Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Cực hay)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Cực hay)

A. Mục tiêu cần đạt:

- Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên: Chớ kiêu căng, cần thân ái với mọi người.

- Giáo dục: Tính khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người.

- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại.

* Trọng tâm: - Tìm hiểu văn bản.

* Tích hợp: Phương thức tự sự + miêu tả; nhân vật trong văn tự sự

B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.

- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.

- Trình bày suy nghĩ của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

C. Chuẩn bị:

1. Phương pháp: - Động não: suy nghĩ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.

- TL nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nt của truyện.

- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác.

2.Phương tiện:

- GV: chân dung tác giả Tô Hoài và tác phầm “Dế Mèn phiêu lưu kí”

- HS: đọc , trả lời câu hỏi SGK

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động

HĐ của thầy và trò T/G Nội dung

HĐ 1:1/ ổn định tổ chức :

2/ Kiểm tra bài cũ:

Nêu đặc điểm tính cách của Dế Mèn?

3/ Bài mới:

HĐ 2:

GV: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có liên quan đến ai?

H:Em hãy tìm những chi tiết miêu tả về Dế Choắt?

H:Lời xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt? ("Chú mày" khi cả hai trạc tuổi nhau)

H:Như thế dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào?

H:Theo em, thực ra Dế Choắt có đáng khinh như vậy không? Tình cảm, suy nghĩ của em về Dế Choắt?

H:Nhưng Dế Mèn đã không thương xót, cảm thông cho Dế Choắt mà nó còn gây ra tai hoạ cho Choắt. Em hãy kể lại tóm tắt sự việc?

H:Tại sao Dế Mèn lại muốn gây sự với chị Cốc?

A- Muốn hại Dế Choắt.

B- Muốn trêu tức chị Cốc.

C. Muốn ra oai với Dế Choắt.

H:DM đã gây sự với chị Cốc ntn?

H:Qua cách xưng hô "cái Cốc - Tao" có nhận xét gì về thái độ của DM

H:Trong thực tế thì DM có phải là đối thủ của chị Cốc? (không- Cốc to lớn).

H:Vậy hành động của Dế Mèn ở đây có phải là dũng cảm không? Vì sao?

H:Và hậu quả của hành động ngông cuồng này là gì?

H:Dế Mèn cũng phải gánh chịu hậu quả của hành động này. Theo em đó là những hậu quả gì?

H:DM đã có thái độ ntn khi DC chết?

H:Em có suy nghĩ gì trước những cử chỉ của Dế Mèn?

H:Cử chỉ này còn cho em thấy được thêm điều gì trong tính cách của Dế Mèn? (Dế Mèn cũng biết yêu thương đồng loại , biết ăn năn hối lỗi)

H:Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn khi đứng hồi lâu bên mộ bạn?

H:Theo em, có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này?

GV: Dế Mèn: kiêu căng, nhưng biết hối lỗi; Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ; Cốc: tự ái, nóng nảy)

HĐ 3:

TL nhóm: - Sau những chuyện đã xảy ra, Dế Mèn đã tự rút ra bài học cho mình, theo em đó là bài học gì?

H:Em học tập được gì từ NT miêu tả và KC của Tô Hoài?

HĐ 4:

HĐ 5: Củng cố – HDVN:

- Học bài, tập kể truyện

- Tìm hiểu về: Phó từ 5

29

5

5

1 * Đáp án: Dế Mèn kiêu căng, tự phụ

* GTB: Với tính cách của mình, Dế Mèn đã gây nên việc gì, hậu quả ra sao và Dế Mèn đã rút ra được bài học gì -> tìm hiểu tiếp nội dung đoạn trích.

II. Đọc – hiểu văn bản

1. Giới thiệu về Dế Mèn

2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:

* Dế Choắt:

- Như gã nghiện thuốc phiện.

- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.

- Hôi như cú mèo.

- Có lớn mà không có khôn.

- Dế Mèn gọi Dế Choắt là "chú mày"

=> Rất yếu ớt, lười nhác.

=> Dế Choắt rất tội nghiệp, đáng thương.

* Dế Mèn gây sự với chị Cốc:

"Vặt lông cái Cốc cho tao

Tao nấu tao nướng "

 Dế Mèn rất xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.

 Đây là hành động ngông cuồng vì nó gây hậu quả nghiêm trọng.

* Hậu quả: Dế Choắt bị chết.

 Đây là một hậu quả đáng tiếc của một trò đùa thái quá.

* Thái độ của Dế Mèn khi DC chết

- Quỳ xuống, nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ cho Dế Choắt, đứng lặng hồi lâu.

=> Dế Mèn rất hối hận và xót thương Dế Choắt.

=> Dế Mèn rất cay đắng vì lỗi lầm của mình, nghĩ đến việc thay đổi cách sống.

III. Tổng kết

- Ghi nhớ: SGK

- Nghệ thuật: cách miêu tả loài vật: sốngđộng, trí tưởng tượng độc đáo.

IV. Luyện tập

 

doc 120 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 585Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ II (Cực hay)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học kì II
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 73: bài học đường đời đầu tiên (T1)
(Trích: Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được những nét cơ bản về tác giả Tô Hoài và về tác phẩm “Dế mèn phiêu lưu ký” đồng thời qua việc tìm hiểu văn bản giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên: Chớ kiêu căng, cần thân ái với mọi người.
- Giáo dục: Tính khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại.
* Trọng tâm: - Đọc, tìm hiểu chú thích, cấu trúc văn bản.
* Tích hợp: Giải nghĩa từ, nhân vật trong văn tự sự.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
C. Chuẩn bị:
1. Phương pháp:
 - Động não: suy nghĩ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
- TL nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nt của truyện.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác.
2.Phương tiện: 
- GV: chân dung tác giả Tô Hoài và tác phầm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- HS: đọc , trả lời câu hỏi SGK
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của thầy và trò
T/G
Nội dung
HĐ 1: 1/ ổn định tổ chức: 
2/ Kiểm tra: 
Kiểm tra sự cb sách vở của HS.
3/ Bài mới: 
HĐ 2: 
GV hướng dẫn đọc: diễn cảm, chú ý ngôn ngữ nhân vật: Dế Mèn: kiêu căng; Dế Choắt: khúm núm
- GV đọc mẫu một đoạn.
- Ba học sinh đọc tiếp: GV nhận xét.
H:Qua phần tìm hiểu chú thích trong SGK, cho biết những nét chính về tác giả Tô Hoài?
GV giới thiệu chân dung T/g và những nét chính .
H: Em hãy nêu nội dung chính của tác phẩm?
(GV cho HS đọc chú thích SGK)
H:Trong văn bản có những từ nào nói về tính cách của Dế mèn, em hãy giải nghĩa?
H:Vậy văn bản được viết theo phương thức nào?
H: Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? bằng lời kể của ai?
H: VB này có những ND chính nào? 
H: Hãy tìm phần văn bản tương ứng với 2 nội dung trên?
H:Theo em nội dung nào là chính? (2)
H: ở nội dung thứ 2 có mấy sự việc chính? đó là những sự việc nào? (3 sự việc chính):
H:Em hãy kể lại một trong ba sự việc trên mà em thích nhất?
H: Một hs kể tóm tắt một sự việc.
HĐ 3:
H:Tìm những câu văn miêu tả về hình dáng của DM?
H:Bên cạnh đó Dế Mèn có những hành động gì?
H:ở đoạn văn này tác giả dùng phương thức biểu đạt nào? (Miêu tả)
H:Nhận xét về trình từ miêu tả?
(lần lượt tả từng bộ phận gắn liền với hành động)
H:Trình tự tả đó có tác dụng gì?
(Khiến hình ảnh DM hiện lên rõ nét.)
H:Em tưởng tượng như thế nào về hình ảnh Dế Mèn?
H:Với cái vẻ ngoài như vậy, Dế Mèn vô cùng hãnh diện với bà con làng xóm, chính vì vậy Dế Mèn đã có những hành động, ý nghĩ khác thường, em hãy kể ra những hành động, ý nghĩ đó của Dế Mèn?
H:Dế Mèn đã tự nhận mình như thế nào?
H:Từ đó em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn?
GV diễn giảng
HĐ 4: Củng cố – HDVN: 
* Củng cố: Hình dáng và tính cách của DM
* Dặn dò: Tìm hiểu nd cụ thể của VB
4’
25’
15’
1’
* GTB: Trong c.s, ai cũng có những lúc mắc sai lầm. Có những sai lầm còn gây nên những hq khó lường. Nhưng điều quan trọng là biết rút ra BH sau những sai lầm đó. Truyện “ DM phiêu lưu kí” của nhà văn TH kể lại một câu chuyện như vậy. 
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
1/ Đọc: 
2/ Tìm hiểu chú thích: 
* Tác giả:(1920– 2010): Nguyễn Sen.
Viết văn từ trước CMT8, có một khối lượng tp rất phong phú, đa dạng.
* Tác phẩm: 
- SGK - 8
* Từ khó
- Hùng dũng; mạnh mẽ, hiên ngang.
- Cà khịa: cố ý gây chuyện
- Xốc nổi: hăng hái, thiếu chín chắn.
- Trịnh thượng: Ra vẻ bề trên
- ăn xổi ở thì.
3/ Cấu trúc văn bản:
* Cấu trúc văn bản: Chia 2 phần
- Đầu à đứng đầu thiên hạ rồi: Miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn.
- Tiếp à hết: Bài học, đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
+ Dế Mèn coi thường Dế Choắt.
+ Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt.
+ Sự ân hận của Dế Mèn.
4/ Kể:
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu về Dế Mèn
- Một chàng dế thanh niên cường tráng: Đôi càng mẫm bóng, vuốt chân nhọn hoắt đôi cánh dài, cả người là một mầu nâu đầu to, răng đen, râu dài, uốn cong.
- Hành động: đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạp, trịnh trọng vuốt râu.
->ĐV sử dụng phương thức miêu tả
=> Hình ảnh Dế Mèn hiện lên hùng dũng, đẹp đẽ, hấp dẫn.
- Dế Mèn: đi đứng oai vệ, như con nhà võ, cà khịa với tất cả hàng xóm, quát mấy chị cào cào, đá mấy anh gọng vó, tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ rồi.
- Tự nhận: tợn lắm, xốc nổi và ngông cuồng.
=> Dế Mèn rất kiêu căng, tự phụ đó là tính xấu.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 74: Bài học đường đời đầu tiên (T2)
(Trích Dế mèn phiêu lưu ký - Tô Hoài)
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS cảm nhận được ý nghĩa của bài học đường đời đầu tiên: Chớ kiêu căng, cần thân ái với mọi người.
- Giáo dục: Tính khiêm tốn, biết giúp đỡ mọi người.
- Rèn kỹ năng: Tìm hiểu truyện hiện đại.
* Trọng tâm: - Tìm hiểu văn bản.
* Tích hợp: Phương thức tự sự + miêu tả; nhân vật trong văn tự sự
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức và xác định cách ứng xử: sống khiêm tốn, biết tôn trọng người khác.
- Trình bày suy nghĩ của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
C. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: - Động não: suy nghĩ cách ứng xử của các nhân vật trong truyện.
- TL nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những giá trị nội dung và nt của truyện.
- Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về lối sống khiêm tốn, tôn trọng người khác.
2.Phương tiện: 
- GV: chân dung tác giả Tô Hoài và tác phầm “Dế Mèn phiêu lưu kí”
- HS: đọc , trả lời câu hỏi SGK
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của thầy và trò
T/G
Nội dung
HĐ 1:1/ ổn định tổ chức : 
2/ Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm tính cách của Dế Mèn?
3/ Bài mới: 
HĐ 2:
GV: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn có liên quan đến ai?
H:Em hãy tìm những chi tiết miêu tả về Dế Choắt?
H:Lời xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt? ("Chú mày" khi cả hai trạc tuổi nhau)
H:Như thế dưới mắt Dế Mèn, Dế Choắt hiện ra như thế nào?
H:Theo em, thực ra Dế Choắt có đáng khinh như vậy không? Tình cảm, suy nghĩ của em về Dế Choắt?
H:Nhưng Dế Mèn đã không thương xót, cảm thông cho Dế Choắt mà nó còn gây ra tai hoạ cho Choắt. Em hãy kể lại tóm tắt sự việc?
H:Tại sao Dế Mèn lại muốn gây sự với chị Cốc?
A- Muốn hại Dế Choắt.
B- Muốn trêu tức chị Cốc.
C. Muốn ra oai với Dế Choắt.
H:DM đã gây sự với chị Cốc ntn?
H:Qua cách xưng hô "cái Cốc - Tao" có nhận xét gì về thái độ của DM
H:Trong thực tế thì DM có phải là đối thủ của chị Cốc? (không- Cốc to lớn).
H:Vậy hành động của Dế Mèn ở đây có phải là dũng cảm không? Vì sao?
H:Và hậu quả của hành động ngông cuồng này là gì?
H:Dế Mèn cũng phải gánh chịu hậu quả của hành động này. Theo em đó là những hậu quả gì?
H:DM đã có thái độ ntn khi DC chết?
H:Em có suy nghĩ gì trước những cử chỉ của Dế Mèn?
H:Cử chỉ này còn cho em thấy được thêm điều gì trong tính cách của Dế Mèn? (Dế Mèn cũng biết yêu thương đồng loại , biết ăn năn hối lỗi)
H:Em thử hình dung tâm trạng Dế Mèn khi đứng hồi lâu bên mộ bạn?
H:Theo em, có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? 
GV: Dế Mèn: kiêu căng, nhưng biết hối lỗi; Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ; Cốc: tự ái, nóng nảy)
HĐ 3:
TL nhóm: - Sau những chuyện đã xảy ra, Dế Mèn đã tự rút ra bài học cho mình, theo em đó là bài học gì?
H:Em học tập được gì từ NT miêu tả và KC của Tô Hoài?
HĐ 4:
HĐ 5: Củng cố – HDVN: 
- Học bài, tập kể truyện
- Tìm hiểu về: Phó từ
5’
29’
5’
5’
1’
* Đáp án: Dế Mèn kiêu căng, tự phụ
* GTB: Với tính cách của mình, Dế Mèn đã gây nên việc gì, hậu quả ra sao và Dế Mèn đã rút ra được bài học gì -> tìm hiểu tiếp nội dung đoạn trích. 
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Giới thiệu về Dế Mèn
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: 
* Dế Choắt: 
- Như gã nghiện thuốc phiện.
- Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mũi ngẩn ngơ.
- Hôi như cú mèo.
- Có lớn mà không có khôn.
- Dế Mèn gọi Dế Choắt là "chú mày"
=> Rất yếu ớt, lười nhác.
=> Dế Choắt rất tội nghiệp, đáng thương.
* Dế Mèn gây sự với chị Cốc:
"Vặt lông cái Cốc cho tao
Tao nấu tao nướng"
à Dế Mèn rất xấc xược, ác ý, chỉ nói cho sướng miệng, không nghĩ đến hậu quả.
à Đây là hành động ngông cuồng vì nó gây hậu quả nghiêm trọng.
* Hậu quả: Dế Choắt bị chết.
à Đây là một hậu quả đáng tiếc của một trò đùa thái quá.
* Thái độ của Dế Mèn khi DC chết
- Quỳ xuống, nâng Dế Choắt lên mà than, đắp mộ cho Dế Choắt, đứng lặng hồi lâu.
=> Dế Mèn rất hối hận và xót thương Dế Choắt.
=> Dế Mèn rất cay đắng vì lỗi lầm của mình, nghĩ đến việc thay đổi cách sống.
III. Tổng kết
- Ghi nhớ: SGK
- Nghệ thuật: cách miêu tả loài vật: sốngđộng, trí tưởng tượng độc đáo.
IV. Luyện tập
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 75: Phó từ
A. Mục tiêu cần đạt:
- Giúp HS nắm được ý nghĩa công dụng của phó từ. Biết nhận diện phó từ trong văn cảnh và vận dụng phó từ khi nói , viết
- Rèn kỹ năng: xác định từ loại của từ.
* Trọng tâm: - ý nghĩa, công dụng và phân loại phó từ.
 * Tích hợp: động từ, tính từ, cấu tạo cụm động từ, tính từ.
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Ra quyết định: nhận ra và lựa chọn cách sử dụng phó từ cho đúng.
C. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: - Động não: suy nghĩ, phân tích các Vd để rút ra những bài học
- Lập bản đồ tư duy: về phân loại phó từ
2.Phương tiện:
GV: máy chiếu, soạn bài
HS: ôn tập các từ loại đã học, tìm hiểu bài mới.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
HĐ của thầy và trò
T/G
Nội dung
HĐ 1:1/ ổn định: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 3'
Kể tên các từ loại đã học
Đáp án: DT, ĐT, TT, ST, LT, Chỉ từ
3/ Bài mới: 
HĐ 2:
 HS quan sát trên bang phụ, nhận xét.
H: Quan sát VD những từ được in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ ?
H: Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào các em đã học?
Trong cụm động từ, tính từ, những từ in đậm ở những vị trí nào? 
H: Cho biết những từ in đậm này có thể đi kèm với DT không? vì sao?
H: Từ đó em rút ra KL gì về phó từ?
GV: khi có phó từ đi kèm động từ, tính từ ta có cụm động từ, cụm tính từ, các phó từ làm phần trước hoặc phần sau của cụm từ.
H: Lấy VD phó từ em biết?
H: Em hãy tìm các phó từ trong các VD, tự tìm điền vào bảng phân loại.
GV lưu ý: ra, vào. chỉ là phó từ khi nó đứng sau những động từ không chỉ sự chuyển động (xem, nhìn, trêu) .
GV: cũng có thể 2 phó từ đi liền nhau: vẫn chưa, cũng sẽ phải dựa vào văn cảnh để xác định ý nghĩa.
H: NX về vị trí các phó từ? Có thể chia PT làm mấy loại.
à HS đọc ghi nhớ: SGK - 14.
HĐ 3: 
H: nêu yêu cầu của bài tập 1? (xác địn ... n, hồi tưởng, hệ thống hoá...
3. Bố cục của một bài văn miêu tả:
a. Mở bài: Tả khái quát
b. Thân bài: Tả chi tiết
c. Kết bài: Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng
II. Luyện tập
1. Bài tập 1: Tả cảnh biển - Đảo Cô Tô ( Nguyễn Tuân)
* Những điều làm cho bài văn trở nên hay và độc đáo:
- Tác giả lựa chon được những chi tiết, hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của tạo vật.
- Có những so sánh liên tưởng mới lạ, độc đáo và rất thú vị.
- Tình cảm và thái độ rõ ràng đối với cảnh vật.
2.Bài tập 2: Dàn ý tả cảnh đầm sen đang mùa hoa nở.
a. Mở bài: Đầm sen nào? Mùa nào? ở đâu?
b. Thân bài: 
- Theo trình tự nào? Từ bờ ra giữa đầm? Hay từ trên cao?
- Lá? Hoa? Nước? Hương? Màu sắc? Gió? Không khí?
c. Kết bài: ấn tượng của du khách.
3. Bài tập 3: Tả một em bé bụ bẫm, ngây thơ đang tập đi, tập nói.
a. Mở bài: Em bé con nhà ai? Tên? Tháng tuổi? Quan hệ với em?
b. Thân bài:
- Em bé tập đi (chân, tay, mắt, dáng đi...?)
- Em bé tập nói (miệng, môi, lưỡi, mắt...?)
c. Kết bài:
- Hình ảnh chung về em bé
- Thái độ của mọi người đối với em.
* Ghi nhớ: SGK - tr 121
 __________________________________________________
Ngày soạn: - 4-2011
Ngày giảng: - 4-2011
Tiết 121: Cầu long biên chứng nhân lịch sử
(Thúy Lan)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Bước đầu nắm vững khái niệm Văn bản nhật dụng, ý nghĩa việc học tập loại văn bản đó. Kiểu ý nghĩa làm chứng nhân lịch sử của cầu Long Biên.
Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
- Rèn luyện kĩ năng viết câu đúng ngữ pháp, kết hợp đã kể và kể trong bài văn kể chuyện hoặc miêu tả.
* TH: Thực tế lịch sử
* TT: đọc – hiểu văn bản
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Tự nhận thức và xác định cách sống tôn trọng và bảo vệ các giá trị văn hoá.
- Trình bày suy nghĩ , cảm nhận của bản thân về ý nghĩa chứng nhân lịch sử của cây cầu Long Biên.
C. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: - Động não: suy nghĩ biểu hiện của tình yêu nước
- TL nhóm, kĩ thuật trình bày một phút về những y.n lịch sử của cây cầu LB.
- Minh hoạ bằng tranh ảnh, những sự kiện lịch sử gắn với cây cầu.
2.Phương tiện: 
- GV: tranh ảnh
- HS: đọc , trả lời câu hỏi SGK
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung hoạt động
HĐ1: 1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
	 Trong các văn bản đã học, em thích nhất văn bản nào? Vì sao em thích? Nêu nội dung chính của văn bản đó?
3/ Bài mới
HĐ2
Em hiểu thế nào VB nhật dung?
GV giới thiệu về hình thức, tác dụng của văn bản nhật dụng.
- GV hướng dẫn cho HS đọc: giọng chậm rãi, tình cảm như thể đang trò chuyện với cây cầu
- GV đọc mẫu 1 đoạn sau đó gọi HS đọc
- GV hỏi chú thích 1,3,7,8,10
- Em thấy bài kí này có nét đặc sắc gì về phương thức?
- Nêu bố cục của bài kí?
HĐ3
- HS đọc đoạn 1 (từ đầu đến HN)
- Tác giả giới thiệu cầu Long Biên bằng những chi tiết nào?
- Em có nhận xét gì về cách trình bày của tác giả?
- Cầu Long Biên khi mới khánh thành mang tên gì? Cái tên đó có ý nghĩa ntn?
GV: Cái tên gợi nhắc một thời thực dân nô lệ, áp bức và bất công. Nó biểu thị quyền lực thống trị của thực dân Pháp ở VN.
- T/s cầu LB là kết quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?
-TL: Vì sao nói là chứng nhân đau thương của người VN thuộc địa?
- Đoạn văn tác giả sử dụng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy gợi cho em cảm xúc gì?
GV bình: gợi nhớ đến không khí LS, XH, bày tỏ tình cảm của người viết khi nhắc nhớ lại những cảnh ăn ở khổ cực của dân phu VN và cảnh đối xử tàn nhẫn của các chủ TB Pháp, khiến hàng nghìn người Vn bị chết trong quá trình làm cầu
-Việc đổi tên là cầu LB có ý/n gì?
GV: LB là tên một hồ bên làng Bắc Sông Hương nơi cây cầu bắc qua.
- Tác giả tả cụ thể về cây cầu nhằm mục đích gì?
- Kỉ niệm cây cầu trong thời chống Mĩ được nhớ lại có gì giống và khác với thời chống Pháp?
GV: So với thời chống Pháp, thời chống Mĩ ác liệt hùng vĩ hơn, hoành tráng hơn, đau thương và anh dũng. Tất cả đều gắn với cây cầu LS.
- Cảm xúc của tác giả khi đứng trên cây cầu vào những ngày nước lên có ý nghĩa gì? Vì sao người viết thầm cảm ơn cầu?
- Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng? Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa nhân chứng gì?
- Câu văn cuối cùng " Còn tôi cố gắng....VN", câu văn đó gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long biên và tác giả của bài viết này?
HĐ4
HS đọc ghi nhớ
HĐ5:
HĐ6: Củng cố – HDVN
- GV khái quát nội dung bài học
- Xem bài viết đơn.
5’
15’
21’
2’
2’
1’
* GTB: Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử của Thuý Lan từng được đăng tải trên báo "Người Hà Nội" và nó đã hiện diện trên trang sách Ngữ Văn lớp 6 của chúng ta. Bài văn sẽ đưa chúng ta ngược thời gian một thế kỉ, để sống với cây cầu, một chứng nhân lịch sử
I. Đọc – hiểu chú thích
1. Khái niệm văn bản nhật dụng:
 SGK
2. Tác giả, tác phẩm: 
a. Tác giả: Thuý Lan
b. Tác phẩm:Đây là bài báo đăng trên báo "Người Hà Nội". Thể loại kí, Hồi kí một cây cầu nổi tiếng trên đất nước ta.
* Bố cục:
- Bài có thể chia làm 3 đoạn:
+ K/q về cây cầu LB - chứng nhân LS.
+ Cầu LB qua một thế kỉ đau thương và anh dũng của đất nước và nhân dân VN
+ Cầu Long Biên trong tương lai.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Giới thiệu khái quát về cây cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử:
- Cầu Long Biên bắc qua sông Hồng.
- Khởi công 1898 - 4 n sau hoàn thành.
- Kiến trúc sư người Pháp thiết kế.
ị Cách giới thiệu ngắn gọn, khái quát đầy đủ, thuyết phục. Hình ảnh nhân hoá trở thành nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài viết.
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử:
a. Cầu Long Biên thời Pháp thuộc:
- Cầu Long Biên mang tên toàn quyền Pháp Đu-me 
- Cây cầu phục vụ cho việc khai thác kinh tế của thực dân Pháp ở VN.
- Nó được XD không chỉ bằng mồ hôi mà còn = cả xương máu của bao c.người
-> Hình ảnh so sánh: Cây cầu như một dải lụa uốn lượn, vắt ngang sông Hồng => : Như vậy cầu Long Biên là chứng nhân sống động, ghi lại phần nào giai đoạn LS đau thương của ND VN.
b. Cầu Long Biên từ Cách mạng tháng Tám đến nay:
- 1945: đổi tên là LB => chứng tỏ ý thức chủ quyền, độc lập của dân tộc.
- Cầu LB được đưa vào SGK
- Chiếc cầu trở thành mục tiêu ném bom của Mĩ.
Những ngày nước lên cao, chiéc cầu như chiếc võng đu đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
- Tác giả thầm cảm ơn cây cầu đã bền bỉ dẻo dai, vững chắc vượt lên và chiến thắng thuỷ thần hung bạo, cảm ơn ND HN đã bảo vệ cây cầu.
3. Cầu LB hôm nay và ngày mai:
- Bắc qua sông Hồng có cầu Thăng Long, cầu Chương Dương : nhân chứng cho thời kì đổi mới nhanh chóng của đất nước
- ý tưởng nối nhịp cầu vô hình nơi du khách... ị là một ý tưởng đẹp, mới và rất nhân văn, nhân bản. Với ý tưởng này cầu Long Biên còn sống lâu, sẽ trẻ lại, sẽ thành điểm dừng chân du lịch khá lí thú với du khách năm Châu.
Như vậy: Cầu Long Biên là chứng nhân cho tình yêu của mọi người đối với VN. Là nhịp cầu hoà bình và thân thiện. Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
III. Tổng kết
Ghi nhớ (SGK)
IV. Luyện tập
Nêu cảm nghĩ của em về cây cầu LB?
 _________________________________________________
Ngày soạn: - 4-2011
Ngày giảng: -4-2011
Tiết 122: Viết đơn
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
Thông qua việc thực hành một số tình huống cụ thể, giúp HS nắm được các vấn đề.
Khi nào cần viết đơn? Cách trình bày một lá đơn như thế nào? Những sai sót cần tránh khi viết đơn
- Rèn kĩ năng viết đơn từ
* TH: Thực tế đơn từ của Hs
* TT: Bài học
B. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài.
- Giao tiếp hiệu quả bằng đơn
-ứng xử: biết sử dụng đơn phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp và đối tượng giao tiếp.
C. Chuẩn bị:
1. Phương pháp: - Phân tích tình huống cần sử dụng đơn trong cuộc sống.
- Thảo luận nhóm về đặc điẻm của đơn và cách viết đơn.
2.Phương tiện: 
- GV: mẫu đơn
- HS: tìm hiểu cách viết đơn
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
T/G
Nội dung hoạt động
HĐ1: 1/ ổn định: 
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới
	 Viết đơn cần tuân thủ những nguyên tắc nào?....
HĐ2
- Gọi HS dọc tình huống
- Em rút ra nhận xét khái quát khi nào thì cần viết đơn?
- Cho HS đọc các tình huống trong SGK.
- Trong những trường hợp đó, trường hợp nào cần viết đơn? Trường hợp nào cần phải viết văn bản khác? Vì sao? ( TL nhóm)
- Từ 2 bài tập trên em có thể rút ra kết luận gì?
- Hãy so sánh và tìm những chỗ giống và khác nhau trong hai lá đơn, từ đó rút ra những nội dung nhất thiết cần phải có trong 1 lá đơn, giải thích lí do?
 - HS quan sát, đọc kĩ hai lá đơn và rút ra nhận xét.
Các nội dung trên có thể lược bớt được không?
Học sinh đọc SGK và rút ra cách thức viết một lá đơn
HĐ3
GV yêu cầu HS viết 
HĐ4: Củng cố – HDVN
Tập viết đơn theo mẫu và không theo mấu
Hoàn chỉnh bài tập
Chuẩn bị viết bài TLV miêu tả sáng tạo
5’
30’
10’
I. Bài học
1. Khi nào cần viết đơn
 a.- Trong cuộc sống có rất nhiều tình huống phải viết đơn; không có đơn nhất định công việc không được giải quyết.
b.
*. Bị mất chiếc xe đạp khi đến thăm bạn ị Viết đơn trình báo cơ quan công an nhờ giúp đỡ tìm lại chiếc xe đạp.
*. Muốn theo học lớp nhạc hoạ ị Viết đơn xin nhập học.
*. Cãi nhau ị Viết bản tường trình hay kiểm điểm.
* Muốn học ở nơi mới ị Đơn xin chuyển trường, Đơn xin học.
ị Kết luận:
- Trong cuộc sống con người rất nhiều khi cần phải viết đơn, khi có nguyện vọng, yêu cầu nào đó cần được giải quyết.
- Đơn từ là loại văn bản không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Các loại đơn và những nội dung không thể thiếu được trong đơn.
*. Các loại đơn.
a. Đơn viết theo mẫu in sẵn: Người viết đơn chỉ cần điền những từ , câu thích hợp vào những chỗ có dấu 
b. Viết đơn không theo mẫu: Người viết phải tự nghĩ nội dung và trình bày.
*. Nội dung không thể thiếu được trong đơn.
- Quốc hiệu, để tỏ ý trang trọng.
- Tên của đơn: để người đọc biết được mục đích của người viết đơn.
- Tên người viết đơn.
- Nơi (tên người) nhận đơn.
- Lí do viết đơn và những yêu cầu, đề nghị của người viết đơn.
- Ngày tháng năm và nơi viết đơn.
- Chữ kí của người viết đơn.
Chú ý: Đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng chữ kí thì nhất thiết phải tự kí.
3. Cách thức viết đơn
*. Đơn có mẫu: Điều vào chỗ trống những nội dung cần thiết.
*. Đơn không theo mẫu: (SGK)
* Cách trình bày:
- Tên đơn phải viết chữ to, chữ hoa hoặc chữ in.
- Phần quốc hiệu, tên đơn phải viết giữa trang giấy.
- Lời văn: gọn gàng, sáng sủa, dễ đọc, nhất là phần yêu cầu, đề nghị phải viết thành thực, chính đáng. Không viết dài dòng.
II. Luyện tập
Viết một lá đơn xin nghỉ học
 __________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an k2 van 6 cuc hay.doc