Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Bài 27: Văn bản: Lao Xao

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Bài 27: Văn bản: Lao Xao

I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh

1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình

ảnh các loài chim trong văn bản. Từ đó thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên

làng quê của tác giả.

- Hiểu và thấy được tác dụng của một số biện pháp NT trong bài văn: NT quan sát và miêu

 tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê miền Bắc nước ta.

2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VB hồi kí- tự truyện giàu yếu tố miêu tả.

 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.

 3.Thái độ: - GD thái độ yêu quý, bảo vệ các loài chim trong thiên nhiên.

 - GD ý thức bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị:

 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn.

 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.

 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.

 

doc 11 trang Người đăng thu10 Lượt xem 1033Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Bài 27: Văn bản: Lao Xao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 26/03/2011	Tuần 30- Tiết 1
 Ngày giảng: 28/03/2011 
Bài 27. Văn bản: LAO XAO
 (Duy Khán)
Tiết 113: Đọc – Hiểu văn bản
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình 
ảnh các loài chim trong văn bản. Từ đó thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên
làng quê của tác giả.
- Hiểu và thấy được tác dụng của một số biện pháp NT trong bài văn: NT quan sát và miêu
 tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê miền Bắc nước ta.
2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VB hồi kí- tự truyện giàu yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
 3.Thái độ: - GD thái độ yêu quý, bảo vệ các loài chim trong thiên nhiên.
 - GD ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
? Nêu những nét chính về tác giả và bài văn “Lòng yêu nước”?
? Nêu NT và ND của bài văn trên?
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 Ca dao cổ truyền Việt nam có câu: 
	Trên rừng ba mươi sáu thứ chim,
	Có chim chèo bẻo có chim chích chòe...
Thế còn ở đồng bằng, ở làng quê Việt Nam thì sao? Cũng là cả một thế giới các loài chim lao xao trong mỗi buổi sớm chớm hè qua hồi kí “Tuổi thơ im lặng” của nhà văn Duy Khán– để hiểu rõ hơn chúng ta sẽ vào bài học hôm nay.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(36’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- GV yêu cầu học sinh đọc chú thích T112.
? Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Duy Kh¸n (1934 -1993) quª ë huyÖn QuÕ Vâ, tØnh B¾c Ninh.
Duy Khán 
? Tác phẩm có đặc điểm gì?
- Bài "Lao xao" trích từ tác phẩm "Tuổi thơ im lặng" của Duy Khán. Tác phẩm được giải thưởng hội nhà văn năm 1987.
- GV: nêu yêu cầu đọc: Giọng chậm rãi, tâm tình chú ý những câu văn ngắn, khẩu ngữ.
- GV đọc mẫu 1 đoạn rồi gọi HS đọc tiếp.
- Gọi HS khác nhận xét.
- GV nhận xét, sửa lỗi.
- GV y/c HS giải thích một vài từ khó và kết hợp giải thích trong giờ học.
? Em hiểu thế nào là tọ tọe?
? thổng buổi nghĩa là gì?
? kẻ cắp gặp bà già là ntn?
? Truyện thuộc thể loại nào? 
? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì?
? Truyện có thể chia làm mấy đoạn? ND của mỗi đoạn là gì?
- 2 đoạn: + Đ1: Từ đầu râm ran.
 Khung cảnh làng quê lúc chớm sang hè.
 + Đ2: Còn lại.
 Miêu tả thế giới các loài chim. 
- HS chú ý đoạn đầu.
? Khung cảnh buổi sáng chớm hè được miêu tả qua những chi tiết, hình ảnh nào? ( Về: cây, hoa, loài vật, âm thanh)
 Hoa lan Hoa dẻ Hoa móng rồng 
? Em có nhận xét gì về cách sử dụng câu, từ ngữ miêu tả và cách miêu tả của tác giả?
? Em có nhận xét gì về bức tranh làng quê buổi sáng đó?
 Đọc
Nêu
Nêu
Đọc
Nhận xét
Giải thích
Phát hiện
Phát hiện
Chia
Phát hiện
Thảo luận
Trả lời
Nhận xét
I. Đọc - Tiếp xúc văn bản:(24’)
1. Tác giả, tác phẩm:
2. Đọc - Tóm tắt:
3. Từ khó:
4. Cấu trúc:
- Thể loại: Hồi kí- tự truyện
- PTBĐ: Miêu tả + tự sự
- Bố cục: 2 đoạn
II. Đọc - Hiểu văn bản(12’):
1. Khung cảnh làng quê lúc chớm hè:
- Các loài cây, hoa:
+ cây cối um tùm.
+ Hoa lan trắng xoá.
+ Hoa giẻ mảnh giẻ.
+ Hoa móng rồng bụ bẫm,
 thơm.
Vườn cây
- Các loài vật:
+ Ong: Đánh lộn, hút mật.
+ Bướm: Hiền lành, lao xao, lặng lẽ.
- Con người: Tụ hội.
- Âm thanh: Lao xao, râm ran
 Câu ngắn, nhiều tính từ, từ láy, trình tự miêu tả từ khái quát đến cụ thể, hình ảnh chọn lọc, sử dụng phép nhân hoá.
 Cảnh làng quê đẹp, thanh bình, thơ mộng và đầy sức sống
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
?Khung cảnh làng quê lúc chớm hè ntn?
- HS về học bài cũ, chuẩn bị tiết 2. 
 Ngày soạn: 27/03/2011	Tuần 30- Tiết 2
 Ngày giảng: 29/03/2011 
Bài 27. Văn bản: LAO XAO (tiếp)
 (Duy Khán)
Tiết 114: Đọc – Hiểu văn bản
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh tiếp tục
1. Kiến thức: - Cảm nhận được vẻ đẹp và sự phong phú của thiên nhiên làng quê qua hình 
ảnh các loài chim trong văn bản. Từ đó thấy được tâm hồn nhạy cảm và lòng yêu thiên nhiên
làng quê của tác giả.
- Hiểu và thấy được tác dụng của một số biện pháp NT trong bài văn: NT quan sát và miêu
 tả chính xác, sinh động, hấp dẫn về các loài chim ở làng quê miền Bắc nước ta.
2. Kĩ năng : - Đọc sáng tạo, phân tích VB hồi kí- tự truyện giàu yếu tố miêu tả.
 - Nhận biết được chất dân gian được sử dụng trong bài văn và tác dụng của những yếu tố này.
 3.Thái độ: - GD thái độ yêu quý, bảo vệ các loài chim trong thiên nhiên.
 - GD ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị: 
 1. Phương pháp: - Đọc sáng tạo, vấn đáp, nêu vấn đề, thảo luận theo KT khăn trải bàn..
 2. Phương tiện: - Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu, bảng phụ, tranh ảnh minh họa.
 - Học sinh: Học bài cũ, soạn bài mới.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: (4’) 
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
?Khung cảnh làng quê lúc chớm hè ntn?
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
Chúng ta tiếp tục tìm hiểu các nội dung tiếp theo...
3. Hoạt động 3. Bài mới:(36’)
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung cần đạt
- HS chú ý đoạn còn lại.
? Thế giới các loài chim được chia làm mấy nhóm? 
- 2 nhóm: chim hiền và chim ác.
? Kể tên các loài trong nhóm chim hiền?
- Bồ các, sáo sậu, sáo đen, tu hú, chim ngói, bìm bịp.
? Mỗi loài chim hiền có đặc điểm riêng ntn?
- Bồ các vừa bay vừa kêu váng trời.
- Sáo sậu, sáo đen hót cả ngày trên lưng trâu, tọ tẹo học nói bay đi ăn chiều lại về với chủ..
- Tu hú to nhất họ, báo mùa tu hú chín, đỗ trên ngọn tu hú mà kêu...
- Chim ngói vội vã bay về phía mặt trời lặn.
- Nhạn tha hồ vùng vẫy tít mây xanh.
- Bìm bịp suốt đêm ngày rúc trong bụi cây.
 Cách kể kết hợp với nhận xét về đặc điểm hoạt động của các loài chim.
? Tác giả đã sử dụng cách nói như thế nào khi nói về loài chim hiền? 
? Qua đó em thấy thế giới các loài chim hiền hiện lên ntn? Vì sao tác giả gọi chúng là chim “mang vui đến cho giời đất”?
? Theo em những loài chim xấu, chim ác hiện lên trong văn bản là những loài chim nào?
- Diều hâu, quạ, cắt.
? Ngoài những loài chim xấu kể trên, em có biết loài chim nào khác? Có thể xếp cùng nhóm?
- Chim lợn, đại bàng, chim ưng...
? Diều hâu có những điểm xấu và ác nào?
+Xấu: Mũi khoằm, đánh hơi xác chết và gà con rất tinh.
+Ác: Lao như mũi tên , tha được gà con lao vụt lên mây xanh, vừa lượn, vừa ăn.
? Qụa có điểm xấu nhất là gì?
+ Bắt gà con, ăn trộm trứng, ngó nghiêng vào chuồng lợn.
? Chim cắt được miêu tả như thế nào?
- Chúng là loài quỷ đen vụt đến, vụt biến.
+ Lao như mũi tên , tha được gà con lao vụt lên mây xanh, vừa lượn, vừa ăn.
+ Khi đánh nhau, cắt chỉ xỉa bằng cánh , chưa có loài chim nào trị được cắt.
? Tại sao tác giả lại gọi chèo bẻo là loài chim trị ác?
- Chèo bẻo dám chống lại các loài chim ác.
? Chèo bẻo đã trị ác mấy lần?
- 3 lần: Quạ, chim cắt...
? Chèo bẻo đó chứng tỏ là chim trị ác qua những đặc điểm nào về hình dáng và hoạt động?
- Hình dáng:Như những mũi tên đen hình đuôi cá.
- Hoạt động:
+ Lao vào đánh diều hâu túi bụi....
+ Vây tứ phía để đánh quạ, có con quạ chết đến rũ xương.
+ Cả đàn vây vào đánh chim cắt để cứu bạn, khiến cắt rơi xuống .....
? Qua cuộc trị tội trên, em có nhận xét gì về hành động của họ hàng chèo bẻo khi diệt các loài chim ác?
? Từ đây em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?
- Dù có mạnh, giỏi đến đâu nhưng gây tội ác sẽ bị trừng trị đến cùng.
- Sức mạnh của cộng đồng là sức mạnh vô địch biến kẻ yếu thành người mạnh.
? Câu cảm thán: Chèo bẻo ơi! chèo bẻo! thể hiện tình cảm gì của tác giả?
- Tình cảm khâm phục, ca ngợi của tác giả.
- Người xấu có thể trở thành người tốt được và thậm chí sẽ có hành động rất tốt.
? Vậy em thấy VB trên có ý nghĩa ntn?
- Cung cấp thông tin bổ ích và lí thú về một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mqh của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bồi đắp tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta và tình làng quê đất nước.
? Truyện sử dụng những biện pháp NT nào?
? ND chính của đoạn trích là gì?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
? Hãy quan sát và miêu tả một loài chim quen thuộc ở quê em?
Trả lời
Kể
Trả lời
Phát hiện
Thảo luận
Trả lời
Nêu
Kể
Tìm
Nêu
Nêu
Giải thích
Phát hiện
Trả lời
Nhận xét
Cảm nhận
Phát hiện
Thảo luận
Trả lời
Nêu
Nêu
Đọc
Làm
2. Thế giới các loài chim:(28’)
* Các loài chim hiền: 
Chim ngói 
Bồ các
Chim ri
Sáo sậu
Sáo đen
Tu hú
Chim nhạn
 Bìm bịp
 Cách nói đồng dao, sử dụng thành ngữ.
 Thế giới các loài chim lành hiện lên sinh động, chúng đem lại niềm vui cho mùa màng, cho con người.
* Các loài chim xấu, chim ác:
Đại bàng 
Diều hâu tranh mồi
Qụa đen 
Cắt
* Loài chim trị ác: Chim chèo bẻo.
 Hành động dũng cảm, biết đoàn kết.
III. Tổng kết:(4')
1.Nghệ thuật:
 - NT miêu tả tự nhiên, sinh động và hấp dẫn.
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian như đồng dao, thành ngữ, cổ tích.
- NT nhân hóa, dùng nhiều từ láy.
2. Nội dung:
- Vẽ nên bức tranh cụ thể, sinh động, nhiều màu sắc về thế giới các loài chim ở đồng quê.
* Ghi nhớ: SGK/113
IV.Luyện tập:(4')
4. Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(4’)
?Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm của VB trên?
?Nêu NT và ND của bài văn trên?
- HS về học bài cũ, chuẩn bị tiết sau Kiểm tra Tiếng Việt. 
 Ngày soạn: 27/03/2011 Tuần 30 -Tiết 3	
 Ngày giảng:29/03/2011	
Tiết 115. KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Củng cố, hệ thống hóa kiến thức về phần Tiếng Việt đã học từ đầu kì II.
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra tự luận trong thời gian 1 tiết.
3. Thái độ: - Giáo dục thái độ yêu thích, tự giác, độc lập suy nghĩ, nghiêm túc, trung thực trong khi kiểm tra.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp:- Tái hiện kiến thức để viết bài.
2. Phương tiện:- Giáo viên:Nghiên cứu tài liệu, đề văn + đáp án + biểu điểm.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức về phần Tiếng Việt, chuẩn bị giấy kiểm tra.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ:(1’) 
 	Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 GV nêu yêu cầu tiết kiểm tra: Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong khi làm bài.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(45’)
	(Ngân hàng đề của trường)
4.Hoạt động 4. Hoạt động nối tiếp:(5’)
	 - GV nhận xét tiết kiểm tra.
- HS về tiếp tục ôn lại phần Tiếng Việt.
- Tiết sau Trả bài kiểm tra Văn. Trả bài TLV số 6- Văn tả người.
 Ngày soạn: 27/03/2011 Tuần 30 -Tiết 4	
 Ngày giảng: 29/03/2011	
Tiết 116. TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN. BÀI TLV SỐ 6- VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh
1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức về học hiện đại Việt Nam, văn miêu tả.
 - Thấy được ưu nhược điểm trong bài viết của mình, đánh giá bài viết.
 - Nhận ra những lỗi thường gặp và tự giác sửa các lỗi đó ra giấy nháp, rút kinh nghiệm cho bài viết sau. 
2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng sửa lỗi trong bài văn.
3. Thái độ: - Bồi dưỡng thái độ tự giác sửa lỗi trong bài văn miêu tả.
II. Chuẩn bị:
1. Phương pháp:- Đọc, tái hiện bài viết, quan sát để tìm ra các lỗi. 
2. Phương tiện:- Giáo viên:Nghiên cứu tài liệu, đề văn miêu tả + đáp án + biểu điểm.
 - Học sinh: Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, xem lại đề, sửa lỗi.
III. Tiến trình các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ: không.
2. Hoạt động 2. Giới thiệu bài: (1’)
 GV nêu yêu cầu tiết trả bài: Nghiêm túc, tích cực, tự giác trong khi trả bài.
3. Hoạt động 3. Bài mới:(43’)
A. BÀI KIỂM TRA VĂN(19’)
ĐỀ BÀI:(1’) Theo tiết 97
I. YÊU CẦU :(1’)
1. Hình thức:- Văn phong sáng sủa, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, ít sai chính tả, đầy đủ nội dung bài làm.
2. Nội dung: - Nêu được những hiểu biết về nhà văn Tô Hoài. 
- Chép thuộc lòng 2 khổ thơ bất kì trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”- Minh Huệ.
- Nêu được ND & NT của truyện “Bài học đường đời đầu tiên”- Tô Hoài.
- Viết được đoạn văn ngắn thuật lại tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.
II. DÀN Ý:(5’) Theo tiết 97
III. NHẬN XÉT – TRẢ BÀI:(5’)
1. Nhận xét: GV nhận xét ưu nhược điểm của bài viết.
a. Ưu điểm:
- Nhiều bài nắm vững yêu cầu của đề. 
- Dùng từ ngữ tương đối chính xác.
- Trình bày, chữ viết tương đối sạch sẽ.
* Tuyên dương: +6A:
 + 6B: 
 + 6C: 
b. Hạn chế:
 + Đa số các bài chưa biết trình bày ý cơ bản bằng những câu văn ngắn gọn.
+ Trình bày cẩu thả, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả.
+ Nhiều bài dùng từ thiếu chính xác.
* Phê bình: + 6A: 
 + 6B: 
 + 6C: 
2. Trả bài: GV trả bài cho HS xem và tìm lỗi, chữa lỗi ra giấy nháp.
IV. CHỮA LỖI:(3’)
1. Lỗi diễn đạt:
* Lỗi dùng từ: 
* Lỗi đặt câu: 
* Lỗi dựng đoạn: 
2. Lỗi chính tả: 
V. ĐỌC BÀI MẤU – TỔNG HỢP ĐIỂM – THU BÀI:(4’)
1.Đọc bài mẫu: GV đọc 1 số bài văn có chất lượng khá tốt.
6A: 6B: 6C: 
2.Tổng hợp điểm: GV lấy điểm vào sổ.
3. Thu bài: GV thu bài để lưu.
B. BÀI TLV SỐ 6- VĂN TẢ NGƯỜI(24’)
ĐỀ BÀI:(1’) 
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh chị em...)
I. YÊU CẦU :(1’)
1. Hình thức: - Văn phong sáng sủa, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, ít sai chính tả, đầy đủ bố cục 3 phần.
2. Nội dung: - Miêu tả một người thân yêu, gần gũi nhất với mình.
- Bám sát thực tế đổi mới để giải quyết yêu cầu của đề.
- Đảm bảo đầy đủ các nội dung chính. Nêu bật được đặc điểm về hình dáng, tính nết của người được tả. 
II. DÀN Ý:(5’) Xem dàn ý phô tô ở tiết 105+106.
III. NHẬN XÉT – TRẢ BÀI:(6’)
1. Nhận xét: GV nhận xét ưu nhược điểm của bài viết.
a. Ưu điểm:
- Nhiều bài nắm vững yêu cầu của đề. Vận dụng khá tốt phương thức miêu tả để tả người.
- Nội dung câu chuyện có ý nghĩa sâu sắc.
- Dùng từ ngữ tương đối chính xác, bố cục 3 phần rõ ràng.
- Trình bày, chữ viết sạch sẽ.
* Tuyên dương: + 6A: 
 + 6B: 
 + 6C: 
+ Đa số các bài sa vào tình trạng tả, kể lan man, dài dòng. Chưa biết trình bày ý cơ bản bằng những câu văn ngắn gọn.
+ Một số em chưa biết vận dụng lí thuyết văn miêu tả vào bài viết của mình. 
+ Trình bày cẩu thả, chữ viết sai nhiều lỗi chính tả.
+ Bài viết một số em bố cục không rõ ràng.
+ Nhiều bài dùng từ thiếu chính xác.
* Phê bình: + 6A: 
 + 6B: 
 + 6C: 
2. Trả bài: GV trả bài cho HS xem và tìm lỗi, chữa lỗi ra giấy nháp.
IV. CHỮA LỖI:(3’)
1. Lỗi diễn đạt:
* Lỗi dùng từ: 
 * Lỗi đặt câu:	
* Lỗi dựng đoạn: 
2. Lỗi chính tả: 
V. ĐỌC BÀI MẤU – TỔNG HỢP ĐIỂM – THU BÀI:(8’)
1.Đọc bài mẫu: GV đọc 1 số bài văn có chất lượng khá tốt.
6A: 6B: 6C:
2.Tổng hợp điểm: GV lấy điểm vào sổ.
3. Thu bài: GV thu bài để lưu.
4.Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:(1’)
- GV nhận xét giờ trả bài.
- HS về tiếp tục ôn tập về văn học hiện đại Việt Nam, văn miêu tả.
- Chuẩn bị tiết sau Ôn tập truyện và kí.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 30.doc