I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, báng giày.
II - TRỌNG TÂN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
1. Kiến thức.
- Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết.
- Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương.
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kỹ năng
- Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1. Tìm hiểu chung.
Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước.
2. Đọc – Hiểu văn bản.
a) Nội dung.
- Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước.
+ Vua Hùng: chú trọng tài năng không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng.
+ Lang Liêu: Có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dang lên Vua Hùng sản vật của nghề nông.
CHỦ ĐỀ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT GHI CHÚ + Thơ hiện đại Việt Nam - Hiểu, cảm nhận được những nết chính về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ hiện đại Việt Nam có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự (Lượm – Tố Hữu; đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Mưa Trần Văn Khoa). - Bước đầu biết đọc – hiểu các bài thơ theo đặc trưng thể loại - Nhớ được sự giản dị của ngôn ngữ và hình ảnh thơ, nghệ thuật tả người, cách thể hiện tình cảm (Đêm nay Bác không ngủ; Lượm), Sứ trong sáng của ngôn ngữ và cách tả cảnh thiên nhiên (Mưa). - Nhận biết và hiể vai trò của các yếu tố tự sự, miêu tả trong các bài thơ đã học. - Thuộc lòng những đoạn thơ hay trong các bài thơ được học. - Văn bản nhật dụng - Hiểu cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ mthuaatj của một số văn bản nhật dụng Việt Nam và nước Ngoài đề cập đến môi trường thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và di sản văn hóa. - Xác định được thái độ ứng xử đúng đắn với các vấn đề trên. - Bước đầu hiểu thế nào là văn bản nhật dụng. 3.2. Lí luận văn học - Bước đầu hiể thế nào là văn bản và văn bản văn học. - Biết một số khái niệm lí luận văn học dùng trong phân tích và tiếp nhận văn học: đề tài, cốt truyện, tình tiết, nhân vật, ngôi kể. - Biết một vài đặc điểm thể loại cơ bản của truyện dân gian ( truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, ngụ ngôn), truyện trung đại, truyện và kí hiện đại. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KỈ NĂNG. CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT. - Có hiểu biết bước đầu về thể loại truyền thuyết. - Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên. - Hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. II- TRỌNG TÂN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức. - Khái niệm thể loại truyền thuyết. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết trong giai đoạn đầu. - Bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kỳ dựng nước. 2. Kĩ năng - Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. - Nhận ra những sự việc chính của truyện. - Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN. 1. Tìm hiểu chung. - Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. - Con Rồng Cháu Tiên thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết thời đại Hùng Vương giai đoạn đầu. 2. Đọc - hiểu văn bản a) Nội dung - Giải thích, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc qua các chi tiết kể về: + Sự xuất thân và hình dáng đặc biệt của Lạc Long Quân, Âu Cơ. + Sự sinh nở đặc biệt và quan niệm người Việt có chung một nguồn gốc tổ tiên. - Ngợi ca công lao của Lạc Long Quân và Âu Cơ: + Mở mang bờ cõi (Xuống biển, lên rừng). + Giúp dân diệt trừ yêu quái, dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi, dạy dân phong tục, lễ nghi. b) Nghệ thuật. - Sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo kể về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ, về việc sinh nở của Âu Cơ. - Xây dựng hình tượng nhân vật mang dáng dấp thần linh. c) Ý nghĩa văn bản. Truyện kể về nguồn gốc dân tộc Con Rồng Cháu Tiên, ngợi ca nguồn gốc cao quý của dân tộc và ý nguyện đoàn kết gắn bó của dân tộc ta. 3. Hướng dẫn tự học. - Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện. - Kể lại truyện. - Liên hệ một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt. BÁNH CHƯNG BÁNH GIẦY. (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu được nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong văn bản Bánh chưng, báng giày. II - TRỌNG TÂN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG. 1. Kiến thức. - Nhân vật sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết. - Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm thuộc nhóm truyền thuyết thời kỳ Hùng Vương. - Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông - một nét đẹp văn hóa của người Việt. 2. Kỹ năng - Đọc - hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết - Nhận ra những sự việc chính trong truyện. III- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung. Bánh chưng, bánh giầy thuộc nhóm các tác phẩm truyền thuyết về thời đại Hùng Vương dựng nước. 2. Đọc – Hiểu văn bản. a) Nội dung. - Hình ảnh con người trong công cuộc dựng nước. + Vua Hùng: chú trọng tài năng không coi trọng thứ bậc con trưởng và con thứ, thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng. + Lang Liêu: Có lòng hiếu thảo, chân thành, được thần linh mách bảo, dang lên Vua Hùng sản vật của nghề nông. - Những thành tựu văn minh nông nghiệp buổi đầu dựng nước: Cùng với sản phẩm lúa gạo là những phong tục và quan niệm đề cao lao động làm hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Việt. b) Nghệ thuật - Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo: “Trong trời đất, không gì quý hơn hạt gạo”. - Lối kể chuyện dân gian : theo tình tự thời gian. c) Ý nghĩa văn bản. Bánh chưng, bánh giầy là cau chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trongb việc xây dựng đất nước. 3. Hướng dẫn tự học. - Đọc kĩ để nhớ những sự việc chính trong truyện. - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy. TỪ VÀ CẤU TẠO CỦA TỪ TIẾNG VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo của từ. - Biết phân biệt các kiểu cấu tạo từ Lưu ý. Học sinh đã học về cấu tạo từ ở tiểu học. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1.Kiến thức. - Định nghĩa về từ, từ đơn, từ phức, các loại từ phức. - Đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Kỹ năng. ` - Nhận diện phân biệt được. + Từ và tiếng. + Từ đơn và từ phức. + Từ ghép và từ láy. - Phân tích cấu tạo của từ III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1.Tìm hiểu chung. - Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để dặt câu. - Từ đơn là từ chỉ có một tiếng - Từ phức là từ có hai tiếng trở lên. Từ phức gồm có: + Từ láy : Từ có quan hệ láy âm giữa các tiếng. + Từ ghép: từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa. 2. Luyện tập - Nhận biết kiểu cấu tạo của từ láy, từ ghép trong một câu văn cụ thể. - Nhận biết tác dụng miêu tả của một số từ ghép, từ láy trong một đoạn văn cụ thể. - Lựa chọn từ ghép, từ láy phù hợp ở một chỗ trống trong văn bản cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. - Tìm các từ láy miêu tả tiếng nói, dáng điệu của con người. - Tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một đồ vật. GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Bước đầu hiểu biết về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt. - Nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG. 1. Kiến thức - Sơ giản về hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ: giao tiếp, văn bản. - sự chi phối của mục đích giao tiếp trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản. - Các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh và hành chính – công vụ. 2. Kĩ năng. - Bước đàu nhận biết về lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp. - Nhận ra kiểu văn bản ỏe một văn bản cho trước căn cứ vào phương thức biểu đạt - nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một đoạn văn bản cụ thể. III - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Các khái niệm + Giao tiếp là hoạt động truyền đạt tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ. + Văn bản (dung lượng, nọi dung, hình thức thể hiện, sự liên kết). văn bản có thể ngắn (một câu), có thể dài (nhiều câu), có thể là một đoạn hay nhiều đoạn văn; có thể được viết ra hoặc nói ra (khi có sự thống nhất trọn vẹn về nội dung và sự hoàn chỉnh về hình thức); phải thể hiện ít nhất hay một ý (chủ đề) nào đó; không phải là chuổi lời nói, từ ngữ, câu viết rời rạc mà có sự gắn kết (liên kết) chặt chẽ với nhau. + Phương thúc biểu đạt là cách thức kể chuyện, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, cách thức làm văn bản hành chính- công vụ phù hợp với mục đích giao tiếp. - Có sáu kiểu văn bản : tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ. 2. Luyện tập. - Nêu tên các kiểu văn bản. - Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt cần lựa chọn phù hợp từ mọi tình huống giao tiếp cụ thể. - Vận dụng kiến thức đã học, xác định phương thức biểu đạt ở một đoạn văn cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học. - Tìm ví dụ cho mỗi phương thức biểu đạt kiểu văn bản. - Xác định phương thức biểu đạt của các văn bản tự sự đã học. THÁNH GIÓNG (Truyền thuyết) I - MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được những nội dung chính và đặc điểm nổi bậc về nghệ thuật của Thánh Gióng. II - TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức. - Nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết về đề tài giữ nước. - Những sự kiện và di tích phản ánh lịch sử đấu tranh giữ nước của ông cha ta được kể trong một tác phẩm truyền thuyết. 2. Kĩ năng. - Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thể loại. - Thực hiện thao tác phân tích một vài chi tiết nghệ thuật kì ảo trong văn bản. - Nắm bắt tác phẩm thông qua hệ thống các sywj việc được kể theo trình tự thời gian. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết thời đại Hùng Vương. - Hình tượng nhân vật trung tâm của truyện là người anh hùng giữ nước. 2 Đọc- hiểu văn bản. a) Nội dung - Hình tượng người anh hùng trong công cuộc giữ nước- Thánh Gióng. + Xuất thân bình dị nhưng cũng rát thần kì. + Lớn nhanh một cách kì diệu trong hoàn cảnh đất nước có giặc xâm lược, cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. + Lập chiến công phi thường. - Sự sống của Thánh Gióng trong lòng dân tộc: + Thánh Gióng bay về trời, trở về với cõi vô biên bất tử. + Dấu tích của những chiến công còn mãi b) Nghệ thuật - Xây dựng người anh hùng cứu nước trong truyện mang màu sắc thần kì với những chi tiết nghệ thuật kỳ ảo, phi thường- hình tượng biểu tượng cho ý chí, sức mạnh của cộng đồng người Việt trước hiểm họa xam lăng. - Cách thức xâu chuổi những sự kiện lịch sử trong quá khứ với những hình ảnh thiên nhiên đất nước truyền thuyết Thánh Gióng còn lí giải về ao hồ, núi sóc, tre đằng ngà. c) Ý nghĩa văn bản Thánh Gióng ca ngợi hình tượng người anh hùng đánh giặc tiêu biểu cho sự trỗi daayjm của truyền thống yêu nước, đoàn kết, tinh thần anh dũng, kiên cường của dân tộc ta. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm hiểu thêm về lễ hội làng gióng - Sưu tầm một tác phẩm nghệ thuật (tranh, tr ... nh những câu hoàn chỉnh. - Chỉ ra lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và nêu cách chữa trong các câu cho trước. - Chỉ ra lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ và nêu cách chữa trong các câu cho trước. 3. Hướng dẫn tự học Tìm các ví dụ có câu sai về chủ ngữ, vị ngữ và sửa lại cho đúng. LUYỆN TẬP VIẾT ĐƠN VÀ SỬA LỖI I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn (về nội dung, về hình thức). - Cách chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn. 2. Kĩ năng - Phát hiện và sửa được các lỗi sai thường gặp khi viết đơn. - Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Củng cố kiến thức - Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn: thiếu các mục cần thiết của một lá đơn như quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, ; thừa nội dung, - Cách sửa: bổ sung những phần còn thiếu; lược bỏ những phần không cần thiết. 2. Luyện tập - Tạo lập tình huống cần viết đơn. - Dựa vào một trong các tình huống đó, viết một lá đơn đúng quy cách. - Phát hiện và sửa các lỗi sai thường gặp khi viết đơn. 3. Hướng dẫn tự học Thu thập một số đơn mẫu làm tài liệu học tập. ĐỘNG PHONG NHA (TRẦN HOÀNG) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Mở rộng thêm kiến thức về văn bản nhật dụng. - Thấy được vẻ đẹp đáng tự hào và tiềm năng du lịch của đọng Phong Nha. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Vẻ đẹp và tiềm năng phát triển du lịch của động Phong Nha. 2. Kĩ năng - Đọc – hiểu văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường,danh lam thắng cảnh. - Tích hợp với phần Tập làm văn viết một bài văn miêu tả. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Tìm hiểu chung - Phong Nha nằm trong quần thể hang động thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng thuộc tỉnh Quảng Bình, được xem là “đệ nhất kì quan”. Phong Nha có tiềm năng du lịch rất lớn. - Động Phong Nha là một văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, danh lam thắng cảnh. 2. Đọc – hiểu văn bản a) Nội dung - Vị trí của động Phong Nha và hai con đường vào động Phong Nha. - Vẻ đẹp lộng lẫy, kì của Động khô và Động nước Phong Nha. - Giá trị của cảnh quang Phong Nha qua cái nhìn của nhà thám hiểm, qua báo cáo khoa học của đoàn thám hiểm Hội địa lí Hoàng gia Anh. b) Hình thức: - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm. - Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học. - Miêu tả sinh động từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha. c) Ý nghĩa văn bản Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên môi trường để phát triển kinh tế du lịc và bảo vệ cuộc sống của con người. 3. Hướng dẫn tự học Chuẩn bị nội dung để giới thiệu về “Đệ nhất kì quan” Phong Nha với khách du lịch. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU CHẤM, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. Lưu ý: Học sinh đã học dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than. 2. Kĩ năng - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than trong khi viết. - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu chấm, dấu chẩm hỏi, dấu chấm than. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức - Thông thường, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than được dùng như sau: + Dấu chấm được đặt cuối câu trần thuật. + Dấu chấm hỏi được đặt cuối câu nghi vấn. + Dấu chấm than được đặt cuối câu cầu khiến, câu cảm thán. - Ngoài ra, dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than còn được dùng trong một số trường hợp sau: + Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến. + Dấu chấm hỏi và dấu chấm than được đặt trong ngoặc đơn vào sau một ý hay một từ để biểu thị thái độ nghi ngờ hoặc châm biếm đối với ý đó hay nội dung của từ ngữ đó. 2. Luyện tập - Vận dụng kiến thức đã học để xác định đúng các kiểu câu, đặt dấu câu vào chỗ thích hợp và nêu công dụng. - So sánh cách dùng các dấu câu để thấy được mục đích diễn đạt. - Phát hiện lỗi trong cách sử dụng dấu câu và nêu cách chữa lỗi. 3. Hướng dẫn tự học Tìm các ví dụ về việc sử dụng nhiều dấu câu trong một văn bản tự chọn. TỔNG KẾT PHẦN VĂN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hệ thống hóa kiến thức cơ bản của các văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Nội dung, nghệ thuật của các văn bản. - Thể loại, phương thức biểu đạt của các văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết ý nghĩa, yêu cầu và cách thức thực hiện các yêu cầu của bài tổng kết. - Khái quát, hệ thống văn bản trên các phương diện cụ thể. - Cảm thụ và phát biểu cảm nghĩ cá nhân. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức - Hệ thống văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 6 phản ánh hai chủ đề chính: truyền thống yêu nước và lòng nhân ái. - Lập bảng tổng kết các văn bản đã học về các phương diện: tác giả, tác phẩm, nội dung, đặc điểm nghệ thuật, thể loại, phương thức biểu đạt và chủ đề. - Lập bảng liệt kê những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước và những văn bản thể hiện lòng nhân ái của dân tọc. - Lập bảng tổng kết các văn bản truyện về các phương diện: tên văn bản, nhân vật chính, vị trí, đặt điểm, ý nghĩa của nhân vật chính. 2. Luyện tập - Sự khác nhau về đặc điểm thể loại giữa các văn bản: truyện dân gian, truyện trung đại, văn bản nhật dụng. - Sự giống nhau về phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại: có cốt truyện, nhân vật, - Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật mà em thích nhất, lí giải vì sao em thích nhân vật đó. 3. Hướng dẫn tự học - Đọc bảng tra cứu các yếu tố Hán Việt và ghi nhớ những từ khó hiểu, từ mới. - Lập bảng ôn tập ở nhà theo hướng dẫn trong SGK. TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Củng cố kiến thức về đặc điểm các phương thức biểu đạt đã học, bố cục một bài văn. - Ôn lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Hệ thống kiến thức về các phương thức biểu đạt đã học. - Đặc điểm và cách thức tạo lập các kiểu văn bản. - Bố cục của các loại văn bản đã học. 2. Kĩ năng - Nhận biết các phương thức biểu đạt đã học trong các văn bản cụ thể. - Phân biệt được ba loại văn bản: tự sự, miêu tả, hành chính – công vụ (đơn từ). - Phát hiện lỗi sai và sửa về đơn từ. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức - Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ. - Các kiểu văn bản và đặc điểm của chúng. - Bố cục của một bài văn miêu tả và bài văn tự sự. 2. Luyện tập - Xác định kiểu văn bản của các văn bản cụ thể. - Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong một vài đoạn văn cụ thể. - Xác định bố cục của văn bản. - Phân tích các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. 3. Hướng dẫn tự học Lập bảng hệ thống các phương thức biểu đạt thể hiện qua các bài văn đã học. ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (DẤU PHẨY) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Củng cố kiến thức và cách sử dụng dấu phẩy đã được học. Lưu ý: Học sinh đã học về dấu phẩy ở Tiểu học. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Công dụng của dấu phẩy. 2. Kĩ năng - Phát hiện và chữa đúng một số lỗi thường gặp về dấu phẩy. - Lựa chọn và sử dụng đúng dấu phẩy trong khi viết để đạt được mục đích giao tiếp. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức Dấu phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu. Cụ thể là: - Giữa các thành phần phụ của câu với chủ ngữ và vị ngữ. - Giữa các từ ngữ có cùng chức vụ trong câu. - Giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó. - Giữa các vế của một câu ghép. 2. Luyện tập - Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong các câu văn cụ thể. - Điền thêm các từ ngữ có cùng chức vụ (chủ ngữ, vị ngữ) vào chỗ trống trong các câu văn cụ thể. - Thêm bộ phận chú thích cho một số từ ngữ trong các câu văn cụ thể. - Nhận xét về cách dùng dấu phẩy trong một số câu văn cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học - Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy hiệu quả, đạt được mục đích giao tiếp. - Tìm một số ví dụ sử dụng dấu phẩy sai chức năng và sửa lại cho đúng. CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (Phần Văn và Tập làm văn) I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Biết thêm về một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và kế hoạch bảo vệ môi trường ở địa phương mình. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Vẻ đẹp, ý nghĩa của một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. 2. Kĩ năng - Thực hiện các bước chuẩn bị và trình bày nội dung về di tích lịch sử (danh lam thắng cảnh) ở địa phương. - Quan sát, tìm hiểu, ghi chép thông tin cụ thể về đối tượng. - Trình bày trước tập thể lớp. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hướng dẫn tự học - Ôn tập những văn bản giới thiệu về di tích lịch sử, danh lam tháng cảnh đã học. - Quan sát thực tế, tìm hiểu, ghi chép những tri thức khách quan về di tích, thắng cảnh ở địa phương trên các phương diện: tên gọi, vị trí địa lí, nguồn gốc lịch sử, vẻ đẹp, ý nghĩa lịch sử, giá trị kinh tế, du lịch. - Sưu tầm một số văn bản giới thiệu về các di tích lịch sử đó, tham khảo để viết lời giới thiệu hoặc miêu tả vẻ đẹp của di tích (danh lam thắng cảnh) đó. - Tìm hiểu việc bảo vệ môi trường ở địa phương. 2. Hoạt động trên lớp - Trình bày bài văn thuyết minh về di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương (theo nhóm). - Nhận xét, bổ sung cho bài viết của nhóm bạn. - Rút ra bài học cho bản thân và cho tất cả mọi người. TỔNG KẾT PHẦN TIẾNG VIỆT I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần Tiếng Việt. II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức - Danh từ, động từ, tính từ; cụm danh từ, cụm tính từ, cụm động từ. - Các thành phần chính của câu. - Các kiểu câu. - Các phép nhân hóa, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ. - Dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy. 2. Kĩ năng - Nhận ra các từ loại và phép tu từ. - Chữa được các lỗi về câu và dấu câu. III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN 1. Hệ thống hóa kiến thức - Các từ loại đã học (vẽ sơ đồ). - Các phép tu từ (vẽ sơ đồ). - Các kiểu cấu tạo câu đã học (vẽ sơ đồ). - Các dấu câu đã học (vẽ sơ đồ). 2. Luyện tập - Xác định các từ loại, các phép tu từ, các kiểu câu trong các đoạn văn bản cụ thể. - Phân tích vai trò của từ loại trong các câu văn cụ thể. - Chỉ ra tác dụng của việc sử dụng các phép tu từ, các kiểu câu trong đoạn văn bản cụ thể. 3. Hướng dẫn tự học Tóm tắt kiến thức đã học về tiếng Việt. --------------------------------
Tài liệu đính kèm: