Tuần 1
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT1 BÀI MỞ ĐẦU
I. Mục tiêu bài học:
- Qua bài học giúp HS hiểu được mục đích của việc học bộ môn Địa lí.
- Bước đầu giúp các em biết phương pháp học, quan sát, sử dụng bản đồ, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế.
- Gây hứng thú cho các em hình thành ý thức, thái độ học tập với bộ môn Địa lí.
II.Chuẩn bị :
- Tập tranh, ảnh về cảnh quan trên Trái đất.
- Đồ dùng của môn Địa lí: Bản đồ, la bàn.
III. Tiến trình dạy học:
A. Ổn định tổ chức: 6A 6B
B. Bài cũ: Gv kiểm tra sgk vở ghi vở bài tạp bản đồ của học sinh
C .Bài mới: Giới thiệu bài.
Tuần 1 Ngày soạn: Ngày giảng: TIẾT1 BÀI MỞ ĐẦU I. Mục tiêu bài học: - Qua bài học giúp HS hiểu được mục đích của việc học bộ môn Địa lí. - Bước đầu giúp các em biết phương pháp học, quan sát, sử dụng bản đồ, biết vận dụng kiến thức đã học vào thực tế. - Gây hứng thú cho các em hình thành ý thức, thái độ học tập với bộ môn Địa lí. II.Chuẩn bị : - Tập tranh, ảnh về cảnh quan trên Trái đất. - Đồ dùng của môn Địa lí: Bản đồ, la bàn. III. Tiến trình dạy học: A. Ổn định tổ chức: 6A 6B B. Bài cũ: Gv kiểm tra sgk vở ghi vở bài tạp bản đồ của học sinh C .Bài mới: Giới thiệu bài. Địa lí là môn khoa học xã hội cơ bản. Nó có lịch sử phát triển từ thời Cổ đại ... Hoạt động 1. Nội dung của môn Địa lí 6 -HĐ: cá nhân /cả lớp Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung của môn Địa lí 6. - GV cho HS quan sát tập tranh, ảnh về cảnh quan trên Trái Đất. ? Em thấy cảnh quan trên Trái Đất có giống nhau không ? TL: Không giống nhau. Cảnh quan trên TĐ không giống nhau. ? Thực tế trong 1 ngày, nhiệt độ thay đổi như thế nào ? Lấy VD. VD: - Buổi sáng t0 (20 - 25oC) - Buổi trưa t0 cao nhất (33oC) - Buổi tối t0 giảm (19 - 25oC) - Nhiệt độ từ sáng đến tối có sự thay đổi. ? Em thấy cây dừa được trồng nhiều ở đâu trên đất nước ta ? Vì sao ? HS: Dừa trồng ở Miền Nam do có khí hậu nóng. HS đọc SGK ? Môn Địa lí 6 giúp các em hiểu được điều gì ? HSTL. GV chuẩn xác. - Giúp các em hiểu về Trái Đất, về môi trường sống của chúng ta. Hiểu vì sao trên Trái đất, mỗi miền lại có đặc điểm tự nhiên riêng. ? Em hãy một ví dụ và phân tích ví dụ đó để chứng minh. VD: Người dân ở châu Phi - đới nóng, da đen sống bằng nghề nông, làm nương rẫy vì địa hình và khí hậu phù hợp. GV chuyển ý. * Nội dung: - Các TPTN trên Trái đất ? Qua tìm hiểu bài ở nhà, em hãy cho biết nội dung môn Địa lí 6 đề cập đến những vấn đề nào ? - Bản đồ, phương pháp sử dụng nó trong học tập và trong cuộc sống. Hoạt động 2. Cần học môn Địa lí như thế nào ? HĐ: cá nhân/ cặp ? Muốn học tốt môn Địa lí 6 em cần phải có gì ? (Đồ dùng). ? Ngoài đồ dùng cần phải có kĩ năng gì để học tốt môn Địa lí. -a Nắm được phương pháp và thái độ học môn Địa lí . - Đồ dùng cần có tranh ảnh, bản đồ. HS trả lời. GV chuẩn xác. VD: Hiện tượng mưa do nguyên nhân: - Hơi nước ngưng đọng. b. Kĩ năng: Biết quan sát, khai thác kiến thức cả kênh hình và kênh chữ. - Biết liên hệ những điều đã học với thực tế để giải thích các hiện tượng tự nhiên. Hoạt động 3 . Củng cố ? Môn Địa lí 6 giúp các em hiểu được những vấn đề gì ? (Trái Đất, môi trường sống) ? Để học tốt môn Địa lí 6 ta cần phải làm như thế nào ? (Liên hệ thực tế) D. Hướng dẫn học bài : - Học bài và trả lời các câu hỏi theo SGK. - Đọc bài đầu tiên của chương 1 "Vị trí, kích thước hình dạng của Trái Đất". - Tìm hiểu các hiện tượng ĐL trong tự nhiên xung quanh các em như: mưa, sương mù, bão, cầu vồng, mây, gió ... ******************************** Tuần 2 Ngày soạn: 16.08.10 Ngày giảng CHƯƠNG I: TRÁI ĐẤT Tiết 2:Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái đất I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm đượctên các hành tinh trong hệ Mặt trời. - Biết một số đặc điểm của hành tinh Trái Đất như: vị trí, hình dạng, kích thước. - Hiểu được một số khái niệm: kinh tuyến, vĩ tuyến, kinh tuyến gốc, vĩ tuyếngốc và biết được công dụng của nó. 2. Kĩ năng: - HS xác định được các kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam trên quả địa cầu. 3. Thái độ: - Học sinh thích khám phá những điều II.Chuẩn bị: - Quả địa cầu. - Tranh vẽ về Trái đất. - Các hình vẽ trong SGK. III. Tiến trình dạy học: A. Tổ chức: 6A 6B B. Bài cũ. ? Môn Địa lí 6 giúp em hiểu được những vấn đề gì ? ? Để học tốt môn Địa lí 6 cần phải học như thế nào ? C. Bài mới: . Giới thiệu bài: Trong vũ trụ bao la, Trái đất là hành tinh xanh duy trong hệ Mặt trời có sự sống của loài người., . Hoạt động1 I. Vị trí của Trái Đất trong Hệ Mặt Trời. HĐ:cá nhân /cả lớp GV treo bức tranh về Trái Đất trong hệ MT Cho HS quan sát H1- SGK. ? Kể trên 8 hành tinh trong hệ MT và cho biết Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần MT ? - Có 8 hành tinh trong hệ mặt trời. HSTL: - HMT nằm trong hệ Ngân hà GV chuẩn xác. - Có 5 hành tinh: Hỏa, Thủy, Kim, Mộc, Thổ được quan sát bằng mắt thường thời cổ đại. - Trái đất ở vị trí thứ 3. - Năm 1781 bắt đầu có kính thiên văn phát hiện ra sao Thiên Vương. - Năm 1846 - Sao Hải Vương. - Năm 1930 - Sao Diêm Vương. ? Trong Hệ MT ngoài 8 hành tinh còn có thiên thể nào nữa không ? GV giải thích các thuật ngữ. + Hành tinh là những thiên thể quay xung quanh MT. + Hằng tinh là những thiên thể quay xung quanh hành tinh. + Mặt trời cũng là một ngôi sao nhưng là một ngôi sao tự lớn, tự phát sáng, các sao khác không tự phát sáng. Hoạt động 2 .Hình dạng,kích thước của trái Đất và hệ thống kinh vĩ tuyến HĐ;cá nhân/cả lớp + GV cho HS quan sát quả địa cầu và H2 (SGK) để trả lời câu hỏi. . ? Hãy cho biết Trái đất có hình gì ? Độ dài bán kính TĐ và đường xích đạo của Trái Đất ? HSTL: - GV lưu ý cho HS biết hình cầu khác với hình tròn như thế nào ? - Trái đất là hình cầu. - Bán kính: 6370km - Xích đạo: 40.076km + Hình tròn: Là hình nằm trên mặt phẳng. + Hình cầu: Là hình khối cầu. GV dùng băng màu dán 1 đường kinh tuyến gốc và kết hợp H3- SGK. ? Em hãy cho biết thế nào là đường kinh tuyến (khái niệm về đường kinh tuyến). * Kinh tuyến: Là đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam trên bề mặt Trái đất. Chú ý: (kinh tuyến khác trục Trái đất). *Kinh tuyến gốc ? Thế nào là kinh tuyến gốc ? HS trả lời. - Là kinh tuyến dược đánh số 00 và kinh tuyến này chạy qua đài thiên văn Gsinuýt đi qua London ? Tại sao phải có kinh tuyến gốc. TL: - Để đánh số thứ tự các kinh tuyến. ? Cứ cách nhau 10 ta có 1 đường kinh tuyến thì trên Trái Đất có nhiêu kinh tuyến ? (360KT ~ 3600) ? Quan sát H3 cho biêt: Về bên phải và bên trái của kinh tuyến gốc là những đường kinh tuyến nào ? - Về bên phải của Kt gốc là KTĐ - Về bên trái của KT gốc là KTT + Về bên phải của KT gốc là BCĐ HS trả lời. GV chuẩn xác. + Về bên trái của KT gốc là BCT ? Đối diện với KT gốc là KT bao nhiêu độ? (1800) - Em hãy dán 1 dòng băng khác xác định đường KT 1800. HS lên thực hành. GV dùng quả địa cầu: Dán 1 điểm ở HN (BCĐ) và 1 ở NiuOóc (BCT). ? Hãy xác định kinh tuyến chạy qua HN và NiuOóc và cho biết HN và NiuOóc thuộc BC nào ? (HN (BCĐ, NiuOóc (BCT). HS quan sát H3 (SGK) ? Cho biết thế nào là đường vĩ tuyến * Vĩ tuyến: là những đường vuông góc với KT và song song với đường XĐ. ? Hãy chỉ trên quả địa cầu những đường vĩ tuyến nào có độ dài lớn nhất ? Đường đó người ta gọi là gì ? đặc điểm ? (đường xích đạo). - Đường xích đạo là VT gốc chia đôi quả địa cầu ra làm 2 nửa BBC và NBC. ? Xác định vĩ tuyến chạy qua HN và cho biết HN nằm ở bán cầu nào ? (Bắc bán cầu). - Cách 10 vẽ đường KT ta có 180 đường VT. ? Em hãy nhắc lại công dụng của hệ thống kinh, vĩ tuyến. TL: Muốn xác định vị trí 1 điểm tra phải dựa vào hệ thống kinh, vĩ tuyến. GV nhắc lại vị trí của HS trên quả địa cầu. - Kết luận chung:.Sgk Hoạt động 3 .Củng cố bài: - GVsử dụng câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa. D . Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 1, 2 SGK (T8) - Đọc bài đọc thêm. - Xem trước bài 2 "Bản đồ, cách vẽ bản đồ để tìm hiểu qua về khái niệm bản đồ", vài đặc điểm của bản đồ. *********************************** Tuần 3 Ngày soạn: 17.08.10 Ngày giảng: TIẾT 3 BÀI 2: BẢN ĐỒ, CÁCH VẼ BẢN ĐỒ I. Mục tiêu bài học: Sau bài học hs cần - Học sinh trình bày được khái niệm bản đồ và một vài đặc điểm của bản đồ được vẽ theo pháp chiếu đồ khác nhau. - Biết một số việc cơ bản khi vẽ bản đồ. - Nhận dạng được đặc điểm của bản đồ. II. Chuẩn bị: - Quả địa cầu. - Một số bản đồ: Thế giới, châu lục, quốc gia, bán cầu. III. Tiến trình dạy học: A. Tố chức: 6A 6B B. Bài cũ. ? Nêu vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời. - Nêu ý nghĩa. ? Giải bài tập 1- AGK. - Xác định trên quả Địa cầu: Các đường kinh tuyến Đông, Tây, vĩ tuyến Bắc, Nam, bán cầu Đông - Tây. C. Bài mới ( gv dựa vào đoạn đầu trong sách giáo khoa giới thiệ bai) Hoạt động1 HĐ cá nhân/ cả lớp GV giới thiệu một số loại bản dồ: thế giới, châu lục, Việt Nam, SGK. 1. Bản đồ là gì ? ? Trong thực tế ngoài bản đồ SGK còn có những loại bản đồ nào ? - Phục vụ cho nhu cầu nào ? ? Vậy bản đồ là gì ? Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác vẽ vùng đất hay toàn bộ bề mặt Trái đất lên 1 mặt phẳng. ? Nêu tầm quan trọng của việc sử dụng bản đồ trong việc học địa lí. ? TL: Để có khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên, KT-XH của vùng đất khác nhau trên TĐ. Hoạt động 2 : 2. Vẽ bản đồ. HĐ cá nhân- nhóm GV dùng quả địa cầu và bản đồ TG ? Xác định hình dạng, vị trí các châu lục ở bản đồ và quả địa cầu. ? Em hãy tìm những điểm giống và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và trên quả địa cầu. GV cho HS thảo luận nhóm:(4 nhóm) Nhóm 1, 2: Tìm điểm giống nhau Nhóm 3, 4: Tìm điểm giống nhau + Giống: Là hình ảnh thu nhỏ của Trái đất hay các lục địa. + Khác: - Bản đồ là mặt phẳng Lục địa là mặt cong. ? Vậy vx bản đồ là làm những công việc gì? ? Bản đồ là gì? +Vẽ bản đồ là biiiêủ hiện hình cong mặt cầu của TĐ lên mặt phẳng của giấy bằng các pp chiếu đồ. + Bản đồ: Là hình vẽ thu nhỏ các miền đất đai trên bề mặt Trái đất, lên mặt phẳng 1 tờ giấy. GV giới thiệu: H4 là biểu thị bề cong của quả đất được dàn ra mặt giấy. ? Em có nhận xét gì về H4 khác H5 như thế nào ? ? Tại sao đảo Grơnlen trên bản đồ H5 lại to gần bằng diện tích lục địa Nam Mĩ. (Thực tế chỉ = 1/9 lục địa Nam Mĩ. - GV giải thích: + Khi dàn mặt cong sang mặt phẳng phải điều chỉnh nên bản đồ có sai số. + Phương pháp chiếu Meccato các đường kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng song song. Càng về phái 2 cực, sai lệch càng lớn (các lục địa bị biến dạng đi) ® đảo Grơnlen gần cực B có S gần = Nam Mĩ ở gần xích đạo. ? Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng đường kinh tuyến, vĩ tuyến ở bản đồ H5, 6, 7 - HS nhận xét. - GV chuẩn xác. (- H5: Các đường kinh tuyến song song với nhau, các đường VT song song với nhau và là một đường nằm ngang. - H6: KT là đường cong và chun lại ở cực. VT là những đường thẳng. - H7: KT, VT là những đường cong, KT chụp ở cực.) ? Tại sao lại có sự khác nhau nên cho hình ảnh khác nhau. ? Tại sao các nhà hàng hải thường sử dụng bản đồ có đường K-VT là đường thẳng ? +Các vùng đất đai biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng so với thực tế. HS: Vì vẽ bản đồ giao thô ... trưng cơ bản của đất. CH: Độ phì là gì? CH: Con người đã làm nghèo đất như thế nào? CH: Trong SX nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất( làm đất tốt) - Hãy trình bày một số biện pháp làm tăng độ phì của đất mà em biết? - Con người cũng đã làm giảm độ phì của đất trong khi SX và trong đời sống sinh hoạt như thế nào? ( Phá rừng gây xói mòn đất, sử dụng không hợp lí phân hoá học, thuốc trừ sâu, đất bị mặn , nhiễm phèn, bị hoang mạc hoá....) - Em biết gì về 10 vết thương của trái đất? Sự thoái hoá đất đai là vết thương đầu tiên được nói đến. Hoạt động 3: GV: giới thiệu các nhân tố hình thành đất : + Đá mẹ +Sinhvât + Khí hậu + Địa hình + Thời gian và con người. ( Ba nhân tố quan trọng nhất: đá mẹ. sinh vật. khí hậu) CH: Tại sao đá mẹ là một trong nghững nhân tố quan trọng nhất? ( đá mẹ là nguồn gốc sinh ra thành phần khoáng trong đất) - Sinh vật có vai trò quan trọng như thế nào trong quá trình hình thành đất? 1.Lớp đất trên bề mặt các lục địa: Đất là lớp vật chất mõng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa ( gọi là lớp đất hay thổ nhưởng) 2.Thành phần và đặc điểm của thổ nhưỡng: a.Thành phần của thổ nhưỡng: - Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất. - Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đa gốc. -Thành phần chất hữu cơ. +Chiêm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất. +Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động vật, thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. + Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển. b.Đặc điểm của thổ nhưỡng: Độ phì là đặc điểm quan trọng nhất vì: độ phì của đất là khả năng cung cấp cho thực vật: nước, các chất dinh dưỡng và các yếu tố khác( như nhiệt độ ,không khí.....) để thực vật sinh trưởng và phát triển. 3Các nhân tố hình thành đất: - Các nhân tố quan trọng trong hình thành các loại đât trên bề mặt Trái đất là : đá mẹ. sinh vật và khí hậu. - Ngoài ra sự hình thành đất còn chịu ảnh hưởng của địa hình và thời gian. Hoạt động 3 :Củng cố 1.Đất là gì? Nêu các thành phần của đất. 2. Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất? 3 . Độ phì của đất là gì? vai trò của con người thể hiện như thế nào đối với việc tăng và gảm độ phì nhiêu của đất? C Hướng dẫn về nhà - Tìm hiểu cho biết: đất có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phân bố động vật và thực vật trên trái đất. - Sưu tầm tranh ảnh , tư liệu về các loại thực vật, động vật ở các đới khí hậu trên trái đất. D Rút kinh nghiệm: . Ngày soạn:8.4.2010 Ngày dạy . Tiết 33: LỚP VỎ SINH VẬT, CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÂN BỐ THỰC VẬT, ĐỘNG VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT. I .Mục tiêu bài học: -Học sinh nắm được khái niệm lớp võ sinh vật. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phân bố động thực vật trên Trái đất và mối quan hệ giữa chúng. -Trình bày được những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của con người đến sự phân bố thực vật, động vật và thấy được sự cần thiết phải bảo vệ động thực vật. - Biết được vì sao phải khai thác rừng hợp lý và bảo vệ rừng và những vùng sinh sống của động thựuc vật. -Kĩ năng: Đánh giá,quan sát lên hệ thực tế, đọc bản đồ. -Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , ý thức trong việc bảo vệ tài nguyên động thực vật. II.Chuẩn bị: -Bản đồ thổ nhưỡng thế giới. hoặc bản đồ thổ nhưõng Việt nam. -Tranh ảnh về một mẫu đất. III.Tiến trình lên lớp: A.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phut ĐỀ BÀI 1.Đất là gì? Nêu các thành phần của đất. 2. Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp đất? Đáp án Câu 1 (7 ) Đất là lớp vật chất mỏng, vụn bở, bao phủ trên bề mặt các lục địa ( gọi là lớp đất hay thổ nhưởng)(2đ) Thành phần của thổ nhưỡng(5đ) - Thành phần khoáng chất chiếm phần lớn trọng lượng của đất. - Khoáng chất có nguồn gốc từ các sản phẩm phong hoá đa gốc. -Thành phần chất hữu cơ. +Chiêm tỉ trọng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với chất lượng đất. +Chất hữu cơ có nguồn gốc từ xác động vật, thực vật bị biến đổi do các vi sinh vật và các động vật trong đất tạo thành chất mùn. Câu 2 (3đ) Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho thực vật tồn tại và phát triển. B.Bài mới: Giới thiệu bài sgk Hoạt động 1. Cá nhân. GV: yêu cầu HS đọc mục 1 có khái niệm về lớp võ sinh vật CH: Sinh vật có trên Trái đất từ bao giờ? -Sinh vật tồn tại và phát triển ở nhữngđâu trên trái đất. -GV: Kết luận, đưa ra sơ đồ về vị trí của lớp võ sinh vật. Hoạt động 2: cả lớp. GV: chuẩn bị 3 tranh, ảnh đại diện cho cảnh quan thực vật của 3 đới khí hậu trên Trái đất. - Giới thiệu: H67: Rừng mưa nhiệt đới. + Nằm trong đới khí hậu nào? + Đặc điểm thực vật như thế nào? + Nước, không khí. -Thực vật ôn đới - vành đai khí hậu? ( Đặc điểmThực vật: hai mùa xuân , hạ xanh tốt, mùa thulá vàng, mùa đông trơ cành trụi lá, tuyết phủ) -Thực vật hàn đới -vành đai khí hậu? (Đặc điểm thực vật rất nghèo, địa y. cây bụi) CH: Em có nhận xét gì về sự khác biệt đặc điểm ba cảnh quan thực vật trên? Nguyên nhân của sự khác biệt đó? -Đặc điểm rừng nhiệt đới xanh tốt quanh năm, nhiều tầng. -Rừng ôn đới rụng lá về mùa thu đông. -Rừng hàn đới rất nghèo quanh năm. CH: Quan sát các H67, 68. Cho biết sự phát triển của thực vật ở hai nơi này khác nhau như thế nào? Tại sao như vậy? Yếu tố nào của khí hậu quyết định phát triển của cảnh quan thực vật? Cùng đới nhiệt: + H 67 có nhiều mưa và nắng. + H 68 khí hậu nóng, không ẩm. GV: Vẽ sơ đồ ảnh hưởng của địa hình đến sự phân bố thực vật. CH: Cho nhận xét sự thay đổi loại rừng theo từng độ cao? Tại sao có sự thay đổi loại rừng như vậy?(càng lên cao nhiệt độ càng hạ, phâm bố thực vật thay đổi theo...) CH: Hãy cho ví dụ mỗi đặc điểm loại đất trồng khác nhau có cây thực vật khác nhau. Địa phương em có cây trồng đặc sản gì? GV: Giải thích: Mỗi loại đất cung cấp cho cây một số khoáng chất nhất định, phù hợp với một loại cây nào đó. -Quan sát H69, H70 cho biết các loại động vật trong mỗi miền. Vì sao các loại động vật giữa hai miền lại có sự khác nhau?( khí hậu, đại hình mỗi miền ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của giống loài...) CH: Sự ảnh hưởng của khí hậu tác động tới động vật như thế nào? ví dụ. -Em hãy kể tên một số loài động vật bằng cách ngủ đông, cư trú theo mùa( gấu ngủ đông, chim thiên nga, chim én...) CH: Hãy cho ví dụ về mối quan hệ chặt chẽ giữa thực vật và động vật. Hoạt động 3: Cả lớp: CH: Tại sao nói con người có ảnh hưởng tích cực đến sự phân bố thực vật động vật trên Trái đất? -Sự ảnh hưởng tích cực? Ví dụ? -Sự ảnh hưởng tiêu cực. Ví dụ: -Phá rừng. -Ô nhiễm môi trường sống. -Sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tiêu diệt. CH: Con người phải làm gì để bảo vệ động thực vật trên trái đất?(biện pháp bảo vệ, duy trì sinh vật quý hiếm: “ Sách đỏ”; “ Sách xanh” mỗi quốc gia). 1.Lớp vỏ sinh vật: -Các sinh vật sống trên bề măth Trái đất tạo thành lớp võ sinh vật tạo thành lớp võ sinh vật. -Sinh vật xâm nhập trong lớp đất đá (thổ nhưỡng quyển), khí quyển và thuỷ quyển. 2.Các nhân tố tự nhiên có ảnh hưởng đến sự phân bố thực vật , động vật: a.Đối với thực vật: -Khí hậu là yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến sự phân bố và đặc điểm của thực vật. -Ảnh hưởng của địa hình tới sự phân bố thực vật: + Thực vật chân núi: Rừng lá rộng. + Thực vật sườn núi: Rừng hổn hợp. + Thực vật sườn cao(gần đỉnh): Rừng lá kim. -Ảnh hưởng của đát tới sự phân bố thực vật. Vì các loại đất đều có các chất dinh dưỡng, độ ẩm khác nhau, nên thực vật khác nhau. b.Đối với động vật: - Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố động vật trên bề mặt Trái đất. - Động vật chịu ảnh hưởng của khí hậu hơn vì động vật có thể di chuyển theo địa hình, theo mùa. c.Mối quan hệ giữa thực vật và động vật: -Sự phân bố các loài thực vật có ảnh hưởng sâu sắc tới sự phân bố các loài động vật. -Thành phần mức độ tập trung của thực vật ảnh hưởng đến sự phân bố các loài động vật. 3.Ảnh hưởng của con người đối với sự phân bố thực vật, động vật trên Trái đất: a.Ả nh hưởng tích cực: -Mang giống cây trồng vật nuôi từ những nơi khác nhau để mở rộng sự phân bố. -Cải tạo nhiều giống cây, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao. b.Ảnh hưởng tiêu cực: -Phá rừng bừa bãi làm tiêu diệt thực vật, động vật mất nơi cư trú sinh sống. -Ô nhiễm môi trường do phát triển công nghiệp, phát triển dân số...thu hẹp môi trường sống của sinh vật. -Đã đến lúc phải có những biện pháp tích cực để bảo vệ vùng sinh sống của các loài động thực vật trên Trái đất. Hoạt động 4 :Củng cố 1.Khí hậu ảnh hưởng đến sự phân bố sinh vật trên Trái đất như thế nào? 2.Con người có ảnh hưởng tới sự phân bố động thực vật ra sao? C Hướng dẫn về nhà. Về nhà ôn tập từ tiết 19 đến tiết 33 để tiết sau ôn tập D Rút kinh nghiệm: Ngày soạn:2-5-2010 Ngày dạy Tiết 34: ÔN TẬP HỌC KÌ II I .Mục tiêu bài học: - Hệ thống hoá kiến thức về các kiến thức đã học từ đầu năm đến cuối năm đó là Trái đất và các thành phần tự nhiên của trái đất. - Cũng cố và rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh. - Giáo dục cho học sinh loàng yêu thiên nhiên đất nước con người. II .Chuẩn bị - Tranh ảnh, bản đồ liên quan. III . Tiến trình lên lớp: A .Kiểm tra bài cũ: Không B.Bài mới: 1.Đặt vấn đề: Để khắc cũng cố và khắc sâu thêm kiến thức từ đầu năm đến nay, bài học hôm nay chúng ta sẽ ôn lại các kiến thức đó . 2 Triển khai bài: .Hoạt động1.Nhóm. Cho HS thảo luận theo nhóm các kiến thức về Trái đất, cụ thể trả lời các câu hỏi sau: 1.Vị trí của Trái đất trong hệ mặt trời? Hình dạng kích thước? 2.Bản đồ là gì? cách vẽ bản đồ? Tỉ lệ bản đồ là gì? 3.Cách xac định phương hướng trên bản đồ? Kinh độ, vĩ độ và toạ độ Địa Lí? 4.Tại sao khi sử dụng bản đồ cần phải dùng bảng chú giải? 5.Sự vận động tự quay quanh trục sinh ra hệ quả gì? 6.Sự vận động quay quanh mặt Trời của trái đất sinh ra hệ quả gì? 7.Nêu cấu tạo bên trong của Trái đất? Học sinh trả lời giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh làm một số bài tập trong quyển bài tập địa lí 6. Hoạt động 2: Nhóm. *Cho Học sinh nêu các thành phần tự nhiên của trái đất, sau đó cho các nhóm hoàn thành những đặc điểm về các thành phần tự nhiên mà các em đã được học: Địa hình, khoáng sản, khí quyển, thuỷ quyển thổ nhưỡng quyển, sinh vật quyển. * Học sinh trả lời giáo viên chốt lại kiến thức cho học sinh làm một số bài tập trong quyển bài tập địa lí 6. Hoạt động 3 :Củng cố: Cho HS làm một số bài tập trong vở BTTH lớp 6 và một số câu hỏi trắc nghiệm khách qua và tự luận, nhấn mạnh những nội dung cần kiểm tra. C ,Dặn dò - Tiết sau kiểm tra học kì II .
Tài liệu đính kèm: