Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần lễ 9

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần lễ 9

TUẦN 9

 Tiết 33. TLV NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ

 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:

 - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ng6i thứ ba)

 - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự

 - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất.

 II. Chuẩn bị:

 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ

 - HS: Soạn bài theo yêu cầu, SGK,

 III.Tiến trình lên lớp:

1. Ổn định lớp: KTSS

2. KTBC: ?) Em hãy giới thiệu về người bạn mà em yêu quý nhất.

3. Bài mới:

Trong TLV, một hiện tượng chúng ta thường gặp là ngôi kể. Vậy ngôi kể là gì? Ngôi kể có vai trò gì trong văn tự sự? Đó là nội dung bài học hnay.

 

doc 152 trang Người đăng thu10 Lượt xem 695Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần lễ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
 Tiết 33. TLV NGÔI KỂ TRONG VĂN TỰ SỰ
 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (ngôi thứ nhất và ng6i thứ ba)
 - Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự
 - Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất. 
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, SGK, bảng phụ
 - HS: Soạn bài theo yêu cầu, SGK, 
 III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
KTBC: ?) Em hãy giới thiệu về người bạn mà em yêu quý nhất.
Bài mới:
Trong TLV, một hiện tượng chúng ta thường gặp là ngôi kể. Vậy ngôi kể là gì? Ngôi kể có vai trò gì trong văn tự sự? Đó là nội dung bài học hnay. 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự HS đọc M.I SGK/87+88 và q.sát 2 đoạn văn trên b.phụ, chia lớp thành 2 nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi a) và b) trong SGK/88
?) Đoạn 1 được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó? 
?) Đoạn 2 được kể theo ngôi nào? Làm thế nào nhận ra điều đó?
- Đoạn 1: Người kể gọi các nhân vật bằng chính tên của nhân vật: thằng bé, hai cha con, sứ giả, chim sẻ, họ, em bé, cha mình,Người kể tự giấu mình đi nhưng thực ra vẫn có mặt ở khắp nơi trong truyệnàngười kể sử dụng ngôi thứ 3.
- Đoạn 2: Ngôi kể thứ nhất: người kể tự xưng là “tôi” và kể những gì mình làm, mình biết.
?) Người xưng “tôi”trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?
- Người xưng “tôi”chính là một nhân vật tham gia vào câu chuyện, đó chính là Dế Mèn, Dế Mèn đã kể những gì Dế Mèn làm, Dế Mèn biết.
?) Trong 2 ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể tự do, ko bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình đã biết và trải qua? HS trao đổi, trả lời.
- Với việc sử dụng ngôi thứ 3 để kể chuyện thì người kể tự giấu mình đi, có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật. Với ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ, tình cảm của mình. 
?) Hãy thử đổi ngôi kể trong đoạn 2 thành ngôi kể thứ 3, thay tôi bằng Dế Mèn. Lúc đó em sẽ được 1 đọan văn ntn?
- Nếu đổi ngôi kể trong đoạn này thành ngôi thứ 3, đoạn văn ko thay đổi nhiều chỉ làm cho người kể giấu mình. 
?) Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất, xưng tôi được ko? Vì sao?
- Ko nên đổi vì khó tìm được 1 người có mặt ở khắp mọi nơi như vậyàphạm vi kể chuyện bị thu hẹp. 
?) Vậy em hiểu ngôi kể là gì? Người ta có thể kể chuyện theo những ngôi nào? Vai trò của ngôi kể? Người xưng hô trong tác phẩm có nhất thiết phải là tác giả ko?
- HS trao đổi, trình bày. 
HS khác và GV uốn nắn, chốt và rút ra ghi nhớ.
HĐ2. Luyện tập 
HS đọc BT I, 2 SGK/89 và chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm thảo luận để làm 1 bài và trình bày. HS khác theo dõi và NX, GV NX chung. .
BT1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3 và NX.
- Thay “tôi” = “Dế Mèn”, ta có 1 đoạn văn kể theo ngôi thứ 3, mang sắc thái khách quan như đã xảy ra. Đoạn cũ: mang nhiều tính chủ quan như đang xảy ra, biểu hiện trước mặt người đọc.
BT2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất và NX.
- Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”. Ngôi thứ nhất (ngôi kể “tôi”) tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn (sắc thái chủ quan, thể hiện được t/cảm của nh/vật). 
BT3+4: Truyện “Cây bút thần” nói riêng và các truyện truyền thuyết, cổ tích nói chung, người ta hay kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?
- Ngôi thứ 3, vì:
 + Giữ ko khí truyền thuyết, cổ tích.
 + Giữ khoảng cách rõ rệt giữa người kể với các nhân vật trong truyện. 
BT5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào? Vì sao?
- HS trả lời, GV uốn nắn.
GV hướng dẫn HS về nhà làm những BT còn lại. 
I. Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự 
 * Ghi nhớ : SGK/89
II. Luyện tập 
Bài tập 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ 3 và NX.
 Thay “tôi” = “Dế Mèn”, ta có 1 đoạn văn kể theo ngôi thứ 3, mang sắc thái khách quan.
Bài tập 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ nhất và NX.
 Thay “tôi” vào các từ “Thanh”, “chàng”. Ngôi thứ nhất (ngôi kể “tôi”) tô đậm thêm sắc thái tình cảm của đoạn văn 
Bài tập 3+4: 
 4. Củng cố: HS đọc lại ghi nhớ.
 5. Dặn dò: 
- Học bài và hoàn tất các BT . 
 - Đọc trước VB, tóm tắt nd, tìm hiểu c/thích và bố cục VB“Ông lão đánh cá và con cá vàng”. Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc-hiểu VB. 
Tiết 34.Văn bản ÔNG LÃO ĐÁNH CÁ VÀ CON CÁ VÀNG
(Truyện cổ tích của A.Pu-skin)
(Hướng dẫn đọc thêm)
 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 
 - Rèn cho HS đọc diễn cảm truyện, phân biệt được lời từng nhân vật và lời kể qua đọc phân vai, tìm bố cục của truyện và kể tóm tắt được truyện.
 - Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng 
 - Nắm được BP NT chủ đạo và một số chi tiết NT tiêu biểu, đặc sắc trong truyện; kể lại được truyện này.
 II. Chuẩn bị:	
 - GV: Giáo án, SGK, 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài, SGK, 
 III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
KTBC: ?) Nội dung của văn bản”Cây bút thần”.Kể lại tóm tắt văn bản.
Bài mới:
Ông lão đánh cá và con cá vàng là một truyện DG Nga, Đức được A.Pu-skin (đại thi hào Nga, “mặt trời của thi ca Nga”)viết lại bằng 205 câu thơ (tiếng Nga) và Vũ Đình Liên, Lê Trí Viễn dịch qua văn bản tiếng Pháp. Câu chuyện vừa giữ được nét chất phác, dung dị với những biện pháp NT rất quen thuộc của truyện CT dân gian, vừa rất điêu luyện, tinh tế trong sự miêu tả và tổ chức truyện. 
Phương pháp
Nội dung
HĐ1. Hdẫn tìm hiểu vài nét về tác giả, tác phẩm. 
?) Em hãy nêu vài nét ngắn gọn về tác giả và tác phẩm?
- HS dựa vào chú thích tlời. GV chốt
HĐ2. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích và bố cục 
 GV hdẫn HS đọc phân vai (giọng chậm, rõ, thể hiện đúng tính cách n/vật thiện và ác, p/biệt rõ các tình huốg trog truyện). HS khác theo dõi và NX. GV NX và góp ý.
 GV hd HS tìm hiểu chú thích. Chú ý các chú thích từ khó như chú thích (2), (5), (6), (7), (9), (12), (13, (14)..
?) Tìm bố cục của truyện? – 3 phần:
- Phần 1 : Từ đầu đến “kéo sợi” : GT vợ chồg ôg lão đánh cá.
- Phần 2 : tiếp theo đến “ý muốn của mụ” : lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ.
- Phần 3 : phần còn lại : cá vàng trừng trị mụ vợ. 
?) Từ bố cục trên, em hãy tóm tắt lại văn bản?
- HS tóm tắt, HS khác NX, GV NX chung.
?) Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Chọn ngôi kể đó có t/dụng gì?
- Ngôi thứ 3. Người kể tự giấu mình đi, ko xuất đầu lộ diện nên có thể kể linh họat, tự do kể những gì diễn ra với n/vật.
HĐ3. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
?) Truyện có bao nhiêu n/vật? Cá vàng, biển có phải là n/vật ko?
- 4 n/vật : ông lão, mụ vợ, cá vàng, biển. Mụ vợ và ông lão là hai n/vật chính. 
?) Hoàn cảnh của hai n/vật chính được giới thiệu ntn?
- Hai vợ chồg ôg lão đánh cá sốg trog túp lều nát bên bờ biển. Chồg thả lưới, vợ kéo sợiàc/sốg bình dị, êm đềm. 
?) Nhân một lần đi kéo lưới, sự việc gì đã xảy ra với ông lão? Em có NX gì về hành động này của ông lão?
- Ông lão đánh cá bắt được con cá vàng. Ông thả cá vàng về biển àông lão hiền lành, nhân hậu.
?) Nhưg trước nhữg đòi hỏi của mụ vợ, ông lão đã làm gì? Việc kể lại nhữg lần ông lão ra biển gọi cá vàng là BP lặp lại có chủ ý của truyện CT. Hãy nêu t/dụng của BP này. HS trao đổi, trình bày.
- Ông lão 5 lần ra biển gọi cá vàg. BP lặp lại có t/dụng: tạo tình huốg hồi hộp cho người nghe; sự lặp lại tăng tiến, qua những lần lặp lại, tính cách của n/vật và chủ đề của truyện được tô đậm. 
 Nhân vật mụ vợ : GV cho HS quan sát tranh và hỏi:
?) Đây là bức tranh miêu tả cảnh gia đình ông lão đánh cá vào thời gian nào? HS quan sát, mô tả, GV uốn nắn.
?) Đây là bức tranh mô tả c/sốg của gđình ông lão vào t/g trùc khi gặp cá vàng? Hãy tìm chi tiết trog VB thể hiện c/sốg của gia đình ông.
?)Qua lời g.thiệu đó,em thấy mụ vợ lúc này là ng ntn?
- Là người lương thiện sống bằng sức LĐ của mình (kéo sợi).
?) C/sốg gđình ông lão đag yên bình bỗg một sự việc lạ xảy ra với mụ vợ, khiến mụ nảy sinh nhiều y/c. Vậy y/c của mụ là gì? - HS dựa vào văn bản trả lời.
?) Trước mỗi y/c của n/vật mụ vợ, h/ảnh của biển được diễn tả ntn?
- GV chia bảng làm 2 cột và ghi nhanh ý kiến của HS.
 GV hdẫn HS lên bảng vẽ sơ đồ diễn tả các sự việc đó.
 Yêu cầu của mụ vợ Thái độ của biển
Long Vương
Nổi sóng ầm ầm
Lần
5
Nổi sóng mù mịt
Nữ hoàng
Nổi sóng dữ dội
Nhất phẩm phu nhân
Lần
4
Lần
3
Nổi sóng
Nhà đẹp
Gợn sóng
Lần
2
Máng lợn
Lần
1
?) Theo em, năm yêu cầu của mụ vợ, yêu cầu nào có thể chấp nhận được? Vì sao? HS trao đổi, Trả lời
- Trog 5 y/c trên, các yêu cầu 1, 2 có thể chấp nhận bởi vì đây là y/c chính đág, là vật dụng cần thiết để LĐ chăn nuôi, là mái nhà che nắng che mưa. Đó là những điều ước giản dị, giúp c/s bớt khó khăn.
?) Từ y/c thứ 3 trở đi có còn gọi là y/c nữa ko? Em hãy NX về y/c của mụ vợ. Từ đó cho biết mụ vợ là người ntn? HS TL, trình bày.
- Đòi hỏi của mụ vợ ngày càng tăng. Mụ muốn có tất cả: của cải, v/chất (1, 2); của cải, danh vọg (3); của cải danh vọg quyền lực (4); địa vị đầy quyền uy nhưng ko có thật và một quyền phép vô hạn (5). àmột mụ vợ tham lam, lòng tham của mụ cứ tăng mãi ko có điểm dừng, mụ muốn có tất cả: của cải, danh vọng, quyền lực
?) Đảo t ... ợc ẩn đi. 
?) Vậy ẩn dụ là gì? Có tác dụng gì?
- HS TL, GV uốn nắn và rút ra ghi nhớ SGK/68
HĐ2. Các kiểu ẩn dụ 
 HS đọc M.1 SGK/68 và quan sát yêu cầu trên bảng phụ
?) Các từ in đậm (“thắp”, “lửa hồng”) được dùng để chỉ những h.tượng hoặc s.vật nào? Vì sao có thể ví như vậy?
- “Lửa hồng” chỉ màu đỏ của hoa râm bụt, còn “thắp” chỉ sự nở hoa (“lửa hồng” và “thắp” và sự vật hiện tượng được nêu ra). Màu đỏ được ví với lửa hồng vì hai sự vật ấy có hình thức tương đồng (ẩn dụ hình thức). Còn sự nở hoa được ví với hành động “thắp” vì chúng giống nhau về cách thức thực hiện (ẩn dụ cách thức)
 HS đọc M.2 SGK/68 và quan sát yêu cầu trên bảng phụ ?) Cách dùng từ trong cụm từ in đậm (“nắng giòn tan”) có gì đặc biệt so với cách nói thông thường?
- “Giòn tan” thường nêu nêu đặc điểm của cái gì? (bánh). Đây là sự cảm nhận của giác quan nào? (vị giác) nhưng nắng ko thể dùng vị giác để cảm nhận à sử dụng từ “giòn tan” để nói về nắng là có sự chuyển đổi cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác).
?) Từ những VD đã phân tích ở các phần I và II, hãy nêu lên một số kiểu tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng thường được sử dụng để tạo phép ẩn dụ? 
?) Vậy có mấy kiểu ẩn dụ thường gặp, cho VD từng kiểu (dựa vào các VB đã học)?
- HS TL và TL, GV uốn nắn và rút ra nd phần ghi nhớ 
 + Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về hình thức giữa các s.vật, h.tượng (ẩn dụ hình thức) (“lửa hồng” – màu đỏ).
 + Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cách thức thực hiện hành động (ẩn dụ cách thức) (“thắp” – nở hoa)
 + Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về phẩm chất giữa các sự vật, hiện tượng (ẩn dụ phẩm chất) (“Người Cha” – Bác Hồ)
 + Ẩn dụ dựa vào sự tương đồng về cảm giác (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) (“(nắng) giòn tan” – (nắng) to, rực rỡ).
 HS đọc to ghi nhớ SGK/69
HĐ3. Luyện tập
Bài tập 1: HS đọc BT trên bp và xác định yêu cầu. HS trao đổi nhanh và cử đại diện lên bảng làm, HS khác làm vào vở, NX.
?) So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt? 
- Cách 1 là cách diễn đạt bình thường. Cách 2 có sử dụng so sánh (Bác Bồ như Người Cha), cách 3 có sử dụng ẩn dụ (Người Cha). So sánh và ẩn dụ là các phép tu từ tạo cho câu nói có tính hình tượng, biểu cảm hơn so với cách nói bình thường nhưng ẩn dụ làm cho câu nói có tính hàm súc cao hơn
Bài tập 2: HS đọc và xác định yêu cầu. HS thảo luận và cử đại diện lên bảng làm, HS khác làm vào vở, NX.
?) Tìm các ẩn dụ trong VD va ønêu lên nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau a) ăn quả, kẻ trồng cây
- Ăn quả có nét tương đồng về cách thức với “sự hưởng thụ thành quả lao động”
- Kẻ trồng cây có nét tương đồng về phẩm chất với người lao động, người gây dựng (tạo ra thành quả)”.
=> Câu tục ngữ khuyên chúng ta khi được hưởng thụ thành quả phải nhớ đến công lao người lao động đã vất vả mới tạo ra được thành quả đó.
b) mực, đen; đèn, sáng
- Mực, đen có nét tương đồng về phẩm chất với “cái xấu”; đèn, sáng có nét tương đồng về phẩm chất với “cái tốt, cái hay, cái tiến bộ”.
c) thuyền, bến
- Thuyền chỉ “người đi xa”, bến chỉ “người ở lại”. Đây là những ẩn dụ phẩm chất. 
d) Mặt Trời (Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ)
- Mặt Trời được dùng để chỉ Bác Hồ vì có nét tương đồng về phẩm chất: Bác Hồ (như Mặt Trời) soi sáng, dẫn đường chỉ lối cho dân tộc ta thoát khỏi cuộc sống nô lệ tối tăm, đi tới tương lai độc lập, tự do, hạnh phúc.
Bài tập 3: HS đọc BT trên bp và xác định yêu cầu. HS trao đổi nhanh và cử đại diện lên bảng làm, HS khác làm vào vở, NX.
?) Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a) chảy
b) chảy
c) mỏng
d) ướt
à lời văn, lời thơ gợi hình, gợi cảm và có tính hàm súc cao.
 BT4, GV hd HS về nhà làm. 
I. Ẩn dụ là gì?
 Ghi nhớ : SGK68 
II. Các kiểu ẩn dụ 
 Có bốn kiểu ẩn dụ thường gặp:
- Ẩn dụ hình thức 
- Ẩn dụ cách thức 
- Ẩn dụ phẩm chất
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
III. Luyện tập
Bài tập 1: So sánh đặc điểm và tác dụng của 3 cách diễn đạt 
Bài tập 2: Tìm các ẩn dụ và nêu nét tương đồng giữa các sự vật, hiện tượng được so sánh ngầm với nhau 
a) ăn quả, kẻ trồng cây
b) mực, đen; đèn, sáng
c) thuyền, bean
d) Mặt Trời (Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ)
Bài tập 3: Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và nêu tác dụng của những ẩn dụ ấy trong việc miêu tả sự vật, hiện tượng.
a) chảy
b) chảy
c) mỏng
d) ướt
4. Củng cố: 
 ?) Ẩn dụ là gì? Tác dụng của ẩn dụ?
 ?) Có mấy kiểu ẩn dụ? 
5. Dặn dò: 
- Học bài. 
 - Đọc lại bài và hoàn thiện các bài tập.
 - Chuẩn bị kĩ theo yêu cầu bài : Luyện nói về văn miêu tả (Mỗi tổ 1 câu - đọc kĩ nội dung và thực hiện các yêu cầu, lập dàn ý )
 + Nhóm 1 : BT1
 + Nhóm 2 : BT2
 + Nhóm 3 : BT3
Tiết 103. TLV LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ 
 I. Mục tiêu bài học: Giúp HS:
 - Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài băn miêu tả. 
 - Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí. 
 II. Chuẩn bị:
 - GV: Giáo án, SGK, dàn bài – đoạn văn – bài văn mẫu 
 - HS: Soạn bài theo yêu cầu, SGK, vở ghi,  
 III.Tiến trình lên lớp:
Ổn định lớp: KTSS
2. KTBC: Các tổ báo cáo sự chuẩn bị của tổ viên. 
 3. Bài mới:
 Chúng ta đã tìm hiểu văn mtả qua hai tiết học pptc và pptn, tiết học hnay các em tiếp tục vận dụng kĩ năng nói của mình để tìm hiểu thêm văn mtả qua phần trình bày sự cbị của mình trước lớp ..
 Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: GV sửa chữa dàn ý của ba đề bài HS đã chuẩn bị ở nhà:
- GV ghi ngắn gọn 3 đề bài lên bảng :
 + BT 1: Tả lại quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”. 
 + BT2: Tả hình ảnh thầy giáo Ha-men từ truyện trên.
 + BT3: Tả lại hình ảnh thầy giáo trog phút giây xúc động gặp lại ng học trò của mình sau nhiều năm xa cách. 
- GV gọi HS đọc đề bài. 
- GV cho HS đại diện ba nhóm lên bảng dán dàn bài đã chuẩn bị của mình trên giấy rô-ki lên bảng (nhóm 1 - BT1, nhóm 2 – BT2, nhóm 3 – BT3), HS khác theo dõi, nhận xét và bổ sung, GV hoàn chỉnh dàn bài.
- GV ghi gợi ý hoặc treo bảng phụ ghi dàn bài mẫu và phân tích ngắn gọn. HS quan sát, đối chiếu, tham khảo. VD:
BT1: đoạn văn tả cảnh gì/ (cảnh lớp học tập viết). Có nhữg chi tiết, hình ảnh nào (HS liệt kê). Tả theo thứ tự nào? ( cảnh lớp học – cảnh tập viết – tiếng chim bồ câu):
- Cảnh lớp học chuyển sag tập viết.
- Cảnh lớp học:
 + Nhữg tờ mẫu mà thầy Ha-men đã c.bị.
 + Nhữg tờ mẫu treo trc bàn học trôg như nhữg lá cờ nhỏ baylớp học
- Cảnh tập viết:
 + HS chăm chú viết, im phăg phắc
 + Tiếng ngòi bút
 + Nhữg trò nhỏ cặm cụi
- Trên mái trườg, chim bồ câu gật gù thật khẽ.
BT2: 
- MB: Gíới thiệu khái quát về thầy Ha-men.
- TB: Tả chi tiết:
 + Trang phục
 + Lời nói
 + Cử chỉ
 + Hành động của thầy cuối buổi học
- KB: Tình cảm của mọi ng đối với thầy.
BT3: 
- MB: Hoàn cảnh gặp gỡ (gặp lại).
- TB: Tập trug tả hình ảnh thầy giáo trog giây phút xúc độg.
 + Gương mặt, ánh mắt, thái độ của thầy.
 + Tình cảm thầy trò sâu nặg (khi mẹ ôn lại kỉ niệm xưa)
 + Khi (tiễn) mẹ em về, thái độ của thầy ntn?
(Kết hợp mtả trag phục, ngoại hình của thầy)
- KB: Suy nghĩ của em về người thầy đó.
Hoạt động 2: GV nêu yêu cầu của giờ luyện nói:
- GV nêu yêu cầu : 
 + Phát âm to, rõ ràng, dễ nghe.
 + Tác phong nhanh nhẹn, tự nhiên, hào hứng.
 + Nội dung: Tập trung làm nổi bật đối tượng được tả, bám sát yêu cầu của đề, ko thiên quá nhiều về văn kể chuyện. Diễn đạt mạch lạc, thuyết phục người nghe. Các tình tiết phải sắp xếp theo một trình tự hợp lí, có vận dụng các biện pháp tu từ đã học ...
Hoạt động 3: Trình bày trong tổ (4 tổ): (khoảng 10-15 phút) - Luân phiên các thành viên trong tổ luyện nói theo dàn bài dựa vào các yêu cầu trên.
- Thành viên khác lắng nghe, góp ý cho bạn.
Hoạt động 4: Trình bày trước lớp: 
- GV chọn một vài HS lên nói trước lớp, đại diện thi đua giữa các tổ.
- HS khác lắng nghe, NX và đóng góp ý kiến, GV NX, uốn nắn và ghi điểm dựa trên tiêu chí yêu cầu đã nêu ở trên. 
- GV liên hệ thực tế và rút ra bài học, giáo dục HS về tác phong, cách nói, diễn đạt nội dung cần truyền tải trước mỗi đối tượng.
Hoạt động 5: GV NX chung về tiết học. 
- Sự chuẩn bị bài.
- Quá trình và kết quả tập nói.
- Cách NX của HS.
- Đánh giá tiết học.
 Theo dõi GV sửa chữa dàn ý của ba đề bài HS đã chuẩn bị ở nhà:
- HS theo dõi
- HS đọc, HS khác theo dõi
- HS lên bảng thực hiện, ghi vào vở dàn bài đã hoàn chỉnh.
 Theo dõi yêu cầu của giờ luyện nói:
- HS lắng nghe yêu cầu 
 Trình bày trong tổ
- HS luân phiên nói trước tổ theo dàn bài đã chuẩn bị .
- HS khác nghe và góp ý.
 Trình bày trước lớp:
- HS đại diện các tổ lên trình bày.
- HS khác nghe và nhận xét, đóng góp ý kiến, cùng GV xếp hạng cho các HS vừa trình bày.
- HS nghe và rút ra bài học trong thực tế khi giao tiếp.
 Lắng nghe GV NX chung về tiết học, rút kinh nghiệm cho bản thân.
 4. Củng cố: 
 Hoàn thiện dàn bài vào vở BT
5. Dặn dò: 
Học kĩ, ôn lại kiến thức Văn học từ đầu HKII, tiết sau làm bài KT Văn 1 tiết. 
 + Xem lại phần tác giả, đoạn trích hoặc tác phẩm. 
 + Đọc lại các VB (văn xuôi), HTL VB thơ (nắm kĩ nội dung và các bp NT trong VB)
 + Học kĩ phần ghi nhớ

Tài liệu đính kèm:

  • docva phan 2.doc