Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Trọn bộ cả năm)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Trọn bộ cả năm)

A. Mục tiêu cần đạt:

 - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.

 - Bước đầu rèn luyện kỹ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể được truyện.

 - Giáo dục ý thức tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc, biết ơn Vua Hùng có công dựng nước.

B. Chuẩn bị: * GV: Tranh truyện bánh chưng bánh giầy.

 * HS: Đọc soạn bài theo HD SGK

C. Tiến trình bài dạy:

 1. Ổn định lớp

 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Kể truyện con Rồng , cháu Tiên.

 2. Nêu ý nghĩa của truyện

 GV Treo bảng phụ BT3: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu nhận định đúng về truyền thuyết?

A. Những câu chuyện hoang đường

B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.

C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong truyện .

D. Cuộc sống hiện thực được kể một cách NT.

 * Đáp án : B.

 3. Bài mới

Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta , con cháu Vua Hùng từ miền xuôi đến miền ngược lại nô nức, hồ hởi chở lá rong, xay đỗ, gói gạo, giã bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quý, tự hào nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy “ . Vậy bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta .

 

doc 368 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 392Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2010-2011 (Trọn bộ cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 20/08/2010	
 Tiết 1:	 Văn bản	Con rồng - Cháu tiên
 ( Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt :
 - Giúp HS hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết. Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng - cháu Tiên.
 - Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện. Kể được truyện.
 - Giáo dục lòng tự hào về nguồn gốc dân tộc và truyền thống văn hoá lâu đời của người Việt Nam.
B. Chuẩn bị:	
 GV: Tranh Con rồng cháu tiên
 HS: Đọc , soạn bài theo câu hỏi SGK
C. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp :
 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 3. Giảng bài mới :
 Truyền thuyết là một thể lọai văn học dân gian được nhân dân ta từ bao đời ưa thích. Một trong những truyền thuyết tiêu biểu, mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các Vua Hùng đó là truyện “ Con Rồng, cháu Tiên " . Vậy nội dung ý nghĩa của truyện là gì ? Tiết học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều ấy ? 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thỳc
- GV yêu cầu HS đọc chú thích dấu (*) SGK.
Truyền thuyết là một thể loại văn học ntn? Có đặc điểm gì?
- HS dựa chú thích trả lời.
- GV lưu ý HS tính truyền miệng, nhân vật và sự kiện lịch sử yếu tố tưởng tượng kì ảo.
- GV đọc mẫu.
? em có nhận xét gì về giọng đọc?
- GV yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp nhau.
- HS dựa vào tranh tóm tắt các sự việc chính của truyện theo thứ tự trước sau.
- Giáo viên tóm tắt truyện:
 ? giải thích nghĩa của từ “Tinh” trong các từ “mộc tinh”, “Sơn tinh”, “thuỷ tinh”.
HS dựa SGK trả lời.
 ? theo em truyện có thể chia làm mấy phần? Nêu rõ nội dung từng phần? 
- HS trả lời và học sinh khác nhận xét.
- GV đưa ra đáp án: Bố cục truyện: 3 phần .
Đ1: từ đầu đến cung điện Long Trang.
 àLạc Long Quân và Âu Cơ lên duyên vợ chồng.
Đ2: Tiếp đến lên đường.
 àÂu Cơ sinh bọc trăm trứng nở thành trăm con, 2 người chia tay.
Đ3: Còn lại: à nguồn gốc dân tộc.
- Giới thiệu bức tranh con Rồng cháu tiên.
- HS dựa vào tranh tóm tắt các sự việc chính của truyện theo thứ tự trước sau.
 ? Tìm những chi tiết thể hiện tính chất lớn lao kì lạ đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng của 2 nhân vật Lạc Long Quân và Âu Cơ?
 - HS dựa SGK trả lời.
 ? Nhận xét về nguồn gốc, hình dạng, tài năng của Lạc Long Quân và Âu cơ?
- HS trả lời - GV nhận xét chốt và ghi bảng.
 ? Các chi tiết kì lạ của truyện là những chi tiết tưởng tượng vậy chi tiết tưởng tượng kì ảo này có vai trò gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
- GV giảng: Tưởng tượng kì ảo là những chi tiết không có thật được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định ( VD: tô đậm tính chất lớn lao đẹp đẽ của nhân vật lịch sử) ở đây yếu tố tưởng tượng làm tăng tính thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc, tăng lòng tự hào tôn kính tổ tiên dân tộc mình).
- GV phát phiếu học tập - HS thảo luận nhóm.
 ? Vì sao tác giả dân gian lại để cho Lạc Long Quân có nguồn gốc nòi Rồng và Âu Cơ thuộc họ thần nông ( tiên) khi xây dựng câu chuyện này?
- HS suy nghĩ trả lời.
 ? Hình ảnh bọc trăm trứng có ý nghĩa gì?
- HS suy nghĩ trả lời.
 ? Từ hình ảnh bọc trăm trứng nở thành trăm con đến việc chia tay và lời hẹn khi có việc thì giúp đỡ nhau em có suy nghĩ như thế nào?
- GV bình: Từ nguồn gốc của các nhân vật trong truyện truyện muốn giải thích suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc dòng giống Tiên Rồng rất đẹp, rất cao quý linh thiêng. Hình ảnh bọc trăm trứng biểu hiện ý nguyện thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
 ? Giải nghĩa từ Đồng bào?
HS đọc ghi nhớ SGK.
 ? Câu nói nào của Bác nhắc nhở chúng ta nhớ đến công ơn các Vua Hùng?
 ? Em biết những truyện nào giải thích nguồn gốc dân tộc Việt.
GV mở rộng: Sự giống nhau về nội dung truyện khẳng định sự gần gũi về nguồn gốc và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc.
I. Tìm hiểu chung 
* Khái niệm truyền thuyết:
- Là một loại truyện dân gian kể về nhân vật sự kiện liên quan đến lịch sử quá khứ. Thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
II. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc, kể tóm tắt
* Tóm tắt:
2. Tìm hiểu chú thích
3. Tìm hiểu bố cục 
* Bố cục: 3 phần.
II. Phân tích:
1. Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Nguồn gốc: cao quý.
- Hình dạng và tài năng: lớn lao, kì lạ, đẹp đẽ.
- Kết duyên kì lạ: Rồng và Tiên.
--> Vai trò : Tô đậm tính chất kỳ lạ ,lớn lao đẹp đẽ nhân vật, thần kỳ hoá linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc gây cho người đọc sự tôn kính,tự hào về tổ tiên dân tộc mìnhvà tăng sức hấp dẫn cho người đọc.
b. ý nghĩa truyện.
- Giải thích,suy tôn nguồn gốc cao quí thiêng liêng của người Việt.Thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc, dòng giống Tiên Rồng rất đẹp, cao quý thiêng liêng của mình.
- Biểu hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta.
Người Việt Nam miền xuôi hay ngược đều chung một cội nguồn.
III. Tổng kết- Ghi nhớ ( SGK) 
 */ Luyện tập :
- Câu nói: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
- Truyện : Quả trứng to nở......
 Quả bầu mẹ
 4. Củng cố : 1. Nhắc lại KN truyền thuyết?
 2. ý nghĩa truyện? Bức tranh minh hoạ cho sự việc nào của truyện.
 5. Về nhà : - Xem lại nội dung bài học. Soạn bài bánh trưng- bánh giầy
Ngày soạn : 20/8/2010
 Tiết 2:	 Văn bản	 bánh chưng , bánh giầy
 ( Hướng dẫn đọc thêm) 
 ( Truyền thuyết)
A. Mục tiêu cần đạt:	
 - Giúp HS hiểu được ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng bánh giầy. Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện.
 - Bước đầu rèn luyện kỹ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể được truyện.
 - Giáo dục ý thức tự hào về truyền thống cao đẹp của dân tộc, biết ơn Vua Hùng có công dựng nước.
B. Chuẩn bị:	 * GV: Tranh truyện bánh chưng bánh giầy.
 * HS: Đọc soạn bài theo HD SGK
C. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định lớp 
 2. Kiểm tra bài cũ : 1. Kể truyện con Rồng , cháu Tiên.
 2. Nêu ý nghĩa của truyện
 GV Treo bảng phụ BT3: Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu nhận định đúng về truyền thuyết?
A. Những câu chuyện hoang đường 
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong truyện .
D. Cuộc sống hiện thực được kể một cách NT.
 * Đáp án : B.
 3. Bài mới 
Hằng năm, mỗi khi xuân về, tết đến, nhân dân ta , con cháu Vua Hùng từ miền xuôi đến miền ngược lại nô nức, hồ hởi chở lá rong, xay đỗ, gói gạo, giã bánh. Quang cảnh ấy làm cho ta thêm yêu quý, tự hào nền văn hoá cổ truyền của dân tộc và như làm sống lại truyền thuyết “ Bánh chưng , bánh giầy “ . Vậy bài hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về ý nghĩa của tục làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc ta . 
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung kiến thỳc
- GV đọc mẫu
 ? Nhận xét về giọng đọc?
- GV hướng dẫn cách đọc và yêu cầu 3 HS đọc nỗi tiếp nhau.
- GV giới thiệu bức tranh minh hoạ truyện BC - BG.
-Yêu cầu HS tóm tắt truyện theo tranh.
- GV tóm tắt truyện:
- HS đọc các chú thích 3-5-6-9.
H? Hãy chỉ ra bố cục truyện và nêu nội dung từng phần?
- Yêu cầu HS trả lời và nhận xét 
- GV đưa ra đáp án: bố cục truyện gồm 3 phần:
 Đ1: Từ đầu đến chứng giám.
 à Hùng Vương chọn người nối ngôi.
 Đ2: Tiếp đến “Hình tròn”
 à-Lang Liêu được thần mách bảo cách làm bánh.
 Đ3: Còn lại:à Lang Liêu được nối ngôi.
 ? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
 ? ý định của Vua khi truyền ngôi là gì? Cách thức như thế nào?
 ? Vì sao trong truyện các con của Vua chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
 ? Theo em thần ở đây là ai? Tượng trưng cho ai?
 (HS suy nghĩ trả lời)
GV giảng: Thần ở đây chính là nhân dân, tượng trưng cho nhân dân: Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng hạt gạo của trời đất và cũng là kết quả công sức của con người, cái nuôi sống mình,cái mình làm ra được
 -->Chỉ có Lang Liêu hiểu được điều này, chàng được thần giúp đỡ là xứng đáng.
 ? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế trời đất?
GV giảng: với ý nghĩa như vậy nên bánh của Lang Liêu trở thành lễ vật lễ trời đất, lễ tiên vương. Vì thế Lang Liêu được chọn làm người nối ngôi. ý nghĩa của hai thứ bánh đã chứng tỏ tài đức của người có thể nối được chí vua. Đem cái quý nhất trong trời đất do chính bàn tay con người làm ra tiến cúng Tiên Vương dâng vua cha thì đúng là tài năng thông minh, có lòng hiếu thảo trân trọng người sinh thành ra mình.
 ? Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có ý nghĩa gì?
- HS đọc ghi nhớ ( SGK).
- GV nhấn mạnh lại.
H? Phong tục làm bánh trưng, bánh giầy ngày tết của nhân ta có ý nghĩa gì?
- Đề cao nghề nông, sự thờ kính tổ tiên đất trời.
- Xây dựng phong tục tập quán từ những điều giản dị mà rất thiêng liêng giàu ý nghĩa.
- Ngày tết gói bánh chưng - bánh giầy là nét văn hoá truyền thống của dân tộc.
H ? Học xong truyện này em thích nhất chi tiết nào? Kể lại sự việc trong tranh minh hoạ.
I. Tiếp xúc văn bản
1. Đọc ,kể tóm tắt
 * Đọc
 * Tóm tắt
2.Tìm hiểu chú thích
3. Bố cục
* Bố cục : 3 phần
II.Phân tích: 
1. Vua Hùng và cách chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh đất nước thanh bình,Vua đã già muốn truyền ngôi cho con.
- Yêu cầu: người nối ngôi phải nối được chí vua không nhất thiết là con trưởng.
 - Hình thức: 
 -Dâng lễ cúng Tiên Vương
 Mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử người tài.
 - Ai giải được câu đố, làm vừa ý vua sễ được truyền ngôi.
2. Nhân vật Lang Liêu
- Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
- Tuy là con vua nhưng từ khi lớn lên ở riêng chỉ chăm lo việc đồng áng --> Rất gần gũi với dân thường.
- Lang Liêu sáng tạo ra hai thứ bánh.
--> Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế vì đó là sản phẩm của nhà nông do chính con người làm ra--> đề cao lao động nông nghiệp.
- Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu sa (tượng trưng cho trời đất muôn loài)
3. ý nghĩa của truyện
- giải thích nguồn gốc bánh chưng- bánh giầy.
- Đề cao lao động, đề cao nghề nông.Thể hiện bản sắc văn hoá dân tộc,truyền thống đạo đức cao quý nhớ về Tổ tiên khi tết đến xuân về.
- Thể hiện phong tuc tập quán làm bánh trưng bánh giầy vào ngày tết của dân tộc ta.
III. Tổng kết- Ghi nhớ ( SGK ) 
 */ Luyện tập 
Bài 1: 
- ý nghĩa của phong tục.
Bài 2: Thảo luận.
4. Củng cố: 
 1. Nêu những chi tiết thể hiện yếu tố lịch sử trong truyện?
 2. Nhắc lại ý nghĩa của truyền thuyết.
 5.Về nhà 
 Xem lại nội dung bài.
 Soạn bài: Thánh gióng.
Ngày soạn : 21/8/2010
 Tiết 3 : Tiếng Việt	 Từ và cấu tạo của từ tiếng việt	
A. Mục tiêu:	
 - Giúp HS hiểu được thế nào là từ, đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.
Cụ thể hiểu: - Khái niệm về từ
	- Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng).
	- Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ ghép, từ l ... út ra bài học cho bản thân ( Xen giữa kể và tả gây xúc động cho người đọc)
II. Học sinh viết bài:
- GV cho học sinh viết phần thân bài tại lớp
4. Củng cố:
 - Hệ thống lại toàn bộ kiến thức
5. HDVN:
 Ôn tập để giờ sau kiểm tra học kỳ II
 Ngàysoạn: 5/5/2012 
 Tiết 137 + 138: Kiểm tra tổng hợp cuối năm
A. Mục tiêu cần đạt:
- Bài kiểm tra nhằm tập trung đánh giá một cách toàn diện những kiến thức và kỹ năng của môn Ngữ văn theo hướng tích hợp cả ba phân môn: Văn - Tiếng Việt - Tập làm văn. Qua đó giáo viên đánh giá được kết quả học tập của học sinh, học sinh có điều kiện tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình để có phương hướng học tập tốt hơn.
- Rèn kỹ năng làm bài kiểm tra, vận dụng lý thuyết vào thực hành
- Giáo dục ý thức làm bài nghiêm túc, tích cực làm bài.
B. Chuẩn bị:
 *GV: Hướng dẫn, ôn luyện về phương pháp và kiến thức
 * HS: Tự ôn luyện, làm quen với các đề kiểm tra tổng hợp cuối năm
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Giảng bài mới:
I.Ma trận đề:
trận đề
ND kiểm tra, Chủ đề - Mục tiêu cần đạt
Cấp độ tư duy
TS câu
 Điểm
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Vận dụng thấp 
Vận dụng cao
Thành phần câu
Nhận diện được thanh phần chính của câu
Số câu:1
Số điểm:0,5
tỉ lệ:5%
Số câu:1
Số điểm:0,5
tỉ lệ:5%
Số câu:2
Số điểm:1
tỉ lệ:10% 
Số câu:1
Số điểm:3
tỉ lệ:30% 
Tổng cộng
Số câu:2
Số điểm:1
tỉ lệ:10%
Số câu:1
Số điểm:0,5
tỉ lệ:5%
Số câu:1
Số điểm:0,5
tỉ lệ:5%
Số câu:2
Số điểm:8
tỉ lệ:80%
Số câu:6
Số điểm:10
tỉ lệ:100%
II. Đề bài:
Câu 1 ( 2 điểm): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau?
 a. Năm 1945, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
 b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình, mái chùa cổ kính.
Câu 2 ( 3điểm): Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ" Minh Huệ lại viết:
 Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh
Câu 3 (5 điểm): Em đã từng gặp ông Tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông Tiên theo trí tưởng tượng của em.
III. Đáp án và biểu điểm
Câu 1 (2 điểm): Học sinh phải xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
 a. Năm 1945, cầu/ được đổi tên thành cầu Long Biên.
 TN CN VN
 b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính. 
 TN VN CN
Câu 2 ( 3 điểm): Học sinh hiểu và chỉ ra được những ý cơ bản sau:
- Phần cuối bài thơ, Minh Huệ giải thích lý do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị, sâu sắc (0,5điểm).
- Cái đêm Bác không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác (0,5 điểm).
- Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta (1điểm).
- Đó là lẽ sống " nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu (1điểm).
Câu 3 ( 5 điểm): 
 a. yêu cầu hình thức ( 1 điểm): 
- Học sinh vận dụng kiến thức văn miêu tả để viết bài văn miêu tả sáng tạo. Trình bày theo bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, sử dụng từ ngữ trong sáng, đúng chính tả. Kết hợp linh hoạt giữa kể và miêu tả. 
 b. Yêu cầu nội dung ( 4 điểm): Học sinh trình bày cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được hình ảnh ông Tiên (ông Bụt) trong truyện nào? (0,5 điểm)
- Ông Tiên xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)
- Tả được các đặc điểm của ông Tiên theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: 
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình ( 1 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về trang phục (0,5 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động, cử chỉ (0,5 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về lời nói (0,5 điểm)
- Nêu suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình khi gặp ông Tiên (0,5 điểm)
 * Lưu ý:
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết không đảm bảo bố cục bài văn tả người là 2 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi chính tả: 1 điểm
- Điểm trừ tối đa đối với bài viết mắc nhiều lỗi diễn đạt: 1 điểm.
Ngàysoạn: 
 Tiết 139: trả bài kiểm tra tổng hợp 
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, khuyết điểm của bài kiểm tra tổng hợp cuối năm, từ đó để có ý thức ôn tập bồi dưỡng trong hè.
- Rèn kỹ năng phân tích đề, cách trình bày bài kiểm tra tổng hợp.
- Giáo dục ý thức tự giác học tập
B. Chuẩn bị:
 *GV: Chấm bài, tập hợp lỗi
 *HS: Ôn tập lại kiến thức 
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Giảng bài mới:
I. Đáp án - Biểu điểm:
A. Trắc nghiệm khách quan ( 2 điểm): Mỗi câu trả lời đúng học sinh được 0,25 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
C
A
C
B
A
B
C
D
B. Tự luận (8 điểm):
Câu 1 (1 điểm): Học sinh phải xác định đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu. Mỗi câu đúng được 0,5 điểm
 a. Năm 1945, cầu/ được đổi tên thành cầu Long Biên.
 TN CN VN
 b. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng/ mái đình, mái chùa cổ kính. 
 TN VN CN
Câu 2 ( 2 điểm): Học sinh hiểu và chỉ ra được những ý cơ bản sau:
- Phần cuối bài thơ, Minh Huệ giải thích lý do đêm nay Bác không ngủ một cách giản dị, sâu sắc (0,5 điểm).
- Cái đêm Bác không ngủ miêu tả trong bài thơ chỉ là một đêm trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác (0,5 điểm).
- Việc Bác không ngủ vì lo việc nước và thương bộ đội, dân công đã là một "lẽ thường tình" của cuộc đời Bác, vì Bác là Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ của dân tộc và người cha thân yêu của quân đội ta (0,5 điểm).
- Đó là lẽ sống " nâng niu tất cả chỉ quên mình" của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu (0,5 điểm).
Câu 3 ( 5 điểm): 
 a. yêu cầu hình thức ( 1 điểm): 
- Học sinh vận dụng kiến thức văn miêu tả để viết bài văn miêu tả sáng tạo. Trình bày theo bố cục 3 phần, diễn đạt trôi chảy, lưu loát, sử dụng từ ngữ trong sáng, đúng chính tả. Kết hợp linh hoạt giữa kể và miêu tả. 
 b. Yêu cầu nội dung ( 4 điểm): Học sinh trình bày cần đảm bảo các ý sau:
- Giới thiệu được hình ảnh ông Tiên (ông Bụt) trong truyện nào? (0,5 điểm)
- Ông Tiên xuất hiện trong hoàn cảnh nào? (0,5 điểm)
- Tả được các đặc điểm của ông Tiên theo một trình tự hợp lý trên các phương diện: 
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình ( 1 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về trang phục (0,5 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về hành động, cử chỉ (0,5 điểm)
 + Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về lời nói (0,5 điểm)
- Nêu suy nghĩ, tình cảm, ấn tượng của mình khi gặp ông Tiên (0,5 điểm)
II. Nhận xét ưu - khuyết điểm:
1. Ưu điểm:
- Học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề bài, bài viết rõ ràng, có đủ bố cục 3 phần 
- Một số bài viết miêu tả, tưởng tượng tốt
2. Tồn tại:
- Một số học sinh chưa đọc kỹ, chưa nghiên cứu kỹ đề đề bài nên chưa trả lời đúng yêu cầu của đề
- Một số học sinh chưa biết cách trình bày, phân tích cấu tạo ngữ pháp, bố cục của một bài văn
- Nhiều em bài viết quá sơ sài, chưa đi sâu khai thác, tưởng tượng để miêu tả ông Tiên trong truyện cổ tích.
- Nhiều em diễn đạt chưa lưu loát, câu văn chưa hoàn chỉnh, chưa đúng nghĩa.
- Trình bày các ý chưa hợp lý, thiếu ý, bài viết còn mắc nhiều lỗi chính tả, gạch xóa nhiều, chữ viết xấu, cẩu thả
III. Chữa lỗi:
- Chữa lỗi diễn đạt
- Chữa lỗi chính tả
- Chữa lỗi dùng từ. đặt câu
IV. Kết quả:
- Điểm giỏi: 3 = 3,7%
- Điểm khá: 16 = 19,8%
- Điểm TB: 45 = 55,6%
- Điểm yếu: 17 = 21%
V. Đọc bài mẫu:
- Nguyễn Phương Linh 6A
- Lê Thị Nhạn 6B
4. Củng cố:
 - GV gọi điểm, lấy điểm vào sổ
 - GV khái quát lại phương pháp làm một bài kiểm tra tổng hợp môn Ngữ văn
5. HDVN:
 - Học bài, ôn tập toàn bộ chương trình
Ngàysoạn: 
 Tiết 140: Chương trình ngữ văn địa phương
A. Mục tiêu cần đạt:
 - Giúp học sinh hiểu biết thêm về vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình.
 - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương. Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng. Trình bày trước tập thể lớp.
 - Giáo dục ý thức học tập và tình yêu đất nước
B. Chuẩn bị:
 * GV: Soạn bài, tài liệu tham khảo
 *HS: Chuẩn bị bài ở nhà
C. Tiến trình bài dạy:
1. Tổ chức lớp:
2. Kiểm tra Bài cũ: Xen kẽ trong giờ
3. Giảng bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
? Em đã học những văn bản nào giới thiệu về những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hoặc vấn đề bảo vệ môi trường trong SGK lớp 6?
? Kể tên những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở địa phương?
HS tự tìm hiểu
HS trình bày theo nhóm, trong nhóm cùng trao đổi và lựa chọn nội dung độc đáo nhất sẽ trình bày
Đại diện HS từng nhóm trình bày bài viết của mình
I. Chuẩn bị ở nhà:
1. Những văn bản giới thiệu về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và bảo vệ môi trường:
- Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử
- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
- Động Phong Nha
à Sưu tầm một số văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử đó, tham khảo để viết lời giới thiệu hoặc miêu tả vẻ đẹp của di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh đó)
2. Những danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử:
- Đền Lăng Xương (Trung Nghĩa)
- Đền Hùng (Xã Hy Cương - Lâm Thao - Phú Thọ)
à Quan sát thực tế, tìm hiểu, ghi chép những tri thức khách quan về di tích, thắng cảnh ở địa phương trên các phương diện: Tên gọi, vị trí địa lý, nguồn gốc lịch sử, vẻ đẹp, ý nghĩa lịch sử, giá trị kinh tế, du lịch
3. Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc giữ gìn môi trường ở quê hương em:
II. Hoạt động trên lớp:
1. Trình bày trước lớp:
- Giới thiệu về di tích hoặc danh lam thắng cảnh đã xác định
- Trình bày văn bản đã sưu tầm hoặc đọc bài văn đã viết về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh
VD: - Di tích đền Lăng Xương (Trung Nghĩa)
 - Di tích lịch sử Đền Hùng (Lâm Thao)
2. Tìm hiểu về môi trường:
- Trao đổi trong nhóm những nội dung đã chuẩn bị
- Chọn nội dung tiêu biểu nhất để trình bày
- Trình bày trước lớp:
 + Môi trường xung quanh ở địa phương em có xanh, sạch đẹp hay không (Ao, hồ, biển cả, rừng núi, sông ngòi, đường phố, xóm làng, nếp sống, thói quen)
 + Có những yếu tố nào về môi trường đang bị vi phạm?
 + Địa phương và trường em có những chủ trương, kế hoạch gì nhằm bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.
III. Tổng kết:
Giáo viên tổng kết, đánh giá chung về sự chuẩn bị của học sinh từng nhóm
4. Củng cố:
 - Giáo viên khái quát lại toàn bài
5. HDVN:
 - Ôn tập toàn bộ chương trình Ngữ văn lớp 6
D. Rút kinh nghiệm :
 Kết thúc chương trình Ngữ văn 6

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ngu van 6(8).doc