Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65+66 - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65+66 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và cảm phục:

 - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại : gần với kí ghi chép sự việc.

- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.

2. Kĩ năng:

 - Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại.

- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị tháI y lệnh trong truyện.

- kể lại được truyện.

3.Thái độ:

- Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân.

II. Chuẩn bị:

- GV: Đọc tài liệu: Hướng dẫn đọc- hiểu Ngữ văn 6- NXBGD

- HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.

III.Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Bài cũ: Nêu ý nghĩa của truyện "Mẹ hiền dạy con" ? Em có suy nghĩ gì về đạo làm con ?

2.Bài mới:

* Giới thiệu bài: Trong XH có nhiều nghề, nghề nào cũng phải có đạo đức, nhưng có 2 nghề mà XH đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó cũng được XH tôn vinh nhất là hai nghề dạy học và làm thuốc. Truyện:"Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức.

 

doc 6 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65+66 - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soạn:10/12/2009
Giảng: 6A:..../12/2010	Tiết 65
	 6B:..../12/2010
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Hồ Nguyên Trừng)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu và cảm phục:
 - Phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của tác phẩm truyện trung đại : gần với kí ghi chép sự việc.
- Truyện nêu cao gương sáng của một bậc lương y chân chính.
2. Kĩ năng:
 - Đọc- hiểu văn bản truyện trung đại.
- Phân tích được các sự việc thể hiện y đức của vị tháI y lệnh trong truyện.
- kể lại được truyện.
3.Thái độ:
- Giáo dục học sinh tinh thần kính phục nhân cách trong sáng cao thượng của những người hết lòng phục vụ nhân dân.
II. Chuẩn bị:
- GV: Đọc tài liệu: Hướng dẫn đọc- hiểu Ngữ văn 6- NXBGD
- HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi sgk.
III.Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra
- Sĩ số:	6A:.............................;	6B:.............................
- Bài cũ: Nêu ý nghĩa của truyện "Mẹ hiền dạy con" ? Em có suy nghĩ gì về đạo làm con ?
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài: Trong XH có nhiều nghề, nghề nào cũng phải có đạo đức, nhưng có 2 nghề mà XH đòi hỏi phải có đạo đức nhất, do đó cũng được XH tôn vinh nhất là hai nghề dạy học và làm thuốc. Truyện:"Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" nói về một bậc lương y chân chính, giỏi về nghề nghiệp, quan trọng hơn là giàu lòng nhân đức. 
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1(8'): Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích: 
GV: hướng dẫn đọc: giọng chậm rãi, độc rõ lời thoại của các nhân vật, chú ý giọng điềm tĩnh nhưng cương quyết của Phạm Bân, giọng lạnh lùng, tức giận của viên trung sứ, giọng mừng rỡ của Trần Anh Vương. - GV: đọc mẫu:
HS đọc văn bản- HS khác nhận xét- GV nhận xét, uốn nắn.
HS: đọc chú thích * SGK
- Khái quát vài nét về tác giả ?
- Truyện ra đời trong hoàn cảnh nào ? truyện thuộc thể loai gì?
GV: lưu ý học sinh chú thích 1,4,5,7,10,11,15.
 - Chủ đề của văn bản là gì ?
- Bố cục văn bản gồm mấy phần ?
( 3 phần:
- Phần 1: Giới thiệu tung tích, chức vị, công đức của bậc lương y.
- Phần 2: Tình huống thử thách bộc lộ rõ y đức của bậc lương y.
- Phần 3: Hạnh phúc của bậc lương y theo quan hệ nhân quả.
HĐ2(2'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản: 
- Thái y lệnh được giới thiệu như thế nào? 
- Giọng điệu, lời văn khi giơí thiệu Thái y lệnh như thế nào ? 
( Lời văn trang trọng, thành kính và ca ngợi) 
- Vì sao lương y Phạm Bân được người đương thời trọng vọng ? 
- Công lao của lương y Phạm Bân đối với người trong vùng ra sao ? 
(Tích lũy thuốc tốt, thóc gạo, chữa bệnh cứu người nghèo, cho bệnh nhân nghèo chữa bệnh tại nhà mình, chữa bệnh cấp cứu hàng ngàn người). 
- Cùng một lúc có hai người bệnh: một người đàn bà, một quý nhân bị sốt, lương y đã sử sự như thế nào ? 
- Qua những việc ông làm, em hãy cho biết vị thái y lệnh là người như thế nào ?
- Trong những hành động của ông, điều gì làm em cảm phục nhất và suy nghĩ nhiều nhất ?
- Hãy phân tích, bình luận lời đối thoại của vị thái y với quan trung sứ
" Ngài đáp:Tôi có mắc tộiXin chịu tội"
- Thái độ của quan trung sứ đã đặt thái y vào tình huống khõ khăn như thế nào ?
- Thái y lệnh đáp như thế nào ? điều gì thể hiện qua lời đáp đó ?
- Kết luận của em về hành động đó ?
(Uy quyền không thắng nổi y đức. Tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của người dân thường bệnh nguy cấp. Có trí tuệ trong việc ứng xử ) 
HĐ4(5'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật vua Trần Anh Vương. 
- Thái độ của vua diễn biến như thế nào trước cách ứng xử của Thái y lệnh ?
- Em có nhận xét gì về Trần Anh Vương ? 
 - Em có nhận xét gì về nghệ thuật tạo tình huống truyện ?
- Qua câu chuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay bài học gì ? 
(Người thầy thuốc không chỉ có tài chữa bệnh, mà quan trọng hơn phải có lòng yêu thương, quyết tâm cứu sống người bệnh)
HS thảo luận nhóm bàn
GV giao nhiệm vụ: So sánh nội dung y đức của văn bản này với văn bản kể về thầy Tuệ Tĩnh ?
HS thảo luận- Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
( Truyện vị thái y kể chuyện nhà vua cho người gọi vào chữa bệnh và những chuyện sảy ra trước đó và sau đó về ôngTruyện Tuệ Tĩnh chỉ kể cách xử sự của ông với khi có con nhà quý tộc đến mời đi chữa bệnh. Tình huống sảy ra với thái y lệnh gay gắt hơn so với Tuệ Tĩnh. Cuộc đụng độ trong "Thầy thuốc." gay gắt hơn.)
HĐ5(5'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV cho học sinh thảo luận nhóm 
GV giao nhiệm vụ: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào ?
Đại diện nhóm trình bày
GV nhận xét, bổ sung.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
1. Đọc văn bản: 
2. Chú thích: 
- Tác giả:
- Từ khó:
 - Chủ đề: Nêu cao gương sáng của một bặc lương y chân chính.
- Bố cục: 3 phần.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm.
- Họ phạm , húy là Bân , làm nghề y gia truyền. 
- Đem của cải mua thuốc tốt tích trữ.
- Nuôi và chữa bệnh cho người nghèo.
- Không quản ngại mọi bệnh tật
-> cứu sống hơn ngàn người. 
- Chữa bệnh nguy hiểm cho người nghèo trước, người nhà vua sau.
ị Có tài, có lòng yêu thương quyết tâm cứu giúp người bệnh.
2. Vua Trần Anh Vương 
- Mừng và hết lòng ca ngợi bậc lương y chân chính , nghề giỏi đức cao . 
- Là người sáng suốt và nhân đức
* Nghệ thuật: 
- tạo nên tình huống truyện gay cấn.
- sáng tạo nên các sự kiện có ý nghã so sánh, đối chiếu.
- xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện.
* ý nghĩa của văn bản: 
- Truyện ca ngợi vị thái y lệnh không những giỏi về chuyên môn mà còn có tấm lòng nhân đức, thương xót người bệnh.
- Câu truyện còn là bài học về y đức cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau.
 * Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập:
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào ?
- Có tài chữa bệnh.
- Có lòng yêu thương và quyết tâm cứu sống người bệnh.
3. Củng cố(3'): 
- Giá trị noịi dung, tư tưởng của truyện ?
- Tóm tắt lại truyện ?
4. Hướng dẫn học ở nhà(2')
- Đọc và kể lại truyện.
- Ôn toàn bộ truyện trung đại đã học 
- Ôn tập các kiến thức Tiếng Việt giờ sau ôn tập.
..
Soạn:10/12/2009
Giảng: 6A:..../12/2009	Tiết 66
	 6B:..../12/2009
Ôn tập Tiếng Việt
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Củng cố cho học sinh kiến thức về cấu tạo của từ Tiếng Việt, từ mượn, nghĩa của từ, lỗi dùng từ , từ loại và cụm từ đã học ở học kì I 
2. Kĩ năng:
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn : chữa lỗi dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn. 
3. Thái độ:
Có ý thức vận dụng kiến thức Tiếng Việt đã học vào văn nói, viết.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 
- HS: Ôn tập toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học trong học kì I
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: - Sĩ số:	6A:.............................;	6B:.............................
- Bài cũ: Hãy nêu những hiểu biết của em về Phạm Bân ? 
(Làm nghề y gia truyền , sống giản dị khiêm tốn đúng mực , là 1 lương y hết lòng vì người bệnh)
2.Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): GV khái quát lại phần Tiếng Việt đã học trong học kì I
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HS: Quan sát sơ đồ SGK, dựa vào nội dung đã học để trả lời các câu hỏi: 
HĐ1 (5'):Hướng dẫn học sinh ôn tập cấu tạo từ (13, 14, 15)
- Từ Tiếng Việt được cấu tạo như thế nào ?
- Thế nào là từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy ? cho ví dụ? 
HĐ2 (5'):Hướng dẫn học sinh ôn tập nghĩa của từ: (35, 36)
- Thế nào là nghĩa của từ ? 
- Em hiểu thế nào là nghĩa chính (nghĩa gốc) ? cho ví dụ ?
- Em hiểu thế nào là nghĩa chuyển ? cho ví dụ ?
HĐ3 (5'):Hướng dẫn học sinh ôn tập kiến thức phân loại từ theo nguồn gốc (24, 25, 26)
- Căn cứ vào nguồn gốc, từ được chia làm mấy loại ? là những loại nào ? cho ví dụ ?
HĐ4 (5'):Hướng dẫn học sinh ôn tập về lỗi dùng từ (68,75,76)
- Các lỗi thường gặp khi dùng từ là gì ? 
HĐ5 (5'):Hướng dẫn học sinh ôn tập về từ loại và cụm từ (86, 108, 116, 128, 136, 145, 147, 153) - Hệ thống từ loại đã học ở lớp 6 ?
- Nêu định nghĩa từng từ loại, cho ví dụ ?
- Vẽ mô hình cấu tạo của cụm danh từ, động từ, tính từ ?
HĐ6 (14'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV treo bảng phụ: 
 * Bài tập 1:
 Cho các nhóm từ : 
- ruộng nương, ruộng rẫy, nương rẫy. 
- ruộng vườn, vườn tược. 
- đền chùa, lăng tẩm, lăng kính, lăng nhăng 
- Hãy tìm từ ghép, từ láy trong các nhóm từ trên ? 
GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
* Bài tập 2: 
 - Cho các từ : cây , đi , già  Giải thích bằng cách diễn tả từ KN mà từ biểu thị ? 
 (Thảo luận theo bàn – nêu ý kiến – nhận xét – GV chốt)
* Bài tâp 3:
GV nêu yêu cầu bài tập 3: Cho danh từ "nhân dân" thêm các phụ ngữ đứng trước, đứng sau và đặt thành câu ?
* Bài tập 4:
GV nêu yêu cầu bài tập 4:
cho cụm ĐT: 
+ đang mưa rất to. 
+ sẽ học thật giỏi. 
 Phát triển thành câu văn hoàn chỉnh ?
GV gọi 2 học sinh lên bảng làm bài- HS khác nhận xét- GV nhận xét, chữa bài.
I. Lý thuyết: 
1. Cấu tạo từ: 
- Từ đơn. 
- Từ phức : + từ ghép 
 + từ láy. 
2. Nghĩa của từ:
- Nghĩa chính 
- Nghĩa chuyển: 
3. Phân loại từ theo nguồn gốc. 
- Từ thuần Việt. 
 - Từ mượn: 
+ Từ mượn tiếng Hán: từ gốc Hán, Từ Hán việt. 
+ Từ mượn các ngôn ngữ khác.
4. Lỗi dùng từ . 
- Lặp từ. 
- Lẫn lộn các từ gần âm. 
- Dùng từ không đúng nghĩa. 
5. Từ loại và cụm từ . 
- Danh từ à cụm danh từ. 
- Động từ à cụm động từ. 
- Tính từ à cụm tính từ. 
- Số từ. 
- Lượng từ. 
- Chỉ từ. 
II. Luyện tập 
Bài tập 1: 
- Các từ ghép: ruộng rẫy, ruộng nương, nương rẫy, ruộng vườn, vườn tược, đình chùa, lăng tẩm, lăng kính, 
- Các từ láy: lăng nhăng, ruộng rẫy. 
Bài 2: 
- cây: một loài thực vật có thân , rễ , cành , lá . 
- đi: HĐ rời khỏi chỗ bằng chân, tốc độ BT. 
- già: tính chất của sự việc phát triển đến giai đoạn cao hoặc giai đoạn cuối .
Bài tập 3: 
Đặt câu bằng cách thêm các phụ ngữ đứng trước, đứng sau từ đã cho: 
 - Toàn thể nhân dân Việt Nam phấn khởi đi bầu cử. 
Bài tập 4:
 Từ cụm động từ đã cho phát triển thành câu văn hoàn chỉnh: 
- Trời đang mưa rất to. 
- Nam sẽ cố gắng học thật giỏi. 
3. Củng cố (3'):
- GV hệ thống bài
- Sự khác nhau giữa động từ, danh từ, tính từ ? 
4. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Ôn lại toàn bộ kiến thức Tiếng Việt đã học.
- Ôn tập kiến thức đã học về văn học, tiếng Việt, tập làm văn chuẩn bị thi học kì I (Lưu ý đề bài do phòng GD ra, không thể hạn chế, yêu cầu phải ôn toàn bộ kiến thức đã học ở kì I)
..
Tiết 67+68
 thi kiểm tra chất lượng học kì I
do pgd ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 17.doc