Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011

I. Mức độ cần đạt:

- Hiểu được nội dung, ý nghĩ và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong VB “Bánh chưng, bánh giầy”.

II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng

1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.

- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.

2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện

III. Chuẩn bị

-GV: SGK, SGV, Giáo án

-HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi

IV. Tiến trình lên lớp

* Hoạt động 1 : Khởi động ( 5)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng cháu Tiên” ? Nêu ý nghĩa của truyện ?

 Yêu cầu HS trả lời được: - Tóm tắt được các sự việc chính của truyện (vài nét về 2 nhân vật chính LLQ và Au Cơ, việc kết duyên giữa 2 người, việc Au Cơ sinh ra bọc trăm trứng, việc chia con để cai quan, người con cả dựng nước Văn Lang, lấy hiệu là Vua Hùng.)

- Ý nghĩa: Nêu được: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi; Ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.

3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới

 

doc 28 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1 đến 9 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn: 14/08/2010
 - Ngày dạy: 16/08/2010
Tiết 1: 	CON RỜNG CHÁU TIÊN
I. Mức đợ cần đạt: - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết
- Hiểu được quan niệm của người Việt cở về nòi giớng dân tợc qua truyền thuyết “Con Rờng, cháu Tiên”
- Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức: Khái niệm thể loại truyền thuyết
- Nhân vật, sự kiện, cớt truyện trong tác phẩm thuợc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tợc ta trong mợt tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
2. Kỹ năng: - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính của truyện
- Nhận ra mợt sớ chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.
III. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGV, Giáo án
- HS: SGK, Vở soạn, vở ghi
IV. Tiến trình lên lớp
 * Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’ ) 
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ : Kiểm tra sách vở đầu năm 
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản ( 30’) 
- Giáo viên cho học sinh tìm hiểu thể loại truyền thuyết.
-GV? Em hiểu như thế nào về truyền thuyết 
 ( HS dựa vào sách giáo khoa để trả lời ) 
- GV HDHS đọc văn bản, đọc mẫu, gọi HS đọc 
-GV? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt ? 
-HS xác đinh, GV chốt ghi bảng 
-GV? VB “ CRCT” được chia làm mấy đoạn ? -HS tìm hiểu à TL 
-GV chốt:: Chia làm 3 đoạn 
Đ1: Từ đầu . Long trang: Nguồn gốc và việc kết hôn của LLQ và Âu cơ 
Đ2: Tiếp . lên đường: việc sinh con và cảnh chia con đi cai quản các nơi 
Đ3: Còn lại : Sự trưởng thành của các con LLQ và Âu cơ
- Yêu cầu học sinh đọc lại đoạn :“ Ngày xưa . Long Trang “ 
-GV? Trong trí tưởng tượng của người xưa LLQ hiện lên với những đặc điểm phi thường nào về nòi giống và sức mạnh ? 
-HS: Là con thần biển; Có nhiều phép lạ, sức mạnh vô địch 
-GV? LLQ đã giúp dân làm những việc gì ? 
-HS: Diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. Đó là vẻ đẹp cao quí của người anh hùng 
-GV? Âu cơ xuất hiện với những đặc điểm đáng quí nào về giống 
nòi, nhan sắc và đức hạnh? 
-HS: Là con thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên cây cỏ 
-GV? Theo em những điểm đáng quí đó của Âu cơ là biểu hiện của một vẻ đẹp như thế nào? –HS: Vẽ đẹp cao quí của người phụ nữ 
GV bình : Vẻ đẹp của LLQ và Âu cơ qua những chi tiết thể hiện tính chất kì lạ, đẹp đẽ, lớn lao, phi thường về nguốn gốc. Đó là sự tưởng tượng của người Việt Cổ về sự kì lạ và tài năng phi thường của 2 vị tổ đầu tiên. 
- Học sinh đọc đoạn 2 :“Ít lâu sau.. lên đường” 
-GV? Chuyện Âu cơ sinh con có gì là lạ? 
-HS: Sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm người con khoẻ mạnh 
-GV? Chi tiết mẹ Âu cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành trăm con khoẻ mạnh có ý nghĩa gì? 
-HS: Giải thích nguồn gốc của dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra 
-GV? LLQ và Âu cơ đã chia con như thế nào?Vì sao cha mẹ lại chia con thành hai hướng lên rừng và xuống biển ? 
Gợi ý : Rồng quen ở nước, không thể ở mãi trên cạn. Ngược lại, nòi tiên quen sống nơi non cao cũng không thể theo chồng vùng vẫy bể khơi.Vì vậy xa nhau là điều không thể tránh khỏi 
-GV? Qua chi tiết đó, người xưa muốn thể hiện ý nguyện gì ? 
-HS trao đổi, suy nghĩ à TL
-GV chốt:- Là ý nguyện phát triển dân tộc: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai; Là ý nguyện đoàn kết, thống nhất dân tộc, mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh 
* Hoạt động 3 : Tổng kết (2’) 
-GV? Truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố tưởng tượng
kì ảo. Em hiểu gì về yếu tố kì ảo? 
-HS: là chi tiết thật lạ lùng, thật khác thường, không có trong thực tế cuộc sống mà do con người suy nghĩ và sáng tạo. 
-GV? Nêu vai trò của các chi tiết này trong truyện ?-HS suy nghĩ à TL
-GV chốt: Tô đậm tính chất kì vĩ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật và sự kiện 
- Thiêng liêng hoá nguồn gốc, giống nòi, gợi miền tự hào dân tộc.
- Làm tăng thêm sức hấp dẫn của truyện
-> Gọi học sinh đọc ghi nhớ sgk/ 8 
* Hoạt động 4 : Luyện tập ( 7’) 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT1
-GV nêu yêu cầu bài tập, HS tìm hiểu trả lời
Gợi ý: Người Mường: Quả trứng nở ra con người; Người Khơ Mú: Quả bầu mẹ 
-GV? Sự giống nhau ấy khẳng định điều gì? 
-HS: Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các dân tộc 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu BT2 
-GV: Yêu cầu : Kể đúng nội dung cốt truyện ; Kể diễn cảm. 
-HS kể, HS khác nhận xét, GV nhận xét 
A. Tìm hiểu bài 
I. Tìm hiểu chung 
1. Truyền thuyết 
- Sgk / 7 
2. Đọc – chú thích
- SGK/ 5-8
3. PTBĐ : Tự sự
4. Bố cục : 3 đoạn
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Nguồn gốc và việc 
kết hôn của LLQ và Âu cơ
 - LLQ : Nòi rồng 
- Âu cơ : Giống tiên 
-> Kết nghĩa vợ chồng 
2.Việc sinh con và cảnh
chia tay của LLQ và Âu cơ 
- Sinh ra 1 cái bọc nở 
thành một trăm con 
-50 con theo cha xuống biển 
- 50 con theo mẹ lên núi
-> Chia nhau cai quản 
bốn phương. Dựng nước văn Lang, đóng đô ở Phong Châu 
III. Tổng kết : 
- Ghi nhớ Sgk / 8
B. Luyện tập 
BT 1 : Sgk/ 8 
Giải thích nguồn gốc dân tộc 
BT 2 : Sgk/ 8 
Kể diễn cảm truyện con Rồng cháu Tiên
 * Đánh giá : 
-GV? Theo em người Việt Nam có cần nhớ nguồn gốc của mình là con Rồng cháu Tiên không ? vì sao?
 à Người Việt Nam rất cần nhớ nguồn gốc con Rồng cháu Tiên vì điều đó thể hiện lòng tự hào về nòi giống cao quí, thiêng liêng của mình, đồng thời thể hiện tình cảm ruột thịt đồng bào của mọi người dân, thể hiện tinh thần và ước nguyện đoàn kết giữa các dân tộc từ miền ngược đến miền xuôi, từ vùng núi đến vùng biển. Nó góp phần xây dựng và củng cố tinh thần dân tộc của mọi người dân Việt Nam. 
 * Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò ( 3’) 
 - Củng cố : ? Truyền thuyết là gì? Nêu ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên ? 
 - Dặn dò : + Học thuộc ghi nhớ sgk / 8
 + Làm BT 1,2 sgk / 8
 + Chuẩn bị trả lời câu hỏi vở BT văn bản “ Bánh chưng bánh giầy” 
* Rút kinh nghiệm : 
.
- Ngày soạn: 16/08/2010
 - Ngày dạy: 17/08/2010
Tiết 2: HDĐT: BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
I. Mức độ cần đạt: 
- Hiểu được nội dung, ý nghĩ và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong VB “Bánh chưng, bánh giầy”.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức: - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện
III. Chuẩn bị
-GV: SGK, SGV, Giáo án
-HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
IV. Tiến trình lên lớp
* Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’) 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng cháu Tiên” ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 
à Yêu cầu HS trả lời được: - Tóm tắt được các sự việc chính của truyện (vài nét về 2 nhân vật chính LLQ và Aâu Cơ, việc kết duyên giữa 2 người, việc Aâu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, việc chia con để cai quan, người con cả dựng nước Văn Lang, lấy hiệu là Vua Hùng.)
- Ý nghĩa: Nêu được: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi; Ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng của người Việt.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 2 : Đọc - hiểu văn bản ( 25’ ) 
-GV HDHS đọc VB: Giọng chậm rãi tình cảm, chú ý lời nói của thần trong một giấc mộng của Lang Liêu giọng âm vang xa vắng ; Giọng Vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ. GV đọc mẫu , HS đọc
-Học sinh nhắc lại định nghĩa truyền thuyết 
-GV? Vậy VB thuộc thể loại gì? -HS: truyền thuyết 
-GV? Xác định thể loại, phương thức biểu đạt? 
-HS xác định, GV chốt ghi bảng
-GV? Xác định bố cục?
-HS: 3 phần: + Đ1 :Từ đầu . Chứng giám:Vua Hùng chọn người nối ngôi
+ Đ2 : Tiếp .. hình tròn : Cuộc đua tài dâng lễ vật 
+ Đ3 : Phần còn lại : Kết quả của cuộc thi tài
-GV? Truyện sử dụng yếu tố nghệ thuật gì và có tác dụng như thế nào ? 
-HS: Sử dụng chi tiết kỳ ảo: thần tiên báo mộng, làm cho câu chuyện sinh động hấp dẫn
- Giáo viên yêu cầu HS đọc đoạn : “ Hùng vương  chứng giám”
-GV? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào ? 
-HS: Vua già, giặc đã dẹp yên 
-GV? Ý định và hình thức Vua Hùng chọn người nối ngôi ra sao ? 
-HS: Người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng. Hình thức: thử tài: Nhân ngày lễ tiên vương, các Lang dâng lễ vật vừa ý vua 
GV bình : Không hoàn toàn theo lệ truyền ngôi như các đời. Trước, chỉ truyền cho con trưởng. Ở đây Vua Hùng chú trọng tài trí hơn là trưởng thứ . Quan trọng nhất người nối ngôi phải là người có tài chí khí tiếp tục được sự nghiệp của Vua Cha. Chọn ngày tế lễ Tiên Vương để các Lang dâng lễ vật, trỗ tài là một việc rất có ý nghĩa, bởi nó đề cao phong tục thờ cúng tổ tiên, trời đất của nhân dân ta. 
- GV yêu cầu học sinh đọc đoạn : “ Các Lang  Tiên Vương 
-GV? So với các Lang thì Lang Liêu có điều gì khác ? -HS tìm hiểu à TL
GV giảng : Lang Liêu nghèo, thật thà, chăm lo việc đồng áng, Lang Liêu giống như Mai An Tiêm, con vua nhưng không được vua cha ưu ái và hoàn cảnh cu ... a, đặc điểm của văn bản tự sự 
Dặn dò : - Học ghi nhớ 
- Làm bài tập sgk / 28 bài “Tìm hiểu chung về văn tự sự” à học ghi nhớ
* Rút kinh nghiệm : 
.
- Ngày soạn: 24/08/2010
 - Ngày dạy: 26/08/2010
Tiết 8: TÌM HIỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ (Tiếp theo)
I. Mức độ cần đạt: - Giống tiết 7
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
III. Chuẩn bị
-GV: SGK, SGV, Giáo án
-HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
IV. Tiến trình lên lớp
* Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’) 
1. Ổn định lớp 
2. Bài cũ: ? Tự sự là gì ? Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự .
à Yêu cầu: tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề, bày tỏ thái độ khen chê
3. Bài mới: GV giới thiêu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
 Hoạt động 2 : Luyện tập ( 35’) 
Gọi HS đọc mẩu chuyện : Ông già và thần chết 
-GV? Phương thức tự sự thể hiện như thế nào trong truyện ? 
? Câu chuyện thể hiện ý nghĩa gì ? 
-HS tìm hiểu văn bản, trao đổi suy nghĩ trả lời
-GV chốt, ghi bảng
- GV cho HS đọc 2 lần bài thơ sa bẫy của Nguyễn Hoàng Sơn 
-GV? Bài thơ có phải tự sự không? vì sao ? 
- HS tra đổi, suy nghĩ trả lời, kể lại truyện bằng miệng
-GV nhận xét
- Gọi HS đọc 2 VB BT 3 
-GV? 2 VB này có nội dung tự sự không? vì sao? 
? Tự sự ở đây có vai trò gì ? 
-HS tìm hiểu à TL
- Gọi HS đọc yêu cầu BT 4 
GV giúp HS lựa chọn những chi tiết và sắp xếp lại để giải thích một tập quán, không cần sử dụng nhiều chi tiết cụ thể mà chỉ cần tóm tắt .
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT 5
-GV? Nêu câu hỏi; HS trả lời
B. Lyện tập
BT 1 
-Phương thức tự sự thể hiện : Kể theo trình tự thời gian, các sự việc tiếp nối 
- Ý nghĩa câu chuyện 
+ Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống 
+ Ca ngợi trí thông minh của ông già 
BT 2 
- Bài thơ “ Sa bẫy “ là bài thơ tự sự vì kể lại câu chuyện có đầu, có đuôi, có nhân vật và chi tiết diễn biến sự việc nhằm mục đích chế giễu tính tham ăn của mèo .
- HS kể lại câu chuyện 
BT3: 
- VB1: Là một bản tin có nội dung tự sự. Kể lại cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ ba
- VB2: Là một đoạn trong bài lịch sử có nội dung tự sự vì văn bản đã kể lại một chuỗi sự việc và nó thể hiện một ý nghĩa.
BT 4 Có thể tóm tắt ngắn gọn 
- Tổ tiên người người việt xưa là các vua hùng .
- Vua Hùng đầu tiên do LLQ và Âu cơ sinh ra .
- LLQ nói rồng, Âu cơ giống tiên 
-> Do vậy, người việt tự xưng là CRCT 
BT 5 
Bạn Giang nên kể vắn tắt 1 vài thành tích của mình để các bạn trong lớp hiểu. Minh là người“chăm học, lại thường hay giúp đỡ bạn”
* Đánh giá :? Em hoặc bạn em đã bao giờ nói chuyện riêng hay làm mất trật tự khi thầy cô giáo giảng bài hoặc quay cóp khi làm bài kiểm tra hoặc mắc những lỗi lầm tương tự?Hãy kể lại sự việc ấy.
* Hướng dẫn trả lời : Khi kể cần chú ý : 
- Phải có một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo thành một kết thúc, phần kết thúc toát lên ý nghĩa của câu chuyện.
- Làm rõ những lí do dẫn đến lỗi lầm 
- Qua câu chuyện, cần bày tỏ được thái độ của mình đối với lỗi lầm đó.
* Hoạt động 3 : Củng cố, dặn dò ( 5’) 
Củng cố : ? Tự sự là gì? Tự sự có ý nghĩa như thế nào?
Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ 
- Làm bài tập vào vở BT 
- Đọc trước văn bản “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” và trả lời câu hỏi vở bài tập
à Học ghi nhớ bài: Thánh Gióng, kể tóm tắt lại truyện Thánh Gióng
* Rút kinh nghiệm : 
.
- Ngày soạn: 28/08/2010
- Ngày dạy: 30/08/2010
Tiết 9: SƠN TINH, THỦY TINH
I. Mức độ cần đạt: Hiểu và cảm nhận được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh
- Nắm được những nét chính về nghệ thuật của truyện.
II. Trọng tâm kiến thức, kỹ năng
1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự kiện trong truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”
- Cách giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở đồng bằng Bắc Bộ và khát vọng của người Việt cổ trong việc chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình trong một truyền thuyết
- Những nét chính về nghệ thuật của truyện: sử dụng nhiều chi tiết kỳ lạ, hoang đường
2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại.
- Nắm bắt các sự kiện chính trong truyện; Xác định ý nghĩa của truyện; Kể lại được truyện
III. Chuẩn bị
-GV: SGK, SGV, Giáo án
-HS: SGK, Vở soạn, Vở ghi
IV. Tiến trình lên lớp
* Hoạt động 1 : Khởi động ( 5’) 
1. Ổn định lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: ? Kể lại truyền thuyết “ Thánh Gióng” ? Nêu ý nghĩa của truyện?
à Yêu cầu: Kể được các sự việc chính (Sự ra đời kì lạ của Gióng, Gióng đòi đi đánh giặc;Gióng lớn nhanh như thổi; Gióng biến thành tráng sĩ; Gióng đi đánh giặc; Gióng đánh thắng giặc bay về trời; Những dấu tích Gióng để lại)
- Ýù nghĩa: Hình tượng Thánh Gióng là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
3. Bài mới: GV giới thiệu bài mới
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản ( 28’) 
-GV HDHS đọc VB : giọng chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau. Đoạn cuối chậm, bình tĩnh .GV đọc mẫu, HS đọc
-GV? Xác định thể loại và phương thức biểu đạt ?
-HS xác định, GV chốt ghi bảng 
-GV? Văn bản được chia làm mấy đoạn ? ý chính của mỗi đoạn ? 
-HS:3 đoạn: + Đ1 : Hùng . xứng đáng : Vua Hùng kén rễ 
+Đ2 : Một hôm . rút quân : Cuộc giao tranh của 2 vị thần .
+Đ3 : còn lại : Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm
-GV? Truyện gắn với thời đại nào trong lịch sử nước Việt Nam ? 
-HS thời đại Hùng Vương
GV giảng : Gắn với thời đại các vua Hùng, truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh đã gắn công cuộc trị thuỷ với thời đại dựng nước đầu tiên của người Việt Cổ. Do đó, ý nghĩa của câu chuyện không chỉ dừng lại đó ở việc giải thích các hiện tượng tự nhiên và phản ánh ước mơ chinh phục tự nhiên mà còn hướng tới ca ngợi công lao dựng nước của ông cha ta vào thời đại lịch sử.
-GV? Truyện kể về những nhân vật nào và sự việc gì? 
-HS: Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Vua Hùng kén rễ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn 
-GV? Vì sao vua băn khoăn khi kén rễ?
-HS:Vì muốn chọn cho con 1 người chồng thật xứng đáng, ST, TT đều ngang tài ngang sức 
-GV? Cách thức kén rễ của Vua Hùng là gì ? 
-HS: Ai đem sính lễ đến trước đến trước sẽ được cưới Mị Nương
-GV? Kết quả ra sao ? – HS: ST cưới được vợ 
-Gọi HS đoạc đọan : Hôm sau .. rút quân 
-GV?? Vì sao TT dâng nước đánh ST ? 
-HS: Vì TT đến chậm, không lấy được Mị Nương nên nỗi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh Sơn Tinh hòng cướp Mị Nương 
-GV? Trận đánh của TT diễn ra như thế nào? Người xưa tưởng tượng ra sức mạnh ghê gớm của Thuỷ Tinh nhằm mục đích gì?.
-HS suy nghĩ, tưởng tượng trả lời
GV giảng : Nhằm hình tượng hoá sức mạnh của mưa gió, bã lụt, giải thích hiện tượng mưa bão, lũ lụt khủng khiếp hàng năm thường diễn ra ở lưu vực Sông Hồng.
-GV? ST đã đối phó như thế nào và đối phó ra sao?HS dựa vào SGK trả lời
-GV?Người xưa tưởng tượng ra sức mạnh thần kỳ của ST nhằm mục đích gì? 
-HS: Phản ánh sức mạnh vĩ đại của nhân dân ta từ hàng nghìn đời nay đã kiên trì đắp đê để chóng lại lũ lụt ở lưu vục Sông Hồng.
-GV? Theo dõi cuộc giao tranh của 2 vị thần chi tiết nào nỗi bật nhất ?
-HS trả lời theo suy nghĩ
GV bình : “Nước dâng lên cao bao nhiêu, đồi núi dâng cao bấy nhiêu”à Chi tiết này miêu tả tính chất, ác liệt, giằng co, hấp dẫn của cuộc đấ tranh bền bỉ giữa nhân dân và các thế lực thiên nhiên.
-GV? Sơn Tinh luôn thắng Thuỷ Tinh điều đó phản ánh sức mạnh và ước mơ gì của nhân dân ?
-HS: Ước mơ chinh phục thiên tai của nhân dân ta
* Hoạt động 3 : Tổng kết ( 2’ )
-GV? Nêu ý nghiã của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh ? 
-> Học sinh đọc ghi nhớ 
Hoạt động 4 : Luyện tập ( 7’ )
GV : Hướng dẫn HS kể diễn cảm truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh
A. Tìm hiểu bài 
I. Tìm hiểu chung 
1. Đọc – chú thích
2. Thể loại : Truyền thuyết 
3. PTBĐ : Tự sự 
4. Bố cục : 3 phần 
II. Đọc - hiểu văn bản 
1. Vua Hùng kén rễ .
- Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh đến cầu hôn 
- Sơn Tinh cưới được vợ
- Thuỷ Tinh đến sau không cưới được vợ tức giận đánh Sơn Tinh
2. Cuộc giao tranh giữa 2 thần 
- Sơn Tinh : Đại diện cho nhân dân đắp đê chống lũ lụt 
- Thuỷ Tinh : Đại diện cho hiện tượng thiên nhiên xảy ra hàng năm.
- > Thuỷ Tinh thất bại 
=> Ước mơ chinh phục thiên nhiên.
III.Tổng kết : 
-Ghi nhớ Sgk / 34
B. Luyện tập
BT 1 : Sgk / 34
* Đánh giá : ? Từ truyện Sơn Tinh Thuỷ Tinh, em nghĩ gì về chủ trương xây dựng củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, đồng thời trồng thêm hàng triệu hecta rừng của nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay ? 
à Hướng dẫn trả lời : Đây là chủ trương hữu hiệu nhất và đúng đắn nhất của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.Vì trong những năm gần đây nạn phá rừng, cháy rừng xảy ra thường xuyên ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế và cuộc sống của con người .
Hoạt động 5 : Củng cố, dặn dò ( 5’)
Củng cố : - Nêu ý nghĩa của truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh 
- Kể tóm tắt truyện Sơn Tinh ,Thuỷ Tinh 
Dặn dò : - Học thuộc ghi nhớ SGK
- Làm bài tập 2,3
- Chuẩn bị bài “Nghĩa của từ” (Đọc ví dụ, trả lời câu hỏi, làm bài tập) 
à Học ghi nhớ, làm bài tập bài “Từ mượn”
* Rút kinh nghiệm : 	
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6 2.doc