I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
- Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ.
3 Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam.
II. CHUẨN BỊ:
1. Thầy:
2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. HOẠT ĐẪNG DẠY HỌC.
1. Kiểm tra:
- Sĩ số: 6A: . 6B: .
- Kiểm tra bài cũ: Không.
Ngày soạn: 07/ 03/ 20112 Ngày giảng: 6A: 6B: Tiết: 109 Cây tre Việt Nam I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre - một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam. - Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam. - Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí. 2. Kĩ năng: - Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp. - Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm. - Nhận ra phương thức biểu đạt chính: miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận. - Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ. 3 Thái độ: - Giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, thấy được tác dụng của cây tre đối với đời sống của người Việt Nam. II. Chuẩn bị: 1. Thầy: 2. Trò: Soạn bài theo câu hỏi SGK. III. HOạT Đẫng dạy học. 1. Kiểm tra: - Sĩ số: 6A:. 6B:. - Kiểm tra bài cũ: Không. 2. Bài mới: Hoạt động của thầy- trò Nội dung HĐ1: Hướng dẫn học sinh đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. GV hướn dẫn đọc, giáo viên đọc mẫu. HS đọc tiếp - Nhận xét. HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm. GV: Em hãy giới thiệu những nét chính về tác giả Thép Mới và văn bản “Cây tre Việt Nam”? HS: - Tác giả: Thép Mới (1925 – 1991) tên khai sinh là Hà Văn Lộc, quê ở Hà Nội. Ngoài báo chí, Thép Mới còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim. - Tác phẩm: Bài “Cây tre Việt Nam” là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. Thông qua hình ảnh cây tre, bộ phim thể hiện vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam, ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta. GV kiểm tra một số chú thích khó: nhũn nhặn, một thế kỉ “văn minh”, “khai hóa”, tầm vông, HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung văn bản. GV: Em hãy nêu đại ý của bài? HS: Tre là bạn thân của nhân dân VN. Tre có mặt ở khắp nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống, lao động, chiến đấu, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. GV: Em hãy tìm bố cục của bài? - Đ1 : Từ đâu đến “chí khí như người”: Tre có mặt khắp nơi và có nhiều phẩm chất đáng quý. - Đ2 : Tiếp đến “chung thuỷ”: Tre gắn bó với người trong lao động. - Đ3: Tiếp đến “chiến đấu”: Tre sát cánh với người trong chiến đấu - Đ4: Còn lại: Tre là bạn của người trong hiện tại và tương lai. HĐ3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những phẩm chất của tre. HS đọc thầm lại đoạn 1 sgk. GV: Tác giả ca ngợi những phẩm chất gì của cây tre? HS: - Tre mọc xanh tốt ở khắp nơi; - Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao; - Mầm non măng mọc thẳng; - Màu tre tươi nhũn nhặn; - Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, giản dị, chí khí. HS: Quan sát đoạn tiếp theo của văn bản. GV: Các phần sau của bài văn tác giả còn kể tiếp những phẩm chất nào của tre? HS: - Tre gắn bó làm bạn với con người. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. - Tre làm vũ khí cùng con người chiến đấu bảo vệ đất nước. - Tre giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. GV: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để ca ngợi phẩm chất của tre? HS: - Nhân hóa.(Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người). - Sử dụng nhiều tính từ (Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động. Tre, anh hùng chiến đấu). GV: Em có biết bài thơ nào cũng nói về cây tre Việt Nam? HS: “Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy. GV đọc một đoạn thơ trong bài "Tre Việt Nam" của Nguyễn Duy. HĐ4: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cây tre gắn bó với con người, dân tộc Việt Nam. HS: Đọc thầm nội dung đoạn 2, 3 của văn bản. GV nêu lại ý bao quát của bài văn: “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”. GV: Cây tre gắn bó với con người, dân tộc Việt Nam ở những việc làm gì ? HS: Tre gắn bó với con người trong lao động sản xuất; trong chiến đấu. GV: Tìm các chi tiết, hình ảnh tre gắn bó với người dân Việt Nam trong lao động, sản xuất? HS: - Tre bao bọc xóm làng; - Dưới bóng tre: người dân dựng nhà, sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa; - Giúp nông dân trong sản xuất, tre như là cánh tay của người nông dân; - Gắn bó với mọi lứa tuổi. GV chốt ý: Cây tre gắn bó với con người từ thuở lọt lòng nằm trong nôi tre cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường tre. GV: Trong chiến đấu, tre gắn bó với người ntn? HS: - Tre là vũ khí, tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù, tre xung phong vào đồn giặc. - Tre bất khuất, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín; Tre hi sinh bảo vệ con gười. GV: Tác giả đã tôn vinh cây tre bằng những danh hiệu cao quý nào? HS: Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu! A. Văn bản: Cây tre Việt Nam I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích : 1. Đọc văn bản: 2. Chú thích: - Tác giả, tác phẩm (SGK T92). - Từ khó (SGK T92-93). II.Tìm hiểu văn bản : 1. Tìm hiểu chung. - Đại ý: : Tre là bạn thân của nhân dân VN. Tre có mặt ở khắp nơi, gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống, lao động, chiến đấu, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. - Bố cục : 4 đoạn + Đ1 : Từ đâu đến “chí khí như người”: Tre có mặt khắp nơi và có nhiều phẩm chất đáng quý. + Đ2 : Tiếp đến “chung thuỷ”: Tre gắn bó với người trong lao động. + Đ3: Tiếp đến “chiến đấu”: Tre sát cánh với người trong chiến đấu + Đ4: Còn lại: Tre là bạn của người trong hiện tại và tương lai. 2. Phân tích. 2.1. Phẩm chất của cây tre: - Tre mọc xanh tốt ở khắp nơi; - Dáng tre vươn mộc mạc và thanh cao; - Mầm non măng mọc thẳng; - Màu tre tươi nhũn nhặn; - Tre cứng cáp, dẻo dai, vững chắc, giản dị, chí khí. - Tre gắn bó làm bạn với con người. - Tre là cánh tay của người nông dân. - Tre thẳng thắn, bất khuất “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. - Tre làm vũ khí cùng con người chiến đấu bảo vệ đất nước. - Tre giúp con người biểu lộ tâm hồn, tình cảm qua âm thanh của các nhạc cụ bằng tre. -> Tác giả sử dụng nghệ thuật nhân hoá, dùng nhiều tính từ để thể hiện những phẩm chất quý báu của cây tre, làm cho tre mang được những phẩm chất, giá trị cao quý như con người. Những hành động cao cả của con người (xung phong, hi sinh, giữ làng, giữ nước) được dùng để nói về sự cống hiến của cây tre cho cuộc kháng chiến. 2.2. Cây tre gắn bó với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. * Trong lao động sản xuất - Tre bao bọc xóm làng; - Dưới bóng tre: người dân dựng nhà, sinh sống và gìn giữ một nền văn hóa; - Giúp nông dân trong sản xuất, tre như là cánh tay của người nông dân; - Gắn bó với mọi lứa tuổi. => Cây tre gắn bó với con người từ thuở lọt lòng nằm trong nôi tre cho đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc giường tre. * Trong chiến đấu: - Tre là vũ khí, tuy thô sơ nhưng rất có hiệu quả: gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù, tre xung phong vào đồn giặc. - Tre bất khuất, tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín; Tre hi sinh bảo vệ con người. -> Tre anh hùng -> Cây tre là biểu tượng cao quý của dân tộc Việt Nam. 3.Củng cố: - Phẩm chất cao quý của cây tre. - Giá trị nhiều mặt của cây tre và sự gắn bó đối với con người. 4. Hướng dẫn học ở nhà: - Học kĩ bài. - Chuẩn bị tiết 2 của bài (hình ảnh cây tre trong hiện tại và tương lai) và bài đọc thêm “Lòng yêu nước” (đọc văn bản, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của bài).
Tài liệu đính kèm: