Tuần 7 Ngày dạy:18/10
Tiết 31 & *
( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du)
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trang con người bị hạ thấp, bị trà đạp.
Nhận biết nghệ thuật miêu tả nhân vật: Khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS biết thông cảm với những người bất hạnh.
3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát, kể chuyện, phân tích nhân vật.
II. CHUẨN BỊ:
- GV :Tác phẩm Truyện Kiều.
Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến khi Mã Giám Sinh đến nhà Thúy Kiều
-HS :Đọc đoạn trích và chuẩn bị nội dung câu hỏi SGK.
II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: :
Đọc thuộc lòng một đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích.
Nội dung đoạn trích nói gì? Nghệ thuật tiêu biểu đoạn trích?
2. Giới thiệu bài: GV tóm tắt: Chị em chơi xuân, gặp gỡ đính ước, Kiều bán mình làm vợ lẽ, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều
Tuần 7 Ngày dạy:18/10 MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU Tiết 31 & * ( Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du) I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: Khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn, xót xa trước thực trang con người bị hạ thấp, bị trà đạp. Nhận biết nghệ thuật miêu tả nhân vật: Khắc họa tính cách qua diện mạo, cử chỉ. 2. Tư tưởng: Giáo dục HS biết thông cảm với những người bất hạnh. 3. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc thơ lục bát, kể chuyện, phân tích nhân vật. II. CHUẨN BỊ: - GV :Tác phẩm Truyện Kiều. Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến khi Mã Giám Sinh đến nhà Thúy Kiều -HS :Đọc đoạn trích và chuẩn bị nội dung câu hỏi SGK. II.TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: : Đọc thuộc lòng một đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Nội dung đoạn trích nói gì? Nghệ thuật tiêu biểu đoạn trích? 2. Giới thiệu bài: GV tóm tắt: Chị em chơi xuân, gặp gỡ đính ước, Kiều bán mình làm vợ lẽ, Mã Giám Sinh đến nhà Kiều 3. Hoạt động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV GHI BẢNG Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung đoạn trích. HS: 3 HS đọc đoạn trích ?Tìm hiểu bố cục đoạn trích: HS: Đoạn trích gồm 26 câu thơ, chia làm 3 phần. Hoạt động 2 : Tìm hiểu văn bản . .Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách của nhân vật Mã Giám Sinh ? GV: Em hiểu gì về nhân vật Mã Giám Sinh trong 10 câu thơ đầu? N1: Mã Giám Sinh giới thiệu mình như thế nào? HS:Người viễn khách,Tên: “Mã Giám Sinh “ Quê : Huyện Lâm Thanh N2: Về tuổi tác, diện mạo, ăn mặc của Mã được miêu tả như thế nào? Bình: Từ nhẵn nhụi- bảnh bao đi với nhauà đối xứng, cân đối giữa hai vế, hé lộ ý chê cười của người kể chuyện. N3: Khi vào đến nhà nhạc phụ Mã có cử chỉ như thế nào? Ghế trên dành cho ai? Ngồi tót thểû hiện Mã như thế nào? +Tư cách : Trước thầy sau tớ Ghế trên ngồi tót (GV so sánh cách đi đứng của các nhân vật: Kim Trọng, Thúc Sinh, Sở Khanh, Từ Hải.). N4:Thái độ, cử chỉ Mã Giám Sinh thế nào khi gặp Thúy Kiều? ? Bản chất của Mã bộc lộ rõ nét qua từ ngữ nào? N5: Qua đó em thấy Mã Giám Sinh là người như thế nào? N6: Nhận xét cách dùng tà ngữ, bút pháp? ? Qua đó bộc lộ thái độ của tác giả ra sao? GV: Tâm trạng của Thuý Kiều trong lễ vấn danh này ra sao? - Nỗi mình : là nỗi đau phụ ước Kim Trọng, mối tình đầu tan vỡ, trở thành món hàng -Nỗi nhà : âm thầm chịu đựng, chỉ biết khóc. * Thảo luận: Qua đoạn trích em cảm nhận gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ?Cách thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả thế nào? Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết. Qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều em nhận thức được gì? ? Câu thơ cuối cùng là lời nói của ai? Ý nghĩa sâu xa của câu đó? - Lời nhận xét bình luận ngoại đề của tác giả về sức mạnh của đồng tiền trong XH, trong cuộc sống của con người. GV: Gọi học sinh đọc diễn cảm đoạn trích. ?Theo em, nhà thơ muốn gởi gắm thông điệp gì qua đoạn trích này? ? Trong xã hội ngày nay có tồn tại những kẻ như Mã Giám Sinh hay không? Hoạt động 4: Dặn dò - Soạn bài: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga. I . Tìm hiểu chung: 1. Vị trí đoạn trích :Phần hai”Gia biến và lưu lạc”. 2. Đọc- hiểu chú thích: 3 Bố cục đoạn trích: 10 câu đầu – Giới thiệu Mã Giám Sinh. 12 câu tiếp – Cuộc mua bán Kiều. 4 câu cuối – Kết thúc cuộc mua bán. II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Nhân vật Mã Giám Sinh: - Nói năng cộc lốc, lý lịch mù mờ. - Tuổi tác: ngoài 40 - Diện mạo: trau chuốt bề ngoài, không hợp với tuổi tác. - Cử chỉ: Thô lỗ, bất lịch sự à vô học. - Coi Kiều như món hàng đem ra cân, ép, thử, ép giá, bắt chẹtà hành động của con buôn chuyên nghiệp. - Vô cảm trước hoàn cảnh, nỗi đau của người khác. => Bản chất bất nhân, con buôn vì tiền. * Nghệ thuật: Cách dùng từ ngư õ chính xác, bút pháp tả thựcà Tố cáo xã hội vì tiền, khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người bất nhân tàn bạo. 2. Tâm trạng Thuý Kiều: Đau đớn, nhục nhã, xót xa, ê chề khi bị biến thành món hàngà Nàng là hiện thân của nỗi đau khổ câm lặng. => Kiều là người con hiếu thảo. 3. Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. - Đề cao phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều, thương cảm xót xa cho số phận con người tài hoa bị vùi dập. - Khinh bỉ bọn buôn người. III. Tổng kết- Luyện tập: 1. Tổng kết: a/ Nội dung: Đoạn trích là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến đồng thời thể hiện tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. b/ Nghệ thuật: Kể chuyện gọn, mạch lạc, kết hợp miêu tả chân dung thể hiện tính cách nhân vật. 2. Luyện tập: - Đọc diễn cản đoạn trích. - Thông điệp của đoạn trích: Hãy chặn đứng bàn tay tội ác, hãy cứu lấy con người. MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Tiết 32. I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: - Thấy được vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự. - Rèn kĩ năng vận dụng hiểu biết các phương thức biểu đạt trong một văn bản. II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: GV: Giáo án, sgk, bảng phụ. HS: Chuẩn bị bài. III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2- Kiểm tra bài cũ: - Trình bày sự cần thiết của việc tóm tắt văn bản tự sự? Hãy tóm tắt văn bản tự sự mà em đã học. 3-Họat động dạy học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS GHI BẢNG Giới thiệu bài:Yếu tố miêu tả trong văn bản: Thể hiện rõ đối tượng. Thu hút sự hấp dẫn. Văn bản tự sự cần sử dụng yếu tố miêu tả, miêu tả như thế nào...đạt hiệu quả? Hoạt động 1:Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. GV cho HS đọc đoạn trích SGK. -Đoạn trích kể về viêïc gì ? Việc ấy diễn ra như thế nào?Xác định những từ ngữ miêu tả trong đoạn trích. (GV hướng dẫn HS xác định các chi tiết miêu tả –phần gạch chân SGK) Từ cách trình bài đã nêu em hãy cho biểt yếu tố miêu tả có tác dụng gì trong văn bản tự sự? Hoạt động2: Hướng dẫn luyện tập. GV yêu cầu HS đọc bài tập 1. - Tìm những yếu tố tả người, tả cảnh trong đoạn trích? (GV tổ chức cho HS chia nhóm thảo luận, trình bày kết quả.) GV hướng dẫn: Dựa vào cảnh vật đã thể hiện trong 6 câu thơ cuối mà diễn lại bằng văn xuôi. Cần chú ý sắ xếp bố cục hợp lí.. GV chỉ định HS đọc để cả lớp tham khảo, sửa chữa sai sót I/ Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự. 1 Đoạn trích’Hòang Lê Nhất Thống Chí’ a- Sự việc: Quang Trung chỉ huy quân ta đánh đồn Ngọc Hồi. -Diễn biến: Quân Thanh ra bắn phun khói lửa, quân vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông tới. Quân Thanh đại bại, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. b-Các chi tiết miêu tả: c -Các chi tiết miêu tả làm sinh động sự việc, con người, cảnh vật trong văn bản tự sự. Ghi nhớ: SGK. II/ Luyện tập. Bài1: -Đoạn trích Chị em Thúy Kiều: Chủ yếu tả người- 4 câu thơ tả Thúy Vân; 4 câu thơ tả Thúy Kiều.(Lấy cảnh vật thiên nhiên để tả nét đẹp con người). -Đoạn trích Cảnh ngày xuân: Chủ yếu tả cảnh thiên nhiên-4 câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên ngày xuân; 4 câu tả cảnh người đi chơi xuân; 6 câu cuối tả cảnh chiều xuân có kết hợp bộc lộ cảm xúc con người. Bài tập 2:Viết đoạn văn xuôi tả lại việc chị em đi chơi xuân trở về. 4- Củng cố: GV: Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả, HS khác đọc ghi nhớ sgk. 5- Dặn dò: HS: Học ghi nhớ, làm bài tập còn lại. HS: Chuẩn bị: “ Trau dồi vốn từ”. Tuần 7- Tiết 33. TRAU DỒI VỐN TỪ. I/ Mục tiêu bài học: Giúp học sinh: - Hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. - Muốn trau dồi vốn từ, trước hết phải rèn luyện để biết nghĩa và cách dùng từ. II/ Chuẩn bị của giáo viên- học sinh: GV: Bảng phụ ghi bài tập. HS: Chuẩn bị bài. III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học: 1- Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, việc chuẩn bị của học sinh. 2- Kiểm tra bài cũ: Thế nào là thuật ngữ? Thuật ngữ có đặc điểm gì? Hãy giải thích cách dùng từ “lựa” trong câu ca dao sau: Lời nói chẳng mất tiền mua, Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau. 3- Giới thiệu bài mới: Từ là chất liệu để tạo câu. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình người nói phải biết rõ những từ ngữ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. GV: Ghi tựa lên bảng. Hoạt động của thầy- trò. Nội dung. Hoạt động 1: Hướng dẫn rèn luyện cách dùng từ. GV:Cho hs đọc ý kiến sgk. GV? Em hiểu tác giả muốn nói điều gì? GV: Treo bảng phụ. HS: Thảo luận, trình bày kết quả. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Cho hs đọc câu 2. GV? Xác định lỗi diễn đạt trong các phần trích? Giải thích tại sao mắc lỗi? HS: Làm việc cá nhân, trả lời. GV: Giải thích thêm. Nói “Thắng cảnh” có nghĩa là cảnh đẹp. Câu b có thể sửa: Phỏng đoán, ước đoán, ước tính Câu c- Sửa: Mở rộng, thu hẹp. GV: Cho hs đọc ghi nhớ sgk. Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu sự cần thiết phải rèn luyện vốn từ. GV: Cho hs đọc ý kiến sgk. GV? Em hiểu ý kiến đó như thế nào? HS: Giải thích, hs khác nhận xét, gv chốt lại vấn đề. GV: Cho hs đọc ghi nhớ sgk. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập. GV: Cho hs đọc yêu cầu bài tập 1. HS: Đọc đúng ngữ pháp. GV? Chọn cách giải thích đúng. HS: Chọn lựa, trình bày. GV: Chốt lại vấn đề. GV: Đọc yêu cầu bài tập 2. GV? Xác định nghĩa của các yếu tố Hán Việt: - Tuyệt: - Đồng: GV: Cho hs thảo luận. HS: Chia làm 4 nhóm thảo luận. GV: Quan sát quá trình thảo luận của các em. GV: Cho hs trình bày kết quả. GV: Chốt lại vấn đề. HS: Tra thêm từ điển Tiếng Việt để nắm rõ hơn nghĩa của các yếu tố Hán Việt. GV: Cho hs đọc yêu cầu bài tập 3. GV? Sửa lỗi dùng từ trong các câu sau: GV: Đọc lại một lần để hs nắm rõ hơn. HS: Phát hiện lỗi và sửa lỗi. GV: Nhận xét. I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ. 1- Tác giả muốn nói: - Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của người Việt. - Mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ. 2- Xác định lỗi diễn đạt. a- Thừa từ “đẹp”. b- Dùng sai “dự đoán”, vì “dự đoán” có nghĩa là đoán trước một sự việc nào đó xảy ra trong tương lai. c- Dùng sai từ “đẩy mạnh” vì “đẩy mạnh” có nghĩa là: Thúc đẩy cho phát triển nhanh lên. * Ghi nhớ: sgk. II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ. - Ý kiến của Tô Hoài:Nguyễn Du học lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. - Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ. * Ghi nhớ: sgk. III/ Luyện tập. Bài1. - Hậu quả: Kết quả xấu. - Đoạt: Chiếm được phần thắng. - Tinh tú: Sao trên trời. Bài 2: Giải thích nghĩa: a-Tuyệt chủng:Mất hẳn nòi giống. - Tuyệt đỉnh: đỉnh cao nhất, Mức độ cao nhất. - Tuyệt giao: Cắt đứt giao thiệp. - Tuyệt mật: Bí mật tuyệt đối. - Tuyệt tác: Tác phẩm nghệ thuật hay. - Tuyệt trần: Nhất trên đời. - Tuyệt tự: Không có người nối dõi. - Tuyệt thực: Nhịn đói, không chịu ăn để phản đối, hình thức đấu tranh. b- Đồng âm: Có âm giống nhau. - Đồng ấu: Trẻ em. - Đồng bào:Những người cùng giống nòi, dân tộc, tổ quốc. - Đồng bộ:Phối hợp nhau một cách nhịp nhàng. - Đồng chí: Người có cùng chí hướng chính trị. - Đồng dạng: Cùng dạng như nhau. - Đồng dao: Lời hát dân gian của trẻ em. Bài tập 3. a- Sai “im lặng”- Sửa: yên tĩnh. b- Sai “tành lập”- Sửa: Thiết lập. c- Sai” cảm xúc”- Sửa: Cảm phục. 4- Củng cố: GV: Cho hs đọc ghi nhớ sgk, làm bài tập. 5- Dặn dò: HS: Học bài, làm các bài tập còn lại. HS: Chuẩn bị: Viết bài tập làm văn số 2. Tuần 8 Ngày dạy: Tiết 34, 35 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2- VĂN TỰ SỰ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: - HS biết vận dụng kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động. - Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày, sử dụng lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp. II. CHUẨN BỊ: GV hướng dẫn HS tham khảo và chuẩn bị các đề bài trong SGK. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Kiểm tra việc chuẩn bị của HS. 2. GV ra đề bài cho HS A. ĐềÀ bài: Tưởng tượng 20 năm sau vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó. B. Hướng dẫn học sinh làm bài: - Thể loại: Viết văn tự sự. - Nội dung: Viết thư cho bạn kể về buổi thăm trường sau 20 năm xa cách (vào một ngày hè) - Yêu cầu: Tưởng tượng đã trưởng thành, có một vị trí, công việc nào đó. C. Đáp án: 1/ Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, lí do về thăm trường cũ và vị trí của mình khi viết thư cho bạn. - Cảm xúc của “Tôi” 2/ Thân bài: * Miêu tả tưởng tượng mái trường thân yêu sau 20 năm xa cách có gì thay đổi (chú ý gắn với cảnh ngày hè) - Cổng trường, tên trường được sửa chữa đẹp hơn. - Cây cối, vườn hoa có gì thay đổi, cảnh thiên nhiên như thế nào? - Trường có thêm ngôi nhà nào mới. - Các phòng thiết bị hiện đại: Phòng vi tính, thí nghiệm, thư viện. * Tâm trạng của mình: - Trực tiếp xúc động như thế nào? Kỉ niệm gợi về là gì? Kỉ niệm với người bạn mình viết thư. - Gặp ai(bác bảo vệ hay học sinh học hè hay thầy cô giáo) có thay đổi nhiều không? Có nhận ra mình không? Em và người đó sẽ nói gì với nhau. - Kết thúc buổi thăm trường như thế nào? 3/ Kết bài: - Nêu suy nghĩ khi chia tay với trường (cảm động, yêu thương, tự hào về trường) - Hứa hẹn với bạn ngày họp lớp. - Kết thúc thư. D. Hướng dẫn học ở nhà: - Xem lại bài viết ở lớp. - Chuẩn bị bài Mã Giám Sinh mua Kiều. * Yêu cầu: Làm đúng thể loại văn tự sự có kết hợp miêu tả. @?@?@?@?&@?@?@?@?
Tài liệu đính kèm: