Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 8

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 8

TUẦN 8

Tiết 08: Ngày soạn: /10/2009

Ngày dạy: /10/2009

BỔ TRỢ KIẾN THỨC VĂN TỰ SỰ:

CÁCH LÀM BÀI VĂN TỰ SỰ

 - LỜI VĂN, ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Biết được các bước làm bài văn tự sự

 - Hiểu rõ về lời văn, đoạn văn và biết cách viết đoạn văn tự sự.

2. Kĩ năng: - Rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.

 - Luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự

3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn khi làm văn tự sự.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV.

 - HS: TLTK, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Tiết 08:
Ngày soạn: /10/2009
Ngày dạy: /10/2009
bổ trợ kiến thức văn tự sự:
Cách làm bài văn tự sự
 - Lời văn, đoạn văn tự sự
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Biết được các bước làm bài văn tự sự
	- Hiểu rõ về lời văn, đoạn văn và biết cách viết đoạn văn tự sự.
2. Kĩ năng: - Rèn các thao tác để làm bài văn tự sự.
	- Luyện kĩ năng viết đoạn văn tự sự
3. Thái độ: - Có thái độ nghiêm túc, đúng đắn khi làm văn tự sự.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Các dạng bài TLV...
	- HS: TLTK, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A : + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
 ?- Làm bài tập tiết 7:
+ Bài 5: Viết đoạn văn ngắn về kết quả cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong đó có sử dụng các từ: kiên cường, nản chí, mệt mỏi.
+ Bài 6: Đặt câu với các nghĩa chuyển khác nhau của từ "mắt"
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV nêu một số đề văn tự sự, cho HS phát hiện nội dung tự sự của mỗi đề à Dẫn dắt vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản về: cách làm, lời văn, đoạn văn tự sự:
?- Các bước cần chú ý khi làm bài văn tự sự?
+ Tìm hiểu đề: tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề.
+ Tìm ý: Xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề (cụ thể là xác định được: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện)
+ Lập dàn ý: Sắp xếp sự việc theo một trình tự hợp lí để người đọc theo dõi được truyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
+ Viết bài: theo bố cục 3 phần...
+ Đọc và sửa lại bài viết
?- Văn tự sự chủ yếu là kể người, kể việc, vậy khi kể ta cần chú ý những gì về lời văn?
- Khi kể người: có thể giới thiệu tên, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật
- Khi kể việc: có thể kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại
?- Những điểm cần chú ý về đoạn văn tự sự?
- Mỗi đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
* GV lưu ý HS: có trường hợp đoạn văn không có câu chủ đề...
Hướng dẫn HS làm các bài tập bổ trợ 
(1) ?- Cho đề văn: Hãy kể về một người bạn tốt?
a/ Tìm hiểu đề bài trên!
b/ Tìm ý cần thiết phục vụ đề bài!
c/ Lập dàn ý cho đề bài trên!
d/ Tập viết một đoạn văn!
* GV gợi ý, hướng dẫn HS thực hiện các yêu cầu của bài tập:
a/ - Bước 1: Đọc kĩ đề, gạch dưới các từ quan trọng: kể; một người bạn tốt.
- Bước 2: Từ những phần đã gạch xác đinh:
+ Thể loại: Tự sự
+ Nội dung kể: một người bạn tốt (ND về đời thường à chọn một tình huống, một lĩnh vực trong cuộc sống để kể)
b/ Tìm ý: Chọn các sự việc và sắp xếp theo trình tự trước sau.
c/ Lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu hoàn cảnh diễn ra câu chuyện và xuất hiện nhân vật
- Thân bài: Kể diễn biến truyện (gồm các sự việc đã chọn)
- Kết bài: Kết quả của sự việc.
d/ Viết một đoạn văn tự sự dựa vào dàn ý vừa lập.
(2) ?- Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(I)- Có một cô bé tuổi trăng tròn rời miền quê có lũy tre xanh, có đồng lúa vàng lên thành phố để giúp việc cho gia đình người bác. Nhà bác không thiếu một thứ gì (...) những cô bé ấy cơm ăn không thấy ngon, ngủ không thấy trọn giấc, ngồi bần thần khó chịu. Người bác hỏi cô vì sao mà buồn? Cô bé trả lời rất thật lòng: "Con nhớ khói!"...
(II)- Ngày xưa, có một vị hoàng đế thích quần áo mới đến nỗi có bao nhiêu tiền của đều tiêu pha vào việc may mặc hết. Ngoài ra, ngài không thiết gì đến binh sĩ, chẳng thiết xem hát, cũng không thiết vào rừng chơi bời, săn bắn, chỉ thích khoe quần áo mới thôi. Suốt ngày, lúc nào ngài cũng thay quần áo. Khi nói đến vua, người ta thường nói: "Hoàng đế đang lâm triều". Những đối với ông vua này, người ta phải nói:"Hoàng đế đang bận mặc quần áo"
a/ Mỗi đoạn văn trên kể về điều gì? Chỉ rõ câu chủ đề có ý quan trọng nhất trong mỗi đoạn!
b/ Các câu trong mỗi đoạn triển khai chủ đề theo thứ tự nào?
 (Cho HS làm theo nhóm:
+ Nhóm 1;3 (Dãy trong): Tìm hiểu đoạn (I)
+ Nhóm 2;4 (Dãy ngoài): Tìm hiểu đoạn (II)
à Đại diện các nhóm trả lời à Nhận xét + bổ sung
a/ - Đoạn I: + Kể về một cô bé lên thành phố giúp việc, nhớ da diết làng quê của mình.
 + Câu chủ đề : Câu 1
- Đoạn (II): + Kể về một vị hoàng đế quá thích mặc quần áo mới
 + Câu chủ đề : Câu 1
b/- Các câu trong đoạn (I) triển khai chủ đề theo thứ tự trước sau để làm rõ câu chủ đề.
- Các câu trong đoạn (II) triển khai chủ đề theo thứ tự trước sau kết hợp ý giải thích cho câu chủ đề.
(3)?- Hãy viết các câu giới thiệu các nhân vật sau:
Lang Liêu - Lê Thận - Mã Lương
Gợi ý à yêu cầu HS viết
- Lang Liêu tuy thân con vua, nhưng phận lại là người lao động chân chất.
- ở Thanh hóa có một người đánh cá tên là Lê Thận, sau này anh ta cũng tham gia nghĩa quân Lam Sơn.
- Ngày xưa, ở một vùng nọ, có một chú bé mồ côi không tên tuổi, người ta vẫn gọi là Mã Lương.
Hoạt động 4: Củng cố:
 ?- Cách làm bài văn tự sự?
 ?- Nhường điểm cần chú ý về lời văn, đoạn văn tự sự?
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung vừa bổ trợ
- Hoàn thiện các bài tập trên lớp và làm bài tập về nhà 
BT 4: Viết đoạn văn (8-10 câu) với câu chủ đề: "Sọ Dừa thật là tài giỏi".
- Chuẩn BTKT về một số truyện cổ tích:
 + "Sọ Dừa" 
 + "Thạch Sanh" 
 + "Em bé thông minh"
I. kiến thức cơ bản:
1. Cách làm bài văn tự sự
+ Tìm hiểu đề
+ Tìm ý
+ Lập dàn ý
+ Viết bài
+ Đọc và sửa lại bài viết
2. Lời văn tự sự
- Khi kể người
- Khi kể việc
3. Đoạn văn tự sự 
Ii. bài tập: 
1. Bài 1: 
a/ Tìm hiểu đề 
b/ Tìm ý
c/ Lập dàn ý
d/ Viết một đoạn văn 
2. Bài 2:
a/ - Đoạn I: + Kể về một cô bé lên thành phố giúp việc, nhớ da diết làng quê của mình.
 + Câu chủ đề : Câu 1
- Đoạn (II): + Kể về một vị hoàng đế quá thích mặc quần áo mới
 + Câu chủ đề : Câu 1
b/- Các câu trong đoạn (I) triển khai chủ đề theo thứ tự trước sau để làm rõ câu chủ đề.
- Các câu trong đoạn (II) triển khai chủ đề theo thứ tự trước sau kết hợp ý giải thích cho câu chủ đề.
3. Bài 3:
(HS viết)
Kiểm tra ngày ..... tháng 9 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 8.doc