Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 4

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 4

TUẦN 4 TIẾT 13 - BÀI 4 : SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

 Ngày soạn : Ngày dạy :

I. Mục tiêu bài học .

- Qua bài học giúp học sinh hiểu được truyện :' Sự Tich Hồ Gươm ' kể lại các sự kiện xoay quanh việc được gươm và trả gươm của Lê lợi ,nhằm giải thích lai lịch Hồ Gươm ,ca ngợi công cuộc giải phóng đất nước của Lê Lợi .

- Rèn kỹ năng tóm tắt kể cguyện bằng ngôn ngữ của bản thân và phân tích những nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật của truyện .

- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc .

II. Chuẩn bị .

 - Thầy: sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi .

 - Trò : Tìm hiểu trước văn bản ,tập tóm tắt ,kể truyện .

III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học .

A. Ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng học sinh .

B. Kiểm tra bài cũ ( 5').

? Thế nào là nghĩa của từ ? Cách giải thích nghĩa của từ ?

? Đặt câu với các từ sau và giải nghĩa của nó trong văn cảnh ;"xuân, khảng khái ".

Gv gợi ý : - Nghĩa của từ là nội( sự vật ,tính chất quan hệ ,hoạt động ) mà từ biểu thị .

- Các cách giải nghĩa từ :

+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị .

+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .

- Giải thích :

 - Đặt câu : - Ôi mùa xuân xinh đẹp đã về .

 + Xuân : Chỉ một mùa trong năm .

 - Bạn An tính tình rất khảng khái .

 + Khảng khái : Có tính cao thượng ,cứng cỏi .

 

doc 18 trang Người đăng thu10 Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần học số 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4 Tiết 13 - Bài 4 : Sự tích Hồ Gươm 
 Ngày soạn : Ngày dạy :
I. Mục tiêu bài học .
- Qua bài học giúp học sinh hiểu được truyện :' Sự Tich Hồ Gươm ' kể lại các sự kiện xoay quanh việc được gươm và trả gươm của Lê lợi ,nhằm giải thích lai lịch Hồ Gươm ,ca ngợi công cuộc giải phóng đất nước của Lê Lợi .
- Rèn kỹ năng tóm tắt kể cguyện bằng ngôn ngữ của bản thân và phân tích những nét đặc sắc về nội dung ,nghệ thuật của truyện .
- Giáo dục niềm tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc .
II. Chuẩn bị . 
 - Thầy: sưu tầm tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và người anh hùng Lê Lợi .
 - Trò : Tìm hiểu trước văn bản ,tập tóm tắt ,kể truyện .
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học .
A. ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng học sinh .
B. Kiểm tra bài cũ ( 5').
? Thế nào là nghĩa của từ ? Cách giải thích nghĩa của từ ?
? Đặt câu với các từ sau và giải nghĩa của nó trong văn cảnh ;"xuân, khảng khái ".
Gv gợi ý : - Nghĩa của từ là nội( sự vật ,tính chất quan hệ ,hoạt động ) mà từ biểu thị .
- Các cách giải nghĩa từ : 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị .
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích .
- Giải thích :
 - Đặt câu : - Ôi mùa xuân xinh đẹp đã về .
 + Xuân : Chỉ một mùa trong năm .
 - Bạn An tính tình rất khảng khái .
 + Khảng khái : Có tính cao thượng ,cứng cỏi .
C. Bài mới .
Gv giới thiệu : đầu thế kỷ XIV đất nước ta bị :
 " Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây vạ 
 Bọn gian tà bán nước cầu vinh ".
 Chúng đã "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
 Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ ". 
Tại núi Lam Sơn Thanh hoá đã có một cuộc khởi nghĩa đã thắng lợi hoàn toàn . Lê Lợi làm vua nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đèn thờ ,tượng đài ,lễ hội mà bvằng cả những sáng tác dân gian . Sở văn hoá thông tin Thanh Hoá năm 1986 đã xuất bản cuốn : " Sáng tác dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam sơn " gồm hơn 100 bài trong đó có : Sự Tích Hhồ Gươm .
 Gv ghi đầu bài lên bảng .
? Truyện :" Sự Tích Hồ Gươm " thuộc thể loại truyện nào ?
? Thời đại lịch sử nào được nhắc tới trong truyện ?
Gv: đây là loại truyện truyền thuyết địa danh : Giải thích nguồn gốc trực tiếp những tên núi ,tên làng ,tên sông ,tên hồ ,nguồn gốc hình thành địa bàn dân cư đó . Đây là một truyền thuyết có nhiều cốt lõi lịch sử .
Tuy nhiên ,truyện có những yếu tố tượng tượng kỳ ảo ,đặc điểm của truyện .
Gv hướng dẫn yêu cầu đọc : Toàn truyện đọc với giọng chậm rãi gợi được không khi cổ tích .
Gv đọc mẫu đoạn Từ đầu đến ha ha ! một lưỡi gươm"/40 .
Gọi học sinh đọc từ :" Về sau Thận gia nhập đoàn quân khởi nghĩa ................trên đất nước "/40.
h/s đọc tiếp từ :" một năm sau ................hồ Hoàn Kiếm "/41.
Gv hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích sgk /42.
Gv giải thích thêm một số từ khó .
+ Bạo ngược : Tàn ác ,hung tợn ,ngang ngược .
+ Thiên hạ : Dưới trời ,mọi người ,nhândân .
+ tuỳ tòng : Người theo hầu ,giúp đỡ chủ tướng .
+ phó thác : Giao cjho giữ mọi việc quan trọng với niềm tin tưởng .
+ Tả vọng : Hướng về bên phải ,một tên cũ của Hồ Gươm .
Gv gọi h/s đọc chú thích 1,3,4,6,12 sgk/42 .
?Em hãy chỉ ra nhưỡng sự việc chính của truyện ?
- Hoàn cảnh đất nước ta .
- Lê Thận bắt được lưỡi gươm ,gia nhập nghĩa quân Lam Sơn .
- Lê Lợi bắt được chuôi gươm .
- Lê Thận dâng lưỡi gươm cho Lê Lợi .
- Lê Lợi dùng gươm thần đánh thắng giặc Minh .
- Lê lợi trả gươm. 
- Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Hoàn Kiếm ..
? Dựa vào những sự việc chính ,em hãy kể tốm tắt lại truyện ?
Gv gọi học sinh khá tóm tắt .
? Qua phần đọc kể tìm hiểu chú thích ,em có thể chia truyện thành mấy đoạn ? Nêu giới hạn từng đoạn ? Nêu nội dung của từng đoạn ?
`? Truyện viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
- Biểu đạt tự sự .
? Vì sao em biết truyện viết theo phương thức biểu đạt tự sự ?
- Vì truyện được viết theo trình tự thời gian .chuỗi các sự việc nối kết nhau ,sự việc này nối kết sự việc kia từ đầu đến cuối .
? Truyện gồm những nhân vật chính nào ? Nhân vật nào là nhân vật chính ?
- Lê Lợi là nhân vật chính .
Gv: Thông thường trong cuộc sống ,một sự việc xảy ra bao giờ cũng có tình huống đó là hoàn cảnh có vấn đề .để thấy rõ điiêù ấy ta tìm hiểu sang phần 3 .
? Đọc lại phần mở đầu câu truyện /39.
? Mở đầu câu truỵện tác giả dân gian hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như thế nào ?
- đất nước chìm dưới ách đô hộ của giặc Minh .
? Gọi học sinh đọc chú thích 1,2.
? Em hiểu gì về " giặc Minh "," ách đo hộ ".
- Giặc Minh : Giặc hướng bắc triều nhà Minh .
- ách đo hộ " đặt ách thống trị lên một nước khác .
? Qua chi tiết này ,em có nhận xét gì về cách mở đầu truyện ?
? Khi đô hộ nước ta .giặc Minh đã có những hành vi gì 
- Coi dân ta như cỏ rác .
- Làm nhiều điều bạo ngược .
? Thiên hạ có thái độ gì đối với giặc Minh ?
- Thiên hạ căm ghét .
Gv Giặc Minh đặt ra hàng trăm thứ thuế ,bắt nhân dân ta phải lên rừng ,xuống biển tìm sản vật quí để cống nạp . Tội ác của chúng tầy trời .đến nỗi :" Trúc Lam Sơn không ghi hết tội ,nước Đông Hải không rửa sạch mùi ".- Nguyễn Trãi Viết .
? Hãy tưởng tượng xem ,trước cảnh đất nước như vậy ,nhân ta có thái độ gi ?
- Vô cùng căm giận .
Gv Chính vì lòng căm giận sục sôi của cả dân tộc dưới vùng nô lệ mà Lê Lợi đã qui tụ nghĩa quân về vùng núi Lam Sơn khởi nghĩa .
? Cuộc khởi nghĩa nổ ra có kết quả ra sao ?Ví sao ?
- Bởi nước ta là nước nhỏ ,so với giặc ta non yếu hơn nhiều ,sự thất bại là tất yếu 
? Mở đầu truyện còn giới thiệu với chuíng ta điều gì nữa ?
Gv Trước tình thế khó khăn đó ,đức Long Quân đã làm gì ?
- Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để giết giặc .
? Em biết đức Long Quân là ai ?
- Lạc Long Quân (người trong truyện "con Rồng cháu Tiên ".
Gv: Theo truyền thuyết : Lạc Long Quân là cha ông của người Việt ,khi chia tay Âu Cơ về biển đã từng có lời hứa : Khi có việc gì thì giúp đỡ nhau ,phải chăng đây chính là cơ hội để Long Quân thực hiện lời hẹn ước đó.
? Vậy khi thâý cảnh đất nước lâm nguy ,cháu con khốn đốn Lạc Long Quân đã làm gì ?
? Tại sao Lạc Long Quân không trực tiếp cầm quân đánh giặc mà lại chỉ cho nghĩa quân mượn gươm ?
- Có lẽ Lạc Long Quân nghĩ nếu mình đem quân dẹp giặc ,con cháu sẽ ỷ lại ,dựa dẫm ,ông cho mượn gươm chính là cách để cho con chúa có điều kiện phát huy tài trí của mình .
Gv chuyển : Vậy gươm đã được xuất hiện như thế nào và giúp nghĩa quân Lê Lợi chiến đấu ra sao ta chuyển sang phần 2.
Gv: Gọi học sinh kể tóm tắt đoạn :" Từ ấy ..........
đất nước "/40 .
? Theo dõi văn bản em thấy lưỡi gươm được trao vào tay ai? Người đó làm nghề gì ?
- Lưỡi gươm được trao vào tay Lê Thận ,làm nghề đánh cá .
?Trong một đêm tối trên bến vắng ,khi kéo lưới ,Lê Thận phát hiện thấy điều gì không bình thườmg ?
- Lưới nằng nặng ,mừng thầm ,anh thò tay bắt chỉ thấy một thanh sắt vướng vào lưới .
? Thanh sắt vướng vào lưới anh đã làm gì? 
- Lê Thận quăng nó đi .
?Khi vất thanh sắt đi và thả lưới vào chỗ khác ,lại có điều gì lạ ?
- Lưới lại nặng tay ,vẫn thanh sắt ấy vướng vào lưới .
? Theo em lúc ấy Lê Thận có tâm trạng như thế nào ?
- Lê Thận rất buồn .
Gv: Anh buồn là lẽ đương nhiên ,bởi cả hai lần thả lưới là cả hai lần ngoài mong muốn của anh . Tuy nhiên ,Lê Thận đã không nản lòng ,anh lại tiếp tục quăng lưới lần thứ 3 .
?Điều gì đã xảy ra trong làn quăng lưới thứ ba này ?
- Vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới .
? Lúc đó Lê Thận đã làm gì ?
- Anh lấy làm quái lạ : Vì cả ba laanf thả lưới anh đều chỉ thấy thanh sắt ấy . Anh soi vào ánh lửa và nhận ra đó là thanh gươm .
? Qua những chi tiết này ,em có nhận xét gì về sự xuất hiện của lưỡi gươm ?
? Vì sao em cho rằng lưỡi gươm xuất hiện kỳ lạ và bí ẩn ?
- Vì cả ba lần Lê Thận thả lưới ,lưới gươm đều như cố tình chạy vào lưới ,buộc Lê Thận không thể từ bỏ nó được .
GV: Sau đó Lê Thận gia nhập nghĩa quân do chủ tướng Lê Lợi lãnh đạo 
? Những chi tiết nào trong truyện tiếp tục cho ta biết sự kỳ lạ của thanh gươm .?.
- Lê Lợi đến nhà Lê Thận ,trong túp lều tối om thanh sắt bỗng tự nhiên sáng rực lên .
- Lê Lợi cầm xem thấy hai chữ " Thuận Thiên ".
- Bị lạc trong rừng ,Lê Lợi thấy ngọn cây đa có ánh sáng lạ b,phát hiện thấy đó là chuôi gươm .
? Em hiểu "Thuận Thiên" Nghĩa là gì ?
- ý trời . ở đây là tên thanh gươm mà sau này khi chiến thắng Lê Lợi cũng lấy hiệu là Thuận Thiên .
? Theo em.vì sao khi thanh sắt tronh tay Lê Thận chỉ bình thường nhưng khi gặp Lê Lợi lại phát ánh sáng lạ ,cả chuôi gươm cũng thế ?
- Vì muốn tạo sự chú ý cho Lê Lợi .
Gv: được chuôi gươm Lê Lợi nhớ đến lưỡi gươm của Lê Thận ,điều gì sau đó đã xảy ra .
- Tra lưỡi gươm vào chuôi vừa như in .
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng chi tiết này ?
- Đây là chi tiết kỳ lạ .
? Vì sao em cho là chi tiết kỳ lạ ?
? Chuyện thanh gươm ,chuôi gươm phát ra ánh sáng và tra vào nhau vừa như in có ý nghĩa gì ?
Gv: Thanh gươm ngời sáng khi gặp được minh chủ ,chính là muốn báo cho minh chủ biết để sử dụng vào việc lớn thuận lòng trời ,ý trời .
? Em có nhận xét gì về cách kể chuyện của tác giả dân gian khi xuất hiện của lưỡi gươm ?
- Cùng với yếu tố kỳ lạ ,lưỡi gươm cũng được xuất hiện qua một số chi tiết khá rắc rối : người đánh cá nghèo ,ba lần kéo lưới vớt được lưỡi gươm .
Lê Lợi bắt được chuôi gươm trên ngọn cây ,gặp Lê Lợi ,lưỡi gươm ,chuôi gươm đều phát sáng ,tra vào nhau vừa như in .
? Kể truyện rắc rối như vậy ,người xưa có hàm ý gì ?
- Hàm ý ; Sư nghiệp của Lê Lợi và nghĩa quân là chính nghĩa ,là hợp với ý trời nên được thần linh ủng hộ .
- Vì là gươm thần nên không thể trao tay một cách đơn giản . Sự rắc rối quanh co làm cho yếu tố hoang đường trở lên li kỳ ,hấp dẫn ,linh thiêng ,huyền bí .
Gv cho học sinh đọc lại câu nói của Lê Thận : đây trời có ý phó thác ........tổ quốc /40.
? Câu nói của Lê Thận khi dâng gươm có ý nghĩa gì ?
- Khẳng định tinh chất chính nghĩa của nghĩa quân .
- Khẳng định guyết tâm tự nguyện chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp cứu nước ,cứu dân của Lê Lợi , Lê Thận và muôn dân Đại Việt .
Gv; Gọi học sinh đọc : " Từ đó .......đất nước "/ 40.
? Nêu nội dung đoạn truyện ?
Gv: Khi gươm thần chưa xuất hiện ,nghĩa quân nhiều lần xuất trận đều bị thua . Vậy từ khi có gươm thần ,dưới sự chỉ huy của Lê Lợi ,sức mạnh ,khí thế của nghĩa quân có gì thay đổi ?
- Uy thế vang khắp nơi ,xông xáo tìm giặc .
- Chiến được kho lương .
- Không phải ăn uống khổ cực .
- Nhuệ khí ngày càng tăng .
? Em hiểu " Nhuệ khí " là như thế nào ?
- Một khí thế hăng hái ,quyết liệt .
? Chú thích sgk giải thích từ này theo cách giải nghĩa nào mà em đã học ?
- Nêu khía niệm mà từ biểu thị .
? Khi kể chuyện người kể còn chú ý miêu tả hoạtđộng của gư ... ức làm dàn bài trước khi viết văn, tránh xót ý , lẫn ý.
II/ Chuẩn bị :
Thầy : Chuẩn bị đề và một vài dàn ý cụ thể để minh hoạ . Ghi sẵn ra bảng phụ hoặc đèn chiếu.
Trò : Ôn lại cách trình bày sự việc, nhân vật, chủ đề trong văn tự sự.
III/ Tiến trình hoạt động dạy và học .
A. ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng 
B. Kiểm tra bài cũ ( 5' )
? Các cách mở bài của bài văn tự sự như thế nào?
? Thế nào là chủ đề? Nhiệm vụ từng phần trong bố cục dàn ý một bài văn tự sự?
C. Bài mới.
Gv giới thiệu : Muốn làm một bài văn đúng, chính xác thì trước hết , các em phải xác định được yêu cầu của các đề ( tức là phải tìm hiểu đề ) , muốn có một bài văn hay , chúng ta phải có cách làm cụ thể . Vậy trước tìm hiểu đề và cách làm cụ thể của một bài văn tự sự như thế nào. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu .
GV: Ghi 6 đề sgk tr. 47 ra bảng phụ hoặc đèn chiếu .
Gọi Hs đọc từng đề .
? Lời văn của đề 1 neu ra những yêu cầu gì?
- Kể câu chuyện em thích bằng lời của em .
GV: Đây là đề văn thuộc thể loại tự sự .
? Những từ ngữ nào cho chúng ta biết điều đó?
- Câu chuyện em thích.
- Bằng lời văn của em.
GV kể chuyện em thích tức là được tụ do lựa chọn. Bằng lời văn của em tức là các em không được sao chép lại một văn bản có sẵn mà phải tự sáng tạo
? Đề 2 yêu cầu chúng ta làm gì? 
- Yêu cầu kể về một người bạn tốt.
GV: Đây cũng là một đề văn thuộc thể loại tự sự . Yêu cầu kể về một người bạn tốt tức là kể vè những việc làm thể hiện đức tính của bạn để người khác thấy được 
? Theo em đề 3,4,5,6 không có chữ kể có phải là đề văn tự sự không? Vì sao?
- Đều là những đề văn tự sự vì có khi là kể lại kỷ niệm , hay kể lại ngày sinh nhật của em , kể về sự thay đổi của quê hương . 
GV: Vậy yêu cầu phải có sự việc , phải có cốt truyện .
? Gạch chân các từ trọng tâm trong mỗi đề .
Vd: Kỷ niệm ấu thơ .
 Sinh nhật em .
 Quê hương đổi mới .
 Em đã lớn .
? Trong số các đề trên ,đề nào nghiêng về kể lại sự việc ,đề nào nghiêng về kể người ,đề nào nghiêng về kể tường thuật .
- Đề kể việc :5,4,3.
- Đề kể người : 2,6.
- Đề kể tường thuật :5,4,3.
Gv: Như vậy ,đề văn tự sự có thể diễn đạt thành hiều dạng khác nhau ,do đó khi gặp những kiểu diễn đạt như trên các em vẵn phải xác định đó là văn tự sự .
? Vậy khi tìm hiểu đề văn tự sự ta phải đảm bảo yêu cầu gì ?
GV : Qua tiết học em thấy một khâu hết sức quan trọng trong khi làm văn bản tự sự là tìm hiểu đề , xác định đề , em phải đọc kỹ đề đó .
I/ Đè, tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự ( 18' )
1, Đề văn tự sự.
a, Ví dụ :
* Đề 1 : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em . 
* Đề 2 : Kể chuyện về một người bạn tốt 
* Đề 3,4,5,6 ( 8' )
- Câu chuyện em thích 
- Truyện người bạn tốt 
- Kỷ niệm ngày ấu thơ .
- Ngày sinh nhật của em .
- Quê em đổi mới .
- Em đã lớn rồi 
b. Kết luận :Khi tìm hiểu đề văn tự sự phải tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài .
- Đề bài văn tự sự có thể diễn đạt thành nhiều dạng có thể yêu cầu tường thuật, kể chuyện , tường trình một sự kiện , câu chuyện , nhân vật nào đó mà cũng có thể chỉ nêu đề bài của câu chuyện.
D. Củng cố ( 5'
- ? Tìm hiểu đề có quan trọng như thế nào đối với bài văn tự sự ?
GV đưa ra đề văn :Kể về người cha của em.
? Đề yêu cầu ta làm gì?
? Từ nào là từ trọng tâm?
? Đề bài nghiêng về kể người hay kể việc hay tường thuật kể người?
E. Hướng dẫn về nhà ( 4' )
- Nắm chắc nội dung bài học , học thuộc phần lý thuyết đã học , làm lại các đề vừa học.
- Tìm hiểu trước phần 2 : Cách làm bài văn tự sự .
IV/ Rút kinh nghiệm .
Tuần 4 - Tiết 16 : Tìm hiểu đề và Cách làm bài văn tự sự .
 Ngày soạn : Ngày dạy :
I/ Mục tiêu cần đạt :
- Thực hiện tiếp tiết 15 .
II/ Chuẩn bị :
+ Thầy : Dùng bảng phụ hoặc đèn chiếu khi lập dàn bài 1 đến 2 đề văn .
- Nghiên cứu bài soạn giáo án .
+ Trò : Tìm hiểu trước bài học .
III/ Hoạt động dạy và học .
A. ổn định tổ chức ( 1' ) : Kiểm tra số lượng .
B. Kiểm tra bài cũ ( 4' )
? Nêu yêu cầu của đề văn tự sự khi tìm hiểu đề ?
? xác định yêu cầu của đề văn sau:
Đề : Lan là người bạn thân .
- Kể về người bạn thân của mình .
C. Bài mới .
Gv giới thiệu : Một khâu thực hành không kém phần quan trọng khi làm bài văn tự sự sau khâu tìm hiểu đề là khâu làm bài văn tự sự . Vậy bước này cần thực hiện như thế nào chúng ta tìm hiểu tiếp bài học hôm nay.
GV: Ghi ví dụ ra bảng phụ hoặc đèn chiếu gọi Hs đọc và nêu yêu cầu của bài .
? Đề bài nêu ra mấy yêu cầu? 
- 2 yêu cầu .
+ Một câu chuyện em thích .
+ Bằng lời văn của em .
? Câu chuyện mình định kể phải là câu chuyện như thế nào?
- Truyện em thích .
? Vây trong số những truyện em đã học , em thích nhất truyện nào?
- Truyện Thánh Gióng.
? Căn cứ vào truyện đã học ta lập dàn ý cho bài văn 
? Để lập ý cho bài văn, ta cần làm những gì?
- Xác định nội dung sẽ tiếp theo yêu cầu của đề : Cụ thể là xác định nhân vật , sự việc, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của câu chuyện .
- sắp xếp sự việc gì kể trước, sự việc kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
? Truyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính? 
- Thánh Gióng , Cha mẹ Gióng, sứ giả, vua ...
- Nhân vật Gióng là nhân vật chính.
? Truyện có những sự việc gì? Cần sắp xếp các sự việc đó như thế nào cho hợp lý? 
? Kể chuyện Thánh Gióng nhằm biểu đạt chủ đề gì?
- Chủ đề : Tinh thần sẵn sàng đánh giặc và ý chí quyết chiến quyết thắng của Thánh Gióng.
? Cần sắp xếp dàn ý cho bài văn theo bố cục như thế nào?
- 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
? Phần mở bài của bài văn kể chuyện Thánh Gióng nên bắt đầu từ sự việc nào? Giới thiệu ra sao?
? Theo em , có nên kể quá trình thụ thai , nuôi Gióng của bà mẹ không? Không cần thiết ? Vì sao?
- Quá dài dòng.
? Vì sao lại phải giới thiệu đời Hùng Vương thứ 16. Giới thiệu như thế nào?
- Đã là tự sự phải có nhân vật , hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện mới có thể tiếp diễn biến .
? Thân bài của truyện Thánh Gióng có những sự việc nào?
- Hs thảo luận rút ra 5 diễn biến .
? cần phải sắp xếp các sự việc như thế nào cho hợp lý? ở mỗi sự việc có chi tiết nào cần ghi nhớ?
? Có thể đảo lộn vị trí một vài chi tiết , sự việc trong truyện không, vì sao?
GV: Các sự việc không thể sắp xếp lộn xộn vì câu chuyện sẽ vô lý , người đọc khó hình dung ra diễn biến và có thể làm nổi bật chủ đề ( nếu thay đổi phải có cách kể hợp lý) 
? Phần kết thúc truyện nêu kết thúc ở đâu? kết thúc như thế nào? 
- Thứ tự GV có thể chia lớp thành 4 nhóm dùng bảng phụ ghi dàn ý của nhóm mình về câu chuyện mình thích 
- Gọi đại diện nhóm trình bày .
- Gv nhận xét .
? Dựa vào phần dàn ý đã lập trên bảng hãy kể lại bằng lời kể của em phần mở đầu truyện? 
- Gọi học sinh nêu phần mở bài 
Gv đưa một số cách mở bài trên bảng phụ hoặc đèn chiếu cho Hs tham khảo .
Cách 2: Ngày xưa, tại làng Phù Đổng , có một cậu bé rất lạ , đã lên 3 mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi, đặt đâu nằm đấy. 
Cách 3: Ngày xưa, giặc Ân xâm lược bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả tìm người tài giỏi đi đành giặc . Khi tới làng Gióng , sứ giả hết sức ngạc nhiên vì có một cậu bé lên 3 không biết nói, biết cười , tự nhiên biết nói , nhờ mẹ ra mời sứ giả vào để xin đi đánh giặc. Chú bé ấy chính là Gióng.
Cách 4: Từ xưa đến nay , người Việt nam chúng ta không ai là không biết đến tên tuổi một vị anh hùng đánh giặc Ân , đó là Thánh Gióng. Từ khi sinh ra đến tận 3 tuổimà vẫn chẳng biết nói, biết cười , biết đi , chỉ biết đặt đâu thì nằm đấy . 
? So sánh sự khác nhau trong cách diễn đạt các cách mở bài trên?
- Cách 1 : Giới thiệu người anh hùng.
Cách 2: Giới thiệu chú bé kì lạ 
Cách 3: Giới thiệu sự thay đổi khác thường của Gióng .
Cách 4: Nói tới 2 nhân vật quen thuộc.
GV: Cách mở bài và kết bài của bài văn tự sự rất đa dạng . Khi viết ta chú ý chọn cho mình một cách viết hay , ngắn gọn và đủ ý . 
? Khi thực hiện một bài văn tự sự ta phải thực hiện mấy bước?
- 4 bước : Tìm hiểu đề , tìm ý , lập giàn ý, viết bài văn hoàn chỉnh.
? Qua tìm hiểu ví dụ trên có thể rút ra kết luận gì về cách lập ý , lập giàn ý và bố cục của bài văn tự sự?
GV: Đây cũng là bố cục chung cho các loại văn bản khác nói chung 
* GV yêu cầu đề : 
Hs viết một bài văn có đủ bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài. ngắn gọn , trình bày các sự việc theo một lôgíc hợp lý, có sự việc mở đầu, sự việc diễn biến, sự việc kết thúc.
- Làm bài theo các bước sau: 
+ Tìm hiểu đề .
+ Tìm ý .
+ Lập dàn ý .
+ Viết bài hoàn chỉnh .
+ Sửa chữa ghi chép sạch ( đọc lại bài ) 
Hs về nhà làm , giờ sau nộp bài - GV lưu ý phải viết bằng lời văn của em.
2, Cách làm bài văn tự sự 
( 20' )
* Ví dụ : Kể lại một câu chuyện em thích bằng lời kể của em .
a, Tìm hiểu đề :
b, Lập ý : Truyện Thánh Gióng.
- Gióng ra đời 
- Gióng gặp sứ giả.
- Cả làng nuôi Gióng
- Gióng đi đánh giặc
- Gióng chiến thắng giặc
- Gióng bay về trời .
- Vua lập đền thờ phong danh hiệu .
- Những dấu tích còn lại .
c, : Lập dàn ý .
- Mở bài : Đời Hùng Vương thứ 16 ở làng Gióng ...
- Thân bài : 
+ Gióng gặp sứ giả xin đi đánh giặc , yêu cầu rèn vũ khí .
+ Gióng ăn khoẻ lớn nhanh, bà con pải góp gạo nuôi Gióng.
+ Gióng vươn vai biến thành một tráng sĩ cỡi ngựa mặc áo giáp sắt vung roi xông trận .
+ Ngựa phun lửa, giặc chết như rạ , roi gãy , Gióng nhổ tre quật vào giặc , giặc tan vỡ 
+ Gióng cởi áo giáp bỏ lại bay lên trời.
- Kết bài :
+ Vua nhớ công ơn phong chức tước .
+ Những dấu tích còn lại đến ngày nay.
d, Làm thành bài văn
( 15' )
+Cách 1: Thánh Gióng là vị anh hùng nổi tiếng trong truyền thuyết Việt Nam . Đã lên 3 mà Gióng không biết nói biết cười , đặt đâu thì nằm đấy . Một hôm, nghe tin sứ giả đi tìm người tài giỏi cứu nước , Gióng đã bật dậy nhờ mẹ mời sứ giả vào .
* Các bước thực hiện làm một bài văn tự sự.
* Kết luận : Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề , cụ thể là xác định nhân vật , sự việc , diễn biến , kết quả và ý nghĩa của câu chuyện .
- Lập giàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc dễ theo dõi câu chuyện và hiểu được ý định của người viết .
- Bố cục của bài văn tự sự gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
II/ Ra đề ài tập làm văn số 1 ở nhà ( 2' )
Đề bài : Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em .
D. Củng cố ( 4' )
? Nêu cách lập ý của một bài văn tự sự?
? Học phần bài học , em nhắc lại bố cục bài văn tự sự cần chú ý những đặc điểm gì?
E. Hướng dẫn học bài (2' )
- Học ghi nhớ cách tìm hiểu đề , cách lập dàn ý cho các kiểu đề phù hợp các cách mở bài khác.
- Làm các bài tập còn lại .
- Tìm hiểu trước văn bản " Sọ Dừa "
IV/ Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 4(1).doc