Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 22, Tiết 89: Buổi học cuối cùng - Năm học 2004-2005

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 22, Tiết 89: Buổi học cuối cùng - Năm học 2004-2005

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:

1. Nắm vững cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và thầy giáo Ha-men, tác giả thể hiện lòng yêu nớc trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.

2. Tiếp tục tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở phép so sánh, ẩn dụ và nhân hoá; với phân môn tập làm văn ở cách kể theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.

B. Tiến trình thực hiện các bước lên lớp.

I. KIỂM TRA BÀI CŨ:

Trong hai văn bản "Sông nớc Cà Mau" và "Vượt thác", cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Theo em, các văn bản ấy đã bộc lộ thái độ và tình cảm ra sao của người viết?

GV nhận xét, đánh giá điểm. Chuyển vào bài mới.

II. BÀI MỚI.

1. Giới thiệu bài:

Cảm hứng yêu nớc đợc biểu hiện thật phong phú và da dạng trong văn chơng nghệ thuật. Nhà văn Nga Ê-ren-bua đã viết: "Lòng yêu nớc ban đầu là lòng yêu những vật tầm thờng nhất: yêu cái cây trồng ở trớc nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rợu mạnh.". Nh vậy, tình cảm cao cả này đợc kết tạo từ tình yêu mến và gắn bó với những gì cụ thể, thân thiết nhất với mỗi con ngời. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến một vùng quê nhỏ của nớc Pháp để chia sẻ và đồng cảm với tình yêu Tổ quốc của ngời dân nơi đây trong một biểu hiện cụ thể khác: lòng yêu tiếng mẹ đẻ qua văn bản Buổi học cuối cùng.

 

doc 16 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Bài 22, Tiết 89: Buổi học cuối cùng - Năm học 2004-2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23 - Bài 22, tiết 89
Văn bản
Buổi học cuối cùng
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
1. Nắm vững cốt truyện, các nhân vật và chủ đề tư tưởng của truyện. Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và thầy giáo Ha-men, tác giả thể hiện lòng yêu nớc trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
2. Tiếp tục tích hợp với phân môn Tiếng Việt ở phép so sánh, ẩn dụ và nhân hoá; với phân môn tập làm văn ở cách kể theo ngôi thứ nhất, nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngoại hình, ngôn ngữ, cử chỉ và hành động.
B. Tiến trình thực hiện các bước lên lớp.
I. Kiểm tra bài cũ:
Trong hai văn bản "Sông nớc Cà Mau" và "Vượt thác", cảnh thiên nhiên được miêu tả như thế nào? Theo em, các văn bản ấy đã bộc lộ thái độ và tình cảm ra sao của người viết?
GV nhận xét, đánh giá điểm. Chuyển vào bài mới.
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: 
Cảm hứng yêu nớc đợc biểu hiện thật phong phú và da dạng trong văn chơng nghệ thuật. Nhà văn Nga Ê-ren-bua đã viết: "Lòng yêu nớc ban đầu là lòng yêu những vật tầm thờng nhất: yêu cái cây trồng ở trớc nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rợu mạnh...". Nh vậy, tình cảm cao cả này đợc kết tạo từ tình yêu mến và gắn bó với những gì cụ thể, thân thiết nhất với mỗi con ngời. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng đến một vùng quê nhỏ của nớc Pháp để chia sẻ và đồng cảm với tình yêu Tổ quốc của ngời dân nơi đây trong một biểu hiện cụ thể khác: lòng yêu tiếng mẹ đẻ qua văn bản Buổi học cuối cùng.
2. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
G hướng dẫn học sinh tìm hiểu sơ bộ văn bản và đọc văn bản bằng các lệnh sau:
- Hs đọc Chú thích (*) trong SGK.
* Tác giả truyện ngắn chúng ta học hôm nay là ai?
GV có thể bổ sung: Các tác phẩm của An phông xơ Đôđê nh: Những vì sao, Những bức thư viết từ cối xay gió... thường đem đến cho người đọc màu sắc và hơng vị vùng thôn quê nớc Pháp với núi đồi, thảo nguyên, những đồng cỏ và hình ảnh con ngời chất phác, thuần hậu bằng một lối văn trữ tình giàu chất thơ. Đó là những trang văn ra đời từ một cội nguồn cảm xúc tha thiết mến yêu thiên nhiên và con ngời nớc Pháp, nặng tình với văn hoá dân tộc. Văn bản chúng ta học hôm nay cũng nằm trong mạch đề tài ấy nhng lòng yêu Tổ quốc đợc biểu hiện ở một phơng diện khác: tình yêu tiếng mẹ đẻ. 
Truyện lấy bối cảnh từ đâu?
GV giới thiệu với học sinh vị trí hai vùng An dát và Lo-ren trên bản đồ, các em có thể hình dung đợc hoàn cảnh lịch sử nói đến trong văn bản.
Hs đọc Chú thích.
-An-phông-xơ Đôđê (1840 - 1897), nhà văn chuyên viết truyện ngắn của Pháp thế kỷ XIX 
- Truyện lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau chiến tranh Pháp - Phổ năm 1870 - 1871, nớc Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị sát nhập vào nớc Phổ (vốn là một nớc chuyên chế trong lãnh thổ Đức trớc đây). Các trờng học ở hai vùng này bị buộc phải học tiếng Đức thay cho tiếng Pháp.
I. Đọc - Chú thích.
1. Tác giả: 
+An-phông-xơ Đôđê(1840-1897), Pháp, 
+ truyện ngắn.
2. Văn bản:
+ Bối cảnh: (SGK)
* Trong bối cảnh ấy, sự việc nào đã xảy ra, chúng ta cùng đi vào đọc văn bản.
Gv đọc đoạn đầu, gọi các Hs khác đọc nối tiếp. Nhận xét về cách đọc.
Chú ý các chú thích: Béc-lin, chữ rông, Ba be bi bo bu.
* Từ việc đọc văn bản em hiểu vì sao nhà văn lấy nhan đề là Buổi học cuối cùng?
* Nội dung chính ấy đã đợc kể theo một trình tự bố cục ra sao?
? Tất cả các sự việc của câu chuyện xoay quanh mấy nhân vật chính? Là những nhân vật nào?
? Trong đó, nhà văn đã chọn kể theo lời kể của nhân vật nào? Thuộc ngôi kể thứ mấy?
? Việc chọn ngôi kể này có tác dụng gì?
- Văn bản dùng các phơng thức: miêu tả, tự sự, biểu cảm trong đó tự sự là phơng thức chính.
- Phrăng và thầy giáo Ha-men
- Truyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng trong lớp học của thầy giáo Ha-men tại một làng nhỏ vùng An dát.
Hs nhận thấy: ba phần:
1. Từ đầu...đến "... vắng mặt con": Cảnh trớc buổi học cuối cùng.
2. Tiếp đến "... nhớ mãi buổi hoc này": Diễn biến buổi học cuối cùng.
3. Còn lại: Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng.
- Hai nhân vật chính là Phẳng và thầy giáo Ha-men.
- Ngôi kể thứ nhất: lời nhân vật Phrăng- học trò trong lớp thầy Ha-men.
- Tạo ấn tợng về một câu chuyện có thực, lần lợt diễn ra qua sự quan sát của ngời trực tiếp chứng kiến và tham gia.
- Dễ dàng trong việc biểu hiện ý nghĩ, tâm trạng, tình cảm của nhân vật kể chuyện.
GV bình chuyển: 
Việc lựa chọn bối cảnh làm tình huống đặc sắc và dùng ngôi kể thích hợp là dụng ý nghệ thuật của tác giả để t tởng truyện đợc khắc sâu. Bởi với mỗi ngời, tiếng nói không chỉ là phơng tiện giao tiếp. Đó còn là những thanh âm thân thơng nhất kết giao nên tình ngời, tình cảm cộng đồng, Tổ quốc, làm nên hồn vía, bản sắc văn hoá mỗi quốc gia. Nhất là khi tiếng nói dân tộc đang có nguy cơ bị kẻ thù đồng hóa, khi sống trên quê hơng mà không đợc tự do nói thứ tiếng gốc rễ quê hơng. Hơn cả nỗi buồn, mỗi ngời dân yêu nớc còn cảm thấy đó là nỗi sỉ nhục lớn nhất. Điều này càng thấm thía khi nó đợc nói lên bằng lời kể, bàng tâm t của chính ngời trong cuộc. Chúng ta cùng đến với nhân vật Phrăng - ngời dẫn chuyện để hiểu rõ đợc điều đó.
Hoạt động 2: Hớng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản.
1. Nhân vật Phrăng:
G hớng dẫn H tìm hiểu sơ qua về nhân vật Phrăng trớc buổi học.
* Trớc buổi học, Phrăng có ý định gì? Vì sao?
* Điều đó đem đến ấn tợng ban đầu của em về nhân vật này nh thế nào?
- bỏ học, rong chơi:
+ Sợ thầy quở mắng vì đến trễ và không thuộc bài.
+ cảnh vật đẹp đến cám dỗ.
- Đó là một chú bé hiếu động, ham chơi, ngại học, song tính tình rất hồn nhiên, trong sáng...
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1.Nhân vật Phrăng
a. Trớc buổi học:
Hiếu động, ham chơi. 
G yêu cầu H đọc thầm văn bản
? Sau khi tự đấu tranh với bản thân, Phrăng đã quay trở lại trờng. Trên đờng đi, chú nhận thấy có điều gì khác lạ?
? Cảm giác đó càng rõ rệt hơn nh thế nào khi chú đến trờng?
 Nhất là khi nhìn mọi ngời trong lớp học?
* Tất cả những điều đó khiến Phrăng có tâm trạng thế nào? 
* Trớc khi đi vào kể sự việc chính, việc tạo ra một quang cảnh nh thế có tác dụng gì?
GV: Việc tạo ra một không gian làm nền cho câu chuyện nhằm tạo hứng thú với ngời đọc vốn là một nghệ thuật thờng đợc sử dụng. Trong truyện ngắn này, không gian nghệ thuật ấy có thể xem là nhạc dạo cho một khúc ca yêu nớc trầm buồn và bi tráng sắp đợc cất lên, một nền cảnh gợi mở cho những đờng nét và hình ảnh xúc động và giàu ấn tợng sắp đợc khắc hoạ. Nó báo hiệu một điều hệ trọng, khiến cả ngời trong cuộc và ngời đọc không khỏi bị lôi cuốn. Có thể xem đây là một chủ ý kín đáo của một nhà văn khéo nắm bắt tâm lý con ngời.
H đọc thầm phần đầu.
-Trụ sở xã, nhiều ngời đứng trớc bản cáo thị - nơi vốn thờng mang những tin chẳng lành đến cho dân làng trong hai năm qua.
- Mọi sự bình lặng y nh một buổi sáng chủ nhật.
- Các bạn đã ngồi vào chỗ, thầy Ha-men đi đi lại lại.
- Thầy Ha-men không giận dữ mà lại dịu dàng.
- Thầy giáo mặc đẹp hơn ngày thờng
- phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, vẻ mặt buồn rầu.
- Cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần đã sờn mép.
Ngạc nhiên: vì không khí có gì khác thờng và trang trọng..
- Tạo không khí chuẩn bị cho diễn biến của câu chuyện đợc chân thực, tự nhiên.
- Tác động đến tâm lý tò mò ở ngời đọc và nhân vật Phrăng, để câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn.
b. Tâm trạng Phrăng trên đờng đến trờng và khi vào lớp:
- Ngạc nhiên ...
=> là không gian nghệ thuật tạo không khí, gây hứng thú cho 
người đọc.
G chuyển ý, hớng dẫn H tìm hiểu tâm trạng Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
 ? Trong nỗi ngạc nhiên ấy, Phrăng đã thấy thầy Ha-men thông báo: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Lời thông báo của thầy giáo đã tác động ra sao đến tâm trạng của cậu bé? 
? Choáng váng là chỉ một trạng thái tâm lý nh thế nào?
? Từ nỗi choáng váng ban đầu nh vậy, tâm trạng Phrăng đã bộc lộ nh thế nào khi buổi học đợc diễn ra?
Gv chuyển văn bản vào phim trong theo từng đoạn, phát cho các nhóm. Yêu cầu H đọc và gạch chân các chi tiết tả tâm trạng của Phrăng.
G cho H trình bày kết quả theo những câu hỏi dẫn dắt sau:
? Trớc hết, Phrăng suy nghĩ về việc học tiếng Pháp bấy nay của mình ra sao? Em hãy đọc đoạn văn đó? 
? Đọc to các chi tiết bạn tìm và nhận xét?
? Khi trả lời bài cũ, điều gì xảy ra với Phrăng? Thái độ và tâm t của chú khi ấy thế nào?
? Bị nỗi ân hận giày vò, nhất là trớc những lời tâm huyết của thầy Ha-men, Phrăng đã có cảm giác ra sao khi nghe thầy giảng bài? 
Đọc đoạn văn bản từ" Xong bài giảng chuyển sang viết tập... nhớ mãi buổi học này".
* Phrăng có thái độ ra sao khi tập viết? Hình ảnh nào trong lúc tập đọc đã gây ấn tợng mạnh mẽ nhất với chú?
* Tâm trạng và cảm xúc trong Phrăng đến đây nh thế nào?
=> Cực kỳ xúc động vì đây là giờ học Pháp văn cuối cùng, cũng lại là bài học lịch sử nớc Pháp bằng tiếng Pháp, tính chất thiêng liêng và cảm động đợc nhân lên gấp nhiều lần chắc chắn đã tác động rất mạnh đến không chỉ học trò Phrăng. 
GV chỉ trên bảng, hớng dẫn học sinh so sánh.
* Là một học sinh, em thấy những hoạt động của giờ học diễn ra nh thế nào?
? Nhng chúng lại diễn ra trong một hoàn cảnh khác thờng mà các em đã thấy, vậy, em thấy tâm trạng và thái độ của Phrăng có diễn biến ra sao? 
? Em nhận xét gì về ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả ?
- Choáng váng:
+ sững sờ, vỡ lẽ ra tất cả mọi điều khác thờng mà cậu nhìn thấy trên đờng và trong trờng học.
+ Sửng sốt vì điều đó xảy ra ngoài ý nghĩ...
+ Căm ghét kẻ thù...
=> Có thể xem đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những biến đổi trong tâm trạng và thái độ của chú bé đối với việc học tiếng Pháp 
H làm việc trên phim trong khoảng 2 phút.
+ Tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí...
+Thấy sách nh ngời bạn cố tri rất đau lòng khi phải giã từ: Sách và thầy.
+ Ao ước có thể đọc thật dõng dạc quy tắc ngữ pháp mà bất lực: 
+ rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên.
+ Kinh ngạc thấy sao mình hiểu bài đến thế.
+ Cha bao giờ chăm chú đến thế.
+ Cha bao giờ thấy thầy kiên nhẫn đến thế.
+ Chăm chú và im phăng phắc.
+ Hình ảnh cụ Hô - de đánh vần cùng bọn trẻ
+ Muốn cời và muốn khóc...nhớ mãi buổi học này...
+Thấy thầy lớn lao...
- Bình thờng nh mọi giờ học khác.
- Từ chỗ là đứa trẻ lông bông, chú bị cuốn hút vào không khí cảm động trang nghiêm cuả lớp học, thấm thía lỗi lầm của m ... ốn là một nghệ thuật thường được sử dụng. Trong truyện ngắn này, không gian nghệ thuật ấy báo hiệu một điều hệ trọng, khiến cả người trong cuộc và người đọc không khỏi bị lôi cuốn. Có thể xem đây là một chủ ý kín đáo của một nhà văn khéo nắm bắt tâm lý con người.
H đọc thầm phần đầu.
-Trụ sở xã, nhiều người đứng trước bản cáo thị - nơi vốn thường mang những tin chẳng lành đến cho dân làng trong hai năm qua.
- Mọi sự bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật.
- Các bạn đã ngồi vào chỗ, thầy Ha-men đi đi lại lại.
- Thầy Ha-men không giận dữ mà lại dịu dàng.
- Thầy giáo mặc đẹp hơn ngày thường
- phía cuối lớp, dân làng ngồi lặng lẽ, vẻ mặt buồn rầu.
- Cụ Hô-de mang theo quyển tập đánh vần đã sờn mép.
Ngạc nhiên: vì không khí có gì khác thường và trang trọng..
- Tạo không khí chuẩn bị cho diễn biến của câu chuyện được chân thực, tự nhiên.
- Tác động đến tâm lý tò mò ở người đọc và nhân vật Phrăng, để câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn.
b. Tâm trạng Phrăng trên đường đến trường và khi vào lớp:
- Ngạc nhiên ...
=> là không gian nghệ thuật tạo không khí, gây hứng thú cho người đọc.
G chuyển ý, hướng dẫn H tìm hiểu tâm trạng Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
 ? Trong nỗi ngạc nhiên ấy, Phrăng đã thấy thầy Ha-men thông báo: "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con". Lời thông báo của thầy giáo đã tác động ra sao đến tâm trạng của cậu bé? 
? Choáng váng là chỉ một trạng thái tâm lý như thế nào?
? Từ nỗi choáng váng ban đầu như vậy, tâm trạng Phrăng đã bộc lộ như thế nào khi buổi học được diễn ra?
Gv chuyển văn bản vào phim trong theo từng đoạn, phát cho các nhóm. Yêu cầu H đọc và gạch chân các chi tiết tả tâm trạng của Phrăng.
G cho H trình bày kết quả theo những câu hỏi dẫn dắt sau:
? Trước hết, Phrăng suy nghĩ về việc học tiếng Pháp bấy nay của mình ra sao? Em hãy đọc đoạn văn đó? 
? Đọc to các chi tiết bạn tìm và nhận xét?
? Khi trả lời bài cũ, điều gì xảy ra với Phrăng? Thái độ và tâm tư của chú khi ấy thế nào?
? Bị nỗi ân hận giày vò, nhất là trước những lời tâm huyết của thầy Ha-men, Phrăng đã có cảm giác ra sao khi nghe thầy giảng bài? 
Đọc đoạn văn bản từ" Xong bài giảng chuyển sang viết tập... nhớ mãi buổi học này".
? Phrăng có thái độ ra sao khi tập viết? Hình ảnh nào trong lúc tập đọc đã gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với chú?
? Tâm trạng và cảm xúc trong Phrăng đến đây như thế nào?
=> Xúc động vì đây là giờ học Pháp văn cuối cùng, cũng lại là bài học lịch sử nước Pháp bằng tiếng Pháp, tính chất thiêng liêng và cảm động được nhân lên gấp nhiều lần chắc chắn đã tác động rất mạnh đến không chỉ học trò Phrăng. 
GV chỉ trên bảng, hướng dẫn học sinh so sánh.
? Là một học sinh, em thấy những hoạt động của giờ học diễn ra như thế nào?
? Nhưng chúng lại diễn ra trong một hoàn cảnh khác thường mà các em đã thấy, vậy, em thấy tâm trạng và thái độ của Phrăng có diễn biến ra sao?
? Nhận xét về ngòi bút miêu tả tâm lý nhân vật của tác giả ?
? Vậy, khi muốn miêu tả tâm trạng con người một cách chân thực tự nhiên, chúng ta cần chú ý điều gì?
? Từ nghệ thuật miêu tả của nhà văn, em học thêm được cách thức nào dùng để tả người, bên cạnh việc tả chân dung ngoại hình (Dế Mèn trong bài học đường ...) hay qua hoạt động (Dượng Hương Thư trong Vượt thác)?
- Choáng váng:
+ sững sờ, vỡ lẽ ra tất cả mọi điều khác thường mà cậu nhìn thấy trên đường và trong trường học.
+ Sửng sốt vì điều đó xảy ra ngoài ý nghĩ...
+ Căm ghét kẻ thù...
=> Có thể xem đó là nguyên nhân quan trọng dẫn đến những biến đổi trong tâm tư và thái độ của chú bé đối với việc học tiếng Pháp 
H làm việc trên phim trong khoảng 2 phút.
+ Tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí...
+Thấy sách như người bạn cố tri rất đau lòng khi phải giã từ: Sách và thầy.
+ Ao ước có thể đọc thật dõng dạc quy tắc ngữ pháp mà bất lực: 
+ rầu rĩ, không dám ngẩng đầu lên.
+ Kinh ngạc thấy sao mình hiểu bài đến thế.
+ Chưa bao giờ chăm chú đến thế.
+ Chưa bao giờ thấy thầy kiên nhẫn đến thế.
+ Chăm chú và im phăng phắc.
+ Hình ảnh cụ Hô - de đánh vần cùng bọn trẻ
+ Muốn cười và muốn khóc...nhớ mãi buổi học này...
+Thấy thầy lớn lao...
=>Xúc động mạnh mẽ.
- Bình thường như mọi giờ học khác.
- Từ chỗ là đứa trẻ lông bông, chú bị cuốn hút vào không khí cảm động trang nghiêm cuả lớp học, thấm thía lỗi lầm của mình, tự giận mình, thấy yêu quý và thích học tiếng Pháp.
- Nhà văn đã thấu hiểu tâm lý lứa tuổi, diễn tả rất chân thực...
Hs tự rút ra nhận xét:
+ Chịu khó quan sát tìm hiểu...
+ đặt nhân vật vào trong những tình huống cụ thể để tính cách, tâm trạng được bộc lộ tự nhiên...
- Có thể miêu tả tính cách con người thông qua diễn biến tâm trạng và thái độ của người đó trong mối quan hệ với nhân vật khác và trong hoàn cảnh cụ thể nào đó.
c. Tâm trạng Phrăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng:
GV đưa các nội dung các em phát hiện lên phim trong trước đèn chiếu.
? tính cách nhân vật Phrăng có sự chuyển biến ra sao?
?Như vậy, là chú bé đã có thái độ ra sao đối với tiếng Pháp?
?Đối với thầy giáo?
? Đó là những tình cảm cần có ở mỗi học sinh. Nhưng, yêu thích mà không còn được tiếp tục học, quý trọng mà phải chia tay mãi mãi, Phrăng còn hiểu ra nguyên nhân dẫn đến tình huống đau buồn và éo le này là do đâu? Từ đó, chú có thái độ ra sao ?
? Tất cả những tình cảm ấy là biểu hiện cụ thể của tình cảm lớn lao nào?
? Vậy, em có nhận xét gì về nhân vật Phrăng?
GV bình:Lòng yêu nước không phải là tình cảm mơ hồ, trừu tượng mà nó tồn tại trong mỗi chúng ta tự nhiên như tình yêu đối với người thân, gia đình, quê hương, bằng những biểu hiện rất cụ thể mà đôi khi trong cuộc sống bình thường chúng ta không nhận thấy. Phải khi đặt trong một hoàn cảnh đặc biệt khác thường, lòng yêu nước được đem ra thử thách, chúng ta mới cảm nhận được nó rõ rệt và mãnh liệt trong ta đến nhường nào...
- Từ một đứa trẻ hiếu động, ham chơi, ngại học, Phrăng trở thành cậu bé thích học, ham học, biết ân hận về những lỗi lầm của mình.
- Yêu quý, thích học tiếng mẹ đẻ.
- Quý trọng, ngưỡng mộ.
- Căm thù quân xâm lược: Quân khốn kiếp, Liệu họ có bắt chúng phải hót bằng tiếng Đức không nhỉ?
- Lòng yêu nước.
- Hồn nhiên, trong sáng, hiếu động nhưng rất hiểu lẽ phải, có lòng yêu nước.
- Yêu quý tiếng Pháp.
- Quý trọng thầy.
- Căm thù quân xâm lược
=> Lòng yêu nước
Nhân vật Phrăng: hồn nhiên, trong sáng, hiểu lẽ phải, có lòng yêu nước
? Em hình dung thế nào về chú bé Phrăng sau buổi học tiếng Pháp cuối cùng này?
HS tự do trình bày dự đoán của mình:
+ Chịu khó học tập, trau dồi tiếng nói dân tộc.
+ Cùng mọi người bảo vệ và gìn giữ tiếng Pháp để biến nó thành vũ khí đấu tranh đánh đuổi ngoại xâm
...
? Cách kể chuyện khiến ta có cảm xúc như thế nào đối với các nhân vật nhất là chú bé Phrăng?
? Cùng lứa tuổi học trò đáng yêu như chú bé Phrăng, em thấy mình cần làm gì để thể hiện tình cảm và thái độ yêu quý tiếng Việt - tiếng mẹ đẻ của mình?
- Yêu mến các nhân vật, thấy họ gần gũi và thân thiết...
- Hs tự do trình bày. Nhìn chung thấy:
+ Viết và nói đúng chính tả
+ Không cẩu thả, trau dồi tiếng nói dân tộc...
Kết bài: 
Hình ảnh chú bé Phrăng cùng các nhân vật khác trong văn bản Buổi học cuối cùng đã khiến những con người sống cách chúng ta hai thế kỷ và một châu lục trở nên gần gũi, thân thiết. Bởi chúng ta thấy được ở họ bóng dáng của chính ông cha mình, dân tộc mình trong đêm trường hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm thuộc địa vẫn bền bỉ giữ gìn và trau chuốt ngôn ngữ Việt, vẫn sắt son một niềm tin: "tiếng ta còn, nước ta còn" (Phạm Quỳnh). Cô tin rằng, là người Việt Nam, các em có quyền tự hào về ngôn ngữ dân tộc mình cũng như chú bé Phrăng, như người dân Pháp biết yêu quý và giữ gìn tiếng Pháp. Tiếng Việt với khả năng to lớn đang ngày một góp phần bồi đắp tri thức và tâm hồn cho các em, và đến lượt mình, các em cũng biết quý trọng tiếng mẹ đẻ, biết bất bình trước những hành vi học đòi hay cẩu thả đang vô tình làm mất đi sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc ở một số người, từ đó sẽ ngày càng làm cho nó đẹp đẽ hơn, đúng như lời dặn dò của Bác Hồ kính yêu: "Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp". Đó cũng chính là các em đã yêu nước một cách thiết thực và chân thành vậy.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Từ việc tìm hiểu nhân vật Phrăng, cô nghĩ các em đều có những cảm nhận tốt đẹp về nhân vật này. các em có thể bày tỏ tình cảm ấy của mình bằng một đoạn văn hoặc một bức tranh vẽ một chi tiết khiến em ấn tượng nhất.
- Chuẩn bị tiết học sau: đọc trước về nhân vật thầy giáo Ha -men, so sánh với nhân vật Phrăng để thấy việc xây dựng nhân vật này có gì khác.
Lời kết
Trong quá trình đứng lớp, cá nhân tôi nhận thấy các em vốn hồn nhiên, không thích cách lên lớp cứng nhắc, giáo điều, nặng về thuyết trình mà rất thích được tự phát hiện, tự tìm tòi, nhận xét và rút bài học cho bản thân. Nếu nói với các em về cách xây dựng nhân vật cần phải thế này thế kia, sẽ khiến các em khó tiếp thu, khó chấp nhận, vì vậy sẽ không hào hứng thực hành và rèn luyện kỹ năng. Khi học văn bản theo hướng này, các em đã tự rút ra những nhận thức khá chính xác về phương pháp tả người: nhân vật Phrăng không được miêu tả hình dáng bên ngoài, tính cách không được nhà văn giới thiệu trực tiếp, song qua các chi tiết nói về thái độ, phản ứng và diễn biến tâm trạng của nhân vật trong tình huống buổi học Pháp văn cuối cùng, các em có thể hình dung khá thú vị và sinh động về ngoại hình nhân vật và tính cách hiếu động, hồn nhiên cũng rất trong sáng, hiểu lẽ phải của chú bé Phrăng. Các em còn nhận thấy, khi kể theo ngôi kể thứ nhất, tâm trạng sẽ được bộc lộ tự nhiên; thấy được tâm trạng nhân vật không phải diễn ra một cách tình cờ, bột phát mà có sự tác động rất quan trọng của hoàn cảnh, của tình huống. Vì vậy, khi kể hay tả, việc biết chọn tình huống hợp lý và đặc sắc giúp cho việc khắc sâu tính cách nhân vật rõ ràng được tự nhiên hơn rất nhiều. Khi tự biết nhận xét điều đó, các em vận dụng vào bài văn của mình sẽ dễ dàng, hào hứng hơn.
Trên đây là ý kiến cá nhân, hoàn toàn mang tính chủ quan, dựa trên nhận thức của bản thân về phương pháp tích hợp trong việc giảng dạy Ngữ Văn 6 và kinh nghiệm sau hai năm dạy chương trình thay sách giáo khoa. Chỉ xin được góp thêm một góc nhìn, một cách đánh giá về chương trình thay sách đang được thực hiện đại trà. Rất mong nhận được sự đồng tình và góp ý của các nhà chuyên môn, các đồng nghiệp, nhằm nâng cao hơn chất lượng giáo dục của chúng ta.
Xin được chân thành cảm ơn!
	Hải Phòng, ngày 05 tháng 3 năm 2005

Tài liệu đính kèm:

  • docBai len lop van 6.doc