Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình địa phương - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình địa phương - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học xong bài học này, HS đạt được :

1.Kiến thức :

- Hiểu được mục đích, cách thức tổ chức trò chooi dân gian: vật cù tại lễ hội Phù Ủng: một trò chơi vừa vui, vừa rèn luyện sức khỏe để “ ra quân kháng địch”

- Biết vận dụng và tổ chức các trò chơi dân gian trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong các hoạt động tập thể

- Có ý thức tìm hiểu, sưu tầm và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong các trò chơi dân gian

2. Kĩ năng : Biểu diễn một trũ chơi dân gian đó học.

3.Thái độ : Tự hào về truyền thống văn học địa phương.

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Học xong bài học này, HS đạt được :

B. CHUẨN BỊ :

 - Giáo viên : Giáo án, SGK Ngữ văn địa phương , SGV, TLTK.

 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK Ngữ văn địa phương.

C. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

D. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

Hoạt động 1: ổn định tổ chức :

 - Mục tiêu của hoạt động : Ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số.

 - Phương pháp : Vấn đáp, thuyết trình.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 1 phút.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ :

 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.

 - Phương pháp :Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 5 phút

 GV kiển tra SGK Ngữ văn địa phương và việc chuẩn bị bài của học sinh .

 ? Kể diễn cảm “ Sự tích Chử Đồng Tử”?

Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới :

 - Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS: Hiểu được mục đích, cách thức tổ chức trò chooi dân gian: vật cù tại lễ hội Phù Ủng: một trò chơi vừa vui, vừa rèn luyện sức khỏe để “ ra quân kháng địch” Biết vận dụng và tổ chức các trò chơi dân gian trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong các hoạt động tập thểCó ý thức tìm hiểu, sưu tầm và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong các trò chơi dân gian

- Phương pháp : Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình.

 - Thời gian thực hiện hoạt động: 33 phút.

*GVgiới thiệu bàiHưng Yên là một nơi có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều phong tục tập quán, với nhiều trò chơi dân gian được tổ chức chơi trong các dịp lễ hội. Vậy H. Yên chúng ta có những trò chơi nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.

* Nội dung dạy- học cụ thể

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Chương trình địa phương - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19 / 12 / 2011 
Ngày dạy: 30 /12 / 2011 Tuần 18. Tiết 70
 CHƯƠNG TRèNH ĐỊA PHƯƠNG
Phần văn : Tìm hiểu và sưu tầm truyện cổ dân gian Hưng Yên
 Văn bản: Sự tích Chử Đồng Tử 
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
- Bước đầu nắm được truyện cổ dân gian Hưng Yên rất phong phú, có nhiều thể loại khác nhau nhưng đặc sắc hơn cả là truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyền thuyết “ Sự tích Chử Đồng Tử”
- Có ý thức sưu tầm truyện cổ dân gian.
2. Kĩ năng : Kể lại được truyện 
3.Thái độ : Tự hào về truyền thống văn học địa phương.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Giáo án, SGK Ngữ văn địa phương , SGV, TLTK...
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK Ngữ văn địa phương. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số...
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 1 phút. 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút
 GV kiển tra SGK Ngữ văn địa phương và việc chuẩn bị bài của học sinh .
 ? Kể diễn cảm một truyện mà em thích?
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS : Bước đầu nắm được truyện cổ dân gian Hưng Yên rất phong phú, có nhiều thể loại khác nhau nhưng đặc sắc hơn cả là truyền thuyết.
 Hiểu được nội dung ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyền thuyết “ Sự tích Chử Đồng Tử”. Có ý thức sưu tầm truyện cổ dân gian.
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 33 phút.
* GV giới thiệu bài : Hưng Yên là một nơi có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều phong tục tập quán . Kho tàng văn học của Hưng Yên rất phong phú trong đó có thể loại truyền thuyết. Vậy Hưng Yên chúng ta có những truyền thuyết nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Nội dung dạy- học cụ thể 
Hoạt động của thầy và trò.
Yêu cầu cần đạt
Gọi HS đọc phần tiểu dẫn
?Truyện cổ dân gian bao gồm những loại nào ?
Truyền thuyết Hưng Yên gồm nhưng loại nào? Tập trung vào những nội dung nào?
? Truyền thuyết Hưng Yên nói về nội dung nào?
? Kể một số nhân vật trong truyền thuyết?
Gọi HS đọc
Yêu cầu HS tóm tắt truyện
? Nêu vài nét về hoàn cảnh của Chử Đồng Tử?
? Nhận xét gì về gia đình của Chử Đồng Tử?
? Cái nghèo ấy còn được thể hiện qua những chi tiết nào?
- Bị lửa bén cháy mất cái lều, chỉ còn bộ đồ nghề ở bãi sông và một chiếc khố.
- Khi cha chết, nhường khố cho cha
? Đang ở trong hoàn cảnh như vậy, chàng gặp ai và xảy ra sự việc gì?
? Hai người đã làm những gì?
? Tìm những chi tiết tưởngtượng kì ảo ? 
HS làm theo nhóm.
?Những chi tiết kì lạ nói lên điều gì ?
? Truyện cổ dân gian Hưng yên bao gồm những gì ?
? Nêu nội dung, nghệ thuật của Sự tích Chử Đồng Tử ?
Gọi HS đọc
I. Khái quát về truyện dân gian Hưng Yên :
- Truyện cổ dân gian bao gồm truyền thuyết, cổ tích, truyện cười và giai thoại văn học nhưng đặc sắc hơn cả là truyền thuyết.
- Truyền thuyết Hưng Yên có thể chia làm ba loại: truyền thuyết lịch sử, truyền thuyết anh hùng và truyền thuyết về các danh nhân văn hóa, tập trung vào 3 nội dung lớn:
+ Truyền thuyết về thời Hùng Vương dựng nước
+ Truyền thuyết về thời kì nước nhà bị giặc phương Bắc đô hộ.
+ Truyền thuyết về nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa có đóng góp trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ đất nước thời kì quốc gia độc lập tự chủ.
- Truyền thuyết Hưng Yên ghi đậm công tích của người Hưng Yên trong việc khai khẩn đất hoang, lập làng, lập ấp, chung sức trị thủy để bảo vệ thành quả lao động sản xuất, đoàn kết đánh giặc ngoại xâm giữ làng, giữ nước.
- Một số nhân vật: Chử Đồng Tử, Tiên Dung-“Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Sự tích đầm Dạ Trạch”, cô Thảo( Hương Thảo) trong truyện “Sự tích bà Hương Thảo”
II. Truyền thuyết “ Chử Đồng Tử”
1. Nội dung:
- Hoàn cảnh: + Quê: bãi Chử Xá ven sông Hồng.
 + Cha: Chử Cù Vân, làm nghề đánh cá
 + Mẹ: là con gái họ Bùi, mò cua bắt ốc
 ị nghèo.
Gặp và cưới Tiên Dung công chúa.
Vua cha không đồng ý, 2 người phải tự kiếm sống.
- Việc làm: 
+ Dựng túp lều bên sông để tiện việc đánh cá
+ Đưa cá ra chợ đổi lấy khoai
+Dân kéo đến ngày một đông
+ Dựng nhà ở thôn Vĩnh
ị là những người dầu tiên khai phá vùng đất Hưng Yên.
2. Nghệ thuật :
- Ăn nắm cơm bằng trứng gà mà mãi không hết.
- Học phép lạ.
- Đất trời chuyển động.lâu đài nổi lên
- Dùng gậy thần cứu sống người
- Giúp quân ta đánh thắng giặc.
ị khẳng định công lao của Chử Đồng Tử và Tiên Dung, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân ta về xây dựng một vùng quê giàu có, no đủ
III. Tổng kết:
- Bao gồm: truyền thuyết, cổ tích, truyện cười
- Truyện “ Sự tích Chử Đồng Tử” có những chi tiết kì ảo. Các nhân vật có nhiều phép lạ thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân
* Luyện tập:
Hoạt động 4. Luyện tập - Củng cố : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút 
 Gv : Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập trong sách giá khoa NV địa phương
 ? Đọc diễn cảm  Sự tích Chử Đồng Tử ?
 - Gọi HS đọc ->HS khác nx -> GV nhận xét, đánh giá. 	
Hoạt động 5. HD về nhà : (1p) 
 - Học bài
- Đọc diễn cảm lại truyện và tìm đọc một số Truyện dân gian:
+Truyện thần thoại: “Thiên Tiên Địa Tiên ” ( Ông Đùng bà Đà) .
+ Truyền thuyết: “Chử Đồng Tử - Tiên Dung”, “Sự tích đầm Dạ Trạch”, “Sự tích Triệu Quang Phục”, “Sự tích bà Hương Thảo”
+ Truyện Nôm: “Tống Trân - Cúc Hoa”
- Soạn tiếp: “ Chương trình Ngữ Văn địa phương”( Phần Tập làm văn)
 _______________________________________________________
Ngày soạn: 19 / 12 / 2011 
Ngày dạy: 31 /12 / 2011 Tuần 18. Tiết 72
 CHƯƠNG TRèNH ĐỊA PHƯƠNG
Phần Tập làm văn : Tìm hiểu trò chơi dân gian Hưng Yên
 Văn bản: Vật cù ở hội đền Phù ủng
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
1.Kiến thức :
- Hiểu được mục đích, cách thức tổ chức trò chooi dân gian: vật cù tại lễ hội Phù ủng: một trò chơi vừa vui, vừa rèn luyện sức khỏe để “ ra quân kháng địch”
- Biết vận dụng và tổ chức các trò chơi dân gian trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong các hoạt động tập thể
- Có ý thức tìm hiểu, sưu tầm và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong các trò chơi dân gian
2. Kĩ năng : Biểu diễn một trũ chơi dõn gian đó học.
3.Thái độ : Tự hào về truyền thống văn học địa phương.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Học xong bài học này, HS đạt được :
B. Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Giáo án, SGK Ngữ văn địa phương , SGV, TLTK...
 - Học sinh : Đọc kĩ tp và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK Ngữ văn địa phương. 
C. Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
d. Tổ chức các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức : 
 - Mục tiêu của hoạt động : ổn định được trật tự lớp, kiểm tra sĩ số...
 - Phương pháp : vấn đáp, thuyết trình.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 1 phút. 
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Kiếm tra việc chuẩn bị bài của HS.
 - Phương pháp :vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề.
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút
 GV kiển tra SGK Ngữ văn địa phương và việc chuẩn bị bài của học sinh .
 ? Kể diễn cảm “ Sự tích Chử Đồng Tử”?
Hoạt động 3:Tổ chức dạy và học bài mới : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Giúp HS : Hiểu được mục đích, cách thức tổ chức trò chooi dân gian: vật cù tại lễ hội Phù ủng: một trò chơi vừa vui, vừa rèn luyện sức khỏe để “ ra quân kháng địch” Biết vận dụng và tổ chức các trò chơi dân gian trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là trong các hoạt động tập thểCó ý thức tìm hiểu, sưu tầm và gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống trong các trò chơi dân gian
- Phương pháp : vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình...
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 33 phút.
*GVgiới thiệu bài Hưng Yên là một nơi có truyền thống văn hóa lâu đời với nhiều phong tục tập quán, với nhiều trò chơi dân gian được tổ chức chơi trong các dịp lễ hội. Vậy H. Yên chúng ta có những trò chơi nào, chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài hôm nay.
* Nội dung dạy- học cụ thể 
Hoạt động của thầy và trò.
Yêu cầu cần đạt
Đọc rõ ràng, rành mạch đăc biệt chú ý cách chơi
Gọi 2 HS đọc- GV nx
Gọi HS giải thích một số chú thích 
? Hãy xác định kiểu văn bản ?
? Có thể chia văn bản làm mấy phần?
? Nêu hiểu biết của em về Phạm Ngũ Lão?
? Tóm lại, ông là người như thế nào?
? Hội đền Phù ủng được tổ chức vào thời gian nào?
? Hội đền Phù ủng có nội dung gì?
? Dụng cụ của trò chơi là gì?
? Người chơi gồm bao nhiêu người?
? Trò chơi ấy được chơi như thế nào?
? Phạm Ngũ Lão tổ chức trò chơi đó để làm gì?
- Để rèn luyện sức khỏe, “ ra quân kháng địch”
? Tại sao không gọi vật cù là “ trận đấu cù” mà lại gọi là trò chơi dân gian?
- Vì nó được xuất hiện từ lâu đời và tổ chức thường xuyên.
? Vì sao hội đền Phù ủng năm nào cũng tổ chức trò chơi này?
? Tổ chức trò chơi vật cù có ý nghĩa gì?
Gọi HS đọc
I. Đọc và tìm hiểu chung.
a. Đọc và tìm hiểu chú thich.
* Đọc: 
*Tìm hiểu chú thích: (SGK trang 15 )
b. Văn bản :
* Kiểu văn bản : Thuyết minh
*Bố cục: 3 phần :
- Phần I : từ đầu.... thơ ấu : Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão
- Phần II : tiếp .... trò chơi vật cù : Hội đền Phù ủng
- Phần III : còn lại: trò chơi vật cù ở đền ủng.
II. Phân tích :
1. Giới thiệu về Phạm Ngũ Lão:
- Sinh ( 1225- 1320)
- Quê: làng Phù ủng, huyện Đường Hào, trấn Hải Dương( nay thuộc xã Phù ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên)
- Là người văn võ song toàn, phò tá 3 triều vua Trần
- Có công lớn trong công cuộc chống ngoại xâm: là dũng tướng cầm quân xông trận, lập công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần II, III
- Khi ông vừa qua đời, triều đình đã cho dựng đền thờ trên nền nhà cũ của ông.
ị là người có công lớn đối với đất nước, dân tộc.
2. Hội đền Phù ủng :
* Thời gian:
- Được tổ chức trong vòng một tháng từ 25 tháng chạp tới 25 tháng giêng âm lịch.
- Ngày chính hội có tới vài vạn người trong vùng châu thổ sông Hồng về dự.
* Nội dung:
- Trình diễn lại chuyện người thanh niên ngồi đan sọt bên đường bị quân sĩ của Trần Hưng Đạo đâm giáo vào đùi vẫn ngồi yên như không có chuyện gì xảy ra.
- Những ngày lễ thường có tế nội tán, ngoại tán, có rước sắc phạm Ngũ Lão từ trong thôn ra đền.
- Những trò chơi và diễn xướng dân gian được tổ chức vừa để sự thần, vừa để giải trí như vật cù, múa nước, hát trống quân
3. Trò chơi vật cù:
* Thời gian, địa điểm:
- Tổ chức vào dịp lễ hội Phù ủng tại xã Phù ủng huyện Ân Thi.
* Yêu cầu của trò chơi:
- Dụng cụ: 
+ Quả cù hình tròn, đẽo bằng gỗ mít, bào nhẵn, sơn đỏ hoặc gọt bằng củ chuối, luộc qua rồi vớt lên mang ra phơi nắng cho dẻo
+ Sân chơi vật cù có chiều dài 50 m, rộng 25 m.
- Số lượng người chơi:
+ 8 người chơi, ột tổng cờ. Tất cả đều chít khăn, cởi trần, đóng khố, mỗi đội đóng một màu khố khác nhau.
+ Người giáo trống là một vị cao niên trong làng, có sức khỏe, gia đình song toàn, dáng vẻ tiên phong đạo cốt, đầu chít khăn đỏ.
* Cách chơi:
- Hồi trống nổi lên báo thời gian chơi bắt đầu.
- Các vật thủ phấn khích chạy lại lỗ để quả cù, tranh nhau cướp cù từ giữa lỗ sân bỏ vào chuồng cù của đối phương. Mỗi lần đưa cù vào chuồng của đối phương được tính một điểm. Đội nào bỏ cù vào chuồng của đối phương nhiều là đội đó thắng.
* ý nghĩa:
-Tưởng niệm tướng quân Phạm Ngũ Lão, vừa để vui chơi vừa để rèn luyện sức khỏe.
III. Tổng kết:
 -Tưởng niệm tướng quân Phạm Ngũ Lão, người con Hưng Yên có công trong 2 cuộc kháng chiến chống giặc Mông- Nguyên.
- Vừa để vui chơi vừa để rèn luyện sức khỏe.
* Luyện tập:
Hoạt động 4. Luyện tập - Củng cố : 
 - Mục tiêu của hoạt động : Luyện tập, củng cố những KT-KN đã học trong tiết học.
 - Phương pháp :vấn đáp
 - Thời gian thực hiện hoạt động : 5 phút 
 Gv : Hướng dẫn HS làm bài tập phần luyện tập trong sách giá khoa NV địa phương
 ? Kể lại cách tổ chức trò chơi vật cù? 
 -> GV nhận xét, đánh giá. 	
Hoạt động 5. HD về nhà : (1p) 
 - Học bài
- Đọc diễn cảm lại văn bản và sưu tầm một số trò chơi dân gian khác ở Hưng Yên 
- Ôn tập lại kiến thức : Trả bài kiểm tra học kì I 
 ____________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docchuong trinh dia phuong hung yen.doc