TUẦN 01
TIẾT 01: Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày dạy: /8/2009
BỔ TRỢ KIẾN THỨC:
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Học xong bài này, HS đạt được:
1. Kiến thức: - Củng cố, nâng cao kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân loại từ đơn - từ phức; từ ghép - từ láy.
- Luyện tập làm các bài tập mở rộng, nâng cao.
3. Thái độ: - Biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí trong cuộc sống.
- Yêu mến, trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6
- HS: Ôn tập chuẩn bị bài
Tuần 01 Tiết 01: Ngày soạn: 22/8/2009 Ngày dạy: /8/2009 bổ trợ kiến thức: từ và cấu tạo từ tiếng việt I. Mục tiêu bài học: * Học xong bài này, HS đạt được: 1. Kiến thức: - Củng cố, nâng cao kiến thức về từ và cấu tạo từ tiếng Việt. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng nhận biết, phân loại từ đơn - từ phức; từ ghép - từ láy... - Luyện tập làm các bài tập mở rộng, nâng cao. 3. Thái độ: - Biết cách sử dụng từ ngữ hợp lí trong cuộc sống. - Yêu mến, trân trọng và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. ii. chuẩn bị: - GV: SGK, Bổ trợ kiến thức Ngữ văn 6, Một số KT-KN và BT nâng cao NV6 - HS: Ôn tập chuẩn bị bài iii. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò: Yêu cầu cần đạt: Hoạt động 1: ổn định tổ chức - Lớp 6A : + Sĩ số:..... + Vắng:..... Hoạt động 2: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (Xen kẽ phần nội dung kiến cơ bản cần nắm) Hoạt động 3: Bài mới # Giới thiệu bài: GV nêu một tình huống liên quan đến việc sử dụng từ trong cuộc sống à Cho HS nhận xét à Dẫn vào bài. # Nội dung dạy học cụ thể: Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản cần nắm về từ và đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt ?- Từ là gì? Ví dụ! - Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất, có nghĩa dùng để tạo câu. - VD: Suối / chảy / róc rách. ?- Đơn vị cấu tạo từ? - Tiếng. -VD: rét + mướt = rét mướt ?- Khi nào tiếng trùng với từ? - Khi tiếng có nghĩa. (VD: ăn, mặc,..) Phân loại từ tiếng Việt! * Cho HS làm việc theo nhóm, thảo luận trả lời về các nội dung sau: + Nhóm 1; 3: Phân biệt từ đơn - từ phức? VD! + Nhóm 2; 4: Phân biệt từ ghép - từ láy? VD! * HS thảo luận à đại diện nhóm trình bày + Nhóm 1; 3: - Từ đơn là từ do một tiếng tạo thành. Có thể dùng độc lập trong nói và viết. (GV lưu ý HS: Các tiếng có nghĩa gốc Hán không được dùng độc lập VD: Thảo là cỏ cỏ dùng độc lập thảo không được dùng độc lập à Tạo từ: Thu thảo, thảo nguyên...) - Từ phức là từ được cấu tạo từ 2 hoặc nhiều tiếng VD: Bút bi, bút máy, nho nhỏ,... + Nhóm 2; 4: - Từ ghép: ... các tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa. (VD: xe đạp, nhà cửa,...) - Từ láy:... các tiếng có quan hệ với nhau về âm thanh. (VD: lung linh, tấp nập,...) Lưu ý: Một số từ gồm 2 hay nhiều tiếng ghép lại những chúng khôn gcó quan hệ về âm hay nghĩa à Từ đơn. (Chủ yếu chúng là phiên âm tiếng nước ngoài) VD: Xì dầu, kaki, cà phê, xà phòng,... * Hướng dẫn HS làm một số bài tập bổ trợ: Bài 1: Mỗi câu sau bao gồm bao nhiêu từ? có mấy từ đơn? a/ Hợp tác xã đang vào vụ. b/ Trên cành, lũ chim sâu kêu lích chích. Bài 2: ?- Gạch chân dưới các từ ghép trong câu văn sau: "Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ" (Bánh chưng, bánh giầy) Bài 3: ?- Sắp xếp các từ sau thành cột từ đơn, từ ghép, từ láy: Xa lạ, nhỏ nhắn, phố phường, thành thị, hồng hào, đẹp đẽ, bánh chưng, bồ hóng, trồng trọt, lê-ki-ma, đất, tổ tiên, nòi giống, sông, nhà, nhà cửa, trắng trẻo. + Hình thức thực hiện: Theo 3 nhóm. - Nhóm 1: Sắp xếp các từ đơn - Nhóm 2: Sắp xếp các từ ghép - Nhóm 3: Sắp xếp các từ láy. Bài 4: ?- Trong các từ ghép sau, từ nào có nghĩa khái quát, từ nào có nghĩa cụ thể? ăn chơi, ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn mặc, ăn nhập, ăn theo, ăn xổi, ăn ý, ăn nói, ăn diện, ăn đong, ăn mặc, ăn ở, ăn mày, ăn mòn, ăn sương, ăn nằm, ăn ngọn, ăn quịt, ăn rơ, ăn theo. + Hình thức thực hiện: Thi tìm nhanh giữa 2 đội. - Đội 1: tìm từ có nghĩa khái quát - Đội 2: tìm từ có nghĩa cụ thể. Bài 5: ?- Có bạn cho rằng các từ sau là từ láy. Theo em đúng hay sai? Vì sao? non nước, chiều chuộng, ruộng rẫy, cây cỏ, bao bọc, ngay ngắn, cười cợt, tướng tá, ôm ấp, líu lo, trong trắng, vuông vắn, tội lỗi, đả đảo, tươi tốt, vùng vẫy, thơm thảo. - HS trả lời à Nhận xét +bổ sung. Bài 6: ?- Hãy tìm các từ láy: a/ Tượng hình b/ Tượng thanh c/ Chỉ tâm trạng + Hình thức thực hiện: Thảo luận theo 3 nhóm. à Đại diện các nhóm trình bày à Nhận xét +bổ sung à GV đánh giá chung. Hoạt động 4: Củng cố: Vẽ sơ đồ cấu tạo từ tiếng Việt! Từ Từ phức Từ đơn Từ láy Từ ghép Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà - Nắm chắc nội dung đã học. - Làm bài tập: Viết một đoạn văn ngăn (6 - 8) câu, trong đó có sử dụng đầy đủ: từ đơn, từ ghép và từ láy (chỉ rõ). - Chuẩn bị xem lại 2 văn bản: + "Con Rồng cháu Tiên" + "Bánh chưng, bánh giầy". I. kiến thức cơ bản: 1. Từ và đơn vị cấu tạo từ: - Khái niệm về từ - Đơn vị cấu tạo từ 2. Từ đơn 2. Từ phức - Khái niệm - Phân loại từ phức: a/ Từ ghép b/ Từ láy 3. Lưu ý: Ii. bài tập: 1. Bài 1: a/ 4 - 4 b/ 6 - 4 2. Bài 2 gạo nếp, thơm lừng, trắng tinh, tròn mẩy, đậu xanh, thịt lợn, lá dong, hình vuông. 3. Bài 3: - Từ đơn: sông, nhà, bồ hóng, lê-ki-ma, đất - Từ ghép: xa lạ, phố phường, thành thị, bánh chưng, tổ tiên, nòi giống, nhà cửa. - Từ láy: nhỏ nhắn, hồng hào, đẹp đẽ, trồng trọt, trắng trẻo. Bài 4: - KQ: ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ăn diện. - Nghĩa cụ thể: các từ còn lại Bài 5: (Sai)... Bài 6: Kiểm tra ngày 24 tháng 8 năm 2009
Tài liệu đính kèm: