Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh: Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện.

2. Kĩ năng:

Rèn luyện kĩ năng đọc văn bản, nghe, kể chuyện của HS.

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng tự hào về trí tuệ, văn hóa của dân tộc ta.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên:

• Nghiên cứu tài liệu, soạn bài.

• Tranh làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết của nhân dân.

2. Học sinh:

• Học thuộc bài cũ.

• Soạn bài mới chu đáo.

C. Tiến trình tiết dạy:

1. Ổn định lớp: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

H: Trình bày ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu tiên”?

- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.

- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền của đất nước ta.

3. Bài mới: (1’)

Hằng năm, mỗi khi mùa xuân về Tết đến, nhân dân ta – con cháu của các vua Hùng từ miền ngược đến miền xuôi, vùng rừng núi cũng như vùng biển, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Quang cảnh ấy làm chúng ta thêm yêu quí, tự hào về nền văn hóa cổ truyền, độc đáo của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy” trong ngày Tết. Đây là truyền thuyết giải thích phong tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết, đề cao sự thờ kính Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân, đồng thời ca ngợi tài năng, phẩm chất của cha ông ta trong việc tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà màu sắc, phong vị dân tộc.

 

doc 43 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 725Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011 (Chuẩn kiến thức kĩ năng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng÷ v¨n 6 chuÈn kiÕn thøc kü n¨ng 2010-2011
Tiết: 1 Ngày soạn: 
Bài 1
Văn bản:	CON RỒNG CHÁU TIÊN
	(Truyền thuyết)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
Giúp học sinh:
Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện “Con rồng cháu tiên”.
Kĩ năng:
Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuật, nghe kể chuyện.
Thái độ:
Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Bức tranh Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng, xuống biển.
Tranh ảnh về đền Hùng hoặc về vùng đất Phong Châu.
Học sinh:
Đọc văn bản “Con rồng cháu tiên”.
Trả lời các câu hỏi phần “Đọc – Hiểu văn bản vào vở soạn”.
Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’)
Kiểm tra bài cũ: (2’) Kiểm tra việc soạn bài của học sinh
Bài mới: 
Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gôc riêng của mình, gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc Kinh (Việt) chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ S bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thống xa xăm, huyền ảo: “Con rồng cháu tiên”.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
15’
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
- Gọi HS đọc chú thích có dấu *
- Đọc
1. Thế nào là truyền thuyết?
H: Qua theo dõi bạn đọc, em hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết?
- Trả lời theo SGK
- Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể
- GV: Hướng dẫn HS cách đọc kể.
- Nghe
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
- GV gọi 3 HS đọc 3 đoạn của văn bản
-HS đọc
H: Nhận xét của em khi nghe bạn đọc văn bản?
- Nhận xét
H: Em hãy kể tóm tắt văn bản “Con rồng cháu tiên”
- Kể
- GV nhận xét khi nghe HS kể.
H: Em hiểu thế nào là: Ngư Tinh, Thủy cung, Thần nông, tập quán, Phong Châu.
-Trả lời theo chú thích 1,2, 3,5,7 ở SGK
3. Bố cục.
Văn bản “Con rồng cháu tiên” được liên kết bởi ba đoạn:
- Đoạn1: Từ đầu đến “Long trang”.
- Đoạn 2: Tiếp theo đến “lên đường”.
- Đoạn 3: Phần còn lại
H: Em hãy nêu sự việc chính được kể trong mỗi đoạn?
- Thảo luận nhóm để trả lời
Đoạn 1: Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đoạn 2: Việc sinh con và chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Đoạn 3: Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân và Âu Cơ.
18’
HĐ2
HĐ2
II. Phân tích:
H: Truyền thuyết này kể về ai và về sự việc gì?
- Truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng kết duyên cùng bà Âu Cơ dòng tiên sinh ra cái bọc trăm trứng, nở trăm con từ đó hình thành nên dân tộc Việt Nam.
- Gọi HS đọc đoạn 1
- Đọc
1. Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
H: Hình ảnh Lạc Long Quân được miêu tả có gì kì lạ và đẹp đẽ?
- Lạc Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
- Lạc Long Quân là thần nòi rồng, ở dưới nước, con thần Long Nữ.
- Sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ.
H:Thần có công lao gì với nhân dân?
- Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh - những loại yêu quái làm hại dân lành ở vùng biển, đồng bằng, rừng núi, tức là những nơi dân ta thuở ấy khai phá, ổn định cuộc sống. “Thần còn dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi và cách ăn ở”.
+ Giúp dân diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh.
+ Dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở.
H: Âu Cơ hiện lên với những đặc điểm đáng quí nào về giống nòi, nhan sắc và đức hạnh?
- Âu Cơ dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông - vị thần chủ trì nghề nông, dạy loài người trồng trọt và cày cấy.
- Xinh đẹp tuyệt trần.
- Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
- Âu Cơ dòng tiên ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
+ Xinh đẹp tuyệt trần.
+ Yêu thiên nhiên, cây cỏ.
H: Những điểm đáng quí đó ở Âu Cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào?
- Vẻ đẹp cao quí của người phụ nữ.
H: Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ có gì kì lạ?
- Vẻ đẹp cao quí của thần tiên được hòa hợp.
- Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ.
H: Qua mối duyên tình này, người xưa muốn chúng ta nghĩ gì về nòi giống dân tộc?
Bằng nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo, thần tiên hóa nguồn gốc, nòi giống dân tộc, cha ông ta đã ca ngợi cội nguồn, tổ tiên của người Việt chúng ta bắt nguồn từ một nòi giống thần tiên tài ba, xinh đẹp, rất đáng tự hào. Mỗi người Việt Nam ngày nay vinh sự là con cháu thần tiên hãy tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
* Thảo luận trả lời:
- Dân tộc ta có nòi giống cao quí, thiêng liêng: Con rồng, cháu tiên.
 Dân tộc ta có nòi giống cao quí, thiêng liêng: Con rồng, cháu tiên.
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Đọc
2. Việc sinh con và chia con cuả Lạc Long Quân và Âu Cơ.
H: Chuyện Âu Cơ sinh con có gì lạ?
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp.
- Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, nở thành trăm người con khỏe đẹp mọi người Việt Nam đều là anh em ruột thịt do cùng một ch mẹ sinh ra
H: Ý nghĩa của chi tiết Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khỏe đẹp?
Hình ảnh bọ trăm trứng nở trăm người con “là một chi tiết kì ảo, lãng mạn, giàu chất thơ, gợi cho chúng ta nhớ tới từ “đồng bào” – một từ gốc Hán, nghĩa là người cùng một bọc, Ý niệm về giống nòi cũng bắt đầu từ đó và mở rộng ra thành tình cảm của dân tộc lớn, đoàn kết nhiều nhóm người lại với nhau như anh em ruột thịt- dù người miền núi hay miền xuôi, người vùng biển hay trên đất liền.
* Thảo luận trả lời.
- Giải thích mọi người chúng ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra.
H: Lạc Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào?
- Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển.
- Năm mươi con theo mẹ lên núi, năm mươi con theo cha xuống biển ý nguyện phát triển dân tộc và đoàn kết thống nhất dân tộc.
H: Ý nguyện nào của người xưa muốn thể hiện qua việc chia con của họ?
Năm mươi con theo cha xuông biển, năm mươi con theo mẹ lên núi. Biển là biểu tượng của Nước. Núi là biểu tượng của Đất. Chính nhờ sự khai phá, mở mang của một trăm người con Long Quân và Âu Cơ mà đất nước Văn Lang xưa, tổ quốc Việt Nam ngày nay của chúng ta hình thành, tồn tại và phát triển.
- Ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
- Ý nguyện đoàn kết và thống nhất dân tộc.
- Gọi HS đọc đoạn 3
- Đọc
H: Đoạn văn cho ta biết thêm điều gì về xã hội, phong tục, tập quán của người Việt Nam cổ xưa?
Xã hội Văn Lang thời đại Hùng Vương đã là một xã hội văn hóa dù còn sơ khai.
- Cho HS xem tranh Đền Hùng.
- Ta được biết thêm nhiều điều lí thú, chẳng hạn tên nước đầu tiên của chúng ta là Văn Lang. Thủ đô đầu tiên của Văn Lang đặt ở vùng Phong Châu, Bạch Hạc. Người con trai trưởng của Long Quân và Âu Cơ lên làm vua gọi là Hùng Vương. Từ đó có phong tục nối đời cha truyền con nối, tục truyền cho con trưởng.
3. Ý nghĩa của truyện:
H: Em hãy nêu ý nghĩa của truyện “Con rồng cháu Tiên”.
Từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên, Rồng rất đẹp, rất cao quí, linh thiêng của mình. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay ở nước ngoài, đều cùng chung cội nguồn, đều là con của mẹ Âu Cơ vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết.
Các ý nghĩa ấy còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần của dân tộc.
* Thảo luận trả lời:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
7’
HĐ3
HĐ3
III. Tổng kết
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
H: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
- Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
- Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo gắn bó mật thiết với nhau. Tưởng tượng, kì ảo có nhiều nghĩa, nhưng ở đây được hiểu là chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo, nhằm mục đích nhất định. 
1. Nghệ thuật:
Có nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo (như hình tượng các nhân vật thần có nhiều phép lạ và hình tượng bọc trăm trứng).
H: Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo có vai trò ra sao trong truyện “Con rồng cháu tiên”.
- Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện trong văn bản.
- Thần kì hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc giống nòi dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Làm tăng tính hấp dẫn của tác phẩm.
H: Ông cha ta sáng tạo ra câu chuyện này nhằm mục đích gì?
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
2. Nội dung:
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt
H: Truyện đã bồi đắp cho em những tình cảm nào?
- Tự hào dân tộc, yêu quí truyền thống dân tộc, đoàn kết, thân ái với mọi người.
H: Khi đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói như thế nào?
- Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
H: Trong công cuộc giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện lời hứa của Bác ra sao?
- Tinh thần đoàn kết giữa miền ngược và miền xuôi. Cùng đồng lòng xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam.
H: Còn là học sinh, em sẽ làm gì để thực hiện lời dạy đó của Bác?
- Chăm học chăm làm.
- Yêu thương, giúp đỡ bạn và mọi người xung quanh.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc ghi nhớ.
HĐ4
HĐ4
IV. Luyện tập:
H: Em biết những truyện nào của các dân tộc khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện “Con rồng cháu tiên”
- Người Mường có truyện “Quả trứng to nở ra con người”.
- Người Khơ Mú có truyện “Quả bầu mẹ”.
H: Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các tộc người trên đất nước ta.
HĐ5
HĐ5
H: Em hãy kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”?
- Kể.
Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà: - Học bài và đọc phần “Đọc thêm”.
- Tập kể diễn cảm truyện “Con rồng cháu tiên”.
Soạn bài “Bánh chưng bánh giầy” để tiết  ...  thành tích của Minh để các bạn trong lớp hiểu Minh là người “chăm học, học giỏi, lại thường giúp đỡ bạn bè”.
5’
HĐ3
HĐ3
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà học bài và soạn bài “Sơn Tinh, Thủy Tinh” để hôm sau học.
 D.	Rút kinh nghiệm:
Tiết: 9	Ngày soạn: 
Bài 3
Văn bản:	SÔN TINH, THUÛY TINH
	(Truyền thuyết)
Mục tiêu bài dạy:
Kiến thức:
Giúp học sinh: Hiểu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhằm giải thích hiện tượng nước lụt lội xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thưở các vua Hùng dựng nước và khác vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai, lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình.
Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian. 
Thái độ:
- Giáo dục HS khát vọng chinh phục và làm chủ thiên nhiên, HS có ý thức giữ gìn, bảo vệ đê điều ở địa phương cũng như các công trình thủy lợi mà địa phương có.
Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
Giáo viên:
Nghiên cứu tài liệu, soạn giáo án.
Tranh phục vụ bài dạy
Học sinh:
Học thuộc bài cũ.
Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Tiến trình tiết dạy:
Ổn định lớp:(1’) 6A3
 6A4 
Kiểm tra bài cũ: (7’) 
H: Em hãy kể diễn cảm truyện “Thánh Gióng”?
H: Nêu ý nghĩa của hình tượng “Thánh Gióng”?
Gióng là hình tượng tiêu biểu rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước.
Bài mới: 
“Sơn Tinh, Thủy Tinh” là thần thoại cổ đã được lịch sử hóa, trở thành một truyền thuyết tiêu biểu, nổi tiếng trong chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng. Truyện được gắn với thời đại Hùng Vương. “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng hoang đường nhưng có cơ sở thực tế. Truyện rất giàu giá trị nội dung cũng như nghệ thuật. Đến nay, “Sơn Tinh, Thủy Tinh” vẫn còn ý nghĩa về thời sự. Một số nhà thơ đời sau đã lấy cảm hứng từ hình tượng này để sáng tác thơ.
TL
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Kiến thức
14’
HĐ1
HĐ1
I. Tìm hiểu chung:
H: Cho biết cách đọc, kể văn bản?
- Giọng chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau: Đoạn tả cuộc giao chiến giữa hai thần, đoạn cuối giọng đọc, kể trở lại chậm, bình tĩnh
1. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
- Gọi HS đọc và kể chuyện
- Đọc và kể chuyện
- GV nhận xét sau khi HS đã đọc, kể xong.
- Nghe.
H: Em hiểu thế nào là cầu hôn, phán, sính lễ?
- Trả lời theo chú thích 2, 5, 6.
* GV giải thích thêm:
- Ván (cơm nếp): Mâm.
- Nệp (bánh chưng): cặp (hai, đôi).
H: Truyện gồm mấy đoạn? mỗi đoạn thể hiện nội dung gì?
* Thảo luận trả lời:
- Truyện chia thành ba đoạn:
Đoạn1: Từ đầu đến “một đôi”: Vua Hùng thứ 18 kén rể.
Đoạn 2: Tiếp theo đến “rút quân”: Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh của hai vị thần.
Đoạn 3: Phần còn lại: Sự trả thù hằng năm về sau của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
2. Bố cục:
H: Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam?
Ý nghĩa của câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và phản ánh ước mơ chinh phục các hiện tượng tự nhiên một cách chung chung, mà cong hướng tới việc ca ngợi công lao dựng nước của cha ông ta vào một thời đại lịch sử trên địa bàn cư trú của người Việt cổ.
- Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng. Truyện đã gắn công cuộc trị thủy với thời đại mở nước, dựng nước đầu tiên của người Việt cổ.
- Treo bức tranh trong SGK đã được phóng to.
- Theo dõi.
H: Theo em, bức tranh minh họa nội dung nào của văn bản “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
- Minh họa cuộc giao tranh quyết liệt giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
H: Em hãy đặt tên cho bức tranh này?
- Cuộc chiến Sơn Tinh-Thủy Tinh.
10’
HĐ2
HĐ2
II. Phân tích.
H: Trong truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” nhân vật chính là ai? Họ được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo như thế nào?
Cách giới thiệu về hai nhân vật này gây hấp dẫn cho người đọc, và sẽ dẫn tới cuộc tranh tài đọ sức ngang ngửa giữa hai thần vì một người con gái mày ngài mắt phượng là Mị Nương.
- Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Sơn Tinh ở vùng núi Tản Viên coa tài lạ: Vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.
- Thủy Tinh: Gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về.
- Gọi HS đọc đoạn 1.
- Đọc.
H: Vì sao vua Hùng băn khoăn khi kén rể?
- Muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn đều ngang tài ngang sức.
- Vua Hùng muốn chọn cho con một người chồng thật xứng đáng.
- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn đều ngang tài ngang sức.
H: Giải pháp kén rể của vua Hùng là gì?
Có thể nói việc vua Hùng kén rể vừa giống việc của con người rất bình thường lại vừa là việc của thần thánh phi thường, kì ảo.
- Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm: “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”.
- Hạn giao lễ vật gấp trong một ngày.
- Thách cưới bằng lễ vật khó kiếm: “Một trăm ván mỗi thứ một đôi”.
H: Sính lễ đó có lợi cho Sơn Tinh hay Thủy Tinh? Vì sao?
- Lợi cho Sơn Tinh.
- Vì đó là các sản vật nơi rừng núi, thuộc vùng đất đai của Sơn Tinh.
H: Vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn Tinh?
* Thảo luận trả lời:
- Vua Hùng biết được sức mạnh tàn phá của Thủy Tinh.
- Vua tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên.
H: Cuối cùng ai lấy được Mị Nương?
- Sơn Tinh.
- Sơn Tinh cưới Mị Nương.
- Gọi HS đọc đoạn 2
- Đọc.
2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- GV: Kết quả việc kén rể của vua Hùng đã rõ. Sơn Tinh cưới được Mị Nương. Hạnh phúc thuộc về chàng. Nhưng Thủy Tinh đâu chịu để cho chàng yên. Thế là cuộc giao chiến đã diễn ra.
H: Trận đánh của Thủy Tinh đã diễn ra như thế nào?
- Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồng cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa  thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồng cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nhà cửa  thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
H: Nhưng Thủy Tinh có thắng nổi Sơn Tinh không?
Mặc dù thua nhưng năm nào Thủy Tinh cũng làm giông bão đánh Sơn Tinh .
- Không.
H: Theo em Thủy Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào của thiên nhiên?
- Hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hằng năm.
 Thủy Tinh là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê ghớm hằng năm.
H: Sơn Tinh thể hiện sức mạnh của mình như thế nào trong cuộc giao tranh với Thủy Tinh?
Nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp trong bài thơ lãng mạn “Sơn Tinh, Thủy Tinh” đã viết về cuộc giao đấu giữa tướng và quân của hai thần thật ghê gớm.
“Sóng cả gầm reo, lăn như chớp
Thủy Tinh cưỡi lưng rồng hung hăng.
Cá voi quác mồm to, muốn đớp
Cá mập vẫy đuôi cuồng nhe răng
Càng cua lởm chởm giơ như mác
Tôm kềnh chạy quắp đuôi xôn xao
Sơn Tinh hiện thần ghen, tức khắc
Niệm chú, đất nảy vù lên cao!”
- Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt sức đành rút quân.
* Sơn Tinh.
- Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, từng dãy núi, dựng thành lũy đất ngăn chặn dòng nước lũ.
- Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu.
- Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh đã kiệt sức đành rút quân.
H: Sơn Tinh đã thắng và luôn thắng Thủy Tinh, theo em Sơn Tinh tượng trưng cho sức mạnh nào?
Tầm vóc vũ trụ, tài năng và khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ trong cuộc đấu tranh chống bão lụt ở vùng lưu vực sông Đà và sông Hồng. Đây cũng là kì tích dựng nước của thời đại các vua Hùng và kì tích ấy tiếp tục được phát huy mạnh mẽ về sau.
- Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa.
 Sức mạnh chế ngự thiên tai, bão lụt của nhân dân ta.
H: Theo dõi cuộc giao tranh Sơn Tinh, Thủy Tinh em thấy chi tiết nào là nổi bật nhất? Vì sao?
- Chi tiết “Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu” miêu tả tính chất ác liệt của cuộc chiến Sơn Tinh, Thủy Tinh; thể hiện đúng cuộc đấu tranh chống thiên tai gay go, bền bỉ của nhân dân ta.
H: Đoạn 3 của văn bản kể về sự việc gì?
Về sự việc này, nhân dân có câu ca dao: “Núi cao sông hãy còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”
Vén bức màn huyền thoại kì ảo của câu chuyện truyền thuyết xa xưa, chúng ta dễ dàng nhận ra ý nghĩa hiện thực và lời nhắn nhủ của cha ông rằng: Thiên tai, bão lụt hằng năm là kẻ thù mang “cơn ghen” truyền kiếp đối với con người. Muốn bảo vệ cuộc sống hạnh phúc của mình, như Sơn Tinh bảo vệ hạnh phúc bên nàng Mị Nương xinh đẹp chúng ta phải không ngừng cảnh giác, thương xuyên nêu cao ý thức phòng chống bão lụt, phòng chống thiên tai nói chung.
- Sự trả thù hằng năm về sua của Thủy Tinh và chiến thắng của Sơn Tinh.
5’ 
HĐ3
HĐ3
III. Tổng kết.
H: Hãy nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”?
Ngày nay nhân dân ta tiếp tục thực hiện ước mơ của người xưa củng cố đắp đê điều hằng năm. Xây dựng các công trình thủy điện phục vụ cho cuộc sống.
* Thảo luận trả lời.
- Giải thich nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
1. Nội dung:
- Giải thich nguyên nhân của hiện tượng lũ lụt hằng năm.
- Thể hiện sức mạnh và ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ.
- Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.
H: Nghệ thuật của truyện có gì nổi bật?
- Sử dụng yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
2. Nghệ thuật:
Yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Đọc.
5’
HĐ4
HĐ4
IV. Luyện tập
H: Từ truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng, củng cố đê điều nghiêm cấm nạn phá rừng đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng của Nhà nước ta hiện nay?
Bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta trong hiện tại và tương lai.
- Nhà nước ta chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu héc-ta rừng để giảm bớt thiên tai do lũ lụt gây ra.
H: Kể tên một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng mà em biết?
- Con rồng, cháu Tiên.
- Bánh chưng, bánh giầy.
- Thánh Gióng 
HĐ5: Củng cố
HĐ5
-GV: Cho HS kể lại truyện.
- HS kể lại truyện
4. Hướng dẫn chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:
Về nhà học bài và tập kể diễn cảm truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
Đọc thêm bài thơ “Sơn Tinh, Thủy Tinh” của Nguyễn Nhược Pháp.
Soạn bài “Nghĩa của từ”
 D.	Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6(7).doc