Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Bản đẹp

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Bản đẹp

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

1. Kiến thức.

- Học sinh trình bày được ý nghĩa tiếng khèn trong đời sống của người dân tộc H' mông và những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện.

3. Thái độ.

- Giáo dục lòng dũng cảm, tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống và niềm tự hào về nét đẹp văn hoá dân tộc.

B. CHUẨN BỊ.

1. Thầy: SGK, giáo án, tài liệu nâng cao.

2. Trò: soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. PHƯƠNG PHÁP:

- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp, đọc diễn cảm, bình giảng, tái hiện.

D. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

1. Ổn định tổ chức. 1' 6A1: 6A2: 6A3:

2. Kiểm tra: 5'

? Nhân vật Gia Ba Sử là người như thế nào?

- Là người H mông khoẻ mạnh, hiền lành, siêng năng, hát hay và thổi kèn rất tài.

-> chàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất của người dân tộc Hmông.

- Cuộc sống gia đình hoà thuận, hạnh phúc, thấm đẫm tình yêu đời.

-> Gia Ba Sử rất yêu vợ, quyết tâm, thông minh, sáng tạo, dùng tiếng khèn để tìm ra nơi ở của Y Dơn.

- Dũng cảm và tài năng diệt trừ hổ ác cứu được vợ.

 

doc 252 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 571Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II năm học 2010-2011 - Bản đẹp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8Soạn:1.1.2010
Giảng: 6A1: 6A2, 6A3:4.1.2010
Chương trình địa phương phần văn và tập làm văn
Tiết:73 Văn bản:
Tiếng khèn của Gia Ba Sử
Truyện cổ dân tộc H' mông
A. Mục Tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Nắm được nội dung truyện, đặc điểm nhân vật Gia Ba Sử.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng dũng cảm, tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống và niềm tự hào về nét đẹp văn hoá dân tộc.
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: SGK, giáo án, tài liệu nâng cao.
2. Trò: soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Phương pháp:
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp, đọc diễn cảm, bình giảng, tái hiện.
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức. 1' 6A1: 6A2: 6A3:
2. Kiểm tra: 5'
? Kể lại truyện " Động Mường Vi" và nêu ý nghĩa truyện?
- Giáo dục lòng trung thực, tinh thần trách nhiệm bảo vệ của công.
- Lòng hăng say, ý thức lòng lao động.
- Giải thích tập tục cúng lễ vào dịp tết nguyên đán để cầu xin mưa thuật gió hoà.
- Giải thích sự màu mỡ của đất đai Mường Vi.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nôị dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Giới thiệu bài mới.
- Cách tiến hành:
 Như chúng ta đã biết, truyện cổ dân gian thể hiện ước mơ, khát vọng của con người. Song mỗi truyện dân gian của các dân tộc khác nhau lại có những mơ ước riêng bắt nguồn từ nét văn hoá, tập quán của họ. Vậy người H'mông có ước mơ gì? Chúng ta sẽ tìm hiểu qua một văn bản của Lý Seo Chúng kể lại "Tiếng khèn của Gia Ba Sử".
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- Mục tiêu: Đọc diễn cảm, kể truyện, phân tích nội dung ý nghĩa và nắm được những nét đặc sắc nghệ thuật.
- Cách tiến hành:
Giáo viên hướng dẫn đọc, đọc mẫu.
Học sinh đọc văn bản.
Kể tóm tắt nội dung văn bản (2 em).
? Giải thích nghĩa của từ khèn?
- Là một loại nhạc cụ của người Hmông gồm các ống trúc nhỏ ghép lại với nhau, được thổi bằng hơi. Thường được dùng trong ngày lễ hội, tỏ tình hoặc các đám cưới xin.
? Côn là gì?
Học sinh đọc các chú thích còn lại SGK.
Văn bản có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
- Gia Ba Sử, Y Dơn, hổ xám, mẹ Gia Ba Sử.
Nhân vật chính là Gia Ba Sử.
Học sinh chú ý đoạn đầu của văn bản.
? Tác giả đã giới thiệu nhân vật Gia Ba Sử qua những chi tiết nào?
- Là người H'mông, khoẻ mạnh, hiền lành, siêng năng, hát hay, thổi khèn giỏi.
? Nhận xét về cách giới thiệu nhân vật?
- Giới thiệu khái quát, ngắn gọn những phẩm chất của nhân vật bằng phương pháp liệt kê.
-> gần giống với phần mở bài trong bài văn tự sự.
? Em nhận xét gì về nhân vật này?
? Cuộc sống của chàng được giới thiệu bằng những chi tiết nào? Đó là cuộc sống ra sao?
- Chàng có một mẹ già, họ sống với nhau rất hoà thuậ, hàng ngày hai vợ chồng đi làm rẫy, tối về rảnh rỗi lấy khèn ra thổi. Tiếng khèn làm cuộc sống của họ thêm đầm ấm.
Giáo viên: Nhưng rồi cuộc sống của họ đã bị tan đàn, xẻ nghé khi Y Dơn bị hổ xám bắt đi. Gia Ba Sử đã làm gì để cứu Y Dơn?
- Luyện kiếm, vút côn cho đến khi tay côn đã thạo, lưới kiếm đã bén mới thôi.
- Băng rừng, lội suối, ngủ hốc cây hang đá, quyết đi tìm hổ xám cứu vợ.
? Qua hành động em thấy tình cảm Gia Ba Sử dành cho vợ như thế nào?
? Chàng thường làm gì để tìm thấy Y Dơn?
- Mỗi khi đến của hang nào chàng thường đem khèn ra thổi để may ra Y Dơn còn sống sẽ nhận ra.
-> Những chi tiết đó cho thấy chàng rất thông minh, sáng tạo và có ý chí quyết tâm cao.
Học sinh chú ý đoạn: "Gia Ba Sử đứng sát con hổ hung ác". Cuộc giao chiến giữa con hổ và Gia Ba Sử được tái hiện qua chi tiết nào?
Hổ xám
Gia Ba Sử
- gầm thét, giương cặp mắt, nhe nanh lao tới.
- vung kiếm chém vào bụng, vào chân con hổ hung ác, kết liễu đời nó.
? Nhận xét cách dùng từ, nghệ thuật sử dụng? Tác dụng?
2'
33'
I. Đọc - Thảo luận chú thích.
1. Đọc- Kể.
2. Thảo luận chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Gia Ba Sử.
- Là người Hmông khoẻ mạnh, hiền lành, siêng năng, hát hay và thổi kèn rất tài.
-> chàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất của người dân tộc Hmông.
- Cuộc sống gia đình hoà thuận, hạnh phúc, thấm đẫm tình yêu đời.
* Gia Ba Sử diệt hổ xám cứu Y Dơn.
-> Gia Ba Sử rất yêu vợ, quyết tâm cứu vợ dù phải trải qua nhiều khó khăn, nguy hiểm.
- Thông minh, sáng tạo, dùng tiếng khèn để tìm ra nơi ở của Y Dơn.
- Sử dụng một loạt các động từ, kết hợp tả, kể-> sự việc trở nên sống động tạo sự lôi cuốn cho câu chuyện-> bộc lộ lòng dũng cảm và tài năng của Gia Ba Sử.
4. Củng cố: Không
5. Hướng dẫn học ở nhà: 4
- Bài cũ: Học bài, nắm được nội dung phân tích, những yếu tố nghệ thuật nội dung chính của truyện.
- Bài mới: Soạn phần còn lại và đọc thêm văn bản "sự tích dốc Trung Đô", tìm ý nghĩa truyện.
Soạn:1.1.2010
Giảng: 6A1: 6A2: 6A3:4.1.2010
Tiết: 74 Văn bản:
Tiếng khèn của Gia Ba Sử (T)
Truyện cổ dân tộc H' mông
A. Mục Tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
- Học sinh trình bày được ý nghĩa tiếng khèn trong đời sống của người dân tộc H' mông và những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng đọc, kể, phân tích truyện.
3. Thái độ.
- Giáo dục lòng dũng cảm, tình yêu thương con người, tình yêu cuộc sống và niềm tự hào về nét đẹp văn hoá dân tộc.
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: SGK, giáo án, tài liệu nâng cao.
2. Trò: soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Phương pháp:
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp, đọc diễn cảm, bình giảng, tái hiện.
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức. 1' 6A1: 6A2: 6A3:
2. Kiểm tra: 5'
? Nhân vật Gia Ba Sử là người như thế nào?
- Là người H mông khoẻ mạnh, hiền lành, siêng năng, hát hay và thổi kèn rất tài.
-> chàng hội tụ những phẩm chất tốt đẹp nhất của người dân tộc Hmông.
- Cuộc sống gia đình hoà thuận, hạnh phúc, thấm đẫm tình yêu đời.
-> Gia Ba Sử rất yêu vợ, quyết tâm, thông minh, sáng tạo, dùng tiếng khèn để tìm ra nơi ở của Y Dơn.
- Dũng cảm và tài năng diệt trừ hổ ác cứu được vợ.
3.Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nôị dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: Giới thiệu bài mới.
- Cách tiến hành:
 Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về nhân vật Gia Ba Sử và biết được chàng là một người rất tài năng, yêu vợ, thương mẹ và dũng cảm phi thường. Phẩm chất của Y Dơn cũng là những phẩm chất tốt đẹp của người dân tộc Hmông Lào Cai. Nhưng truyện không chỉ nhằm ca ngợi con người mà còn mang đến cho ta một nhận thức mới về âm nhạc. Để biết được điều này chúng ta hãy cùng tìm hiểu tiếp về tiếng khèn của Gia Ba Sử nhé!
Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản.
- Mục tiêu:Trình bày ý nghĩa tiếng khèn trong truyện và từ đó suy ra ý nghĩa tiếng khèn trong đời sống của người dân tộc Hmông.
- Cách tiến hành:
? Tìm những chi tiết trong truyện nói về tiếng khèn?
- Tiếng khèn làm bao người ngẩn ngơ, say mê.
- Tiếng khèn làm cho chàng đỡ mệt.
- Tiếng khèn làm cho cuộc sống yên vui, hạnh phúc.
? ý nghĩa tiếng khèn được thể hiện rõ nhất qua chi tiết nào?
? Nhận xét nghệ thuật sử dụng trong phần trên? Qua đó cho em biết điều gì về khả năng của âm nhạc?
- Chi tiết kì ảo, hoang đường.
Giáo viên liên hệ với tác phẩm " Chiếc lá cuối cùng" của O' Hen-ri: Nghệ thuật có khả năng mang đến sức mạnh thần kì cho con người giúp cho Giôn-xi thoát khỏi cái chết-> Nghệ thuật chân chính có sức mạnh vô cùng to lớn, đó là nghệ thuật vì con người.
? Khả năng kì diệu của tiếng đàn giống với truyện nào đã học?
- Tiếng đàn thần trong truyện Thạch Sanh làm cho quân 18 nước chư hầu bủn rủn chân tay không thiết đánh nhau nữa.
? Qua lời giới thiệu em thấy Gia Ba Sử thuộc loại nhân vật nào trong truyện cổ tích? Giống nhân vật nào trong cổ tích VN?
- Giống nhân vật Thạch Sanh thật thà, trung thực, dũng cảm, có tài năng.
? Em nhận xét gì về kết thúc truyện?
- Kết thúc sự việc, vợ chồng Gia Ba Sử và mẹ sống hạnh phúc bên nhau.
-> Về kết cấu giống với kết cấu bài văn tự sự.
Xét về ý nghĩa kết thúc này là kết thúc có hậu, giống với kết thúc truyện cổ tích.
Hoạt động 3: Tổng kết.
- Mục tiêu: Tổng kết nội dung, nghệ thuật của truyện.
- Cách tiến hành:
? Trình bày những nét nghệ thuật đặc sắc của truyện?
- Chi tiết thần kì, đặc sắc.
? Truyện thể hiện ước mơ gì của người dân H' mông?
Sử dụng kĩ thuật động não.
- ước mơ cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc.
- Niềm tin vào sức mạnh của con người.
- Sự diệu kì của âm nhạc và vai trò âm nhạc trong đời sống của người dân H'mông.
Hoạt động 4:Luyện tập..
- Mục tiêu: Kể lại truyện, thể hiện suy nghĩ, tình cảm của mình về các tác phẩm văn học của địa phương.
- Cách tiến hành:
Yêu cầu hai em kể diễn cảm truyện.
Chú ý ngữ điệu, đảm bảo nội dung chính.
Học sinh nhận xét.
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
Gợi ý:
- Tuỳ suy nghĩ cảm nhận của mỗi em song nội dung trả lời phải theo chiều hướng tích cực.
- Yêu thích học chương trình địa phương, tự hào về những nét văn hoá đặc sắc của địa phương mình.
- Cảm nhận về nội dung , nghệ thuật: Truyện dân gian Lào Cai cũng giống như các truyện dân gian VN đều có chi tiết kì lạ, hoang đường, thể hiện ước mơ, khát vọng chính đáng của con người.
- Mang đặc trưng riêng của địa phương: qua các địa danh, phong tục tập quán, tên gọi nhân vật..
Gọi học sinh đọc, kể lại truyện.
? Nêu ý nghĩa truyện?
2'
15'
6'
14'
I. Đọc - Thảo luận chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản.
1. Nhân vật Gia Ba Sử.
2. Tiếng khèn của Gia Ba Sử.
- Tiếng khèn đem lại niềm vui, là nguồn động lực lớn lao giúp Gia Ba Sử vượt qua khó khăn thử thách, là nét văn hoá đẹp trong tâm hồn đồng bào Hmông.
- Tiếng khèn của Gia Ba Sử có sức mạnh thần kì giúp Y Dơn nhận ra chồng và thoát khỏi lốt hổ.
-> thể hiện khả năng kì diệu của âm nhạc và vị trí quan trong của nó trong đời sống tinh thần của con người.
IV. Ghi nhớ.
V. Luyện tập.
1. Bài tập 1; Kể diễn cảm truyện "Tiếng khèn của Gia Ba Sử".
2. Bài tập 2: Em có suy nghĩ, cảm nhận gì sau khi đọc xong chương trình Ngữ văn địa phương Lào Cai?
3. Đọc thêm " Sự tích dốc Trung Đô".
4. Củng cố: Không
5. Hướng dẫn học ở nhà:2'
- Bài cũ: Học bài, nắm được nội dung phân tích, những yếu tố nghệ thuật nội dung chính của truyện.
- Bài mới: Soạn chương trình địa phương phần Văn và Tập làm văn, Lập dàn ý đề văn "Lời tâm sự của cánh rừng".
Ngày soạn: 2- 1- 2011
Ngày giảng: 4- 1- 2011
 Tiết: 75
Chương trình địa phương
Phần văn và Tập làm văn (Tiếp)
A. Mục Tiêu cần đạt.
I. Kiến thức:
- HS biết được một số danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử, kế hoạch bảo vệ môi trường nơi địa phương mình đang sinh sống.
II. Kĩ năng.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2 để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
III. Thái độ.
- Tự hào về quê hương đất nước Việt Nam ...  án, tài liệu nâng cao. 
2. Trò: soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Phương pháp:
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp. 
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức. 1' 6A1: 6A2: 6A3:
2. Kiểm tra: 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nôị dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: dẫn vào bài mới.
- Cách tiến hành:
 Tiết trước các em đã ôn tập về dấu chấm, dấu chấm than và dấu chấm hỏi. Để giúp các em củng cố kiến thức về Tiếng Việt trong chương trình, chúng ta cùng ôn tập.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cơ bản.
- Mục tiêu: Phân tích bài tập để thấy được công dụng của dấu phẩy từ đó biết cách sử dụng phù hợp khi viết.
- Cách tiến hành:
? Kể tên các từ laọi Tiếng Việt đã được học?
? Phân biệt danh từ, động từ, tính từ? Lấy ví dụ?
? Số từ, lượng từ, chỉ t, phó từ là gì?
? Các phép tu từ từ vựng đã học?
? Phân biệt so sánh và ẩn dụ, ẩn dụ và hoán dụ?
Nhân hoá là gì? Lấy ví dụ và chỉ rõ các kiểu nhân hoá?
? Câu đơn và câu ghéo khác nhau như thế nào?
? Câu đơn có những loại nào?
? Nêu tác dụng của các dấu câu đã học?
Hoạt động 2: Luyện tập.
- Mục tiêu: củng cố kiến thức thông qua giải các bài tập.
 Luyện viết đoạn văn có sử dụng các biện pháp tu từ đã học.
- Cách tiến hành.
Xem lại các bài tập về dấu câu đã học.
Viết đoạn văn chủ đề tự chọn có sử dụng biện pháp tu từ và các dấu câu phù hợp. Chỉ rõ tác dụng của nó.
Học sinh viết bài, giáo viên nhận xét.
1'
26
15
I. Công dụng. 
 Từ loại 
 DT ĐT TT Số Lượng Chỉ Phó
 từ từ từ từ
2. Các phép tu từ về từ
 Nghĩa của từ
 phép phép phép phép
 so nhân ẩn hoán
 sánh hoá dụ dụ
3. Các kiểu cấu tạo câu
 Các kiểu cấu tạo câu
 Câu đơn Câu ghép
CâuTTĐ 
có từ không có 
 Là từ là
4. Dấu câu Tiếng Việt.
 Dấu câu Tiếng việt
 Kết thúc câu Phân cách các bộ 
 phận câu
Dấu dấu dấu dấu
chấm chấm chấm phẩy
 hỏi than
II.Luyện tập
4. Củng cố: không
5. Hướng dẫn học ở nhà:2'
- Bài cũ: Ôn lại các kiến thức Tiếng Việt đã học, luyện viết đoạn văn.
.
Soạn: 10/5/2010
Giảng: 6A1:13; 6A2: 13; 6A3:15/ 5.2010
Tiết 137
Ôn tập tổng hợp
A. Mục Tiêu cần đạt.	
1. Kiến thức.
- Hướng dẫn học sinh ôn tập tổng hợp các kiến thức đã học trong chương trình.
2. Kĩ năng.
- Rèn kĩ năng hệ thống kiến thức.
3. Thái độ.
- Có ý thức ôn luyện củng cố kiến thức.
B. Chuẩn bị.
1. Thầy: SGK, giáo án, tài liệu nâng cao. Bảng phụ.
2. Trò: soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Phương pháp:
- Phân tích, tổng hợp, vấn đáp. 
D. Các bước lên lớp:
1. ổn định tổ chức. 1' 6A1: 6A2: 6A3:
2. Kiểm tra: 
3. Tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nôị dung
Hoạt động 1: Khởi động.
- Mục tiêu: dẫn vào bài mới.
- Cách tiến hành:
Để giúp các em ôn tập và hệ thống kiến thức trong chương trình Văn 6, chúng ta cùng học tiết hôm nay.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức cơ bản.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh ôn tập tổng hợp.
- Cách tiến hành:
? Nhắc lại tên một số văn bản và các phương thức biểu đạt chính?
? Các văn bản được học thuộc các thể loại nào?
? Nêu nội dung của một số văn bản đã học? Các chi tiết tiêu biểu đặc sắc trong văn bản (nêú là truyện)?
? Tìm trong các văn bản đã học một số đoạn văn miêu tả đặc sắc? Nêu ý nghĩa của văn bản?
? Nêu những đặc điểm về thể loại ở các văn bản em đã học?
? Kể tên một số văn bản nhật dụng em đã học?
? Cho biết nội dung, ý nghĩa của các văn bản đó?
? Nội dung phần Tiếng Việt đã học trong năm?
- Mỗi một đơn vị kiến thức GV cho HS lấy VD cụ thể để minh hoạ.
? Thế nào là tự sự?
? Cách làm một bài văn tự sự?
? Khái niệm văn miêu tả? Cách làm?
1'
41s
I. Phần đọc hiểu văn bản:
1. Nắm chắc đặc điểm thể loại của các văn bản đã học.
2. Nắm được nội dung cụ thể của các văn bản, tác phẩm đã học trong chơng trình: Nhân vật, cốt truyện, một số chi tiết tiêu biểu; vể đẹp của các trang văn miêu tả; bút pháp miêu tả, kể chuyện của tác giả; cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ cũng nh ý nghĩa của văn bản.
3. Nắm đợc sự biểu hiện cụ thể của các đặc điểm thể loại ở những văn bản đã học.
4. Nắm đợc nội dung, ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.
II. Phần Tiếng Việt:
* Kì I: 
- Nghĩa của từ.
- Từ loại: Danh từ, động từ, tính từ, số từ, cụm DT, cụm ĐT, cụm TT, lợng từ, chỉ từ.
* Kì II:
a. Các vấn đề về câu:
- Các thành phần chính của câu.
- Câu TT đơn và các kiểu câu TT đơn.
- Chữa lỗi về CN, VN.
b. Các biện pháp tu từ:
- So sánh.
- Nhân hoá.
- ẩn dụ.
- Hoán dụ.
III. Tập làm văn:
1. Văn tự sự:
- Khái niệm:
- Cách làm:
- Ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
2. Văn miêu tả:
- Khái niệm:
- Cách làm:
- Các thao tác cơ bản khi làm bài văn miêu tả.
4. Củng cố: không
5. Hướng dẫn học ở nhà:2'
Ôn toàn bộ kiến thức học kì 2 để chuẩn bị kiểm tra học kì.
Trò chơi ô chữ: Trả lời các câu hỏi để tìm ra ô chữ . Mỗi một câu trả lời sẽ tìm ra một chữ cái của từ khoá (không lấy dấu chỉ lấy chữ cái).
Hàng ngang:
1. Công việc chính của chú bé này? 7 chữ cái? Liên lạc.
2. Câu chuyện về chú được kể lại bằng lời thơ của ai?- 5 chữ cái. Tố hữu
3. Tâm trạng của tác giả khi chú bé này hi sinh? 6 chữ cái. đau đớn
4. Phẩm chất nổi bật của chú là gì? 7 chữ cái. dũng cảm
Hàng dọc: Tên bài thơ cũng là tên của chú: lượm.
Soạn: 28/2/2010
Giảng: 6A1:5 6A2:2; 6A3: 4/3/2010. 
 Tiết 
 kiểm tra học kì II.
A.Mục tiêu.
1. Kiến thức.
- Kiểm tra các kiến thức tổng hợp về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong học kì 2.
2. Kĩ năng.
- Rèn luyện các kĩ năng viết bài, kĩ năng trình bày một bài kiểm tra.
3. Thái độ.
- Có ý thức tự giác, suy nghĩ độc lập khi làm bài.
B.Chuẩn bị:
1.Thầy: Đề và hướng dẫn chấm.
2.Trò: Ôn tập kiến thức, phân tích nhân vật.
c. Phương pháp.
- Nghiên cứu, tái hiện, tổng hợp.
C. Các buớc lên lớp.
1.ổn định tổ chức. 6A1 : 6A2: 6A3:
2. Kiểm tra đầu giờ. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Tổ chức các hoạt động dạy và học.
A. Ma Trận.
 Mức độ
Lĩnh vực
 nội dung
nhận biết
thông hiểu
Vận dụng
Tổng số
Thấp
Cao
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
tn
tl
Bài học đường đời đầu tiên
2(C1,2)
0,5đ
2
0,5đ
Kí
1(C3)
0,25đ
1
0,25đ
Lượm
1(C4)
0,25đ
1(C13)
2 đ
1
0,25đ
1
2đ
Biện pháp tu từ
4(C5,6,7,8,)
1 đ
4
1đ
Văn miêu tả
3(C9,10,11)
0,75 đ
1(C14)
5 đ
3
0,75đ
1
5đ
Đơn từ
1(C12)
0,25 đ
1
0,25đ
Ts câu
8
4
2
12
2
TS điểm
2 đ
1đ
4đ
3 đ
7 đ
B: Đề bài.
I. Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đầu câu trả lời đúng nhất:
1. Nội dung chính của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là :
A: Miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng. 
B: Miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính tình kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc đã dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
C: Miêu tả Dế Mèn và cuộc phiêu lưu của Mèn với Dễ Trũi. 
D: Tái hiện trò đùa ngỗ ngược của Dế Mèn gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt..
2. Trong đoạn trích "Bài học đường đời đầu tiên" sử dụng các nghệ thuật đặc sắc:
A: Miêu tả thế giới loài vật sinh động, sử dụng thành công nghệ thuật nhân hoá. 
B: Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.
C. Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình . D: Cả ba ý trên.
3. Đặc điểm nổi bật nhất của thể kí là:
A: Kể những gì có thực xảy ra, ghi chép, tái hiện các hình ảnh sự việc đời sống tự nhiên, con người theo cảm nhận của tác giả. 
B: Phản ánh thiên nhiên, đất nước con người.
C. Không có cốt truyện, không có nhân vật. 
D: Có nhân vật và người kể chuyện.
4.Bài thơ "Lượm"- Tố Hữu, tái hiện hình ảnh chú bé liên lạc:
A.Nhỏ nhắn, nhanh nhẹn, hồn nhiên yêu đời. B.Say mê công tác kháng chiến. C. Hi sinh anh dũng. D: Cả ba ý trên.
Nối các ý ở cột A với các ý củ cột B cho phù hợp.
Nối các ý ở cột A với các ý ở cột B để được một câu đúng.
A (các câu thơ )
Nối
B (các biện pháp nghệ thuật sử dụng)
5. Người Cha mái tóc bạc
 Đốt lửa cho anh nằm.
A. So sánh.
6. Ông trời/ Mặc áo giáp đen/ Ra trận.
B. Nhân hoá.
7. Bàn tay ta làm nên tất cả
 Có sức người sỏi đá cũng thành cơm
C. ẩn dụ.
8. Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo
 Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền
D. Hoán dụ.
Cho các từ, cụm từ sau: văn tự sự, văn miêu tả, đặc điểm tiêu biểu, đơn, quan sát chọn từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống:
9. .. là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung được những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong cảnh như nó hiện ra trước mắt.
10. Trong văn miêu tả, năng lực. của người viết, người nói thường bộc lộ rõ nét nhất.
11. Muốn miêu tả được phải biết quan sát rồi sau đó nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, so sánh ví von để làm nổi bật những .. của sự vật.
12.  được viết ra giấy để đề bạt nguyện vọng với một người hay cơ quan, tổ chức có quyền hạn giải quyết nguyện vọng đó.
II. Tự luận.
Câu 13. (2 điểm) Phát biểu cảm ghĩ của em về nhân vật Lượm trong bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu.
Câu 14: (5 điểm)Tả cảnh đầm sen 
C: Đáp án.
I. Trắc nghiệm: 3 điểm. 
 Khoanh đúng mỗi ý được 0,25 điểm:
 1: b; 2: D; 3: A; 4: D
 Nối đúng mỗi ý được 0,25 điểm.
 5- C 6- B 7- D 8- A
Điền đúng mỗi ý được 0,25 điểm. Lần lượt:
9: Văn miêu tả 10: quan sát 11. đặc điểm tiêu biểu 12: đơn 
II. Tự luận. 7 điểm.
Câu 13: 2 điểm.
 - Hình thức một bài văn có mở bài thân bài, kết bài.
- Nội dung: 
Phân tích đảm bảo các ý: 1 điểm.
+ Lượm hiện lên xinh xắn, đáng yêu: là một chú bé nhỏ nhắn nhanh nhẹn, hồn nhiên, ngây thơ, yêu đời, say mê công tác kháng chiến.
+ Một chiến sĩ nhỏ tuổi can trường, dũng cảm, đã hi sinh anh dũng trong chuyến đi đưa thư khẩn đầy hiểm nguy.
Từ sự phân tích nêu cảm nghĩ: 1 điểm
- Lượm đáng yêu, đáng quý, em rất khâm phục Lượm và mong muốn được góp phần xây dựng đất nước xứng đáng với sự hi sinh của Lượm, của thế hệ đi trước cho nền độc lập dân tộc.
Câu 14: 4điểm.
Viết đúng hình thức một văn bản, có mở bài, thân bài, kết bài. 
a. Mở bài: 0,5 điểm
- Giới thiệu chung về đầm sen: ở đâu, vào thời điểm nào? Đánh giá khái quát về đầm sen.
b. Thân bài. 4 điểm: Tả cụ thể, chi tiết đầm sen.
- Quang cảnh chung của đầm: rộng lớn, nổi bật trên nền lá xanh là những hoa xen hồng, xen trắng đan xen đẹp như một thảm hoa tươi sắc.
- Bờ: cỏ mọc lưa thưa, lồi lõm
- Dưới đầm muôn hoa khoe sắc:
- Tả cụ thể đầm sen : lá: xanh, tròn nổi trên mặt nước loang loáng
 Hoa: trắng, hồng, cánh hoa mịn màng, nhuỵ vàng.
 Nụ hoa: khum khum, ngập ngừng, e thẹn
 Hương thơm ngây ngất
c. Kết bài: 0,5 điểm. Cảm xúc, suy nghĩ của em.
- Sen mọc trong bùn nhưng mang vẻ đẹp thuần khiết, hương thơm dịu nhẹ nhưng khiến ta ngây ngất khó quên. Là quốc hoa, tượng trưng cho vẻ đẹp con người Việt Nam.
D: Thu bài
Đ: Nhận xét.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6- Ki 2 m.doc