Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 (Chi tiết)

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 (Chi tiết)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức:

 Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản.

- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét văn hoá của người Việt.

2. Kỹ năng:

- Đọc - hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết

- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.

3. Tư tưởng:

 Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ – văn hoá dân tộc.

B. CHUẨN BỊ :

- Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. Đưa ra một hệ thống các đề mục, câu hỏi để giúp HS tìm hiểu truyện. Tranh cho HS quan sát.

- Học sinh: Học bài. Đọc bài, tóm tắt nội dung cốt truyện. Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Thế nào là truyền thuyết?

 - Nêu ý nghĩa sâu xa và lý thú của chi tiết “Trăm trứng nở trăm con”.

 - Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.

 3. Bài mới:

 * Đặt vấn đề: (1 phút) Mỗi khi xuân đến, tết về, người Việt Nam chúng ta thường nhớ đến hai câu đối rất hay:

 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

 Bày nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.

Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu xa, lý thú . Vậy hai thứ bánh đó được bắt nguồn từ truyền thuyết nào? Nó mang ý nghĩa vô cùng sâu xa, lý thú gì? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được điều đó?

 

doc 161 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 493Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ I năm học 2011-2012 (Chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn :13/8/2011	 Ngày dạy :14/8/2011 
Tiết 1
con rồng, cháu tiên
A. MỤC TIấU CẦN ĐẠT:
1/ Kiến thức:
HS nắm được
Khỏi niờm thể loại truyền thuyết
Nhõn vật, sự kiện, cốt truyện trong tỏc phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.
Búng dỏng lịch sử thời kỡ dựng nước của dõn tộc ta trong một tỏc phẩm VHDG thời kỡ dựng nước.
2/ Kỹ năng:
Rốn kỹ năng đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.
Nhận ra những sự việc chớnh của truyện.
Nhận ra 1 số chi tiết tưởng tượng kỡ ảo trong truyện.
3/ Thỏi độ :
Giỏo dục lũng tự hào về nguồn gốc tổ tiờn.
B. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo.
- Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi Sgk.
C. tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: (1 phút) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
	3. Bài mới:	
	* Đặt vấn đề: (1 phút) Mỗi một chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc lại có nguồn gốc riêng của mình. Nguồn gốc đó được gửi gắm trong những câu chuyện thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Vậy, nguồn gốc của dân tộc Việt Nam ta bắt nguồn từ đâu? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được điều đó.
	Truyện Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết tiêu biểu mở đầu cho chuỗi truyền thuyết về thời đại các vua Hùng cũng như truyền thuyết Việt Nam nói chung. Vậy, nội dung, ý nghĩa của truyện này là gì? Để thể hiện những nội dung, ý nghĩa ấy thì truyện đã sử dụng những hình thức nghệ thuật độc đáo nào? Tiết học này sẽ giúp chúng trả lời những câu hỏi ấy.
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung bài giảng
Hoạt động 1 (13 phút)
I. Đọc, kể, tìm hiểu chú thích 
Gv hướng dẫn Hs cách đọc. Gv đọc. 
1. Đọc, kể
Gọi Hs đọc truyện theo kiểu phân vai: 1 em vai người dẫn truyện, 1 em vai Lạc Long Quân và 1 em vai Âu Cơ.
Hs nhận xét. 
Gọi Hs kể lại truyện. Gv: Kể.
Gọi Hs đọc chú thích ở Sgk.
2. Chú thích.
? Dựa vào phần chú thích, em hãy cho biết thế nào là truyền thuyết?
Gv giải thích, hình thành khái niệm truyền thuyết cho học sinh.
* Truyền thuyết là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Chính vì vậy mà truyền thuyết có cơ sở lịch sử, cốt lõi là sự thật lịch sử. 
- Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo.
? Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử. Vậy truyền thuyết có phải là lịch sử không?
(Truyền thuyết không phải là lịch sử vì nó là tác phẩm nghệ thuật, lý tưởng hoá).
* Nhận xét sự kiện đặc điểm tiêu biểu của văn tự sự. 
- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. Tìm hiểu văn bản
* Bố cục:
? Theo em, truyện có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung của từng phần?
- Phần đầu: Từ đầu -> Long Trang: Việc gặp gỡ và kết hôn của Long Quân và Âu Cơ.
- Phần 2: Tiếp -> lên đường: Việc sinh con và chia con.
- Phần 3: Còn lại: Sự trưởng thành của các con.
1. Giới thiệu nhân vật
? Truyện có nhân vật chính nào?
* Nguồn gốc:
? Cho biết nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: Nòi Rồng, sống ở dưới nước, con Thần Long Nữ.
Gv: Giải thích từ Hán Việt “Thần Nông”, “Thuỷ cung”.
- Âu Cơ: Dòng tiên, ở trên núi, thuộc dòng họ Thần Nông.
=> “Thần”.
* Hình dạng:
? Những chi tiết nào trong truyện miêu tả hình dáng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
- Lạc Long Quân: Sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
- Âu Cơ: Xinh đẹp tuyệt trần.
? Em có nhận xét gì về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ?
=> Kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ.
? Lạc Long Quân đã làm gì để giúp nhân dân? Việc làm đó có ý nghĩa gì?
* Việc làm: Lạc Long Quân giúp dân diệt Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, dạy dân cách trồng trọt.
Gv giải thích chú thích (1).
-> Sự nghiệp mở nước.
Hs: Thảo luận, trình bày. Gv: Chốt lại.
2. Sự nghiệp sinh thành ra các vua Hùng và dòng giống Tiên, Rồng.
? Họ gặp nhau trong hoàn cảnh nào?
? Nàng Âu Cơ sinh nở như thế nào?
- Âu Cơ đến thăm vùng đất Lạc gặp Lạc Long Quân -> Kết duyên -> Sinh bọc trăm trứng, đẻ trăm con. Con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, khoẻ mạnh như thần.
? Việc sinh nở của Âu Cơ gợi cho em suy nghĩ gì?
=> Kì lạ.
? Họ chia con như thế nào? Để làm gì?
- 50 con theo cha xuống biển 
- 50 con theo mẹ lên núi 
-> Cai quản các phương.
(Khi cần giúp đỡ nhau) -> Đoàn kết.
? Theo truyện này thì người Việt con cháu của ai?
Gv: Giải thích từ “Phong Châu” - > Cùng một mẹ sinh ra.
- Con trưởng làm vua, hiệu Hùng Vương -> Nguồn gốc của người Việt Nam, tự xưng con Rồng, cháu Tiên -> Đoàn kết.
)
III. Khái niệm chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo và ý nghĩa của những chi tiết ấy
Cho HS nhắc lại những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong bài?
? Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
- Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định nào đó.
? Những chi tiết đó có ý nghĩa gì?
+ Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của các nhân vật, sự kiện.
+ Thần kì hoá, thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi để chúng ta thêm tự hào, tôn kính nguồn gốc tổ tiên.
+ Làm tăng thêm sức hấp dẫn của tác phẩm.
? Truyện được kể theo trình tự nào? Cách giới thiệu truyện? Cách giới thiệu nhân vật?
* Truyện được kể theo trình tự thời gian: giới thiệu nhân vật từ nguồn gốc -> hình dạng đặc điểm tiêu biểu của văn tự sự.
IV. ý nghĩa truyện Con Rồng, cháu Tiên
? Nêu ý nghĩa chung của truyện Con Rồng, cháu Tiên?
- Giải thích, suy tôn nguồn gốc thiêng liêng, cao quý của cộng đồng người Việt.
- Đề cao nguồn gốc chung, biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ta.
? Qua truyện này, chúng ta hiểu gì về nguồn gốc của cộng đồng người Việt?
Gọi Hs đọc ghi nhớ (Sgk).
Ghi nhớ: (Sgk)
V. Luyện tập
Bài tập 1:Truyện: Khẳng định: Dân tộc Việt Nam được sinh ra từ một mẹ -> Thể hiện tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
Gv: Yêu cầu Hs kể chuyện.
Bài tập 2: Yêu cầu kể: 
- Đúng cốt truyện, chi tiết.
- Dùng văn nói.
- Diễn cảm.
4. Củng cố: (2 phút)	
	- Kể diễn cảm lại truyện “Con Rồng, cháu Tiên”.
	- ý nghĩa của chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo.
	- ý nghĩa chung của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
	- Khái niệm về truyền thuyết. 
	- Hệ thống lại kiến thức.
	- Nhắc lại ghi nhớ (Sgk).
 	5. Dặn dò: (2 phút)
- Tìm đọc một số truyện của dân tộc khác nói về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
	- Học bài cũ (Ghi nhớ).
	- Nghiên cứu các bài tập còn lại.
	- Đọc, tìm hiểu phần đọc thêm (Sgk - Trang 8, 9).
	- Chuẩn bị bài “Bánh chưng, bánh giầy” theo gợi ý câu hỏi (Sgk - 12).
D. Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................
Ngày soạn :13/08/2011	 	
Ngày dạy :
Tiết 2
bánh chưng, bánh giầy
	Hướng dẫn đọc thêm	(Truyền thuyết) 
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức: 
 Học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản. 
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông- một nét văn hoá của người Việt.
2. Kỹ năng:
- Đọc - hiểu 1 văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Tư tưởng:
 Giáo dục lòng tự hào về trí tuệ – văn hoá dân tộc.
B. chuẩn bị : 
- Giáo viên: Nghiên cứu bài. Soạn bài chu đáo. Đưa ra một hệ thống các đề mục, câu hỏi để giúp HS tìm hiểu truyện. Tranh cho HS quan sát.
- Học sinh: Học bài. Đọc bài, tóm tắt nội dung cốt truyện. Soạn bài theo câu hỏi gợi ý ở Sgk.
C. tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Thế nào là truyền thuyết?
	- Nêu ý nghĩa sâu xa và lý thú của chi tiết “Trăm trứng nở trăm con”.
	- Nêu ý nghĩa của truyện Con Rồng, cháu Tiên.
	3. Bài mới:	
	* Đặt vấn đề: (1 phút) Mỗi khi xuân đến, tết về, người Việt Nam chúng ta thường nhớ đến hai câu đối rất hay:
	Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
	Bày nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh.
Bánh chưng, bánh giầy là hai loại bánh không thể thiếu trong mâm cỗ ngày tết của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh đó, nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu xa, lý thú . Vậy hai thứ bánh đó được bắt nguồn từ truyền thuyết nào? Nó mang ý nghĩa vô cùng sâu xa, lý thú gì? Bài học hôm nay sẽ giúp cho các em hiểu được điều đó?
Hoạt động của Gv - Hs
Nội dung bài giảng
I. Hướng dẫn đọc, kể, tìm hiểu chú thích 
Gv nêu yêu cầu đọc. Gv đọc. Hs đọc.
1. Đọc, kể
Giọng chậm rãi, tình cảm. Chú ý lời nói của thần trọng bài: âm vang xa xa.
Giọng vua Hùng phải đỉnh đạc, chắc, khoẻ.
Gv: Gọi Hs kể lại chuyện. Gv: Kể.
Gọi Hs đọc chú thích ở Sgk.
2. Chú thích
Chú ý: 1,2,3,4,7,9,12,13.
II. Tìm hiểu văn bản
* Bố cục:
? Theo em có thể chia truyện theo bố cục như thế nào?
3 phần:
- Phần 1: Từ đầu -> chứng giám: Vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Phần 2: Tiếp -> hình tròn: Cuộc đua tài dâng lễ vật.
- Phần 3: Còn lại: Kết quả cuộc thử tài.
Gv: Gọi Hs đọc đoạn đầu.
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
* Hoàn cảnh truyền ngôi: 
+ Vua đã già, giặc yên, đất nước thái bình, vua có thể tập trung chăm lo cho nhân dân no ấm.
+ Các con đông (20 lang).
Gv: Giải thích chú thích 1,2,3.
* ý của vua: Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
Gv giải thích: Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những loại thử thách khó khăn đối với các nhân vật).
* Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài: Dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha. (Nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi).
Hs: Đọc từ đoạn: Các Lang... Tiền Vương.
2. Cuộc đua tài dâng lễ vật của các lang.
Gv: Giải thích chú thích (4)
? Các ông Lang có đoán được ý vua không? Họ đã dâng lên vua những lễ vật gì?
Gv: Giải thích chú thích (9)
- Các ông Lang không đoán được ý vua -> Làm cổ thật hậu: Tìm các vật quý trên rừng,dưới biển. Nhưng không thoả mãn ý vua.
HS: Kể tóm tắt đoạn: “Người buồn nhất... hình tròn”.
? Lang Liêu khác với các Lang khác ở điểm nào? Vì sao Lang Liêu buồn nhất? Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ? 
- Lang Liêu được thần giúp đỡ:
+ Chàng là người thiệt thòi nhất: sớm mồ côi mẹ. Ra ở riêng và luôn chăm lo việc đồng áng. 
 + Thân phận gần gũi với nhân dân.
? Món lễ vật mà Lang Liêu dâng lên vua cha là gì?
- Dâng hai thứ bánh (Chưng, giầy).
Chưng: Đất; Giầy: Trời.
Gv: Giải thích chú thích (7)
? Tại sao thần không chỉ bảo cách làm bánh cụ thể? (Muốn thử trí thông minh của Lang Liêu)
+ Là người duy nhất hiểu được ý thần.
-> Lấy gạo làm bánh.
3. Kết quả cuộc thi tài
? Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu đượ ... Từ thuần Việt, từ láy, tính từ.
	- Vài: Từ thuần Việt, từ đơn, lượng từ.
2. Cho các từ sau, em hãy xác định từ loại sau đó phát triển thành cụm từ: chân, cười, xanh, mưa, buồn.
	- Chân (danh từ) -> Những bàn chân (cụm danh từ).
	- Cười (động từ) -> Cười như nắc nẻ (cụm động từ).
	- Xanh (tính từ) -> Xanh biếc màu xanh (cụm tính từ).
	- Mưa (động từ) -> Mưa xối xả (cụm động từ).
	- Buồn (động từ) -> Buồn nẫu ruột (cụm động từ).
3. Cho đoạn văn sau:
	Vua ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho 3 con trâu ấy để thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.
	Hãy chỉ ra các số từ, cụm danh từ, lượng từ, chỉ từ có trong đoạn văn.
	- Số từ: ba, chín.
	- Cụm danh từ: làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy.
	- Lượng từ: cả.
	- Chỉ từ: ấy.
Thực hành luyện tập:
Bài tập 1: Cho các nghĩa sau của từ "chín":
	(1): (Quả, hạt) ở vào giai đoạn phát triển đầy đủ nhất thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm, vị ngọt, trái với "xanh".
	(2): (Thức ăn) được nấu nướng kĩ đến mức ăn được, trái với sống.
	(3): (Sự suy nghĩ) ở mức đầy đủ để có được hiệu quả.
	(4): (Màu da mặt) đỏ ửng lên.
Hãy điền vào ô vuông số thứ tự ứng với nghĩa mà từ "chín" được dùng trong các câu sau:
	Vườn cam chín đỏ (1)	
	Trước khi quyết định phải suy nghĩ cho chín (3)
	Ngượng chín cả mặt (4)
	Trên cây, hồng xiêm đã bắt đầu chín (1)
	Cơm sắp chín, có thể dọn cơm được rồi (2)
	Lúa chín đầy đồng (1)
	Gò má chín như quả bồ quân (4)
Bài tập 2: Trong câu sau: "Thế là Sọ Dừa đến nhà phú ông ở. Cậu chăn bò rất giỏi", có mấy cụm động từ? Phân tích cấu tạo 2 cụm:
	- Đến nhà phú ông
	 PTT 	PS
	- Chăn bò rất giỏi
	 PTT PS
Bài tập 3: Trong câu "Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc" có mấy cụm danh từ? Phân tích.
	- Những cụm tre cạnh đường.
	 T1	 T1 T2	 S1
4. Củng cố: (2 phút)
	- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm một số dạng bài tập ở sách bài tập trắc nghiệm 6.
	- Cấu tạo từ, nghĩa của từ, từ loại, cụm từ.
 	5. Dặn dò: (2 phút)
	- ở nhà ôn tập kỹ phần bài tập, giáo viên cho bổ sung học thuộc lòng mục ghi nhớ của mỗi bài học chuẩn bị kiểm tra học kỳ.
Ngày dạy : ....../......./...........
Tiết 67-68
kiểm tra học kỳ i
 ( Phòng giáo dục ra đề)
 	 Ngày dạy: .........................
Tiết 69
Hoạt động ngữ văn: Thi kể chuyện
A. mục tiêu cần đạt
	- Động viên, lôi cuốn toàn lớp tham gia.
	- Rèn cho học sinh thói quen yêu thích môn văn, kể chuyện.
 - Chủ động, bình tĩnh, tự tin, mạnh dạn.
B. chuẩn bị: 
- Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
- Trò: Chuẩn bị chuyện dân gian đã học hoặc sưu tầm thêm.
C. tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:
	* Đặt vấn đề: Thi kể chuyện là một hoạt động rất bổ ích để giúp học sinh rèn luyện khả năng kể chuyện nói năng lưu loát, mạnh dạn trước tập thể đồng thời qua sự nhận xét, đánh giá về cách kể cũng phần nào giúp các em cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học.
	* Triển khai bài: 
Hoạt động 1: (5 phút)
Tổ chức dẫn chương trình
	GV: Gọi 1 học sinh giới thiệu chương trinh cuộc thi (HS có khả năng trình bày lưu loat, diễn cảm).
Hoạt động 2: (5 phút)
Đề cử ban giám khảo
	- HS: Mỗi tổ chọn 01 học sinh làm giám khảo.
 Hoạt động 3: (30 phút)
Đại diện các nhóm thi kể chuyện
	- GV: Chia 03 nhóm theo 03 tổ.
	- HS: Chọn cử học sinh kể theo yêu cầu (bắt thăm cõu hỏi) 
	- GV nêu yêu cầu:
	- Chuyện kể có sức hấp dẫn.
	- Lời kể rõ ràng, rành mạch, kể diễn cảm, có ngữ điệu.
	- Tác phong: chững chạc, điềm đạm, tự tin.
	- Biết cách giới thiệu mở đầu câu chuyện, cảm ơn người nghe khi đã kể xong câu chuyện.
	- HS: Thực hiện theo trình tự.
 Hoạt động 3: (30 phút)
Đại diện các nhóm thi kể chuyện
	- GV: Chia 03 nhóm theo 03 tổ.
	- HS: Chọn cử học sinh kể theo yêu cầu (bắt thăm cõu hỏi) 
	- GV nêu yêu cầu:
	- Chuyện kể có sức hấp dẫn.
	- Lời kể rõ ràng, rành mạch, kể diễn cảm, có ngữ điệu.
	- Tác phong: chững chạc, điềm đạm, tự tin.
	- Biết cách giới thiệu mở đầu câu chuyện, cảm ơn người nghe khi đã kể xong câu chuyện.
	- HS: Thực hiện theo trình tự.
Hoạt động 4: (5 phút)
Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi kể chuyện.
Hoạt động 5: (5 phút)
Giáo viên tổng kết cuộc thi.
4. Củng cố: (2 phút)
Giáo viên tổng kết, đánh giá, cho điểm các nhóm, động viên các em về nhà làm bài tập kể chuyện cho bạn bè, người thân của mình để nâng cao kỹ năng kể chuyện.
 	5. Dặn dò: (2 phút)
	- Xem trước phần Hoạt động Ngữ Văn: Thi kể chuyện Tiếp theo)
 	Ngày dạy: ........................
Tiết 70+71
chương trình ngữ văn địa phương
A. mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Một số lỗi chính tả do phát âm sai thường thấy ở địa phương.Một số truyện dân gian và sinh hoạt văn hoá dân gian ở địa phương
2. Kĩ năng: Một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương. Kể chuyện dân gian đã sưu tầm hoặc giới thiệu, biểu diễn một trò chơi dân gian hoặc sân khấu hoá một truyện cổ dân gian đã học.
3. Thái độ: GD ý thức trau dồi vốn từ Tv, giữ gìn sự trong sáng của TV.GD tư tưởng yêu quý và trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống..
B. chuẩn bị : 
- Thầy: Nghiên cứu, soạn bài.
- Trò: Chuẩn bị như đã dặn.
C. tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
	- Kể câu chuyện dân gian ở địa phương em.
	3. Bài mới: 
* Giới thiệu bài: ở mỗi vùng, mỗi địa phương có cách phát âm khác nhau, một số vùng phát âm chưa chính xác -> viết sai chính tả, cần sửa cho đúng.
* Triển khai bài: 
Hoạt động 1: (7 phút)
I. Luyện viết đúng các phụ âm đầu, vần, thanh điệu
- Đọc viết đúng vần: ac, at, an, ang, ước, ướt, ương, ươn.
	+ Lệch lạc, nhếch nhác, xệch xạc, san sát, man mác, khang khác.
	+ Dược liệu, mưu chước, lướt thướt, xanh mướt.
Hoạt động 2: (8 phút)
II. Chữa lỗi chính tả
Hoạt động nhóm: Thi viết đúng phụ âm và dấu hỏi, ngã.
	- Vây cá, sợi dây, dây dưa, giây phút, giết giặc, da diết, văn viết, vẻ vang, da dẻ, giẻ lau, mảnh dẻ, vẻ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng, hưởng thụ, ngày giỗ, lỗ mảng, lỗ chỗ, ngẫm nghĩ, đã kích, đã đi...
 * Chữa lỗi chính tả có trong những câu sau:
	- Tía đã nhiều lần cắn răng dặn rằng không được kiêu căng.
	- Một cây tre chắn ngang đường chẳng cho ai vô rừng chặt cây, đốn gỗ.
	- Có đau thì cắn răng mà chịu nghen.
Hoạt động 3: (10 phút)
Nêu mục đích, yêu cầu, nội dung và ý nghĩa của bài học
Hoạt động 4: (15 phút)
Hoạt động theo nhóm
	1. Trao đổi trong nhóm về những nội dung đã chuẩn bị.
	Câu 1: Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6?
	Định hướng: Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
	Câu 2: Quê hương nơi em sống có truyện dân gian nào đặc sắc? Kể lại một truyện mà em thích nhất. 
Định hướng: Truyện trạng Vĩnh Hoàng (Truyện cười).
Câu 3:So sánh truyện đó có gì giống và khác với truyện dân gian mà em đã học ở sách Ngữ văn 6 - Tập 1. Định hướng: 
Giống: đều nhằm mua vui giải trí.
Khác: Giới thiệu, tự hào về đặc sản, truyền thống quê hương.
	Câu 4: Giới thiệu trò chơi dân gian ở địa phương.
	Định hướng: Kéo co, đua đò, dân ca Bình Trị Thiên.
	Câu 5: Trình bày một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở quê em.
Hoạt động 2: Hoạt động theo nhóm
	1. Trao đổi trong nhóm về những nội dung đã chuẩn bị.
	Câu 1: Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6?
	Định hướng: Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn.
	Câu 2: Quê hương nơi em sống có truyện dân gian nào đặc sắc? Kể lại một truyện mà em thích nhất. 
Định hướng: ...(Truyện cười).
Câu 3:So sánh truyện đó có gì giống và khác với truyện dân gian mà em đã học ở sách Ngữ văn 6 - Tập 1. Định hướng: 
Giống: đều nhằm mua vui giải trí.
Khác: Giới thiệu, tự hào về đặc sản, truyền thống quê hương.
	Câu 4: Giới thiệu trò chơi dân gian ở địa phương.
	Định hướng: Kéo co, đua đò, dân ca Bình Trị Thiên.
	Câu 5: Trình bày một số làn điệu dân ca tiêu biểu ở quê em.
4. Củng cố: (2 phút)
	- Tổng kết, đánh giá phần văn học gian gian địa phương.
 	5. Dặn dò: (2 phút)
- Xem trước bài Chương trình địa phương phần tiếng Việt.
	- Sưu tầm một số truyện trạng Vĩnh Hoàng, truyện ở quê em.
 	 Ngày soạn:......./......./..........
Tiết 72
Trả bài kiểm tra học kỳ i
A. mục tiêu cần đạt
	- Thông qua tiết trả bài, giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong khâu phân tích đề, phương pháp làm bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu đề ra.
	- Củng cố kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn.
	- Rèn óc phân tích, tổng hợp.
B. chuẩn bị : 
- Thầy: Chấm, chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh.
- Trò: Xem lại bài làm và kết quả bài làm của mình.
C. tiến trình lên lớp: 
	1. ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
	3. Bài mới:
	* Đặt vấn đề: Thông qua tiết trả bài, giúp học sinh nhận ra những ưu điểm, nhược điểm của mình trong khâu phân tích đề, phương pháp làm bài, kỹ năng vận dụng kiến thức để giải quyết yêu cầu đề ra. Củng cố kiến thức Tiếng Việt, Tập làm văn. Rèn óc phân tích, tổng hợp.
Hoạt động 1 (10 phút)
Nhận xét chung về bài làm văn của học sinh
	Ưu điểm, khuyết điểm: - Hầu hết học sinh đều thực hiện được nội dung yêu cầu của đề. Một số em viết khá tốt, biết kể lại các sự việc theo một trình tự nhất định, lôgich. Lời văn trôi chảy, có cảm xúc.
- Một số em hiểu đề song viết thiếu ý cơ bản, diễn đạt chưa trong sáng.
- Nhiều em sai lỗi chính tả, dấu chấm câu, chữ viết cẩu thả.
- Một số em kĩ năng làm bài còn yếu (cả tự luận và trắc nghiệm)
Hoạt động 2: (10 phút)
Chữa bài theo đáp án.
PHẦN II. TỰ LUẬN: (5 Điểm).
Mở bài:	Ốm hồi nào ? Bị bệnh gỡ ?	(1điểm)
	Thõn bài:	Diễn biến của bệnh và trạng thỏi của cơ thể ?
	+ Thỏi độ và việc làm của người thõn trong gia đỡnh (1điểm).
	+ Thỏi độ và việc làm của thầy thuốc (1điểm).
	Kết bài:	- Cảm xỳc sau khi khỏi bệnh 	(1điểm)
	- Vỡ sao nhớ mói lần bị ốm ấy ?	(1điểm)
	GV đọc, cụng bố đỏp ỏn ở bảng, học sinh so sỏnh đối chiếu.
Hoạt động 3: (10 phút) Chữa bài
 	- Làm việc theo nhóm.
- Giáo viên chọn 10 bài có lỗi sai tiêu biểu giao cho 10 bàn. Từng bàn thảo luận, tìm cách sửa lỗi. Trình bày kết quả trước lớp.
- Lớp nhận xét, góp ý, sửa chữa bổ sung.
 Hoạt động 4: (5 phút) Đọc bài mẫu + bài tham khảo
	GV đọc bài của HS 
 Hoạt động 5: (5 phút) Trả bài, lấy điểm
	4. Củng cố: (2 phút)
	- Nhắc lại phương pháp làm văn kể chuyện, cách dùng ngôi kể, tự kể sao cho phù hợp với yêu cầu đề ra.
 	5. Dặn dò: (2 phút)
	- Về nhà, đọc kĩ văn bản Bài học đường đời đầu tiên . Tóm tắt truyện, trả lời câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài (Sgk).
(2011-2012)

Tài liệu đính kèm:

  • docbai van ban con rong chau tien.doc