Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Phương pháp tả cảnh viết bài tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà)

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Phương pháp tả cảnh viết bài tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà)

PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH

Viết bài tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.

- Nắm được bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng quan sát cảnh vật.

- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một số trình tự hợp lí.

3. Thái độ

 Có thái độ tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài

 Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm xử lí thông tin, giao tiếp ứng xử.

III. Đồ dùng

1. Giáo viên: Bảng phụ.

2. Học sinh: Vở bài soạn.

 

doc 6 trang Người đăng thu10 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Phương pháp tả cảnh viết bài tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 22/ 2/ 2011
Ngày giảng: 25/ 2/ 2011
Ngữ văn tiết 88
Phương pháp tả cảnh
Viết bài tập làm văn tả cảnh (làm ở nhà)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
- Nắm được bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh.
2. Kĩ năng
- Kĩ năng quan sát cảnh vật.
- Trình bày những điều đã quan sát về cảnh vật theo một số trình tự hợp lí.
3. Thái độ
	Có thái độ tự giác, tích cực trong học tập và sinh hoạt.
II. Cỏc kĩ năng sống được giỏo dục trong bài
	Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm xử lí thông tin, giao tiếp ứng xử...
III. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn.
IV. Phương phỏp, kĩ thuật dạy học: 
	Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 1 phút, cặp đôi chia sẻ, thực hành có hướng dẫn.
V. Tổ chức hoạt động
1. ổn định đầu giờ: 1 phút.
2. Kiểm tra đầu giờ: 3 phút.
	Vai trò của các yêu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả? Ví dụ minh họa.
3. Bài mới
* Khởi động:1 phút.
GV: Trong những buổi học trước, chúng ta đã được tìm hiểu một số kiến thức về văn miêu tả. Trong buổi học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi vào tìm hiểu tiếp một số kiến thức về văn miêu tả.
* Hoạt động 1: Phương pháp viết văn tả cảnh: 23 phút.
Mục tiêu: HS: Nắm được phương pháp viết văn tả cảnh; có kĩ năng, ý thức theo yêu cầu của bài học.
GV: Yêu cầu HS đọc các đoạn văn trong SGK, trả lời các câu hỏi: - Văn bản đầu tiên miêu tả hình ảnh Dượng Hương Thư, trong một chặng đường của cuộc vượt thác. Tại sao có thể nói, qua nhân vật, ta có thể hình dung được những nét tiêu biểu của cảnh sắc ở khúc sông có nhiều thác dữ?
- Văn bản thứ hai tả quang cảnh gì? Người viết đã miêu tả cảch vật ấy theo một thứ tự nào?
- Văn bản thứ 3 là một bài văn miêu tả có ba phần tương đối trọn vẹn. Em hãy chỉ ra và tóm tắt các ý của mỗi phần. Từ dàn ý đó hãy nhận xét về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn.
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi.
GV: Nhận xét bổ sung (sử dụng bảng phu nếu có).
* Đoạn a: Tả người chống thuyền vượt thác.
 Qua hình ảnh DHT, người đọc có thể hình dung được phần nào cảnh sắc ở khúc sông nhiều thác dữ. Đó là bởi vì người vượt thác đã phải đem hết gân sức, tinh thần để chiến đấu cùng thác dữ: “Hai hàm răng cắn chặt, cặp mắt nảy lửa, quai hàm bạnh ra, bắp thịt cuồn cuộn, như hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh” (Nhờ tả ngoại hình và các động tác).
* Đoạn b tả cảnh sắc một vùng sông nước Cà Mau - Năm Căn.
- Theo trình tự từ dưới mặt sông nhìn lên bờ, từ gần đến xa
- Trình tự tả như thế là rất hợp lí bởi người tả đang ngồi trên thuyền xuôi từ kênh ra sông. Tất nhiên, cái đập vào mắt người ngồi trước hết phải là cảnh dòng sông, nước chảy, rồi mới tới cảnh vật hai bên bờ sông. Nếu tả khác đi, ngược lại chẳng hạn thì người tả cũng phải ngồi ở chỗ khác đi.
* Đoạn c: dàn ý gồm 3 phần:
- Mở đoạn gồm 3 câu đầu: Tả khái quát về tác dụng, cấu tạo, mầu sắc của luỹ tre làng.
- Thân đoạn: Tả kĩ 3 vòng của luỹ tre.
- Kết đoạn: Tả măng tre dưới gốc.
- Nhận xét về trình tự miêu tả: Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong (trình tự không gian). Cách tả như vậy cũng rất hợp lí bởi cái nhìn của người tả là hướng từ bên ngoài.
- Nếu tả theo trật tự thời gian thì chắc chắn phải tả khác.
GV: Qua việc phân tích bài tập trên em hãy cho biết muốn tả cảnh ta cấn phải làm gì? Bố cục của một bài văn tả cảnh?
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ tronh SGK, lấy ví dụ minh họa.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Nhận xét bổ sung.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh
1. Bài tập
2. Nhận xét 
- Những bước cơ bản để làm một bài văn tả cảnh: xác địnhđối tượng miêu tả; quan sát, lựa chon những hình ảnh tiêu biểu; trình bày những điều quan sát theo một trình tự.
- Bố cục của bài văn tả cảnh
+ Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
+ Thân bài: tả cảnh vật chi tiết theo một thứ tự.
+ Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
3Ghi nhớ: (SGK tr 47).
* Hoạt động 2: Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh: 15 phút.
- Mục tiêu: HS: Có kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của bài học.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1, thảo luận trả lời các câu hỏi trong bài.
HS: Thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày bài làm của mình, các nhóm nhận xét chéo.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Nhận xét, bổ sung (sử dụng bảng phụ).
II. Luyện tập phương pháp viết văn tả cảnh và bố cục bài văn tả cảnh
1. Bài tập
 Nếu phải tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài TLV thì em sẽ miêu tả như sau:
a. Từ ngoài vào trong (Trình tự không gian)
b. Từ lúc trống vào lớp đến khi hết giờ.
c. Kết hợp cả hai trình tự trên
- Những hình ảnh cụ thể tiêu biểu.
- Cảnh HS nhận đề, một vài gương mặt tiêu biểu
- Cảnh HS chăm chú làm bài, GV quan sát HS làm bài.
- Cảnh bên ngoài lớp học: Sân trường, gó, cây...
2. Bài tập về nhà: Bài tập 2, 3.
4. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học ở nhà: 3 phút.
- Muốn tả cảnh, người viết cần làm gì? Bố cục của bài văn tả cảnh gồm những phần nào?
- Về nhà đọc bài, trả lời các câu hỏi chuẩn bị giờ sau: Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. Về nhà viết bài tập làm văn số 5: Đề bài: Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn.
Ngày soạn : 23/ 2/ 2011
Ngày giảng: 25 – 26/ 2/ 2011
 Ngữ văn tiết 89 - 90
Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm được những yêu cầu cần đạt đối với việc luyện nói.
- ôn luyện lại những kiến thức đã học về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
2. Kĩ năng
- Biết sắp xếp các ý theo một trình tự hợp lí.
- Đưa các hình ảnh có phép tu từ so sánh vào bài nói.
- Nói trước tập thể lớp một cách rõ ràng, mạch lạc, biểu cảm, nói đúng nội dung, tác phong tự nhiên.
3. Thái độ
	Có thái độ tích cực, tự giác, tự tin trước tập thể.
II. Cỏc kĩ năng sống được giỏo dục trong bài
	Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm xử lí thông tin, giao tiếp ứng xử...
III. Đồ dùng
1. Giáo viên: Bảng phụ.
2. Học sinh: Vở bài soạn.
IV. Phương phỏp, kĩ thuật dạy học: 
	Kĩ thuật động não, thảo luận, trình bày 1 phút, cặp đôi chia sẻ, thực hành có hướng dẫn.
V. Tổ chức hoạt động
1. ổn định đầu giờ: 1 phút.
2. Kiểm tra đầu giờ: kết hợp trong giờ.
3. Bài mới
* Khởi động:1 phút.
GV: Trong buổi học trước chúng ta đã được tìm hiểu một số kiến thức, kĩ năng về văn miêu tả. Trong buổi học hôm nay, chúng ta cùng nhau đi vào ôn luyện lại những kiến thức, kĩ năng đó.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu bài học: 10 phút.
Mục tiêu: HS: Nắm được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luyện nói, yêu cầu của giờ học.
GV: Em hãy cho biết tầm quan trọng của việc luyện nói.
HS: Trình bày.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Nêu yêu cầu của giờ học, giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị thực hành.
HS: Chú ý lắng nghe và làm theo hướng dẫn yêu cầu của giáo viên.
GV: Em hãy nhắc lại vai trò của các yếu tố quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
HS: Nhắc lại theo yêu cầu.
GV: Nhận xét bổ sung.
I. Tìm hiểu bài học
* Hoạt động 2: Luyện nói trên lớp: 75 phút.
Mục tiêu: Biết cách trình bày và diễn đạt một vấn đề bằng miệng trước tập thể, có thái độ theo yêu cầu của bài học.
GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 1, thảo luận lập dàn ý để trình bày ý kiến của mình trước lớp theo các câu hỏi trong SGK.
HS: Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.
GV: Yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày dàn ý, các nhóm khác nhận xét chéo.
HS: Các nhóm làm theo yêu cầu.
GV: Nhận xét bổ sung.
Hết tiết 89 chuyển 90
GV: Yêu cầu HS lập dàn ý vào vở nháp những nội dung cần trình bày để mọi người hình dung được các đặc điểm nổi bật về người anh (chị) của mình.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Yêu cầu HS kể trước lớp.
HS: Kể theo yêu cầu của giáo viên.
GV: Nhận xét bổ sung.
GV: Yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn miêu tả một đêm trăng theo gợi ý của SGK.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Yêu cầu HS trình bày dàn ý của bài văn miêu tả theo gợi ý.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Yêu cầu HS dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn trong klớp về đêm trăng ấy.
HS: Làm theo yêu cầu.
GV: Nhận xét bổ sung.
II. Luyện nói trên lớp
1. Bài tập 1
a. Nhân vật Kiều Phương
- Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ
lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh
- Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng tài năng
b. Nhân vật người anh
- Hình dáng: không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn: gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa.
- Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi.
- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh thể hiện bản chất và tính cách của người anh qua cái nhiàn trong sáng, nhân hậu của người em.
2. Bài tập 2
3. Bài tập 3
a, Mở bài: Đó là đêm trăng như thế nào?
b, Thân bài
- Những nét đặc sắc, tiêu biểu của đêm trăng.
- So sánh những hình ảnh của đêm trăng.
c, Kết bài: Cảm nhận chung.
4. Bài tập về nhà: Bài tập 4.
4. Tổng kết và hướng dẫn học sinh học ở nhà: 3 phút.
- Nhắc lại vai trò của quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài giờ sau: Phương pháp tả người.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 nam hoc 2011.doc