Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2

TUẦN 02

TIẾT 02: Ngày soạn: 25/8/2009

Ngày dạy: /9/2009

TÌM HIỂU BỔ SUNG MỘT SỐ TRUYỀN THUYẾT THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG:

CON RỒNG CHÁU TIÊN

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

 * Học xong bài này, HS có được:

1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai văn bản: "Con Rồng cháu Tiên" và "Bánh chưng, bánh giầy"

 - Biết rõ và ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong 2 truyền thuyết trên.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự

 - Luyện tập làm các bài tập có liên quan đến hai văn bản.

3. Thái độ: - Hiểu và tự hào về nguồn gốc cao quý của người Việt.

 - Yêu mến truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ:

 - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6

 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi

 

doc 4 trang Người đăng thu10 Lượt xem 629Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 02
Tiết 02:
Ngày soạn: 25/8/2009
Ngày dạy: /9/2009
tìm hiểu bổ sung một số truyền thuyết thời đại hùng vương:
Con Rồng cháu tiên
bánh chưng, bánh giầy
I. Mục tiêu bài học:
	* Học xong bài này, HS có được:
1. Kiến thức: - Hiểu sâu sắc ý nghĩa hai văn bản: "Con Rồng cháu Tiên" và "Bánh chưng, bánh giầy"
	- Biết rõ và ý nghĩa của các chi tiết kì ảo trong 2 truyền thuyết trên.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
	- Luyện tập làm các bài tập có liên quan đến hai văn bản.
3. Thái độ: - Hiểu và tự hào về nguồn gốc cao quý của người Việt.
	- Yêu mến truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
ii. chuẩn bị:
	- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
	- HS: Ôn tập chuẩn bị bài theo yêu cầu của GV, vở ghi
iii. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy và trò:
Yêu cầu cần đạt:
Hoạt động 1: ổn định tổ chức	 
 - Lớp 6A1: + Sĩ số:.....
 + Vắng:.... 
Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
?- Tóm tắt văn bản "Con Rồng cháu Tiên"
?- Tóm tắt văn bản "Bánh chưng, bánh giầy"
Hoạt động 3: Bài mới
 # Giới thiệu bài:
 GV giới thiệu sơ lược về các truyền thuyết thời đại vua Hùng à Dẫn vào bài.
 # Nội dung dạy học cụ thể:
GV cho HS làm việc theo nhóm:
+Nhóm 1,3: Ôn lại KTCB văn bản "Con Rồng cháu Tiên"
+Nhóm 2,4: Ôn lại KTCB văn bản "Bánh chưng, bánh giầy" 
+Nhóm 1: 
?- ý nghĩa của truyện "Con Rồng cháu Tiên"?
- Nhằm giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam, từ đó gửi gắm niềm tự hào vô bờ của người Việt về nguồn gốc thiêng liêng của mình. Đồng thời truyện còn đề cao ý chí đoàn kết, thống nhất của dân tộc Lạc Việt. Các tộc người phải hợp sức với nhau trong buổi đầu dựng nước vì vốn cùng sinh ra trong bọc trăm trứng.
+Nhóm 3: 
?- Nêu một số chi tiết tưởng tượng kì ảo trong "Con Rồng cháu Tiên" và cho biết ý nghĩa của chúng?
- Nguồn gốc của Lạc Long Quân, Âu Cơ
- Chiến công của Lạc Long Quân
- Sinh bọc trăm trứng à nở trăm người con...
 ố Linh thiêng hóa nguồn gốc cao quý của dân tộc ta, tô đậm tính chất kì lạ, phi thường của hình tượng nhân vật và làm tăng tính hấp dẫn cho truyện
+Nhóm 2: 
?- ý nghĩa của truyện "Bánh chưng, bánh giầy"? 
- Giải thích nguồn gốc của phong tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết. Từ đó, đè cao nghề nông, đề cao lao động và thể hiện thái độ tôn kính tổ tiên của nhân dân.
- Truyện còn phản ánh quan niệm về vũ trụ "trời tròn, đất vuông" của cha ông ta thời kì đầu dựng nước.
+Nhóm 2: 
?- Nghệ thuật của truyện?
- Chi tiết kì ảo (việc thần báo mộng cho Lang Liêu)
- Có nhiều chi tiết nghệ thuật tiêu biểu cho truyện dân gian (nhân vật chính trải qua cuộc thi tài - được thấn giúp đỡ - lên ngôi vua).
Yêu cầu HS làm một bài tập trắc nghiệm (vào phiếu học tập)
(1) ?- Các nhận xét sau về ý nghĩa của truyện "Con Rồng cháu Tiên" là đúng hay sai?
a/ Giải thích nguồn gốc thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
b/ Ca ngợi những chiến công của Lạc Long Quân trong công cuộc ching phục thiên nhiên, mở mang đất nước.
c/ Giải thích sự hình thành của nhà nước Văn Lang
d/ Thể hiện ước nguyện đoàn kết của các dân tộc Lạc Việt. 
(2) ?- Lời dặn của Lạc Long Quân với Âu Cơ khi chia con: "Nay ta đưa năm mươi con xuống biển,....., đừng quên hoạn nạn" có ý nghĩa gì?
A. Khẳng định ước nguyện đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau của các dân tộc Lạc Việt
B. Nói lên quá trình mở mang lãnh thổ, phát triển cộng đồng theo hai hướng núi và biển của dân tộc ta.
C. Nói lên ước mong được sum họp của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
D. Cả A, B, C đều đúng.
(3) ?- Cách chon người kế vị của vua Hùng có gì độc đáo?
A. Người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết phải là con trưởng.
B. Hình thức lựa chọn mang tính chất một câu đố để thử tài.
C. Việc lựa chọn người kế vị diễn ra nhân dịp lễ Tiên Vương.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Cho HS thảo luận nhóm (từng bàn) theo 2 dãy:
- Dãy trong:
(4) ?- Vì sao vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu?
 - Dãy ngoài:
(5) ?- Có ý kiến cho rằng: "Nhân dân ta xây dựng phong tục làm bánh chưng, bánh giầy từ những cái bình thường, giản dị nhưng giàu ý nghĩa". Các em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
à Đại diện các nhóm trình bày à Nhận xét +bổ sung à GV đánh giá chung.
(4) : Lang Liêu đã làm ra 2 thứ bánh độc đáo, vừa ý vua. Hơn nữa, qua 2 thứ bánh đó, chàng đã đề cao được nghề nông, đề cao lao động, thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, trời đất. Lang Liêu đúng là một caon người đủ cả tài và đức: thông minh, hiếu thảo, yêu nghề nông, gần gũi với nhân dân và xứng đáng với ngôi vua.
(5) : Đồng ý. Vì: 
+ "Giản dị": thể hiện ở nguyên liệu làm bánh (từ hạt gạo và từ những sản phẩm quen thuộc của nghề nông mà nhà nào cúng có)
+ "Giàu ý nghĩa": LL nhờ biết quý trong hạt gạo mà đã được chon nối ngôi. Như vậy, hạnh phúc là do chính con người tạo ra. Hơn nữa, bánh chưng bánh giầy còn gói cả quan niệm về trời đất và ca ngợi tài năng sáng tạo của nhân dân (...)
(6) ?- Ngày 2/9/1945, khi đọc Tuyện ngôn trên quảng trường Ba Đình lịch sử, Bác Hồ đã nói: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không?". Vì sao từ "đồng bào" trong câu nói trên lại gây xúc động lớn trong lòng người dân VN?
- (HS trả lời à Nhận xét, đánh giá)
Hoạt động 4: Củng cố:
?- Các dân tộc ít người cũng có nhiều truyện giải thích về nguồn gốc dân tộc mình giống truyện "Con Rồng cháu Tiên" như: "Quả trứng to nở ra con người" (DT Mường), "Quả bầu mẹ" (DT Khơ-mú),... Theo em, sự giống nhau ấy khẳng định điều gì?
- Sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc anh em trên đất nước ta. 
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Nắm chắc nội dung đã học.
- Làm bài tập sau: 
Đoạn thơ sau có ý nghĩa gì?
 "... Đất nước là nơi dân mình đoàn tụ
 Đất là nơi Chim về
 ...................................
 Hàng năm ăn đâu làm đâu
 Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ"
 ("Mặt đường khát vọng" - Nguyễn Khoa Điềm)
- Chuẩn bị Luyện tập: Tìm hiểu chung về văn tự sự.
I. kiến thức cơ bản:
1. Con Rồng cháu Tiên
- ý nghĩa của truyện
- Các chi tiết tưởng tượng kì ảo
2. Bánh chưng, bánh giầy: 
- ý nghĩa của truyện
- Nghệ thuật
Ii. bài tập: 
* Bài tập trắc nghiệm:
1. Bài 1: 
a/ Đ
b/ S
c/ Đ
d/ Đ
2. Bài 2
Đáp án (D).
3. Bài 3:
Đáp án (D).
* Bài tập tự luận:
Bài 4:
Lang Liêu đã làm ra 2 thứ bánh độc đáo, vừa ý vua. Hơn nữa, qua 2 thứ bánh đó, chàng đã đề cao được nghề nông, đề cao lao động, thể hiện lòng tôn kính với tổ tiên, trời đất. Lang Liêu đúng là một caon người đủ cả tài và đức: thông minh, hiếu thảo, yêu nghề nông, gần gũi với nhân dân và xứng đáng với ngôi vua.
Bài 5:
- Đồng ý
...
Bài 6:
Kiểm tra ngày 24 tháng 8 năm 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 2.doc