Tiếng việt: PHÓ TỪ
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS nắm được:
1. Kiến thức:
- Khái niệm phó từ:
+ Ý nghĩa khái quát của phó từ.
+ Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ).
- Các loại phó từ.
2. Kĩ năng:
Kỹ năng dạy học:
- Nhận diện phó từ trong văn bản.
- Phân biệt các loại phó từ.
- Sử dụng phó từ để đặt câu.
3.Thái độ:
- Giáo dục thái độ học tập tích cực;
- Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II/ PHƯƠNG PHÁP:
Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp.
III/ CHUẨN BỊ:
1/ Đối với GV:
+ Soạn bài
+ Đọc sách giáo viên và sách bài soạn.
+ Bảng phụ viết VD, phiếu học tập.
2/ Đối với Học sinh:
Soạn bài, bảng phụ.
IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY:
Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú
6C 42 1.
2. 1.
2.
6E 37 1.
2. 1.
2.
V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY:
1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp.
2/ Kiểm tra bài cũ:
Em hãy nêu khái niệm động từ, tính từ. Cho ví dụ.
3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1:
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não. I/ PHÓ TỪ LÀ GÌ?
* GV: Treo bảng phụ đã viết các Ví dụ (SGK – Tr 12).
* GV cho HS đọc Ví dụ.
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ Sung ý nghĩa thuộc từ loại nào?
- Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ xung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp?
- Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X?
* GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ.
- Phó từ là gì?
* Bài tập nhanh: (Bảng phụ)
xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau:
a. Ai ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau
(Ca dao)
b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài) 1/ Xét các ví dụ:
- Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng.
- Từ loại:
+ Động từ: đi, ra, thấy, soi.
+ Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng.
- Mô hình:
X + Y đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc.
Y + X soi gương được, to ra
X có thể đứng trước hoặc sau Y trong mô hình X + Y.
2. Ghi nhớ: (SGK - Tr12)
a. X + Y: đã từng, đừng quên.
b. X + Y: không trêu
Y + X: thương lắm
Hoạt động 2: II/ CÁC LOẠI PHÓ TỪ:
PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não.
* GV treo bảng phụ
* GV cho HS đọc ví dụ
- Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay?
- Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể của phó từ. 1/ Xét các ví dụ:
* Các phó từ: đừng không, đã, đang, lắm.
* Mô hình:
- X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loai hoay, đã trông thấy.
- Y + X : chóng lớn lắm
- Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước)
Ý nghĩa PT đứng trước PT đứng sau
HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2011 - 2012 Ngày soạn: 04/01/2012 Ngày giảng: 06, 07/01/2012 Tuần 20 Tiết 77+78: Bài 18: Văn bản: BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài) I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: -Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi. -Dế Mèn: một hình ảnh đẹp của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo. -Một số biện pháp nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: a) Kỹ năng dạy học: -Văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả -Phân tích nhân vật trong đoạn trích. -Vận dụng được các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá khi viết văn miêu tả. b) Kỹ năng sống: Suy nghĩ, thảo luận về giá trị nội dung, nghệ thuật. 3.Thái độ: Rèn luyện tính khiêm tốn, không kiêu căng, tự mãn. Biết rút ra những bài học trong cuộc sống. II/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, bình giảng, tổng hợp. III/ CHUẨN BỊ: 1/ Đối với GV: Soạn bài, chân dung Tô Hoài, bức tranh Dế Mèn phiêu lưu ký. 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, tập kể tóm tắt. IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY: Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú 6C 42 1........................................ 2........................................ 1..................................... 2..................................... 6E 37 1........................................ 2........................................ 1..................................... 2..................................... V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của học sinh. 3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài. (Tiết 77) Hoạt động của thày và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: HDHS tìm hiểu chung. PP vấn đáp. phân tích, bình giảng. KT động não. ? Nêu những hiểu biết của em vè nhà văn Tô Hoài. ? Tác phẩm có xuất xứ như thế nào? *GV: Hướng dẫn đọc. ? Hãy kể tóm tắt truyện ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Nhân vật chính là ai?(Ngôi thứ nhất. Dế Mèn). ? Theo em, truyện có mấy sự việc chính? - 3 sự việc chính: ? Bài văn được chia theo bố cục như thế nào. Hoạt động 2:HD HS Tìm hiểu chi tiết. I. Đọc, Tìm hiểu chung: 1. Tác giả: - Tô Hoài (Nguyễn Sen): 1920 - Quê: Hà Nội - Viết văn từ trước Cách mạng tháng Tám với nhiều thể loại. Có nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. 2. Tác phẩm: -Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” - xuất bản lần đầu năm 1941 3. Đọc: giọng hào hứng, kiêu hãnh, to, vang ở đoạn đầu miêu tả Dế Mèn. 4. Tóm tắt: 5. Giải nghĩa từ khó:(SGK,Tr 9) 6. Bố cục: 2 đoạn. +Đoạn 1: Từ đầu đến "Đứng đầu thiên hạ rồi" Þ Miêu tả hình dáng, tính cách của Dế Mèn. +Đoạn 2: Còn lại Þ Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế mèn. II. TÌM HIỂU CHI TIẾT: * GV: Gọi HS đọc đoạn 1 ? Hình ảnh Dế Mèn được miêu tả như thế nào ( về hình dáng bề ngoài, về hành động, cử chỉ, về tính cách?) - HS thảo luận nhanh- trình bày cá nhân. ? Vậy em có nhận xét gì về ngoại hình của Dế Mèn. ? Vậy em có nhận xét gì về hành động của Dế Mèn. ? Qua ngoại hình, hành động em có nhận xét gì về nhân vật Dế Mèn. (Tiết 78) 1. Bức chân dung tự hoạ của Dế Mèn: * Ngoại hình: - Càng: mẫm bóng - Vuốt: cứng, nhọn hoắt, đạp phành phạch - Cánh: áo dài chấm đuôi - Đầu: to, nổi từng tảng - Răng: đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp - Râu: dài, uốn cong Þ Chàng Dế thanh niên cường tráng, rất khoẻ, tự tin, yêu đời và rất đẹp. * Hành động: - Đi đứng oai vệ, làm điệu, nhún chân, rung đùi. - Quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó - Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh Trọng vút râu... - Tưởng mình sắp đứng đầu thiên hạ. Þ Quá kiêu căng, hợm hĩnh, không tự biết mình. Þ Mèn là một chàng dế thanh niên cường tráng nhưng tính cách kiêu căng, hung hăng, hống hách, coi mình hơn tất cả. PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não. ? Tìm những chi tiết miêu tả hình ảnh của Dế choắt. ? Em hãy cho biết thái độ của Dế mèn đối với Dế Choắt (Biểu hiện qua lời nói, cách xưng hô, giọng điệu)? ? Qua đó, Dế Mèn đã bộc lộ tính cách gì? ? Em hãy nhận xét cách Dế Mèn gây sự với chị Cốc: rủ Dế Choắt trêu chị Cốc, gây sự bằng câu hát: "Vặt lông ... tao ăn"? ? Nêu diễn biến tâm trạng của Dế Mèn trong việc trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế choắt? ? Tâm trạng ấy cho em hiểu gì về Dế Mèn? ? Em hãy cho biết nội dung và nghệ thuật của truyện. PP tổng hợp, vấn đáp. KT động não. ? Hãy cho biết ý nghĩa của truyện? HS đọc ghi nhớ (SGK, Tr 11). Hoạt động 4 PP tổng hợp, thực hành. KT động não. 2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn: * Hình ảnh Dế Choắt: - Như gã nghiện thuốc phiện; - Cánh ngắn ngủn, râu một mẩu, mặt mủi ngẩn ngơ; - Xưng: em. Muốn được giúp đỡ. - Hôi như cú mèo; - Có lớn mà không có khôn; - Xấu xí, gày gò ốm yếu, ăn xổi ở thì. -Hiền lành, từ tốn, rất cần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh. * Dế Mèn đối với Dế Choắt: - Gọi Dế Choắt là chú mày. - Dế Choắt lười biếng, xấu xí, yếu ớt, đáng khinh. - Muốn ra oai với Dế Choắt. → Mèn bộc lộ tính cách khinh thường, trịnh thượng, ích kỉ, kiêu căng, lỗ mãng với bạn. * Dế Mèn khi trêu chị Cốc - Nghịch ranh trêu chị Cốc, thái độ xấc xược, hỗn láo, để Choắt bị chết oan. - Sợ hãi, khiếp, nằm im thin thít. - Bàng hoàng, ngớ ngẩn, hốt hoảng, lo sợ khi nghe tin Dế Choắt chết. - Ân hận nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Þ DM còn có tình cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: - Vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn- Dế Mèn kiêu căng, xốc nổi gây ra cái chết oan của Dế Choát. - Dế Mèn rút ra bài học đường đời đầu tiên. 2. Nghệ thuật: - Kể chuyện kết hợp miêu tả; - Xây Dựng hình tượng Dế Mèn gần gũi trẻ thơ. - Sử dụng các biện pháp tu từ có hiệu quả, lời văn giàu hình ảnh. 3. Ý nghĩa: Đoạn trích nêu lên bài học: Tính kiêu căng của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời. 4. Ghi nhớ: (SGK, Tr 11) IV. LUYỆN TẬP: 1. Theo em có đặc điểm nào của con người được gán cho các con vật ở truyện này? Em biết tác phẩm nào cũng có cách viết tương tự như thế? Dế Mèn: Kiêu căng nhưng biết hối lỗi. Dế Choắt: yếu đuối nhưng biết tha thứ. Cốc: tự ái, nóng nảy. Các truyện: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và Rùa... VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: Em hãy nêu những ý nghĩa và giá trị nghệ thuật của truyện? Em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7 đến 8 câu miêu tả Dế Mèn. 2/ Dặn dò: Tóm tắt lại đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 6 câu nói lên cảm nhận về nhân vật Dế Choắt. Soạn bài Phó từ. VII/ RÚT KINH NGHIỆM: ....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Ngày soạn: 07/01/2012 Ngày dạy: 09/01/2012 Tuần 20 Tiết 79: Tiếng việt: PHÓ TỪ I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: - Khái niệm phó từ: + Ý nghĩa khái quát của phó từ. + Đặc điểm ngữ pháp của phó từ (khả năng kết hợp của phó từ, chức vụ ngữ pháp của phó từ). - Các loại phó từ. 2. Kĩ năng: Kỹ năng dạy học: - Nhận diện phó từ trong văn bản. - Phân biệt các loại phó từ. - Sử dụng phó từ để đặt câu. 3.Thái độ: - Giáo dục thái độ học tập tích cực; - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, quy nạp, tổng hợp. III/ CHUẨN BỊ: 1/ Đối với GV: + Soạn bài + Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. + Bảng phụ viết VD, phiếu học tập. 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, bảng phụ. IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY: Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú 6C 42 1....................................... 2....................................... 1..................................... 2..................................... 6E 37 1....................................... 2....................................... 1..................................... 2..................................... V/ TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1/ Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp. 2/ Kiểm tra bài cũ: Em hãy nêu khái niệm động từ, tính từ. Cho ví dụ. 3/ Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não. I/ PHÓ TỪ LÀ GÌ? * GV: Treo bảng phụ đã viết các Ví dụ (SGK – Tr 12). * GV cho HS đọc Ví dụ. - Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? Những từ được bổ Sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? - Nếu quy ước những từ in đậm là X và những từ bổ xung là Y em hãy vẽ mô hình cụ thể từng trường hợp? - Nếu gọi mô hình X + Y là một cụm từ, nhận xét về vị trí và vai trò của X? * GV: Những từ chuyên đi kèm theo động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ gọi là phó từ. - Phó từ là gì? * Bài tập nhanh: (Bảng phụ) xác định mô hình X + Y hoặc Y +X trong 2 ngữ cảnh sau: a. Ai ơi chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau (Ca dao) b. Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. (Tô Hoài) 1/ Xét các ví dụ: - Các từ: đã, cũng, vẫn, chưa, thật, được, rất, ra bổ sung ý nghĩa cho các từ: đi, ra, thấy, lỗi lạc, soi gương, ưa nhìn, to, bướng. - Từ loại: + Động từ: đi, ra, thấy, soi... + Tính từ: lỗi lạc, ưa, to, bướng... - Mô hình: X + Y Þ đã đi, cũng ra, thật lỗi lạc. Y + X Þ soi gương được, to ra X có thể đứng trước hoặc sau Y trong mô hình X + Y. 2. Ghi nhớ: (SGK - Tr12) a. X + Y: đã từng, đừng quên. b. X + Y: không trêu Y + X: thương lắm Hoạt động 2: II/ CÁC LOẠI PHÓ TỪ: PP vấn đáp. phân tích, quy nạp. KT động não. * GV treo bảng phụ * GV cho HS đọc ví dụ - Những phó từ nào đi kèm với các từ: Chóng, trêu, trông thấy, loay hoay? - Mô hình hoá từng trường hợp cụ thể của phó từ. 1/ Xét các ví dụ: * Các phó từ: đừng không, đã, đang, lắm. * Mô hình: - X + Y: đừng trêu, không trông thấy, đang loai hoay, đã trông thấy. - Y + X : chóng lớn lắm - Điền các phó từ ở mục I và II vào bảng? (GV dùng bảng phụ đã chuẩn bị trước) Ý nghĩa PT đứng trước PT đứng sau Chỉ quan hệ thời gian đã, đang Chỉ mức độ thật, rất lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng Chỉ sự phủ định không Chỉ sự cầu khiến đừng Chỉ kết quả và hướng được, ra Chỉ khả năng vẫn chưa Em hãy kể thêm nhữ ... ội cả trời mưa. → Lối nói ẩn dụ và cách nói khoa trương. → Hình ảnh con người có tầm vóc lớn lao và tư thế hiên ngang, đẹp đẽ, sức mạnh to lớn có thể sánh với thiên nhiên vũ trụ. III. TỔNG KẾT: 1. Nội dung: - Miêu tả cảnh thiên nhiên trước và sau cơn mưa rất sinh động và sức mạnh của con người trong thiên nhiên. 2. Nghệ thuật: - Thể thơ tự do, những câu thơ ngắn, nhịp thơ nhanh. - Sử dụng phép nhân hóa tạo được hình ảnh sống động về cơn mưa. - Khắc họa hình ảnh người cha đi cày mang ý nghĩa tượng trưng. - Quan sát, miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, độc đáo. 3. Ý nghĩa: Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và cho thấy sự vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình. 4. Ghi nhớ: (SGK, Tr 81). IV. LUYỆN TẬP: - Cơn mưa rào vào mùa hạ ở vùng nông thôn. ĐỌC THÊM : (SGK, Tr 81). VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: - Nêu bố cục bài thơ? - Nêu những giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ? 2/ Dặn dò: - Học thuộc bài thơ. - Soạn Tiết 106: Tiếng Việt HOÁN DỤ. VII/ RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ Tuần: 27 Ngày soạn: 12/3/2012 Tiết : 106 Ngày dạy: 14/3/2012 Tiếng Việt HOÁN DỤ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: - Khái niệm hoán dụ, các kiểu hoán dụ. - Tác dụng của hoán dụ. 2. Kĩ năng: - Nhận biết và phân tích được ý nghĩa cũng như tác dụng của phép hoán dụ trong thực tế sử dụng Tiếng Việt. - Bước đầu tạo ra một số kiểu hoán dụ trong nói và viết. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm yêu quý tiếng mẹ đẻ, yêu thích môn học. II/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích , quy nạp, tổng hợp. III/ CHUẨN BỊ: 1/ Đối với GV: + Soạn bài. + Đọc sách giáo viên, SGK. + Bảng phụ các ngữ liệu. 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK. IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY: Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú 6C 42 1....................................... 2....................................... 1..................................... 2..................................... 6E 37 1....................................... 2....................................... 1..................................... 2..................................... V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: - Ẩn dụ là gì ? - Hãy nêu các kiểu ẩn dụ thường gặp. Cho mỗi loại một ví dụ (gạch dưới ẩn dụ và nêu tác dụng)? 4. Giới thiệu bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT Hoạt động 1. HD HS Tìm hiểu khái niệm hoán dụ - Học sinh đọc ví dụ ? ? Các từ in đậm dùng để chỉ ai ? ? Giữa “áo nâu” và “ áo xanh” là sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? Giữa nông dân và “ thị thành” với sự vật được chỉ có mối quan hệ như thế nào ? ? Hãy nêu tác dụng của cách diễn đạt nào ? ? Hoán dụ là gì ? - Học sinh đọc mục ghi nhớ ? Hoạt động 2: HD HS Tìm hiểu các kiểu hoán dụ: - Học sinh đọc ví dụ ? ? Học sinh đọc câu a: từ ngữ in đậm để chỉ ai ? Mối quan hệ giữa 2 sự vật. ? Ở ví dụ b ‘ một” và “ba” với số lượng mà nó biểu thị có quan hệ như thế nào ? ? “ Đổ máu” với hiện tượng mà nó biểu thị trong ví dụ có quan hệ như thế nào ? ? Có những kiểu hoán dụ nào ? Hoạt động 3: HD HS Luyện tập: Bài 1 ( Thảo luận nhóm ) Gv chia lớp thành 4 nhóm làm 4 câu. Thời gian 5 phút. Bài 2. Hs làm việc độc lập. - Gọi hs đặt câu có sử dụng phép hoán dụ. - Gv đưa ra một số gợi ý : Đầu xanh-> tuổi trẻ Đầu bạc-> tuổi già Mày râu -> đàn ông Má hồng -> đàn bà. I/ HOÁN DỤ LÀ GÌ? 1. Ví dụ ( trang 82/sgk) Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên. - Áo nâu: người nông dân - Áo xanh: ngừơi công nhân - Nông thôn: người sống ở nông thôn . - Thị thành: người sống ở thành thị 2. Tác dụng: - Cách diễn đạt ngắn gọn, tăng tính hình ảnh và hàm súc. 3. Ghi nhớ: Sgk II/ CÁC KIỂU HOÁN DỤ: 1. Ví dụ ( trang 83/sgk ) a/ Bàn tay ta làm nên tất cả bàn tay -> người lao động ( bộ phận ) ( toàn thể ) b/ Một -> số ít . ba -> số nhiều ( cụ thể) ( trừu tượng) c/ Đổ máu -> sự hi sinh mất mát của con người ( dấu hiệu) ( sự vật) d/ Vì sao ? Trái Đất nặng ân tình. Nhắc mãi tên người HCM. ( vật chứa đựng) ( vật bị chứa đựng ) 2. Ghi nhớ: Sgk III. LUYỆN TẬP: Bài 1: Tìm các hoán dụ và chỉ ra các mối quan hệ trong mỗi hoán dụ : a. làng xóm- người nông dân (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng) b. mười năm-thời gian trước mắt ; trăm năm -thời gian lâu dài (quan hệ giữa cái cụ thể và cái trừu tượng ). c. áo chàm- người Việt Bắc ( quan hệ giữa dấu hiệu của sự vật với sự vật ) Trái đất- loài người đang sống trên trái đát (quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng ) Bài 2: So sánh giữa ẩn dụ và hoán dụ . - Giống nhau : Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng sự vật, hiện tượng khác . - Khác nhau : + Ẩn dụ : Dựa vào mối quan hệ tương đồng ( qua so sánh ngầm ) + Hoán dụ : Dựa vào mối quan hệ tương cận ( gần gũi) đi đôi với nhau. - Ví dụ về ẩn dụ : Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ơi con sóng nhớ bờ ( chỉ người ) Ngày đêm không ngủ được. - Ví dụ về hoán dụ : Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Aó nâu , túi vải đẹp tươi lạ thường. ( dấu hiệu-sự vật ) Bài 3: Đặt câu có sử dụng phép hoán dụ. VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: - Hoán dụ là gì? Các kiểu hoán dụ ? 2/ Dặn dò: - Về nhà viết đoạn văn miêu tả có sử dụng hoán dụ. - Chuẩn bị bài “ Tập làm thơ 4 chữ”. VII/ RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ Tuần: 27 Ngày soạn: 15/3/2012 Tiết : 107 Ngày dạy: 17/3/2012 TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích , quy nạp, tổng hợp. III/ CHUẨN BỊ: 1/ Đối với GV: + Soạn bài. + Đọc sách giáo viên, SGK. 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK. IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY: Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú 6C 42 6E 37 V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 4. Giới thiệu bài mới: Hoạt động của gv và hs Nội dung Hoạt động 1. ? Yêu cầu chung của thể loại thơ này? Mỗi dòng mấy chữ? ? Có mấy câu trong một khổ thơ? Nhịp thơ? ? Cách gieo vần như thế nào ? ? Nhận biết cách gieo vần trong bài thơ "Lượm " ? - Học sinh xem lại bài thơ “ Lượm” - Số tiếng trong từng câu ? - Số câu trong từng bài ? - Cách chia đoạn có gì đáng chú ý ? - Nhận xét về nhịp, vần? - Giáo viên đọc đoạn thơ. - Hướng dẫn học sinh phân tích nhịp, vần .(Gieo vần hỗn hợp, không theo trình tự nào ) - Học sinh trình bày – lớp nhận xét – giáo viên nhận xét Hoạt động 2. Hướng dẫn hs tìm các cách gieo vần trong các ví dụ trang 85/Sgk. - Gv hướng dẫn hs tạo lập đoạn thơ hay một bài thơ có nội dung miêu tả hoặc kể chuyện theo thể thơ bốn chữ. - Trình bày trước tập thể bài ( đoạn thơ ) đã làm. - Nhận xét, rút kinh nghiệm. I. Yêu cầu chung về thể loại thơ bốn chữ: - Mỗi dòng bốn chữ; bốn câu = một khổ thơ. - Thường ngắt nhịp 2/2, thích hợp với lối kể, tả, thường có cả vần lưng và vần chân xen kẽ, gieo vần liền và vần cách hay vần hỗn hợp.Xuất hiện nhiều trong tục ngữ , ca dao và đặc biệt là vè. - Cách gieo vần : - Vần lưng: loại vần được gieo ở giữa dòng thơ. - Vần chân: vần gieo ở cuối dòng thơ. - Vần liền: các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu. -Vần cách :các vần tách ra không liền nhau. Ví dụ : Chú bé / loắt choắt Các xắc / xinh xinh Cái chân / thoăn thoắt Cái đầu / nghênh nghênh. II. Thực hành: 1. Bài thơ: Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa Hạt gạo làng ta Có công các bạn Sớm nào chống hạn Vực mẽ miệng gầy Trưa vào bắt sâu 2. Vần chân: hàng – trang, núi – bụi. Vần lưng: hàng – ngang, trang –màng. 3. Vần liền: hẹ – mẹ, đàn – càn. Vần cách: cháu – sáu, ra – nhà. 4. Thay chữ: Sưởi = cạnh ; Đò = sông. 5. Tập làm thơ 4 chữ về mẹ, bà, cô nhân ngày 8/3 Trình bày bài ( đoạn) thơ đã chuẩn bị ở nhà. Chỉ ra nội dung, đặc điểm ( vần, nhịp ). VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: 2/ Dặn dò: VII/ RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------ Tuần: 27 Ngày soạn: 15/3/2012 Tiết : 108 Ngày dạy: 17/3/2012 I/ MỤC TIÊU: Giúp HS nắm được: 1. Kiến thức: 2. Kĩ năng: 3. Thái độ: II/ PHƯƠNG PHÁP: Đọc, nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích , quy nạp, tổng hợp. III/ CHUẨN BỊ: 1/ Đối với GV: + Soạn bài. + Đọc sách giáo viên, SGK. 2/ Đối với Học sinh: Soạn bài, học bài, SGK. IV/ TÌNH HÌNH CÁC LỚP DẠY: Lớp Sĩ số Học sinh vắng Học sinh cá biệt Ghi chú 6C 42 6E 37 V. TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY: 1. Ổn định lớp: Giáo viên kiểm tra sĩ số và chấn chỉnh nề nếp của lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 4. Giới thiệu bài mới: VI/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1/ Củng cố: 2/ Dặn dò: VII/ RÚT KINH NGHIỆM: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: