Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 3

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 3

TUẦN 3 TIẾT 9 - BÀI 3: SƠN TINH - THUỶ TINH .

 ( Truyền thuyết ).

Ngày soạn ; Ngày dạy :

I. Mục tiêu bài học .

- Gv giúp học sinh hiểu : Truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xâyra ở Châu thổ Bắc Bộ thời các Vua hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình .

- Rèn cho các em kỹ năng đọc ,cảm thụ và phân tích nhân vật .

- Bồi dưỡng cho học sinh ý chí quyết tâm chế ngự thiên tai ,hạn hán lũ lụt.

II. Chuẩn bị .

 - Thầy : Tranh minh hoạ cảnh giao chiến Sơn Tinh và Thuỷ Tinh .

 Nghiên cứu bài soạn giáo án .

 - Trò : soạn bài theo câu hỏi sgk ,đọc ,tóm tắt bài trước khi đến lớp .

III. Hoạt động dạy và học .

 A. ổn định tổ chức (1') : Kiểm tra số lượng học sinh .

 B. Kiểm tra bài cũ (3') :

 ? Nêu đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự ?

 ? Kể một số văn bản thuộc phương thức biểu đạt tự sự mà em biết?

 C. Bài mới .

Gv giới thiệu bài : Cho học sinh xem đoạn băng cảnh lũ lụt ở miền Trung năm 1999 hoặc đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 cảnh nhân dân ta chống lũ lụt .

 Gv : Nước ta là một nước nằm chạy đọc Biển Đông .Thái Bình Dương ,hằng năm nhân dân ta ,đặc biệt là nhân dân miền bắc phải đối phó với bão lũ lụt khủng khiếp . để tồn tại chúng ta phải sống ,phải chiến đấu với lũ lụt . Cuộc chiến đấu trường kỳ gian chuân ấy ,đã được nhân dân ta thần thoại hoá trong truyền thuyết : Sơn Tinh - Thuỷ Tinh . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đọc và tìm hiểu .

 

doc 15 trang Người đăng thu10 Lượt xem 451Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3 Tiết 9 - Bài 3: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh .
 ( Truyền thuyết ).
Ngày soạn ; Ngày dạy :
I. Mục tiêu bài học .
- Gv giúp học sinh hiểu : Truyền thuyết Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xâyra ở Châu thổ Bắc Bộ thời các Vua hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích hiện tượng lũ lụt ,bảo vệ cuộc sống của mình .
- Rèn cho các em kỹ năng đọc ,cảm thụ và phân tích nhân vật .
- Bồi dưỡng cho học sinh ý chí quyết tâm chế ngự thiên tai ,hạn hán lũ lụt.
II. Chuẩn bị .
 - Thầy : Tranh minh hoạ cảnh giao chiến Sơn Tinh và Thuỷ Tinh .
 Nghiên cứu bài soạn giáo án .
 - Trò : soạn bài theo câu hỏi sgk ,đọc ,tóm tắt bài trước khi đến lớp .
III. Hoạt động dạy và học .
 A. ổn định tổ chức (1') : Kiểm tra số lượng học sinh .
 B. Kiểm tra bài cũ (3') : 
 ? Nêu đặc điểm cơ bản của văn bản tự sự ?
 ? Kể một số văn bản thuộc phương thức biểu đạt tự sự mà em biết?
 C. Bài mới .
Gv giới thiệu bài : Cho học sinh xem đoạn băng cảnh lũ lụt ở miền Trung năm 1999 hoặc đồng bằng sông Cửu Long năm 2000 cảnh nhân dân ta chống lũ lụt .
 Gv : Nước ta là một nước nằm chạy đọc Biển Đông .Thái Bình Dương ,hằng năm nhân dân ta ,đặc biệt là nhân dân miền bắc phải đối phó với bão lũ lụt khủng khiếp . để tồn tại chúng ta phải sống ,phải chiến đấu với lũ lụt . Cuộc chiến đấu trường kỳ gian chuân ấy ,đã được nhân dân ta thần thoại hoá trong truyền thuyết : Sơn Tinh - Thuỷ Tinh . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ đọc và tìm hiểu .
Gv gọi học sinh đọc chú thích 1 /sgk -33.
? Truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh thuộc thể loại truyện cổ dân gian nào ?
? Truyện kể về thời đại lịch sử nào ?
? Nhắc lại khái niệm truyền thuyết ?
Gv ở văn bản Sơn Tinh -Thuỷ Tinh vốn là có cốt lõi từ thể loại thần thoại cổ nhưng đã được lịch sử hoá thành một truyền thuyết .
Truyền thuyết ddược gắn với thời đại Hùng Vương thứ 18 và trở thành một tác phẩm quan trọng trong chuỗi truyền thuyết về thời các Vua hùng .
Gv hướng dẫn học sinh đọc : -Đọc đoạn đầu chậm rãi ở đoạn đàu , đọc nhanh gấp gáp ở đoạn sau :tả cuộc giao chiến giữa hai thần .
 - Đọc đoạn cuối đọc giọng kể chậm rãi .
Gv đọc mẫu - học sinh đọc - kể .
Gv có thể cho học sinh đóng vai các nhân vật : hùng Vương ,sơn Tinh - Thuỷ Tinh ,người kể ruyện để đọc .
Gv văn bản có một số từ khó xem phần chú thích em hãy cho biết nghĩa .
+ Cồn : Dải đất (cát ) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển .
+Ván (cơm nếp ) : Mâm 
+ Nệp (Bánh Chưng ) : Cặp ( đôi ) 
Gv Cho học sinh đọc những từ còn lại sgk /33.
? Chỉ ra những sự việc chính trong văn bản ? 
- Vua Hùng kén rể .
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đén cầu hôn .
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể .
- Sơn Tinh đén trước lấy mị Nương .
- Thuỷ Tinh đến sau ,thua cuộc nổi giận dâng nước đánh Sơn tinh .
- Hai thần đánh nhau hằng tháng trời ,cuối cùng Thuỷ Tinh thua phải rút quân về - Hằng năm Thuỷ tinh dâng nưpớc đánh Sơn Tinh nhưng đều thua cuộc .
Gv ghi bảng phụ .
? Dựa vào những sự việc chính này em hãy kể tóm tắt văn bản ?
? Qua phần kể của bạn ,em thấy văn bản có thể chia làm mấy đoạn ,nêu nội dung từng đoạn ?
- Gọi Hs nhận xét bổ xung.
? Trong truyện có mấy nhân vật ? là những nhâ vật nào?
? Trong các nhân vật đó nhân vật nào là nhân vật chính? nhân vật nào là nhân vật phụ?
? Mối quan hệ giữa các nhân vật như thế nào?
Chuyển : Để hiểu nội dung , ý nghĩa văn bản, ta chuyển sang ý 
III.
- Hs đọc chú thích 2,3,4,5.
Gv Bố cục của văn bản gồm 3 phần :mở đầu câu chuyện ,diễn biến truyện ,kết thúc truyện .tương ứng với 3 phần của văn bản tự sự nhưng là phần mở bài ,thân bài ,kết bài các em cần chú ý không nhằm lẫn .chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản theo bố cục ba phần :
? Trong phần mở đầu truyện, tác giả cho biết chuyện xảy ra trong hoàn cảnh nào?
- Vua Hùng vương thứ 18 có người con gái là Mỵ Nương , đã đến tuổi lấy chồng , vua muốn kén cho con gái yêu người chồng xứng đáng.
? Theo em , người chồng xứng đáng mà vua Hùng định kén cho con là người như thế nào?
- Có tài, có đức, thông minh , nhân hậu.
? Trong phần mở đầu , nhân vật được đưa ra để giới thiệu là nhân vật nào?
- Vua Hùng và Mỵ Nương.
? Qua cách giới thiệu đó em biết được gì về mỗi nhân vật?
? Em có cảm nhận gì về Mỵ Nương, con gái Vua Hùng qua lời giới thiệu ngắn gọn đó?
- Nhân vật không nói nhiều song người đọc dễ dàng cảm mến , yêu quý Mỵ Nương , người con gái đáng trọng.
? Cách giới thiệu nhân vật của văn bản có gì khác với văn bản " Con Rồng Cháu Tiên"?
- Văn bản ST - TT giới thiệu nhân vật chính và nêu hoàn cảnh trực tiếp nảy sinh diễn biến truyện.
GV: Đây cũng là một cách mở đầu khi viết văn bản tự sự, không nhất thiết là nhân vật chính.
GV: Cho học sinh kể tóm tắt diễn biến nội dung truyện.
? Trong phần diễn biến câu chuyện , có bao nhiêu sự việc xảy ra? là những sự việc gì?
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
+ Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ Nương.
+ Thuỷ Tinh đến sau tức giận , dâng nước đánh Sơn Tinh + Hai thần giao đấu , Thuỷ Tinh thua cuộc phải rút quân.
GV: KHi biết tin vua Hùng có ý định kén rể , có 2 chàng trai cùng đến cầu hôn.
? Em giải thích nghĩa của từ " cầu hôn " ?
- Cầu : Tìm kiếm, xin.
- Hôn : lấy vợ , lấy chồng xin được lấy làm vợ.
GV: Đây là 1 từ mượn ( Hán Việt ).
-? Theo em nếu they từ " cầu hôn " bằng cụm từ " xin đươck lấy vợ " thì câu văn sẽ thay đổi như thế nào?
- ý nghĩa không thay đổi nhưng mất đi sắc thái trang 
trọng.
GV: Như vậy, ở đây sự việc dùng từ Hán Việt có tác dụng làm cho lời kể thêm trang trọng , nghiêm .
? Trong hai chàng trai đến câu hôn Mỵ Nương người thứ nhất tên là gì? Tác giả dân gian đã giới thiệu chàng như thế nào?
- Gọi Hs - Sơn Tinh chỉ tay về phía đông , phía đông nổi cồn bãi, chỉ tay về phía tây, mọc lên những núi đồi.
? Còn người thứ hai là ai? chàng có tài năng như thế nào?
? Em có nhận xét gì về 2 cháng trai này?
GV: Chính sự ngang tài , ngang sức này khiến vua Hùng Vương rất băn khoăn không biết chọn ai cho xứng đáng , đành mời các Lạc hầu đến bàn bạc .
? Em hiểu lạc hầu là ai? họ là những người như thế nào?
- Lạc hầu : Chức danh chỉ các vị quan cao nhất giúp vua Hùng trông coi việc nước.
? Sau khi đã bàn bạc kĩ lưỡng , vua Hùng đã làm gì?
- Phán với hai chàng trai.
+ Phán : truyền bảo.
? Nhà vua đã phán như thế nào? - Đọc lời nhà vua.
GV: Trong lời phán , nhà vua đã đưa ra điều kiện về những thứ sính lễ ( lễ vật xin cưới )
? Sính lễ nhà vua yêu cầu gồm những gì?
- "Một trăm ván cơm nếp ........một đôi".
Gv: Cùng với các thứ sính lễ là điều kiện : " Ngày mai ai đem đến trước sẽ cho cưới con ta "
? Em có nhận xét gì về điều kiện chọn rể của nhà vua?
- Vua kén rể bằng cách thi tài dâng lễ vật sớm, thời gian tìm kiếm ngắn, lễ vật vừa trang nghiêm vừa giản dị , vừa truyền thống vừa quí hiếm.
GV: Những lễ vật vua nêu ra có những thứ bình dị như bánh chưng, cơm nếp, nhưng cũng có những thứ hiếm hoi, kỳ lạ : Voi chín ngà, gà chín cựa , ngựa chín hồng mao... Tuy kỳ lạ song nó là sản phẩm của nghề nông trồng lúa nước, sản vật quí của chốn sơn lâm, mang đặc điểm cơ bản của dân tộc sống bằng nghề lúa nước.
Gv; Đồ sính lễ vua nêu ra thực sự là một thử thách đày khó khăn để hai chàng trai thi tài đấu sức ,xong với thời gian chỉ không đầy một ngày ,các chàng trai có thể tìm kiếm đầy đủ . Điều đó khẳng định một lần nữa tài năng của cả hai người .
? Tuy nhiên , trong cuộc thi tài vẫn có người đến trước ,người đến sau . Vậy ai đã thực hiện trước được điều kiện của Vua Hùng ?
? Em hiểu "rước " nghĩa là như thế nào ?
- Rước : đón : Tổ chức đoàn người đông ,ăn mặc sang trọng ,tưng bừng trong không khí vui khấn khởi .
Gv : Còn Thuỷ Tinh dù tìm đủ lễ vật xong đến chậm không lấy được vợ ...
? Theo em,trong khi ra điều kiện kén rể ,Vua Hùng đã có sự lựa chọn rể cho con gái mình vì sao em biết ?
- Nếu tinh ý ta có thể nhận thấy Vua Hùng đã ngầm ý chọn Sơn Tinh vì tất cả sính lễ Vua nêu ra là những thứ có ở trên cạn ,không phải ở dưới nước ,thuận lợi cho Sơn Tinh tìm kiếm ở xứ sở mình .
?Theo em, sự thiên vị của Vua Hùng gây bất lợi cho Thuỷ tinh phản ánh điều gì ?
- Thái độ căm ghét của người Việt cổ đối với lũ lụt .
Coi chúng là kẻ thù chỉ đem tai hoạ, coi núi rừng là quê hương , có lợi là ân nhân.
GV: Mô típ kén rể bằng cách thi tài , từ những điều kiện do bố vợ đặt ra là vấn đề phổ biến trong nhiều truyền thuyết cổ tích việt nam.
- Gọi Hs đọc sgk tr. 32: " Thuỷ Tinh đến sau ... đành rút quân "
? Nêu nội dung của đoạn chuyện .
? sau khi Sơn Tinh tưng bừng rước Mỵ Nương về núi , Thuỷ Tinh có thái độ như thế nào?
- Đùng đùng nổi giận đem quân đánh Sơn Tinh .
? Thuỷ Tinh đã chủ động dâng nước đánh Sơn Tinh như thế nào, em hãy tưởng tượng và miêu tả những hành động của Thuỷ Tinh?
- Thần hô mưa , gọi gió , làm thành dông bão , nước ngập ruộng đồng, nước tràn nhà cửa , nước dâng lên lưng đồi , sườn núi , thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
? Em có nhận xét gì về cuộc tấn công của Thuỷ Tinh?
GV: Đó là sự kỳ ảo hoá cảnh lũ lụt vẫn thường xảy ra ở đồng bằng châu thổ Sông Hồng hàng năm. Hiện tượng tự nhiên , hiện thực khách quan đã được giải thích một cách lý thú ngây thơ như thế.
? Trước sự tấn công dữ dội của Thuỷ Tinh, Sơn Tinh đã đối phó như thế nào?
- Sơn Tinh không hề nao núng: Dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi dựng thành luỹ đất ngăn dòng nước lũ.
? Qua chi tiết trên em có nhận xét gì về sự đối phó của Sơn Tinh.
GV: Sơn Tinh đã thể hiện rõ sức mạnh thần kỳ của mình trong cuộc giao chiến.
? Câu văn " Nước dâng cao bao nhiêu ... bấy nhiêu " , dân gian kể với hàm ý gì?
- Thể hiện nổi bật hơn cuộc chiến đấu giằng co quyết liệt không phân thắng bại.
- Thể hiện ý chí quyết tâm bền bỉ , sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ .
GV: Bức tranh miêu tả cuộc giao chiến vừa hoành tráng vừa hiện thực , vừa giàu chất thơ , nhằm khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã: Đắp đê chống lũ bão là một kỳ công vĩ đại của nhân dân ta trong trường kỳ lịch sử , đã được huyền thoại hoá như thế đấy .
? Em có nhận xét gì về cách miêu tả sức mạnh thần kỳ của mỗi nhân vật đó, người xưa nhằm mục đích gì?
GV: Đó cũng còn là mơ ước chiến thắng thiên tai để bảo toàn cuộc sống của nhân dân .
? Truyện có kết thúc như thế nào?
- Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước lên đánh Sơn Tinh.
- Đánh mỏi mệt, chán chê không thắng , nổi giận rút quân về .
? Kết thúc truyện như thế phản ánh sự thực gì?
? Qua tìm hiểu văn bản " ST- TT " em cảm nhận được điều gì về những thành công của tác giả dân gian trong cách xây dựng nhân vật và cách nêu các sự việc?
? Câu chuyện " ST- TT " phản ánh điều gì?
? ... ới chủ đề ,trình bầy sự việc và giới thiẹu nhân vaatj một cách hợp lý .
- Bồi dưỡng ý thức tự giác học tập ,tích cực học hỏi để biết cách làm bài .
II. Chuẩn bị .
 - Thầy : Ghi ra bảng phụ một số sự việc nhân vật đã học trong một số văn bản trước .
 - Trò : Ôn tập các văn bản đã học .
III. Tiến trình hoạt động dạy và học .
A. ổn định tổ chức (1') :Kiểm tra số lượng của học sinh .
B. Kiểm tra bài cũ (15') .
1. Thế nào là nghĩa của từ ?
2. Nêu cách giải nghĩa của từ ? cho ví dụ ?
C. bài mới .
Gv giới thiệu bài:ỉơ những văn bản đã học ta thấy trong tác phẩm tự sự bao giờ cũng phải có sự việc ,có người . đó là sự việc ( chi tiết ) và nhân vật ,đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự . Những vai trò ,tinh chất ,đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào ? Làm thế nào để nhận ra ,làm thế nào để xây xựng cho hay ,cho sống đo9ọng trong bài viết của mình . Giờ học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu .
Gv cho h/s nhớ lại một số văn bản đã học .
? Em đã được học những văn bản nào ?
- Con Rồng cháu Tiên ,Bánh chưng ,bánh giày ,Sơn Tinh - Thuỷ Tinh .....
? Những đvăn bản này có đặc điểm gì giống nhau ?
- Kể về diĩen biến một sự việc từ đầu đến cuối .
- Nêu ra một ý nghĩa sâu xa .
Gv đó đều là những văn bản tự sự .
? Các em đã được học truyền thuyết " Sơn Tinh - Thuỷ Tinh " Hãy xác định ? 
? Sự việc khởi đầu là sự việc gì ?
1. Vua Hùng kén rể .
? Những sự việc nào giúp câu chuyện phát triển ?
-2. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh đến cầu hôn .
3. Vua Hùng ra điều kiện chọn rể .
4. Sơn Tinh đến trước lấy Mỵ Nương làm vợ .
? Sự việc nào là sự việc cao trào của truyện ?
5. Thuỷ Tinh đến sau ,thua cuộc ,nổi giận ,dâng nước đấnh Sơn Tinh .
6. Hai thần đánh nhau hàng tháng trời , cuối cùng Thuỷ Tinh thua , phải rút quân về.
? Sự việc nào là sự việc kết thúc câu chuyện?
7 , Hàng năm Thuỷ tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua cuộc .
? Theo em, giữa các sự việc trên có mối quan hệ như thế nào?
- Quan hệ nhân quả .
- sự việc trước là nguyên nhân của sự việc sau, sự việc sau là kết quả của sự việc trước và là nguyên nhân của sự việc sau nữa, cứ thế cho đến kết thúc truyện.
VD: Có vua Hùng kén rể mới có 2 chàng trai đến cầu hôn .
- Có 2 chàng trai đến cầu hôn mới có sự việc vua phải ra điều kiện.
GV: Tóm lại các sự việc móc nối với nhau trong mối quan hệ rất chặt chẽ không thể đảo lộn, không vứt bỏ một sự việc nào. Néu cứ bỏ một sự việc trong hệ thống , lập tức cốt truyện bị ảnh hưởng hoặcbị phá vỡ.
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp một chuỗi các sự việc trong truyện Sơn Tinh - Thuỷ Tinh?
- Các sự việc sắp xếp theo một trật tự hợp lý , theo mối quan hệ nhân quả ( nguyên nhân trước, kết quả sau.
? Theo em , có thể xoá bỏ một chi tiết nào đó trong truyện có được không? vì sao?
- Không thể xoá bỏ được vì: 
+ Nếu xoá bỏ thời gian, địa điểm truyện sẽ thiếu sứa thuyết phục, không mang ý nghĩa truyền thuyết.
+ Nếu xoá bỏ sự việc Sơn Tinh- Thuỷ Tinh có tài thì sao có thể đối trọi với nhau được.
+ Nếu bỏ sự việc vua Hùng kén rể bằng cách ra điều kiện thì sẽ không có lý do cho 2 thần thi tài .
+ Thuỷ Tinh nếu không nổi giận đánh Sơn Tinh thì truyện không có cao trào kém sức cuốn hút đối với người đọc, người nghe.
? Trong các sự việc của truyện có sự việc nào thể hiện thái độ , mối thiện cảm của người kể với nhân vật trong truyện , sự việc nào thể hiện thái độ bất bình của người kể ? Thái độ đó được thể hiện bằng cách nào?
- Mối thiện cảm của người kể thể hiện với Sơn Tinh và vua Hùng.
- Không có thiện cảm với Thuỷ Tinh . Khi kể về vua Hùng , Sơn Tinh giọng kể trang trọng, thành kính.
- Đồ sính lễ trong điều kiện vua nêu ra có lợi cho Sơn Tinh , bất lợi cho Thuỷ Tinh . Dụ ý của vua Hùng là một phần dụ ý của người kể chuyện.
- Sơn Tinh luôn chiến thắng Thuỷ Tinh nếu để thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh có nghĩa là trong đấu tranh với con người đã thất bại .
- Cũng không thể lược bỏ câu " Hàng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh" . Vì đó là hiện tượng xảy ra có thật trong thực tế , thiên nhiên hàng năm ở nước ta là qui luật của tự nhiên.
? Nếu khi kể chuyện mà chỉ nêu ra 7 chi tiết như trên thì có được không? vì sao?
- Truyện sẽ không thể hấp dẫn, lôi cuốn người đọc được . Phải có những chi tiết cụ thể , dẫn dắt trình tự , có những yếu tố li kỳ bằng trí tưởng tượng phong phú, mới lôi cuốn sự thú vị của người đọc.
? Như vậy, để có một văn bản tự sự hay cần phải có được những yếu tố cụ thể nào?
? Kể chuyện " Sơn Tinh- Thuỷ Tinh" nhân dân ta muốn gửi gắm điều gì?
- Chiến thắng thiên tai lũ lụt.
GV: Đó chính là chủ đề của văn bản mà các em đã học .
? Nếu tác giả dân gian để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh thì có phù hợp không, vì sao?
- Sẽ không phù hợp chủ đề . Vì nếu như vậy chuyện sẽ mở ra một khong cảnh bi kịch : Nước ngập nhà cửa, ruộng đồng, con người chìm trong biển nước , trở thành mồi cho thuồng luồng, ba ba , sao có thể phù hợp với chủ đề.
? Do vậy khi kể các sự việc trong văn bản tự sự còn phải chú ý đến điều gì nữa?
GV lưu ý : Đối với những sự việc chưa có nguyên nhân thì có thể dùng yếu tố hoang đường, thần kỳ để giải thích(đó là cách kể của người xưa khi khoa học nhận thức của con người còn lạc hậu )
GV: Trong tác phẩm tự sự, ngoài sự việc , yếu tố nữa cũng hết sức quan trọng đó là nhân vật .
? Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh kể đến nhân vật nào?
- Vua Hùng, Mỵ nương.
- Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
? Nhân vật nào có vai trò quan trọng nhất?
? Nhân vật nào được nói tới nhiều nhất?
 - Sơn Tinh- Thuỷ tinh .
? Những nhân vật còn lại có vai trò gì? 
- Không thể tạo được lô gic diễn biến truyện.
- Có khi còn làm câu chuyện lệch chủ đề hoặc đổ vỡ.
GV: Trong văn bản tự sự , nhân vật được nói tới nhiều nhất đóng vai trò chính thể hiện chủ đề của truỵện là nhân vật chính , còn nhân vật nào ít được nói tới hoặc chỉ nhắc qua để làm nền cho nhân vật chính tiếp diễn hành động, tính cách thì đó là nhân vật phụ . 
? Theo em, nhân vật trong văn tự sự là gì?
GV: Nhân vật có thể là kẻ được biểu dương, trân trọng , cũng có thể là kẻ bị lên án , vạch trần vv...
? Trong văn tự sự có những loại nhân vật nào? 
? Em hiểu thế nào là nhân vật chính?
? Nhân vật chính có vai trò gì ?
? Em hiểu thế nào về vai trò của nhân vật phụ ?
? Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
GV gợi ý : Dựa vào cách kể về văn bản Sơn Tinh- Thuỷ tinh .
? Cách kể về nhân vật chính và nhân vật phụ có gì giống và khác nhau?
- Giống : Cùng gọi tên đặt tên .
 Giới thiệu lai lịch có lời nói , hành động .
 Miêu tả chân dung .
- Khác : Nhân vật chính được kể ở nhiều phương tiện, xuất hiện trong toàn bộ tác phẩm . Két thúc truyện nhân vật phụ chỉ được nói qua , có khi chỉ xuất hiện trong chốc lát ở một vài chi tiết . 
GV cho Hs đọc ghi nhớ .
? Qua bài học hôm nay chúng ta cần ghi nhớ những nội dung gì?
- Sự việc trong văn tự sự .
- Nhân vật .
- Cách kể về nhân vật .
GV ghi bài tập 1 ra bảng phụ hoặc đèn chiếu cho học sinh đọc bài tập.
Nêu yêu cầu bài tập.
- Chỉ ra những sự việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh- Thuỷ tinh đã làm .
? Nhân vật vua Hùng đã có những việc làm gì? 
- Kén rể, họp bàn chọn sính lễ .
? Mỵ Nương đã hành động ra sao? 
- Theo Sơn Tinh về núi.
? Tương tự kể những việc làm của Sơn Tinh, Thuỷ Tinh?
? Em có nhận xét gì về vai trò , ý nghĩa của các nhân vật?
? Hãy tóm tắt theo sự việc gắn với các nhân vật chính?
- Vua Hùng kén rể .
- Hai thần đến cầu hôn 
- Sơn Tinh đến trước lấy được Mỵ nương.
- Thuỷ Tinh đến sau, mất Mỵ Nương duổi theo đánh Sơn Tinh cướp Mỵ Nương.
- Trận giao chiến giữa 2 thần . Thuỷ Tinh thua đành rút quân .
- Hàng năm 2 thần kịch chiến nhưng lần nào Thuỷ Tinh cũng thất bại .
GV: Cho Hs lần lượt kể theo sự việc trên .
Cũng có thể cho Hs chơi trò chơi thi viết nhanh các chi tiết - sắp xếp hợp lý .
Tổ chức 2 đội chơi - Mỗi cá nhân 1 chi tiết , đội nào nhanh sẽ chiến thắng.
? Vì sao truyện gọi là Sơn Tinh- Thuỷ Tinh?
- Tên 2 thần : 2 nhân vật chính .
? Nếu đổi bằng các tên sau thì có được không? Vì sao?
- Có thể đổi tên văn bản thành các tên như vậy, nhưng không nên đổi vì :
+ Chưa nói rõ nội dung chính ( Tên thứ nhất )
+ Tên thứ hai : Thừa vì 2 nhân vật vua Hùng, Mỵ Nương chỉ là nhân vật phụ .
+ Tên thứ 3 : Chưa hợp lý 
? Gọi hs đọc bài tập và nêu yêu cầu bài tập .
? Với nhan đề bài ấy em sẽ kể về sự việc gì? diễn biến truyện ra sao.
GV gợi ý : Xảy ra bao giờ, ở đâu .
VD: Chiều chủ Nhật , ở nhà và ở trưởng không vâng lời , cứ đi tắm sông , chuột rút , bị cảm, phải nghỉ học, hối hận .
? Truyện có nhân vật chính là ai? 
- Nhân vật chính : Là bản thân em, đặt tên cho nhân vật .
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự . 
- Sự việc trong văn tự sự phải được trình bày cụ thể như sau:
+ Thời gian, địa điểm .
+ nhân vật cụ thể .
+ Nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
- Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo trật tự diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng, chủ đề mà người kể muốn biểu đạt.
2, Nhân vật trong văn tự sự. 
a, Khái niệm : Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản .
* Nhân vật chính và nhân vật phụ .
- Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng văn bản .
- Nhân vật phụ được xuất hiện và chỉ làm nền cho nhân vật chính hoạt động .
b, Cách kể về nhân vật trong văn tự sự ( 5' )
- Gọi tên, đặt tên .
- Giới thiệu lai lịch, tính tình , tài năng , hình dáng .
- Kể các việc làm , hành động, ý nghĩ, lời nói. 
* Ghi nhớ : sgk/38
III/ Luyện tập ( 10' )
1, Bài tập 1 :
a, Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật.
- Vua Hùng : Là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sư ( không thể thiếu)
- Mỵ Nương : Là nhân vật phụ cũng không thể thiếu vì là một nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột giữa 2 thần .
- Thuỷ tinh ( Nv chính ) mâu thuẫn với Sơn Tinh : Là hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của lũ bão ở vũng châu thổ sông Hồng .
- Sơn Tinh mâu thuẫn với Thuỷ Tinh ( NV chính ) là hình ảnh anh hùng chống lũ lụt của nhân dân Việt cổ .
b, Tóm tắt truyện theo sự việc chính.
C. Nhan đề truyện Sơn Tinh- Thuỷ tinh.
* Bài tập 2/ 39 : Kể chuyện với nhan đề một lần không vâng lời.
 D. Củng cố :(3' ) .
? Thế nào là sự việc nhân vật trong văn tự sự ?
? Cách viết một văn bản tự sự thì viết như thế nào ?
 E. Hướng dẫn học bài ( 2' ) 
- Học nắm kỹ năng trình bày sự việc ,xây dựng nhân vật .
- Làm bài tập 2/39 /sgk.
* Bài tập thêm : Chỉ ra những sự việc mà các nhân vật trong truyện Thánh Gióng ,bánh Chưng ,bánh giầy .
- Tìm hiểu trước văn bản : Sự Tích Hồ Gươm .
IV. Rút kinh nghiệm .
...........................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 3(1).doc