Phương pháp: Nêu vấn đề, diễn giảng.

*Về phía học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới (soạn bài).

 

ppt 13 trang Người đăng thu10 Lượt xem 658Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết 111: Lòng yêu nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 111: Lòng yêu nước  (I. Ê-ren-bua)Giáo viên thực hiện: Trần Hoài NamTiết 111: Lòng yêu nước – I. Ê-ren-buaA.Mục tiêu bài học: 1. Về kiến thức: Giúp học sinh hiểu được tư tưởng cơ bản của bài văn “Lòng yêu nước” : Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương2. Về kĩ năng: Giúp học sinh có kĩ năng tìm hiểu một văn bản thuộc thể loại tùy bút.3. Về thái độ: Bài học cần khơi gợi, phát huy lòng yêu quê hương đất nước cho các em.B. Các bước chuẩn bị: *Về phía giáo viên:1, Phương tiện: SGK, SGV, Sách thiết kế bài giảng, giáo án điện tử2, Phương pháp: Nêu vấn đề, diễn giảng...*Về phía học sinh: học bài cũ, chuẩn bị bài mới (soạn bài).Tiết 111: Lòng yêu nước – I. Ê-ren-buaC. Tiến trình giảng dạy:1.Ổn định tổ chức2.Kiểm tra bài cũ:Em hãy trình bày một cách ngắn gọn nhất những nét đặc sắc của bài kí “Cây tre Việt Nam”Trả lời: Bài “Cây tre Việt Nam” có nhiều chi tiết, hình ảnh chọn lọc mang ý nghĩa biểu tượng, sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa, lời văn giàu cảm xúc và nhịp điệu.3. Bài mới: Lòng yêu nước - I.Ê- ren-bua:Nhìn vào SGK, em hãy nêu những nét chính về I. Ê-ren-bua và tác phẩm của ông?I.Tìm hiểu chung:1. Vài nét chính về tác giả, tác phẩm: a. Tác giả: I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) là một nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô. b. Tùy bút “Lòng yêu nước”: - Thể loại tùy bút: là một thể văn tương đối tự do, phóng khoáng.- I.Ê- ren-bua dùng thể văn này để thể hiện những ý tưởng mới mẻ của mình về phạm trù lòng yêu nước. 2. Đọc văn bản3. Giải nghĩa từ khóĐại ý của bài tùy bút là gì? 4. Nội dung: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất... Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc.Từ cách hiểu nội dung bài văn, em hãy nêu bố cục và cho biết bố cục đó có hợp lí về lập luận không?5. Bố cục: 2 phần: - Phần 1: “Lòng yêu nước ban đầu....trở nên lòng yêu tổ quốc” : Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất qua những biểu hiện cụ thể.- Phần 2: Còn lại: Chân lí phổ biến về lòng yêu nước.=> Lập luận chung của bài văn là đi từ cái cụ thể ( những biểu hiện cụ thể về lòng yêu nước) đến cái khái quát (chân lí về lòng yêu nước). Đoạn văn“Lòng yêu nước ban đầu....trở nên lòng yêu tổ quốc” được trình bày theo cách nào?I.Tìm hiểu chungII. Đọc hiểu văn bản: 1.Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: Đoạn văn “Lòng yêu nước ban đầu....trở nên lòng yêu tổ quốc” được trình bày theo cách Tổng – phân – hợp :+ Hai câu mở dầu mang tính khái quát về lòng yêu nước: lòng yêu nước bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất + Bảy câu văn tiếp theo: Những biểu hiện cụ thể của tình yêu nước của người dân Nga trong hoàn cảnh chiến tranh + Câu 10: Những tình yêu cụ thể ấy gom lại trở thành lòng yêu tổ quốc: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Người dân mỗi miền trên khắp đất nước Nga yêu những cái “tầm thường” nào? Có phải họ chỉ yêu những gì mang giá trị vật chất không?1.Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: (tiếp)Yêu nước là yêu cả những giá trị vật chất và giá trị tinh thần.+ Những giá trị vật chất: cánh rừng bên dòng sông Vi-na, thân cây mọc là là mặt nước, những đêm tháng sáu sáng hồng, tảng đá sáng rực, dòng suối óng ánh bạc, vị mát của nước đóng băng,rượu vang trong bọc đựng da dê...+ Những giá trị tinh thần: tiếng “cô nàng” gọi đùa người yêu, những lời thân ái, câu cuối cùng của tiếng chào tạm biệt, tháp cổ ngày xưa ...=> Và chính những tình yêu cụ thể ấy gom lại trở thành lòng yêu tổ quốc: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Em nào có thể cho biết lòng yêu nước được đặt trong hoàn cảnh cụ thể nào? Việc lặp đi lặp lại điệp từ “yêu” trong một câu văn thể hiện điều gì?2. Chân lí phổ biến mà sâu sắc về lòng yêu nước (4 câu cuối): - Lòng yêu nước không phải chỉ nói suông mà phải được thử thách trong hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là trong chiến tranh. Khi những gì người ta gắn bó nhất sắp rời xa họ. - Điệp từ “yêu” lặp lại năm lần trong câu 12 nhấn mạnh tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc, nhiệt huyết của tác giả.Tác giả muốn gửi cho người đọc thông điệp gì qua lời dẫn trực tiếp ở cuối bài?2. Chân lí phổ biến mà sâu sắc về lòng yêu nước (4 câu cuối): (tiếp)- Chân lí “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”: + Mỗi con người là một phần máu thịt của Tổ quốc mình. Nếu mất nước thì mỗi người cũng coi như không còn sống.+ Kêu gọi đấu tranh vì nước Nga vì đấu tranh cứu nước Nga cũng là đấu tranh để cứu sống chính mình. Chân lí giản dị mà sâu sắc được thể hiện với bầu nhiệt huyết sục sôi.Hãy tóm lược những đặc sắc của tùy bút “Lòng yêu nước” của I. Ê-ren-bua?III.Tổng kết: - Nội dung: Bài văn thể hiện tinh thần yêu nước tha thiết, sâu sắc với chân lí Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.- Nghệ thuật : bố cục hợp lí, lập luận chặt chẽ,giọng điệu tha thiết, chân thành, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng hợp lí các biện pháp tu từ (liệt kê, điệp từ). Bài tùy bút tuy ngắn gọn (14 câu) nhưng có sức hàm chứa tình cảm rất lớn.D. Cũng cố: Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Đó là chân lí phổ biến mà sâu sắc về lòng yêu nước (4 câu cuối). Vậy em hiểu từ “tầm thường” được tác giả dùng với nghĩa nào? ( Tầm thường là cái gần gũi, phổ biến, thân quen đến mức nếu không rơi vào hoàn cảnh đặc biệt thì không thể nhận ra được).E. Dặn dò: - Học bài- Soạn trước bài: Lao xao – Duy KhánCâu hỏi tình huống: Là một giáo viên mới ra trường, tình cờ nghe được hai học sinh đi trước đang nói chuyện và có ý chê bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn. Trong tình huống đó bạn sẽ làm gì?1. Trước hết, thầy cô giáo phải suy nghĩ xem mình có thái độ gì không làm vừa lòng một trong hai em (cả hai em, hoặc cả lớp). Bởi vì ở trình độ học sinh hiếm khi đủ để chê bài giảng của bạn vừa nông cạn, vừa kém hấp dẫn. Có thể vì hai học trò đó ghét bạn chẳng hạn.2. Coi như không biết hai em kia chê bài giảng của bạn mà đứng trước lớp, cho bỏ phiếu kín, yêu cầu các em có thái độ khách quan khi nhận xét bài giảng của mình.3. Nhờ đồng nghiệp có chuyên môn xem giáo án, dự giờ để rút ra kinh nghiệm.4. Dự giờ đồng nghiệp để nhận ra thiếu sót của bản thân.

Tài liệu đính kèm:

  • pptTiết 111.ppt