Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 8 đến tuần 19

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 8 đến tuần 19

Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

 (Nguyễn Khuyến)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:

 1-Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm đậm đà, hồn nhiên và dân dã của Nguyễn Khuyến.

 2- Kỹ năng: Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.

 3-Thái độ: Học tập cách đối xử hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến và biết giữ gìn tình bạn thắm thiết.

II.TIẾN TRÌNH

1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Đọc thuộc lòng bài “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan.

 - Em có cảm nhận gì về cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo?

 3. Bài mới: Ra đi vừa gặp bạn quen

 Cũng bằng dội nước hồ sen trước chùa

 Câu ca dao xưa đã có những câu nói về niềm vui khi gặp bạn hiền. Đề tài về tình bạn cũng là đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn nói chung và trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng. Đó là bài “Bạn đến chơi nhà”.

 

doc 72 trang Người đăng thu10 Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tuần 8 đến tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN	NGÀY SOẠN	
Tiết 	NGÀY DẠY
	Văn bản: BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ
 (Nguyễn Khuyến) 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
	1-Kiến thức: Cảm nhận được tình cảm đậm đà, hồn nhiên và dân dã của Nguyễn Khuyến.
	2- Kỹ năng: Bước đầu hiểu được thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật.
 3-Thái độ: Học tập cách đối xử hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến và biết giữ gìn tình bạn thắm thiết.
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định:
 	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Đọc thuộc lòng bài “Qua Đèo Ngang”của Bà Huyện Thanh Quan.
	- Em có cảm nhận gì về cảnh tượng Đèo Ngang và tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo?
 	3. Bài mới: Ra đi vừa gặp bạn quen
 Cũng bằng dội nước hồ sen trước chùa
 	Câu ca dao xưa đã có những câu nói về niềm vui khi gặp bạn hiền. Đề tài về tình bạn cũng là đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Hôm nay chúng ta sẽ học một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn nói chung và trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng. Đó là bài “Bạn đến chơi nhà”.
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
bs
 Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
H- Dựa vào SGK tr 104. Giới thiệu vài nét về tác giả?
H- Bài thơ này thuộc thể loại thơ nào? Căn cứ vào đâu mà em biết?
H- Theo em, bài này được xây dựng theo một bố cục (cấu trúc) như thế nào? Em có thể cho biết nội dung từng phần?
- Cho HS đọc lại câu đầu
H-. Em có nhận xét gì về lối nói của nhà thơ ở câu 1?
H-Vì sao Nguyễn Khuyến lại vui mừng như thế?
- Cho HS đọc lại từ câu 2 đến câu 7. Theo cách giới thiệu ở câu 1 thì đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi ra sao khi bạn đến nhà chơi?
H- Thế nhưng ở đây Nguyễn Khuyến đã tiếp bạn ra sao? Hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi nhà là như thế nào?
H- Em có suy nghĩ gì về lời phân bua của Nguyễn Khuyến với bạn về sự tiếp đãi đạm bạc của mình? 
H- Em có nhận xét gì về mặt nghệ thuật qua cách nói của Nguyễn Khuyến?
H- Ngoài ý muốn đùa vui với bạn nhà thơ còn có hàm ý nào khác?
H- Ở câu cuối tác giả muốn nói gì về tình bạn?
H- Mặc khác, qua câu cuối ta thấy tình cảm của tác giả đối với bạn như thế nào?
 H-Theo em những từ ngữ nào đáng chú ý nhất ở câu này? Tại sao?
Điểm chốt:
H- Vậy tình bạn Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là gì ?
H- Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, nhịp điệu trong bài thơ ?
.Tổng kết (Ghi nhớ)
 (SGK tr 105)
GV cho hs luyện tập
I- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
 (SGK tr 104)
1.Đọc –gttk
2.Tác giả -tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản:
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Căn cứ vào số câu 8, số chữ 7, các chữ cuối của câu 1, 2, 4, 6, 8 hợp vần với nhau (vần a).
- Đường luật thất ngôn bát cú.
- Bố cục:
- Câu 1: Giới thiệu sự việc (bạn đến chơi).
- Từ câu 2 đến câu 7: trình bày hoàn cảnh của mình.
- Câu 8: Bộc lộ tình bạn đậm đà, chân thật, tự nhiên, dân dã.
III- Phân tích
1. Câu đầu:
- Nói về cuộc đến chơi của người bạn Nguyễn Khuyến không có đủ các thứ để tiếp đãi bạn theo ý muốn nhưng đằng sau sự việc đơn giản đó là một tình cảm đẹp, một tấm lòng, một quan niệm về tình bạn.
- Nhà thơ bộc lộ sự mừng rỡ khi ông chào đón bạn một cách hồ hởi, thân tình.
- “Bạn đến chơi nhà” ngoài nỗi vui gặp gỡ còn nỗi mừng của một người đã từ bỏ đường công danh, trở về vườn cũ sống cảnh thanh bạch mà thấy bạn vẫn đến với mình.
- Đàng hoàng, ân cần, chu đáo.
- Giới thiệu sự việc: Đã lâu bác tới chơi nhà.
2. Sáu câu tiếp:
- Một hoàn cảnh hoàn toàn không có gì khi bạn đến chơi. Trẻ không có nhà để sai bảo, không gần chợ để mua sắm thứ này thứ khác, không chài được cá vì ao quá sâu, không bắt được gà vì vườn quá rộng lại rào thưa, không có cải vì cải chửa ra cây, không có cà vì cà mới nụ, không có bầu vì bầu chưa rụng rốn, không có mướp vì mướp đương bông. Kể cả miếng trầu tiếp khách cũng không nốt. 
- Đạm bạc đâu phải vì Nguyễn Khuyến nghèo. Ông “giàu” lắm chứ, chẳng thiếu thứ gì, chỉ có điều tất cả đều đang ở dạng “khả năng”, đều còn tiềm ẩn.
 -Ta có cảm giác Nguyễn Khuyến đang tủm tỉm cười mà giãi bày với ông bạn già, mong bạn thông cảm mà bằng lòng với cuộc hội ngộ như thế này.
- Cách nói quá lên, phóng đại, cường điệu đến mức tối đa nhưng đó lại là một nụ cười hóm hỉnh của Nguyễn Khuyến, một sự đùa vui rất thân tình và thoải mái.
-Nói quá, ngôn ngữ giản dị: ® Hoàn toàn không có gì về vật chất để tiếp bạn.
- Tình bạn mới là quý còn vật chất không có nghĩa lý gì khi đã coi nhau là bạn.
3. Câu cuối:
- Câu cuối có hàm ý nổi bật một cái thiêng liêng cao quý: Tình bạn chân thành giữa hai người không cần bất cứ một thứ vật chất nào.
- Tình bạn cao hơn vật chất. Dù vật chất thiếu hoặc không đầy đủ, thì bạn bè vẫn quý mến nhau. Vẫn vui khi gặp gỡ, dù không tiệc tùng sang trọng, không có cả vật chất tối thiểu nhất là ngụm nước, miếng trầu.
- Tình cảm của Nguyễn Khuyến đối với bạn rất chân thành, đầm ấm, trong sáng. Tình cảm ấy không cần đến mâm cao cỗ đầy, rượu sớm trà trưa, không cần đến mọi sự thù tiếp, bởi tình bạn chân thành tự nó đã là một bữa tiệc tinh thần.
- Đáng chú ý nhất là 3 từ “ta với ta” Hai chữ “ta” gắn bó với nhau chặt chẽ thành một khối như đôi bạn già tri kỷ tri âm, tuy hai mà một.
- Ta đến với nhau là đến với tình bạn trong sáng,thanh khiết.
- Cách nói khiêm nhường mà hàm chứa một niềm tự hào lớn: Bạn biết ta nghèo mà đến thăm ta, còn gì quý hơn (tình bạn ấy vượt lên trên mọi sự tiếp đãi tầm thường không mâm cao cỗ đầy nhưng mặn mà đằm thắm).
- Vậy nên tất cả những cái “không” đó lại là để nói đến một cái “có” lớn lao không gì sánh nổi: tình bạn cao quý ® nụ cười của Nguyễn Khuyến nhẹ nhàng mà thấm thía biết bao!
- Một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện hoàn cảnh.
-Tình bạn đậm đà, trong sáng, dân dã.
IV.Tổng kết (Ghi nhớ)
 (SGK tr 105)
- Ngôn ngữ gắn với thôn quê, mang tính chất Việt, đạt đến trình độ giản dị mà trong sáng, nhuần nhuyễn .
- Hình ảnh sinh động mang sắc dân gian, rất gợi cảm, đặc biệt là trong câu 5, 6 người đọc có cảm giác như đang đứng trước một vườn sinh sôi nảy nở.
-Nhịp điệu thoải mái, trôi chảy dường như không chứa một sự ràng buộc nào của luật lệ thơ đường, mà chỉ là lơi nói thông thường. (Đọc phần ghi nhớ trong SGK.)
V- Luyện tập
-Một bên là ngôn ngữ thường, một bên là ngôn ngữ bác học, nhưng đều đạt đến độ kết tinh, hấp dẫn.
4. Củng cố: 
- Cho học sinh đọc bài thêm SGK
H- So sánh ngôn ngữ của bài “Bạn đến chơi nhà” với ngôn ngữ của đoạn thơ dịch “Chinh Phụ Ngâm khúc” đã học ?
 5. Dặn dò : 
	- Học thuộc lòng bài thơ . 
 	- Học thuộc lòng ghi nhớ .
*****
Tuần 	NGÀY SOẠN
	Tiết 	NGÀY DẠY
BÀI VIẾT SỐ 2 - VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1-Kiến thức : Học sinh viết bài văn biểu cảm về thiên nhiên, thực vật, thể hiện tình yêu thương cây cối theo truyền thống của nhân dân ta. 
2-Kỹ năng: Biết vận dụng quá trình tạo lập văn bản vào bài viết. 
 3- Thái độ:- Cảm xúc chân thành sâu sắc.
II. TIẾN TRÌNH
 	1. Ổn định 
 	2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị của học sinh 
 	3. Tiến hành:
 	 Hoat động 1 	GV : Phát đề KT ( Đề đính kèm)
	hoạt động 2 quan sát học sinh làm bài 
	hoạt động 3 thu bài
 4. Củng cố:
	- Thu bài, đếm bài 
	- Nhận xét giờ làm bài
5. Dặn dò:
	- Ôn tập văn biểu cảm
	- Chuẩn bị bài “Chữa lỗi về quan hệ từ”
******
Tuần 	NGÀY SOẠN	
Tiết	NGÀY DẠY
CHỮA LỖI VỀ QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 1-Kiến thức: Củng cố khái niệm về quan hệ từ. Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
 2-Kỹ năng: Thông qua việc luyện tập nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ.
 3-Thái độ: Biết sử dụng quan hệ từ phù hợp khi nói và khi viết.
II .TIẾN TRÍNH
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra: 
- Đọc thuộc lòng bài thơ “Bạn đến chơi nhà”, trình bày những hiểu biết về tác gia? 
- Tình bạn được thể hiện trong bài thơ như thế nào? 
- Thế nào là quan hệ từ? Làm bài tập số 3 tr 98.
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG GV- HS
NỘI DUNG
BS
Hoạt động 1: Khởi động
( Kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới)
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
- Giáo viên gọi học sinh đọc ví dụ mục I SGK tr 106.
H- Hai câu trên thiếu quan hệ từ chỗ nào? Hãy chữa lại cho đúng. 
H- Các quan hệ từ và, để trong hai ví dụ sau có diễn đạt đúng quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu hay không? Nên thay và, để ở đây bằng quan hệ từ gì? 
- Đọc 2 câu tr 106 (phần 3)
H- Vì sao các câu này thiếu chủ ngữ? Hãy chữa lại cho câu văn được hoàn chỉnh? 
- Đọc 2 câu trích tr 107
H- Các câu in đậm sai ở đâu? Hãy chữa lại cho đúng? 
Điểm chốt:
H- Các lỗi thường gặp về quan hệ từ? 
- Luyện tập
- HS trả lời lại bài học.
 *Bài 1: Thêm quan hệ từ thích hợp:
*Bài 2: Thay quan hệ từ dùng sai 
*Bài 3: Chữa lại các câu văn cho hoàn chỉnh:
*Bài 4:
I-Các lỗi thường gặp về quan hệ từ
1. Thiếu quan hệ từ:
- Học sinh đọc ví dụ
-Thêm quan hệ từ 
 Câu 1: “mà”
 Câu 2:“với, đối với” 
- Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác 
- Câu tục ngữ này không chỉ đúng với xã hội xưa còn ngày nay thì không đúng
2. Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa:
 -“và” thay “nhưng”
 -“để” thay “vì”
- Nhà em ở xa trường nhưng bao giờ em cũng đến trường đúng giờ.
- Chim sâu rất có ích cho nông dân vì nó diệt sâu phá hoại mùa màng. 
3. Thừa quan hệ từ:
- “Qua”
 - “Về”
- Qua câu ca dao  với con cái: bỏ từ “qua” 
- Về hình thức  nội dung: bỏ từ “về “
4. Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết
 -  không những giỏi về môn toán, không những giỏi về môn văn.
 * Sửa thành:  không những giỏi về môn toán mà còn giỏi cả môn văn và các môn học khác nữa.
- Nó thích tâm sự với mẹ, không thích với chị. 
 * Sửa thành: Nó thích tâm sự với mẹ mà không thích tâm sự với chị.
II- Ghi nhớ:
-SGK tr 107
III- Luyện tập
- HS trả lời lại bài học.
 *Bài 1: Thêm quan hệ từ thích hợp:
	-  kể chuyện từ đầu đến cuối
	-  tin vui cho cha 
 *Bài 2: Thay quan hệ từ dùng sai 
	- Thay “với” bằng “như”
	- Thay “tuy” bằng “dù”
	- Thay “bằng” bằng “về”
*Bài 3: Chữa lại các câu văn cho hoàn chỉnh:
 	 Bỏ quan hệ từ đứng đầu câu: đối với, với, qua 
*Bài 4: Câu đúng: a, b, d, h
 Câu sai: c, e, g, i 
4. Củng cố
H- Nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ?
H- Thừa quan hệ từ thì mắc phải lỗi nào? 
 5. Dặn dò:
	- Làm bài tập còn lại
	- Soạn bài: “Xa ngắm thác núi Lư” 
Tuần 	NGÀY SOẠN
Tiết 	NGÀY DẠY
XA NGẮM THÁC NÚI LƯ
(Vọng Lư sơn bộc bố)
 Lý Bạch
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp HS
1-Kiến thức:- Vận dụng kiến thức đã học về văn miêu tả văn biểu của đề phân tích được vẻ đẹp của thác nước núi Lư qua đó phần nào thấy được một số nét trong tâm hồn và tính cách nhà thơ Lý Bạch.
2- Kỹ năng: -Bứơc đầu có ý thức và biết sử dụng phần dịch nghĩa (kể cả phần dịch nghĩa từng chữ ) trong việc phân tích tác phẩm và phần ... ồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
- Thể thơ: thất ngôn bát cú.
- Phong cách trang nhã, điêu luyện.
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Dùng từ gợi tả, phép đối, đảo ngữ tài tình.
Bạn đến chơi nhà 
Nguyễn khuyến 
- Ca ngợi tình bạn chân thành, thắm thiết, hồn nhiên trong sáng dựa trên giá trị tinh thần.
- Thể thơ : thất ngôn bát cú.
- Ngôn ngữ thuần Việt 
- Giọng thơ hóm hỉnh .
Xa ngắm thác núi Lư
Lí Bạch
- Cảnh tượng thiên nhiên tráng lệ.
- Tình người say đắm với thiên nhiên.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt 
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
- Hình ảnh tráng lệ, huyền ảo.
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
Lí Bạch
- Tình cảm quê hương sâu lắng trong khoảnh khắc đêm vắng. 
- Thể thơ: ngũ ngôn tứ tuyệt.
Từ ngữ giản dị, cô đúc, lời ít , ý nhiều.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Hạ Tri Chương
- Tình yêu quê hương chân thành pha chút xót xa lúc mới trở về quê.
- Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
- Dịch thơ: thể lục bát.
- Biểu cảm thông qua tự sự.
Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
Đỗ Phủ 
- Phản ánh nỗi thống khổ của kẻ sĩ nghèo trong xã hội cũ. 
- Biểu hiện khát vọng nhân đạo cao cả của nhà thơ.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: biểu cảm với miêu tả, tự sự.
Cảnh khuya 
Hồ Chí Minh
Thơ trữ tình hiện đại Việt Nam
- Phản ánh vẻ đẹp của đêm khuya Việt Bắc .
- Biểu hiện tình yêu thiên nhiên gắn bó với tình yêu nước trong tâm hồn Hồ Chí Minh.
- Thể thơ: thất ngôn tứ ttuyệt.
- Hình ảnh đẹp, có màu sắc cổ điểm nà bình bị tự nhiên.
- Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
Rằm tháng giêng
Hồ Chí Minh
- Tâm hồn nhạy cảm, trân trọn những vẻ đẹp của tạo hoá.
- Phong cách sống ung dung, lạc quan giàu chất thi sĩ.
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt.
Kết hợp miêu tả với biểu cảm.
Hình ảnh, ngôn từ có sức gợi.
Tiếng gà trưa
Xuân Quỳnh
- Tình cảm chân thành đằm thắm của tác giả dành cho gia đình, làng quê nơi từng khắc ghi những kỉ niệm tuổi thơ trong lành ấm áp.
- Thể thơ: năm tiếng (xen kẻ những câu 3 tiếng)
Hình ảnh bình dị chân thực.
Điệp từ, điệp ngữ.
Một thứ quà của lúa non: Cốm 
Thạch Lam
Văn xuôi trữ tình - Tuỳ bút
- Cốm là một thứ quà đặc sắc vì nó kết tinh nhiều vẻ đẹp: vẻ đẹp của hương vị, màu sắc đồng quê, vẻ đẹp của người chế biến, của tục lệ nhân duyên, của cách mua và thưởng thức.
- Cốm là sản vật quý cần được trân trọng và giữ gìn.
- Ngòi bút tinh tế và nhạy cảm.
- Lối văn giàu ấn tượng cảm giác nên có sức gợi cảm cao.
Sài Gòn tôi yêu 
Minh Hương
Sài Gòn là thành phố trẻ trung, năng động có sức hấp dẫn riêng về thiên nhiên khí hậu.
Người SG có phong cách cởi mở, bộc trực, chân thành và trọng đạo nghĩa.
Kết hợp miêu tả với biểu hiện cảm xúc.
Sự cảm nhận tinh tế.
Nhận xét chứng minh bằng sự hiểu biết cụ thể, sâu sắc về người Sài Gòn.
Mùa xuân của tôi
Vũ Bằng
Tình cảm nồng nàn với mùa xuân Hà Nội và đất Bắc – đó là tinh yêu bền chặt của tác giả dành cho quê hương trong xa xôi cách trở.
- Hình ảnh gợi cảm, so sánh cụ thể, giọng điệu sôi nổi thiết tha.
- Sự quan sát và cảm nhận tinh tế. 
4.CỦNG CỐ
5.Hướng dẫn về nhà
	- Nội dung nghệ thuật chính từng bài. 
	- Ôn tập chuẩn bị thi học kỳ I.
Tuần 	NGÀY SOẠN
Tiết 	NGÀY DẠY
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
IMỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
	1-Kiến thức : Hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm phần từ vựng và ngữ pháp.Nắm khái niệm, tác dụng, cách dùng từ và đặt câu
	2-Kỹ năng: Làm lại một số bài tập trong sách giáo khoa, phần nâng cao.
 3-Thái độ: Có ý thức trong việc ôn luyện kiến thức chuẩn bị cho thi học kỳI..
II.TIẾN TRÌNH
1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
 	3. Bài mới: 
 - Giáo viên hệ thống xâu chuỗi các kiến thức theo 2 phần: Từ vựng và Ngữ pháp.
	- Hình thức hỏi - đáp giữa GV và HS. HS vừa trả lời vừa ghi bài vào vở.
I. Từ vựng:
 1. Từ ghép:
 	- Từ ghép là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau.
 	 - Từ ghép có 2 loại:
 	+ Từ ghép chính phụ: có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. tiếng chính đứng trước tiếng phụ đứng sau. Vd: cây bưởi, bà ngoại, thơm phức.
 	+ Từ ghép đẳng lập: có các tiếng bình đẳng nhau về mặt ngữ pháp, không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. Ví dụ: quần áo, trầm bổng 
2. Từ láy: 
- Từ láy là những từ phức có sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng 
 - Từ láy có 2 loại:
+ Từ láy toàn bộ: các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn, nhưng cũng có trường hợp tiếng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo sự hài hoà về âm thanh: xanh xanh, đo đỏ, thăm thẳm  ® có sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh.
+ Từ láy bộ phận: giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần: loắt choắt, mênh mông, đủng đỉnh  ® có sắc thái riêng so với nghĩa của tiếng gốc.
3. Từ Hán Việt:
- Từ Hán Việt là từ Hán, phát âm theo cách đọc Hán Việt.
- Từ Hán Việt được cấu tạo bằng yếu tố Hán Việt. Phần lớn các yếu tố Hán Việt không dùng độc lập mà chỉ dùng cấu tạo từ ghép. Có nhiều yếu tố Hán Việt đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
- Từ ghép Hán Việt có 2 loại:
+ Từ ghép đẳng lập: sơn hà, xâm phạm, xã tắc 
+ Từ ghép chính phụ: Thiên thư, mục đồng, độc lập, ngư ông 
 ® Trật tự của từ ghép chính phụ có trường hợp yếu tố chính đứng trước, yếu tố phụ đứng sau ( thủ môn, chiến thắng, ái quốc, giáo trình, bảo mật  ) cũng có trường hợp yếu tố phụ đứng trước, yếu tố chính đứng sau ( thiên thư, ngư ông, quốc kì, cường quốc, đại hàn  )
4. Từ đồng nghĩa:
- Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
- Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau.
- Từ đồng nghĩa có 2 loại:
+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn: không phân biệt về sắc thái ý nghĩa: tàu hoả - xe lửa 
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: có sắc thái ý nghĩa khác nhau:ăn- xơi - chén, biếu - cho - tặng - hiến; 
5. Từ trái nghĩa: 
- Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau xét trên cơ sở chung nào đó.
- Một từ trái nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
- VD: cơm sống - cơm chín; trái chín - trái xanh; tính lành - tính dữ; 
6. Từ đồng âm:
- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.
- VD: đường (đi) – đường (để ăn); cổ (cổ tay) – cổ (cổ kính)
7. Thành ngữ:
 - Thành ngữ là cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó (mưa to gió lớn , mẹ goá con côi , khoẻ như voi ) nhưng phần lớn các thành ngữ mang ý nghĩa hàm ẩn (ruột để ngoài da: chỉ người không dấu kín được điều gì ; lòng lang dạ thú : chỉ người độc ác ; rán sành ra mỡ : chỉ người keo kiệt ; )
8. Điệp ngữ: 
- Điệp ngữ là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
- Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ ngắt quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
9. Chơi chữ:
 - Chơi chữ là lợi dụng các đặc điểm đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước  làm câu văn hấp dẫn, thú vị.
- Các lối chơi chữ thường gặp:dùng từ ngữ đồng âm, dùng lối nói trại, dùng cách điệp âm, dùng lối nói lái, dùng từ trái nghĩa, đồng âm, dần nghiã.
II. Ngữ pháp: 
1. Đại từ:
 	 - Đại từ là từ dùng để trỏ hoặc để hỏi sự vật, hoạt động, tính chất  được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định của lời nói.
	- Đại từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như: chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ.
	- Đại từ có 2 loại:
	+ Đại từ để trỏ dùng để:
 	 . Trỏ người, sự vật: tôi, tao, chúng tôi, hắn, y, thị 
 	 . Trỏ số lượng: bấy nhiêu, bấy 
 	 . Trỏ hoạt động, tính chất sự việc: vậy, thế 
	+ Đại từ để hỏi dùng để:
 	 . Hỏi về người, sự vật: ai, gì, 
 	 . Hỏi về số lượng: bao nhiêu, mấy , 
 	 . Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc: sao, thế nào, 
2. Quan hệ từ:
	- Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả  giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.
	- Khi nói hoặc viết có trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, cũng có trường hợp không bắt buộc.
	- Có một số quan hệ dùng thành cặp 
	- VD: - Đây là con gà mẹ 
	- Đây là con gà của mẹ ® bắt buộc dùng quan hệ từ.
	- Tôi yêu quê hương tôi. 
4.CỦNG CỐ	 - Tôi yêu quê hương của tôi ® không bắt buộc phải dùng quan hệ từ.
5. Dặn dò:
 - HS làm bài tập vào vở.
	- Nắm vững toàn bộ các kiến thức về từ vựng và ngữ pháp đã học trong chương trình học kì một.
	- Làm lại các bài tập trong SGK. Tập đặt câu, so sánh giữa các loại từ và từ loại đã học. Ôn tập toàn bộ Văn, Tập làm văn, Tiếng Việt để thi học kì một. 
********
Tuần 	NGÀY SOẠN
Tiết 	NGÀY DẠY
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh:
1-Kiến thức : - Giúp HS sửa những lỗi mang tính địa phương. 	
2-Kỹ năng: - Có ý thức viết đúng lỗi chính tả và phát âm chuẩn khi nói. 
3-Thái độ: - Học tập được nhiều đức tính tốt qua các tác phẩm văn học từ đó có thái độ sống đúng mực
IITIẾN TRÌNH
	1. Ổn định:
 	2. Bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn tập.
 	3. Bài mới: 
I. Nội dung luyện tập:
	- Đối với các tỉnh miền Bắc: Dễ mắc lỗi: tr / ch ; s / x ; r / d / gi ; l / n.
	- Đối với các tỉnh miền Nam, Trung: Dễ mắc lỗi: c/ t ; n / ng và dấu hỏi, ngã.
II. Một số hình thức luyện tập:
	- Viết chính tả một đoạn trong bài “Sài Gòn tôi yêu” hoặc viết chính tả trí nhớ một bài 	thơ đã học. Cho HS chấm chéo.
	- Làm các bài tập SGK tr 195.
	* GV chia nhóm: - Nhóm 1, 2 làm bài 2a. 
	 - Nhóm 3, 4 làm bài 2b. 
	 - Nhóm 5, 6 làm bài 2c. 
	Các nhóm treo bảng phụ lên bảng – HS cả lớp cùng sửa bài tập – GV nhận xét đánh giá.
4.củng cố 	
5.Dặn dò:
 -Ôn bài chuẩn bị cho thi học kỳI
Tuần 	NGÀY SOẠN
Tiết 	NGÀY DẠY
KIỂM TRA HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: 
	1-Kiến thức: -Đánh giá được các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK Ngữ văn 7.
- Xem xét sự vận động linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn trong bài kiểm tra.
	 2-Kỹ năng: Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết. Biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn 7 đã học một cách tổng hợp và toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra, đánh giá mới.
 3- Thái độ :- Có ý thức tốt trong học tập và làm bài thi.
II TIẾN TRÌNH
1. On định:
 2. Kiểm tra:
	Sự chuẩn bị của học sinh 
 	3. Tiến hành: 
	- Giáo viên nhắc yêu cầu giờ làm bài 
	-GV phát đề (Đề đính kèm) 
 	4. Củng cố :
	- Giáo viên thu bài, đếm bài và nhận xét giờ làm bài.
5-Dặn dò: Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 819.doc