Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được:

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện "Con rồng cháu tiên".

- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.

b. Kỹ năng:

- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản truyền thuyết, nghe, kể chuyện.

c. Thái độ:

- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Soạn giảng.

- Sgk - Sgv - STK.

- Bức tranh "Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng"; "Đền Hùng Vương".

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.

- Tìm hiểu tranh ảnh, tư liệu lịch sử thời kỳ Hùng Vương.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (1')

 GV Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.

b. Dạy nội dung bài mới.

* Giới thiệu bài (1')

 Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí "Con Rồng cháu Tiên" của dân tộc mình. Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" đã trở nên quen thuộc mà không người Việt Nam nào không tự hào, yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này qua bài 1: Con rồng cháu tiên.

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 1: Con Rồng cháu Tiên - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 14/08/2010
TiÕt: 01.
Ngµy d¹y:
Líp 6A: 17/08/2011
VĂN HỌC
	TUẦN 1
VĂN BẢN
CON RỒNG CHÁU TIÊN
(Truyền thuyết)
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
	Giúp học sinh nắm được:
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện "Con rồng cháu tiên".
- Bóng dáng lịch sử thời kỳ dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước.
b. Kỹ năng:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng: đọc văn bản truyền thuyết, nghe, kể chuyện.
c. Thái độ:
- Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Bức tranh "Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng 100 người con chia tay nhau lên rừng"; "Đền Hùng Vương"...
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.
- Tìm hiểu tranh ảnh, tư liệu lịch sử thời kỳ Hùng Vương.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (1')
	GV Kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Từ bao đời nay mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí "Con Rồng cháu Tiên" của dân tộc mình. Truyền thuyết "Con Rồng cháu Tiên" đã trở nên quen thuộc mà không người Việt Nam nào không tự hào, yêu thích. Điều gì đã làm nên giá trị đẹp đẽ ấy? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học này qua bài 1: Con rồng cháu tiên.
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
- Gọi HS đọc chú thích *
? Thế nào là truyền thuyết?
- Chuyển ý:
- Đọc mẫu, hướng dẫn học sinh cách đọc.
+ Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, thuần tưởng tượng.
+ Cố gắng thể hiện hai lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
+ Giọng Âu Cơ: lo lắng, than thở.
+ Giọng Long Quân: tình cảm, ân cần, chậm rãi.
? Em hãy kể tóm tắt văn bản "Con rồng cháu tiên".
? Ngư tinh, Hồ tinh, Mộc tinh?
? Em hiểu như thế nào là "khôi ngô"?
? Tập quán là gì?
- Chuyển ý:
? Bài này chia thành mấy đoạn? Tìm giới hạn và ý chính mỗi đoạn?
G Bố cục:
- Việc kết hôn của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Việc sinh con, chia con của Lạc Long Quân, Âu Cơ
- Sự trưởng thành của các con Lạc Long Quân, Âu Cơ
G Văn bản truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo. Các yếu tố kì ảo còn được gọi là các chi tiết kì ảo, thần kì, phi thường, hoang đường là một loại chi tiết đặc sắc của truyện dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích... Chi tiết kì ảo do trí tưởng tượng của người xưa thêu dệt, gắn liền với quan niệm mọi vật đều có linh hồn, thế giới xen lẫn thần và người.
- Chuyển ý:
? Truyền thuyết kể về ai?
? Tìm những chi tiết nói về hình dạng nguồn gốc của Lạc Long Quân?
? Nguồn gốc và hình dạng của Âu Cơ?
? Thần Nông là gì?
? Em có nhận xét gì về hình dạng, nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
? Việc sinh nở của Âu Cơ có gì lạ? Điều gì lạ ở những đứa con của họ?
? Em hiểu như thế nào là "khôi ngô"?
G Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, đem lòng yêu nhau rồi trở thành vợ chồng, chung sống ở cung điện Long Trang. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ, có nghĩa là những vẻ đẹp cao quí của thần tiên đã được hòa hợp. Lạc Long Quân mang vẻ đẹp kì vĩ, dũng mãnh và nhân hậu. Âu Cơ mang vẻ đẹp dịu dàng, trong sáng, thơ mộng. Qua mối tình duyên này người xưa muốn khẳng định dân tộc ta có nguồn gốc cao quý, thiêng liêng.
G Toàn thể nhân dân Việt Nam ta đều là anh em ruột thịt do cùng một cha mẹ sinh ra. Lạc Long Quân lấy Âu Cơ là một thiên diễm tình kì diệu. cha rồng, mẹ tiên mới có thể sinh ra một cái bọc 100 trứng nở ra 100 người con tuấn tú. Khi nói về dân tộc ta, Bác Hồ vẫn dùng hai chữ "đồng bào", đồng bào có nghĩa là cùnh chung một bọc một bào thai. Nó nói lên mỗi người Việt Nam chúng ta đều cùng chung một cội nguồn, chung một dòng giống, con của cha Rồng, mẹ Tiên.
? Sống với nhau một thời gian họ chia tay nhau. Tại sao họ lại chia con? Chia như thế nào và để làm gì?
? Tập quán là gì?
? Khi lên làm vua, người con trưởng lấy hiệu là gì? Đóng đô ở đâu? Đặt tên nước là gì?
? Việc chia con như vậy có ảnh hưởng gì đến tình đoàn kết gia đình không?
G Lạc Long Quân vốn quen ở nước đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về thủy cung - Âu Cơ một mình nuôi con buồn tủi, gọi chồng lên than thở, Lạc Long Quân trở về, chia con
? Theo chuyện này thì Việt Nam ta là con cháu của ai?
G Trên thế giới chỉ có ở Việt Nam ta mới gọi nhau là "đồng bào". Đồng bào là từ HánViệt. (Đồng=cùng; bào=bọc); nghĩa là cùng một bọc sinh ra. Điều này khẳng định các dân tộc Việt nam đều cùng chung một cội nguồn, đều là anh em. Truyện được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo đó.
- Chuyển ý:
? Tìm những chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện?
? Thế nào là chi tiết tưởng tượng kì ảo?
? Các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện có tác dụng gì? 
G Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo gắn bó mật thiết với nhau. Tưởng tượng, kỳ ảo có nhiều nghĩa nhưng ở đây được hiểu là chi tiết không có thật, được tác gải dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định. Trong truyền thuyết "con rồng cháu tiên" các chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo có ý nghĩa: tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của người Việt Nam, sự kiện thần kỳ hóa, linh thiêng hóa nguồn gốc nòi giống dân tộc, để mỗi chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
- Chuyển ý:
? Nêu nghệ thuật văn bản?
? Theo em truyện "Con Rồng cháu Tiên" nhằm giải thích điều gì?
- Chuyển ý:
? Ngoài việc giải thích về cội nguồn dân tộc, truyện còn thể hiện điều gì?
G Truyện giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của cộng đồng người Việt từ bao đời, người Việt tin vào tính chất xác thực của những điều "truyền thuyết" về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc rồng, giống tiên, rồng rất đẹp, rất cao quí, linh thiêng của mình. Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta trên mọi miền đất nước. Người Việt Nam dù miền xuôi hay miền ngược đều chung cội nguồn, vì vậy phải luôn thương yêu, đoàn kết với nhau.
- Chuyển ý:
- Yêu cầu HS kể lại truyện: đúng cốt truyện, các chi tiết, dùng lời văn của mình.
GV Nhận xét, bổ sung.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
? Em hãy kể tên 1 vài câu truyện khác ở Việt Nam cũng giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện "Con rồng, cháu tiên"? Sự giống nhau đó khẳng định điều gì?
G Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
- Đọc chú thích *(Sgk-7).
- Truyền thuyết là thể loại văn học dân gian; có cốt lõi là sự thật lịch sử; có nhiều yếu tố kỳ ảo, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử.
- Nghe đọc.
- Đọc, kể.
- Đọc chú thích.
- Bố cục: 3 đoạn.
a)  Long Trang.
b)  lên đường.
c) Phần còn lại.
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: mình rồng, con trai của thần Long Nữ, có sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ
- Âu Cơ: dòng họ Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần
- Đọc chú thích 3 (Sgk-7).
- Thảo luận nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt... có một vị thần thuộc nòi Rồng, con trai thần Long nữ, tên Lạc Long Quân Mình rồng ở dưới nước bấy giờ ở vùng núi phương bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ thần nông. Lạc Long Quân sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ. Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau rồi trở thành vợ chồng.
- Sinh ra bọc trăm trứng, nở trăm con, con không cần bú mớm lớn nhanh như thổi, khôi ngô, tuấn tú
- Đọc chú thích 4 (Sgk-7).
- Nghe giảng.
- Nghe giảng.
- Kẻ ở cạn, người ở dưới nước tính tình, tập quán khác nhau 
- Năm mươi con theo mẹ lên núi. Năm mươi con theo cha xuống biển.
- Đọc chú thích 5 (Sgk-7).
- Hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu (Phú Thọ ngày nay).
- Thảo luận:
- Không, người ở miền xuôi, miền ngược khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau.
- Nghe giảng.
- Người Việt là con Rồng cháu Tiên.
- Nghe giảng.
- Lạc Long Quân mình Rồng; Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng; Các con không cần bú mớm, lớn nhanh như thổi
- Trình bày.
- Thần kì hoá nguồn gốc dân tộc, tăng sức hấp dẫn cho truyện.
- Nghe giảng.
- Đó là ý nguyện phát triển dân tộc ta: làm ăn, mở rộng và giữ vững đất đai.
- Là ý nguyện đoàn kết thống nhất dân tộc mọi người ở mọi vùng đất nước đều có chung nguồn gốc, ý chí và sức mạnh 
- Truyện Con Rồng, cháu tiên có nhiều chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của cộng đồng người Việt.
- Nghe giảng.
- Học sinh đọc, kể.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Đọc ghi nhớ (Sgk-7).
- Truyện "Quả bầu mẹ" - dân tộc Khơ Mú, "Đẻ đất đẻ nước" - dân tộc Mường...
I. Đọc và tìm hiểu chung văn bản.
1. Thế nào là truyền thuyết?
2. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục: 3 đoạn.
II. Phân tích.
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Lạc Long Quân: mình Rồng con thần Long Nữ, sống dưới nước, sức khoẻ vô địch, nhiều phép lạ 
- Âu cơ: thuộc dòng họ thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, sống trên cạn.
- Nguồn gốc, hình dạng kỳ lạ, lớn lao đẹp đẽ.
2. Sự nghiệp mở nước.
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở ra trăm con.
- Các con lớn nhanh như thổi, khôi ngô, khoẻ mạnh như thần.
- Tập quán khác nhau họ chia con, cai quản các phương, lập nước Văn Lang.
3. Chi tiết tưởng tượng kì ảo.
- Nhằm thần kì hoá nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc và làm tăng sức hấp dẫn cho truyện.
4. Nghệ thuật.
- Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo về nguồn gốc, hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ.
- Xây dựng hình tượng mang dáng dấp thần linh.
5. Ý nghĩa truyện.
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi. Thể hiện ý thức đoàn kết trong cộng đồng.
III. Tổng kết - Ghi nhớ. 
* Ghi nhớ. (Sgk-7).
IV. Luyện tập.
13'
4'
6'
3'
21'
6'
5'
4'
3'
3'
2'
3'
c. Củng cố và luyện tập (3')
	- Cho HS quan sát bức tranh:
	? Nêu cảm nhận của bản thân?
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập.
- Học thuộc lòng ghi nhớ, kể diễn cảm truyện, đọc bài đọc thêm.
- Đọc, tìm hiểu tiết 2 bài: Bánh chưng, bánh giầy.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 6(28).doc